Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, có trường hợp trẻ ở Hà Nội không ăn các thực phẩm nguy cơ cao, vẫn bị tiêu chảy cấp. Điều này cho thấy vi khuẩn gây tiêu chảy cấp đã nhiễm ra môi trường.
TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, theo điều tra của Viện, mẫu mắm tôm loãng lấy ở Hà Nam đem xét nghiệm cho kết quả âm tính với vi khuẩn tả. Trước đó mẫu mắm tôm đặc ở Thanh Hoá cũng cho kết quả tương tự.
Trước tình hình nói trên cộng với nhiều ca bệnh tiêu chảy cấp không hề ăn mắm tôm, không ăn các thực phẩm nguy cơ cao như gỏi cá, tiết canh, lòng lợn v.v…, ông Trịnh Quân Huấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, khẳng định, nguyên nhân gây tiêu chảy cấp không còn nằm ở mắm tôm, cũng không dừng lại ở thực phẩm mà đã lây lan sang môi trường.
Trong khi nguyên nhân gây dịch bệnh còn chưa được làm sáng tỏ, số bệnh nhân ở nhiều tỉnh thành vẫn tiếp tục tăng dù điểm phát dịch đầu tiên là Hà Nội có chiều hướng giảm.
Trong ngày 7/11, có 172 ca mới nhập viện nâng tổng số bệnh nhân tiêu chảy của cả đợt lên 1.403 người, đã có 105 ca xuất viện. Số tỉnh, thành có dịch là 11 địa phương.
Các bệnh viện lớn ở Hà Nội vẫn trong tình trạng quá tải do số bệnh nhân cũ chưa ra viện cộng thêm số mới vào. Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia có 36 ca mới mắc, tổng số ca đang điều trị là 354.
Bệnh viện Bạch Mai có 32 ca đang điều trị. Bệnh viện 103 cho biết đang rất lo ngại vì chỉ có thể tiếp nhận 100 bệnh nhân trong khi ngày nào cũng có bệnh nhân vào mới.
Đau đầu vì không quản lý được bệnh nhân
Quản lý bệnh nhân hiện là vấn đề khiến nhiều bệnh viện đau đầu. Hầu hết các bệnh viện đều có bệnh nhân trốn viện. Bạch Mai có 2 bệnh nhân trốn viện.
Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia có 13 bệnh nhân trốn viện. Chưa thống kê cụ thể nhưng bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Bệnh viện Đống Đa cũng thừa nhận rất nhiều bệnh nhân đã trốn về.
TS Nguyễn Đức Hiền, Viện trưởng Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cho biết, nhiều bệnh nhân cáu gắt, bực bội vì phải nằm lâu tại Viện, không được về nhà.
Các bác sĩ đã phải giải thích cho rất nhiều trường hợp về việc phải thực hiện đủ 3 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính mới khẳng định chắc chắn có nhiễm vi khuẩn tả hay không.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân quá sốt ruột, thấy sức khoẻ ổn định hoặc không có triệu chứng gì là trốn về. Ngoài ra, các bệnh nhân đến bữa phải ra ngoài ăn nên việc kiểm soát đi lại của họ là hết sức khó khăn.
'Đây sẽ là nguồn lây bệnh nguy hiểm và không ai dám chắc thức ăn bên ngoài đảm bảo vệ sinh' - TS Hiền lo ngại.
Rất ít bệnh viện có điều kiện mang thức ăn đến tận giường bệnh nhân như Bệnh viện Bạch Mai.
Mỹ Hằng/Tiền Phong
Những tin tức liên quan
- Khí nhà kính trong nông nghiệp và các quá trình biến đổi
- Nhiều nhà hàng có vi khuẩn gây tiêu chảy - VnExpress
- Bài 2: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHOÁNG CHẤN THƯƠNG - Bệnh Học
- Tổn thương tai-mũi-họng trong bệnh phong - Bệnh Học
- Bài 1: VAI TRÒ NGƯỜI DƯỠNG NGOẠI KHOA - Bệnh Học
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Vi khuẩn tiêu chảy cấp đã nhiễm ra môi trường (https://www.meo.vn/vi-khuan-tieu-chay-cap-da-nhiem-ra-moi-truong.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.