Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Bé 'nghiện sờ ti' mẹ, đêm cứ lần lần mò mò khiến mẹ nhột chẳng thể ngủ được. Bỏ tay bé ra thì bé khóc nấc. Thật là nan giải!
Chị Lan kể: Cu Ti nhà chị đã cai sữa được 6 tháng nhưng còn chuyện 'sờ ti' mẹ thì khó quá. Đêm nào cũng 2 tay mân mê ti mẹ, gần như suốt đêm. Mẹ cứ bỏ tay ra là bé biết ngay, khóc ầm lên.
Vụ 'sờ ti' của bé Xíu chắc lại chẳng giống ai. Mẹ cai sữa, cai 'sờ ti' cho con xong, Xíu lại đâm ra nghiện ti của mọi người. Cứ thấy bố hay ông nội mặc áo ba lỗ, hở ti ra là con xông tới túm luôn, cười khanh khách. Ấy là chưa kể, nhà có khách hoặc cô nào đến chơi, trông mặt Xíu rất long lanh, rồi lao tới chộp.
Bố mẹ không biết bao lần xấu hổ. Dọa nạt, mắng mỏ, dụ dỗ con đủ kiểu mà con không chịu.
Bây giờ đi ngủ là cứ phải nằm cạnh và 'sờ ti' bố thì mới chịu ngủ. Mới đầu, bố mẹ nghĩ cũng bình thường. Nhưng lâu ngày, con càng ngày càng hay sờ, đang đêm ngủ dậy cũng phải tìm ti bố. Cả đêm nằm ngủ, con cứ sờ, làm bố ngủ chẳng được yên.
Bé Liên 5 tuổi rồi vẫn 'sờ ti' mẹ. Dạo này đi học mẫu giáo lại còn tranh thủ 'sờ ti' cô giáo. Mẹ đã tét vào tay rồi mà vẫn không chừa. Cô giáo bảo nếu sờ, cô sẽ mách với các bạn lêu lêu mà bé cũng không sợ tí nào. Mẹ Liên kêu: “Đêm cứ lần lần mò mò mẹ chẳng ngủ được tí nào”.
Để bé không hình thành thói quen sờ ti, khi cho bé bú, mẹ nên giữ tay không cho bé chạm vào phần ti hoặc bầu ngực. (Ảnh minh họa).
Vài gợi ý cho bố mẹ
Bé nghiện 'sờ ti' mẹ hay ti người khác, lỗi là do người lớn đấy. Các mẹ phải kiên quyết ngay từ khi bé còn nhỏ, không nên tạo cho bé thói quen vừa bú vừa sờ sau này nghiện rồi sẽ rất khó cai.
Từ hồi nhỏ, khi cho con bú, mẹ nên giữ tay con, không cho con chạm vào phần ti hoặc bầu ngực, con sẽ không táy máy. Người lớn trong nhà cũng không nên dụ trẻ con theo kiểu: “Đừng 'sờ ti' mẹ, ra 'sờ ti' bố đây này”, các bé sẽ làm thật. Cứ ti là nghiện mà.
Thông thường, mẹ xem con sợ điều gì, thì mẹ sẽ bảo ti mẹ như thế. Ví dụ, bé sợ mỗi lần đi tiêm phòng, mẹ có thể lấy bông dính vào đầu ti vào bảo: “Ti mẹ bị bác sỹ tiêm đau lắm không sờ được”.
Giống như bé Sún, một lần phát hiện mẹ bị đứt tay, dán băng Urgo, sợ lắm. Tối đi ngủ mẹ cũng dán 2 miếng Urgo vào đúng 2 chỗ bé hay sờ. Thế là tối tự nhiên bé sợ luôn không dám sờ nữa, toàn chỉ vào ti và bảo: “Mẹ đau”.
Bé nào quen 'sờ ti' mẹ có thể dán kín đầu ti. Có thể bé không sờ thấy đầu ti, sẽ không 'sờ ti' nữa.
Các mẹ cũng phải kiên trì nhé, có khi phải dán Urgo hay bông vào ti đến tận mấy tháng liền, có khi bé mới hết nghiện.
Khi đi ngủ, bé cứ tay đặt lên ngực mẹ, mẹ hãy nhấc tay bé ra và nói: "Con lớn rồi, không nên 'sờ ti' mẹ nữa, thế là xấu lắm". Lần tiếp theo bé lại sờ, mẹ lại nhấc tay bé bỏ xuống. Dần dà, bé cũng sẽ bớt đi và không sờ nữa. Các mẹ phải cương quyết và dứt khoát trước hành động 'sờ ti' của bé nhé.
Mẹ Cốm lại chia sẻ một cách khác: “Khi bé 'sờ ti' ai, người đó sờ lại ti bé làm cho bé buồn, bé sẽ hất tay người lớn ra. Lúc đó hãy giải thích với bé: sao mẹ 'sờ ti' con, con không cho. Con 'sờ ti'mẹ, cũng buồn thế đấy. Nếu con không thích bị buồn, mà lại cứ thích làm mẹ buồn thế”. Mẹ Cốm làm vậy mấy lần, Cốm chừa 'sờ ti' mẹ luôn.
Vấn đề bé nghiện 'sờ ti' cũng khá nan giải các mẹ nhỉ. Nhiều mẹ bảo cai 'sờ ti' còn khó hơn cai sữa nhiều. Các mẹ thấy thương con nhưng phải kiên quyết nhé! Chứ các bé đang quen, ở chỗ đông người cứ 'sờ ti' mẹ hoặc người lớn, xấu lắm.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Vài gợi ý giúp mẹ cai bé ‘sờ ti’ (https://www.meo.vn/vai-goi-y-giup-me-cai-be-so-ti.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.