Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
(Webtretho) Đau đầu vì con biếng ăn đã đành, không ít bà mẹ mệt mỏi, xấu hổ vì thói háu ăn thái quá của con.
“Cứ mỗi khi đưa con đi ăn tiệc, tiệc cưới… về là vợ chồng mình lại buồn rầu về con. Khi còn bé, con gầy ốm nên thấy con ăn ngon miệng là mừng, cứ khuyến khích. Giờ con 5 tuổi, cũng đủ lớn để dặn dò chuyện ăn uống lịch sự nhưng hình như con quen mất rồi, cứ thấy món ngon là mắt sáng lên, ăn không ngưng nghỉ, thậm chí có khi nuốt không xuể lại ói ngược ra. Mình chán lắm, không muốn cho con đi đâu nữa,” đó là tâm sự của chị Uyên, ngụ quận Bình Thạnh, TP. HCM.
“Còn 1 tháng nữa đến Tết rồi, bao nhiêu là tiệc tùng lễ lạt mà mình ngại dẫn con đi cùng. Con cứ đòi ăn hết món nọ món kia. Món ngon thì ăn hau háu, món không thích thì phun phèo phèo, thật ngại với gia chủ ghê,” cùng cảnh ngộ, chị Mỹ, ngụ quận 7, TP. HCM cũng buồn rầu cho biết.
- Ảnh: Getty imges
Đó là hai trong số nhiều lời than phiền của các bà mẹ có con có thói ăn uống xấu. Vậy làm thế nào để chỉnh đốn thái độ của con, để con hiểu được thế nào là một người lịch sự trong bữa ăn? Hãy bắt đầu, từng chút một, dạy bé những điều sau:
Quy tắc cơ bản trong bữa ăn gia đình
Dạy con cách mời: Muốn con biết cách mời người lớn trước khi ăn thì bạn hãy làm gương. Việc chính cha mẹ mời con cái ăn cơm là bài học hiệu quả nhất, bởi con trẻ hay bắt chước và sẽ mời lại. Đến lúc này, bạn hãy chỉ ra cho con lý do tại sao trước khi ăn phải mời người lớn trước và mời tất cả mọi người - đó là sự thể hiện tình cảm, sự tôn trọng mà tất cả mọi người đều làm.
Dạy con gắp thức ăn: Khi con bạn gắp thức ăn hay làm rơi vãi, hoặc có thói quen đảo bới đĩa thức ăn, hãy chỉ cho chúng biết rằng không ai làm như vậy và đó là phép lịch sự tối thiểu khi ăn uống. Bạn hãy lấy những chuẩn mực từ phía ông bà, anh chị lớn hơn để làm ví dụ thực tế cho bé chứ đừng giảng giải quá nhiều khi đang ăn.
Giúp con bỏ những thói quen xấu trong khi ăn: Những thói quen xấu như nhai tóp tép, làm bắn thức ăn, nói chuyện huyên thuyên, húp canh gây tiếng động... cần được nhắc nhở ngay thì bé mới không quên.
Ảnh: Getty images
Dạy con cách ăn: Cha mẹ cần chỉ dẫn cho con những cách ăn khác nhau, cách dùng dụng cụ khác nhau đối với những loại đồ ăn khác nhau, ví như: với thịt gà thì con có thể dùng tay xé, với con tôm thì dùng tay bóc vỏ, nhưng với những món khác như món xào thì phải dùng đũa gắp, món bánh thì dùng đĩa…
Cũng hãy thỉnh thoảng giải thích cho con bạn những câu thành ngữ, tục ngữ về ăn uống ngay trong bữa cơm, như thế nào là "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", hay thế nào là "liệu cơm gắp mắm". Bạn có thể lấy chính mình và con làm ví dụ cho lời giải thích, làm như thế, bé sẽ nhớ rất lâu và thuộc những câu nói này như một nguyên tắc để làm theo.
Quy tắc ăn uống lịch sự nơi đông người
- Cho con làm quen với phong cách ăn uống khi được mời dự tiệc hay ăn cỗ bằng cách tập dượt. Bạn có thể làm một bữa tiệc nho nhỏ vào ngày nghỉ và yêu cầu tất cả mọi người trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, lịch sự để làm mẫu, bài học này sẽ khiến bé thích thú và ghi nhớ mãi. Con bạn sẽ hiểu tại sao khi đi dự tiệc chỗ đông người cần biết kính trên, nhường dưới, ăn uống từ tốn, lịch sự theo những lễ nghi chung....
Ảnh: Getty imges
- Nếu có điều kiện, hãy đưa con đến ăn nhà hàng một vài lần để chúng quan sát cách ăn uống của những người xung quanh. Đi ăn ngoài hàng như thế là cơ hội giúp bé kiểm chứng những lời dạy bảo của bạn và học những điều mới mẻ. Bạn có thể dạy và để con tự gọi món, yêu cầu người phục vụ, chỉ và giải thích tại sao người ta nâng ly, chạm cốc và họ làm thế vào những dịp nào.
- Nếu có ông bà ở quê, bạn hãy dành thời gian cho con về thăm, ăn cơm cùng ông bà. Đặc biệt là khi có cỗ bàn nhân dịp giỗ chạp, hãy cho con có cơ hội được làm quen với không khí gặp gỡ họ hàng, ăn uống vui vẻ để bé thấy được sự hòa đồng, tình cảm và những thói quen, tập tục ăn uống truyền thống của quê mình...
Ứng xử với những bất thường khi ăn uống
Khi ăn, chắc chắn con bạn sẽ gặp phải những trường hợp như bị giắt thức ăn vào khe răng, sơ ý làm rớt đũa xuống đất, có thể nhìn thấy con vật lạ trong thức ăn... ba mẹ đều nên dạy cho bé biết cách xử lí đúng để đừng gây cho người khác ấn tượng không tốt hoặc khiến người khác cảm thấy khó chịu.
Việc dạy con ăn uống lịch sự là việc cần làm từ từ và đều đặn hàng ngày cho đến khi bé thấm nhuần. Đừng chỉ bộc phát dạy dỗ với thái độ cáu gắt, trách mắng khi bắt gặp hình ảnh không vừa lòng của con trong một bữa ăn nào đó, bởi điều đó chỉ làm bé trở nên tự ti, chán nản, bất hợp tác với những lời dạy của bạn trong những lần sau. Cần nhẹ nhàng từ tốn giúp con trẻ hiểu được vì sao phải ăn uống theo những quy tắc như thế, và quan trọng nhất ba mẹ, những người thân xung quanh cũng cần làm gương để bé học hỏi.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Xấu hổ vì con “tham ăn tục uống” (https://www.meo.vn/xau-ho-vi-con-tham-an-tuc-uong.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.