Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông bắt đầu xuất hiện thông tin về cúm A/H1N1. Ngày 24.1, bộ Y tế cho biết cả nước đã có 26 ca mắc cúm A/H1N1: TP.HCM 15 ca, Hà Nội mười ca, Long An một ca. Vậy là cùng với những tất bật chuẩn bị cho năm hết tết đến, người dân lại có thêm nỗi lo về dịch bệnh, lo “bóng ma” H1N1 năm 2009 lại lững thững quay về.
Cảnh báo nguy cơ của môi trường sống là một trong những chức năng của báo chí. Trong cuốn A Field Guide for Science Writers (tạm dịch: Một hướng dẫn thực tế cho người viết khoa học – NXB Oxford University Press, 2006), Marylin Chase, phóng viên y tế của tờ Wall Street Journal, cho biết dịch bệnh là một chủ đề hấp dẫn với báo chí. Bởi với chủ đề này các phóng viên sẽ tìm được nhiều góc cạnh để khai thác, từ thân phận của người bệnh, nỗi thất vọng hay niềm hy vọng của nhà nghiên cứu trong việc săn lùng tác nhân gây bệnh, lợi ích của nhà sản xuất thuốc hay vắcxin, cho đến sự băn khoăn của giới chức y tế giữa việc lựa chọn bật đèn xanh cho việc điều trị theo một phác đồ mới và sự an toàn cho bệnh nhân theo đòi hỏi của ông tổ ngành y Hippocrate (“First, do no harm”, tạm dịch: “Đầu tiên là không gây hại”).
Thế nhưng điều lạ ở đây là khác với lần truyền thông rầm rộ vào năm 2009, lần này báo chí vào cuộc khá lặng lẽ, chỉ xuất hiện vài thông tin về số ca mắc cúm trên thế giới và trong nước. Tương tự, cơ quan chức năng và giới khoa học trong nước cũng khá im hơi lặng tiếng. Sự thay đổi đột ngột như hai thái cực này không khỏi làm dư luận đặt ra câu hỏi: phải chăng sau “sự cố” về sự tiếp tay của tổ chức Y tế thế giới (WHO) với các hãng dược ở lần bùng phát cúm A/H1N1 trước, giới truyền thông đang mất niềm tin vào những cơ quan chính thống? Còn ở Việt Nam, phải chăng sau vụ bê bối về thuốc Tamiflu được đăng tải năm qua, giới trách nhiệm đang “sượng” và không muốn hợp tác với giới truyền thông?
Trả lời những câu hỏi trên không đơn giản chút nào, nhưng từ góc độ thông tin nguy cơ, nhà nghiên cứu người Mỹ Peter M. Sandman cho biết sự xem nhẹ hoặc đánh giá quá mức nguy cơ đều không đúng. Thực tế đã chứng minh rằng sự đáp ứng chậm trễ của nhiều quốc gia với cơn khủng hoảng AIDS trước năm 2004 đã góp phần làm lan truyền đại dịch, khiến hơn 40 triệu người trên thế giới mắc bệnh. Tương tự là bài học của chính quyền Trung Quốc trước dịch SARS. Sự thiếu chia sẻ thông tin của giới chức hữu quan nước này đã làm cả thế giới hoảng sợ sau đó khi bệnh lan đi nhiều nước. Ngược lại, cách xử lý lúng túng của giới trách nhiệm Anh về bệnh bò điên vào năm 1987 và cách truyền thông của giới này đã làm người dân hoang mang, gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Thông tin dịch bệnh bằng ngôn ngữ báo chí kiểu “bùng phát”, “tăng đột biến” như thời gian qua có thể tạo ra nỗi bất an và hoảng sợ cho công chúng. Ngược lại, nếu không thông tin kịp thời cho người dân nắm bắt và chủ động phòng ngừa, để mầm bệnh lưu hành và phát tán trong cộng đồng, hậu quả thật khó lường.
Rõ ràng, trong những vụ việc trên, cuối cùng người dân luôn phải hứng chịu thiệt thòi.
trong tình hình cúm A/H1N1 năm nay, dư luận có quyền đặt câu hỏi liệu chúng có nguy hiểm cho con người như lần trước hay không? Trả lời câu hỏi quan trọng này, chắc chắn cần đến sự hợp tác của báo chí và cơ quan trách nhiệm. Thiếu sự hợp tác này, sự thông tin dịch bệnh bằng ngôn ngữ báo chí kiểu “bùng phát”, “tăng đột biến” như thời gian qua có thể tạo ra nỗi bất an và hoảng sợ cho công chúng. Ngược lại, nếu không thông tin kịp thời cho người dân nắm bắt và chủ động phòng ngừa, để mầm bệnh lưu hành và phát tán trong cộng đồng, hậu quả thật khó lường.
Sự hợp tác của nhà khoa học với báo chí, trong trường hợp này, lại càng cần thiết. Sự hợp tác trên ngày càng được nói nhiều ở các nước tiên tiến, một phần của phong trào “gắn kết người dân với khoa học” (tạm dịch từ “Public engament with science”) như một biện pháp nâng cao hiểu biết của công chúng với khoa học thường thức. Khi xã hội có vấn đề, những người này cần bước ra ngoài để thấu hiểu những quan tâm của công chúng, và bằng chuyên môn của mình tìm cách giải thích, giúp công chúng có một cái nhìn đúng đắn. TS.BS Trần Tịnh Hiền, nguyên phó giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết: “Không có gì quá lo với vài chục ca cúm nhẹ trong những tuần qua. Sau đại dịch 2009, cúm A/H1N1 đã bước sang giai đoạn hậu đại dịch và chỉ lưu hành như một loại cúm thông thường. Điều này cũng giống như đại dịch cúm A/H1N1 vào năm 1918 và đại dịch cúm A/H3N2 năm 1968 trên toàn thế giới. Vấn đề hiện nay của các nhà khoa học là tìm hiểu xem virút cúm A/H1N1 có biến đổi độc lực hay không. Thật tình cúm A/H1N1 không đáng sợ bằng cúm A/H5N1 (cúm gia cầm) vì cúm sau có tỷ lệ tử vong rất cao. Hiện tại cúm A/H5N1 đang xuất hiện ở Ai Cập. Trong số 121 ca xác nhận mắc cúm A/H5N1 ở Ai Cập những năm qua, có 40 ca tử vong”.
Sự giải thích trên là rõ ràng, điều này cũng đúng với sự trả lời của ông Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng viện Dịch tễ Trung ương, hồi tuần qua trên báo Tuổi Trẻ (số ngày 19.1). Thật tiếc khi những giải thích như thế trên báo chí còn khá rải rác. Thật tiếc khi những lo âu và quan tâm của người dân chưa được giải đáp thoả đáng!
Phan Sơn
(sgtt)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Ứng xử với cúm A/H1N1 (https://www.meo.vn/ung-xu-voi-cum-ah1n1.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.