Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Cách đây không lâu, trên thị trường loạn lên vì nước mắm có urê gây độc và có nguy cơ gây ung thư. Sự kiện này đã làm cho người tiêu dùng trở nên hoang mang. Vậy sự thật là như thế nào?
Người còn có urê nữa là cá
GS Phạm Gia Huệ, Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm, Viện dinh dưỡng cho biết: Đã có rất nhiều tài liệu của các tổ chức quốc tế như OECD SIDS, WHO, FAO, EPA và FDA (Mỹ) khẳng định Urê không có quan ngại về sức khỏe và chính thức coi urê là một phụ gia thực phẩm.
Theo tài liệu OECD SIDS, thức ăn ta ăn vào hàng ngày như thịt và thức ăn thực vật như ngũ cốc rau quả đều có urê. Nếu urê được dùng làm phụ gia thì cũng không làm tăng đáng kể lượng urê ăn vào.
Urê là sản phẩm nội sinh của quá trình dị hóa protêin và acid amin nên mỗi ngày người thải ra 20-35g urê qua đường tiểu. Trong máu người có nồng độ urê khá cao, trung bình khoảng 30mg/100g.
Như vậy thì rõ ràng bản thân người cũng tự sinh ra urê huống hồ là cá. Song vấn đề là đối với cá dùng làm nước mắm thì ngoài lượng urê nội sinh (tự sinh ra) còn có urê ngoại sinh. Urê ngoại sinh được dùng để giữ cá được tươi lâu trong thời gian đánh bắt ngoài biển.
Theo ông Trần Quyết Tiến - Hợp tác xã thủy sản Tâm Đức: 'Do có thông tin là cho urê vào ướp cá không tốt cho sức khỏe nên đã bị cấm. Các doanh nghiệp quay lại ướp bằng đá như trước đây'.
Urê trong nước mắm có hại do lẫn tạp chất
Theo TS Trịnh Hương Lan, Viện Công nghiệp thực phẩm, Bộ Công Thương: 'Urê có thể được nhà sản xuất bổ sung từ bên ngoài vào dưới dạng phân đạm để làm tăng độ đạm của nước mắm hoặc sử dụng cá để làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất nước mắm. Vấn đề ở chỗ là urê trong phân đạm thường có lẫn tạp chất kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, niken..., đây là những chất có hại cho sức khỏe'.
Ở đây, nếu xem xét góc độ có hại cho sức khỏe thì cần phải phụ thuộc vào liều lượng, cách dùng và người dùng - đây là ý kiến của GS Huệ. Chẳng hạn như asen vẫn được sử dụng để làm thuốc bổ. Còn với góc độ cho urê để làm tăng độ đạm thì cũng có ý kiến trái ngược.
Bác sỹ Nguyễn Xuân Mai, Viện phó viện vệ sinh y tế công cộng TPHCM cho rằng: việc người đánh cá bỏ urê ướp cá là có thật. Nhưng việc người chế biến nước mắm bỏ urê vào để tăng độ đạm là chưa có bằng chứng xác thực, khách quan.
Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một quy trình chuẩn về hàm lượng urê cho phép trong nước mắm là bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Chúng ta cũng có thể dựa trên quy chuẩn của thế giới cho phép sử dụng liều lượng urê trong một số thực phẩm là 5mg/kg tương đương với 0,005g/l.
Sự việc urê có trong nước mắm có thể gây ung thư vừa qua không chỉ khiến dư luận hoang mang mà còn làm ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh nước mắm (bất kể đó là doanh nghiệp nào). Dù chưa có kết luận chính thức trong việc nhìn nhận lại thành phần urê song có lẽ đây cũng là bài học cho các cơ quan chức năng trước khi nhìn nhận một vấn đề có liên quan tới sức khỏe con người.
Theo Lan Hương/ Dantri
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Urê hoàn toàn không độc hại? (https://www.meo.vn/ure-hoan-toan-khong-doc-hai.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.