Ứng xử khi bé nổi nóng

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

"Bé nhà tôi còn có tính cực kỳ xấu; chẳng hạn, khi tôi nói: 'Con không được ăn kẹo nữa, ăn nhiều sâu răng đấy' hoặc 'Trả đồ chơi cho cửa hàng, ở nhà con có đồ chơi rồi' là bé nổi nóng, cào mặt mẹ".

 

Có khi, bé hét to lên, ném đồ vật hoặc bé tiến lại gần mẹ, đánh và đá mẹ. Tôi tách bé ra và bắt bé đứng vào góc phạt thì bé bắt đầu cắn và liếm ghế. Tôi rất stress vì điều này. Làm sao để bé biết cư xử ngoan ngoãn và lịch sự?".
Giải đáp từ Babymedical:

Bạn có vẻ rất bực bội; nhưng hành vi đó là khá bình thường ở lứa tuổi của bé, bởi mỗi bé đều có cách riêng để bộc lộ tính độc lập.

Thứ nhất, bạn nên thống nhất việc dạy con với các thành viên trong nhà. Cố gắng bỏ qua những hành vi bạn không mong muốn ở con, như đá, la hét... và khen thưởng những hành vi bạn trông đợi với “con thật ngoan vì không hét to” chẳng hạn.

Thứ hai, nếu bé thích cắn, cào cấu mẹ, hãy thử áp dụng vài gợi ý sau:

- Không phản ứng lại bằng la hét hoặc điều gì đó khiến bé tưởng đang trong một trò chơi. Nếu bé thấy bạn đang vui nhộn thì bé sẽ thử lại trò này lần nữa.

- Nghiêm mặt và nói: “Không được cắn mẹ”.

- Nếu bé còn cắn, cào mặt mẹ, hãy để bé đứng ở góc phạt chịu tội. Cần cho bé hiểu rằng, đánh hay cắn sẽ lĩnh hậu quả là phải đứng ở góc phạt.

- Nếu bé tiếp diễn thói quen cắn, đánh, hãy nói: “Tay con để cầm thức ăn, không phải để đánh mẹ” hoặc “Chân con để đi, không phải để đá mẹ”.

Nếu bạn thấy con chuẩn bị cào cấu, cần nhanh chóng giữ tay bé lại và hướng sang hoạt động khác.

Không nên cắn hay cào lại bé: Hãy để bé hiểu cắn, đánh người khác là hành vi không được chấp nhận. Và tất nhiên, bạn không thể chọn cách này để trị lại bé. Cần cho bé biết bạn không hài lòng – đó là thông điệp duy nhất cần và đủ. Hãy thể hiện ra nét mặt cùng với giọng nói: “Mẹ không vui đâu...”.

Lần tới, khi bạn thấy bé chơi vui vẻ mà không cắn hay đánh, hãy khen ngợi bé và cho bé thấy bạn hài lòng thế nào.

Thứ ba, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra hàm lượng sắt của con bạn, bởi vì mức độ sắt thấp có thể dẫn tới tình trạng gọi là pica ở bé (bé liếm và ăn các đồ vật bất thường, như gặm ghế).

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Ứng xử khi bé nổi nóng (https://www.meo.vn/ung-xu-khi-be-noi-nong.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *