Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Những ngày nhiệt độ ngoài trời liên tục xuống thấp, một loại bệnh ngoài da “được thể” hoành hành là bệnh cước. Với biểu hiện chung là chân tay sưng tấy, ngứa ngáy, đau đớn, bệnh cước xử trí đơn giản nhưng cũng lưu ý đề phòng không để gây nên mức độ có thể tổn thương lâu dài.
Phát cước là tình trạng giá lạnh của một bộ phận cơ thể (thường là phần da), khi tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Đó là biểu hiện của tình trạng hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm, xuất huyết ở các ngón chân và tay, và có thể thấy ở mũi hay tai. Nguyên nhân là khi da trở nên quá lạnh, các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, khiến máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng.
Do được làm ấm đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ, kết quả là dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau. Phần da có thể có màu sáng, vàng xám hoặc thậm chí đen nếu bị phát cước nặng, da có thể bị sần sùi, dạng sáp hoặc thông thường là phồng rộp lên. Phát cước có nhiều mức độ, thông thường dễ xử lý nhưng cũng có dạng cước sâu có thể gây tổn thương lâu dài tùy thuộc vào mức độ và thời gian ngâm trong giá rét.
Ai cũng có thể bị phát cước nếu tiếp xúc với điều kiện lạnh giá lâu. Những người làm việc ngoài trời hoặc chơi các môn thể thao mùa đông dễ bị cước nếu không phòng bị đầy đủ. Nhưng cũng có một số đối tượng rất nhạy cảm với thời tiết đặc biệt lạnh là người già, trẻ em, bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân liên quan đến các bệnh do tuần hoàn máu kém, người phải dùng dược phẩm để giảm hoạt động của tim (cao huyết áp chẳng hạn), những người hút thuốc lá và uống rượu trong thời tiết lạnh… Mặc quần áo ướt, mặc không đủ ấm và phơi ra gió lạnh cũng dễ bị phát cước.
Khi đã bị cước cần ra khỏi vùng lạnh, cởi bỏ quần áo ướt, hơ hoặc sưởi vùng da bị cước vào nước ấm (không phải là nước nóng). Nước ấm là cách nhẹ nhàng và an toàn nhất, nếu không có nước, sưởi ấm bằng thân nhiệt, ví dụ đưa tay vào vùng nách hoặc làm ấm mũi, tai, mặt bằng tay khô. Lưu ý không cố làm tan vùng cước nếu không bạn có thể bị cước một lần nữa trước khi tiếp cận y tế; không chà xát, massage vùng da cước đang phồng lên vì có thể gây tổn thương sâu hơn; không dùng lửa, lò sưởi tức là dạng nhiệt khô để làm tan vùng tê buốt. Những người bị cước cũng có thể bị giảm thân nhiệt cho nên cần theo dõi để can thiệp y tế ngay.
Để phòng bệnh, cần ghi nhớ là nhiệt độ thấp, gió mạnh, quần áo ẩm hay điều kiện nhà cửa sơ sài đều có thể dẫn đến tổn thương. Luôn theo dõi dự báo thời tiết, đồng thời áp dụng các cách sau:
- Mặc đủ ấm, lớp áo trong cùng nên là dạng sợi vải thấm mồ hôi, lớp bên ngoài có chống gió.
- Đi găng tay, đội mũ hoặc quấn khăn để che tai, khi cần có thể đi 2 lớp tất.
- Năng đi lại vì hoạt động thể chất giúp làm ấm cơ thể, khởi động đầu ngón chân, ngón tay khi cảm thấy tê buốt.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất tẩy rửa nhà bếp, nhà vệ sinh. Khi phải rửa rau, vo gạo, giặt quần áo… nên đi găng tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh.
- Không uống rượu trước và trong khi phơi ra thời tiết lạnh bởi rượu có thể ngăn cản người ta nhận ra cơ thể bắt đầu nhiễm lạnh.
- Không hút thuốc vì gây co thắt các mạch máu và tăng nguy cơ bị cước.
- Nếu có điều kiện thì tăng cường thêm áo, chăn ấm và thiết bị y tế đề phòng trường hợp khẩn cấp.
(Theo ANTĐ)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Xử trí bệnh cước mùa lạnh (https://www.meo.vn/xu-tri-benh-cuoc-mua-lanh.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.