Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Tự ý truyền dịch là tự đưa mình xuống mồ mà ít ai ngờ tới – hãy tìm hiểu ngay trước khi quá muộn.
Truyền dịch là một trong những biện pháp phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý.
Tìm hiểu về truyền dịch
Truyền dịch là một trong những biện pháp phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý.
Truyền dịch có 4 loại chính:
– Truyền dịch cung cấp nước, các chất điện giải cho cơ thể: Dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, các chất điện giải. Các loại dịch có thể dùng: Glucose, muối natri clorid hoặc dung dịch chất điện giải.
– Truyền dịch để cân bằng toan, kiềm trong cơ thể: Dùng trong trường hợp cơ thể bị thừa toan (axit) hoặc thừa kiềm (bazơ).
– Truyền dịch cung cấp năng lượng, vitamin: Dùng trong trường hợp bệnh nhân không ăn được qua đường tiêu hóa.
– Truyền dịch thay thế máu: Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị mất máu, thiếu máu.
Thực tế cho thấy, nhiều người khi thấy có những biểu hiện mệt mỏi, chán ăn,… đã tự ý truyền dịch tại nhà. Ngoài ra, nhiều người cho rằng việc truyền dịch có tác dụng tốt trong việc làm đẹp da nên đã lạm dụng phương pháp này. Truyền dịch cung cấp nước và truyền dịch cung cấp vitamin là hai loại truyền dịch bị lạm dụng nhiều nhất.
Tự ý truyền dịch nguy hiểm thế nào?
Truyền dịch bù điện giải ở người bệnh bị rối loạn điện giải, truyền dịch bù nước và điện giải ở người bệnh bị phỏng, nôn ói hoặc tiêu chảy, truyền dịch ở người bệnh bị sốt xuất huyết nặng… Những trường hợp đặc biệt như truyền Albumine ở người bệnh xơ gan, truyền yếu tố đông máu cho người bệnh bị rối loạn đông máu, truyền tiểu cầu cho người bệnh bị xuất huyết giảm tiều cầu…
Bác sĩ Tùng – Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM nhấn mạnh bất cứ người bệnh nào khi truyền dịch đều có thể bị tai biến và biến chứng. Những tai biến, biến chứng như: khi truyền dịch mà dịch thoát ra ngoài sẽ gây phù tại chỗ, gây viêm tĩnh mạch, không tuân thủ vô trùng thì sẽ gây nhiễm trùng.
Đặc biệt khi truyền dịch nhanh, đối với người bệnh bị tăng huyết áp, suy tim và người lớn tuổi thì có thể bị phù phổi cấp, nghĩa là một lượng dịch lớn vào cơ thể sẽ ứ lại tại phổi làm cho người bệnh ngộp thở có thể gây tử vong. Biến chứng nguy hiểm nhất là người bệnh bị sốc, tụt huyết áp và có thể tử vong khi truyền dịch.
Điểm lưu ý là bất cứ người bệnh nào cũng đều có thể bị sốc và với bất kỳ loại dịch truyền gì.
Để hạn chế những cái chết do tự ý truyền dịch gây ra, thạc sĩ Tùng cho biết người dân phải thay đổi quan điểm: Truyền dịch phải đúng chỉ định và có chỉ định của bác sĩ.
Thông thường nếu người bệnh uống được thì tốt nhất là nên chọn cách uống. Đối với cơ sở y tế thực hiện truyền dịch phải có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị để xử trí khi có biến chứng. Đối với nhân viên y tế phải biết nhận biết khi người bệnh bị sốc và biết cách xử trí đúng theo phác đồ.
Một điểm lưu ý là khi người bệnh bị sốc do truyền dịch thì nhân viên y tế phải đánh giá đúng tình trạng người bệnh, bước đầu tiên là phải xử trí tại chỗ và khi quyết định chuyển đến cơ sở y tế khác thì phải đảm bảo an toàn trong thời gian di chuyển người bệnh.
Theo Thu Thu/Phunutoday.vn
The post Tự ý truyền dịch nguy hiểm thế nào? appeared first on Tin Sức Khỏe.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Tự ý truyền dịch nguy hiểm thế nào? (https://www.meo.vn/tu-y-truyen-dich-nguy-hiem-the-nao.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.