Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia, mỗi ngày Viện tiếp nhận hàng trăm người đến khám các bệnh về da do thời tiết giá lạnh.
Tại Phòng khám Viện Da liễu Quốc gia, nhiều bệnh nhân có da bị tổn thương ở lòng bàn tay, bàn chân. Các ngón tay, ngón chân xuất hiện triệu chứng đỏ da, khô da, nứt da và vảy bong không hoàn toàn. Nếu bóc vảy sẽ gây rách da, chảy máu.
Tiền mất, tật mang vì... nhầm thuốc
Chị Nguyễn Thu Thủy, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội tới Viện Da liễu Quốc gia với tình trạng khô nứt nẻ đầu ngón tay. Chị Thủy cho biết, gặp khi trời lạnh hoặc khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa thì tay chị sưng lên, nóng đỏ và rất ngứa. Sau vài ngày hết ngứa thì bị bong da, nứt, đau rát. Chị Thuỷ đã sử dụng rất nhiều loại thuốc nhưng không khỏi, thậm chí bệnh còn tiến triển nặng.
Mùa lạnh không nên tập thể dục buổi sớm Bởi vì mức độ trong lành trong không khí sáng sớm mùa lạnh rất kém, nhiệt độ trên mặt đất thấp hơn nhiệt độ trong không gian, sương mù nhiều, những vật ô nhiễm bám trên sương mù di chuyển trong không trung ở tầng thấp như bụi nhỏ hoặc các vi sinh vật gây bệnh thông qua đường hô hấp vào trong cơ thể sinh ra bệnh viêm khí quản, viêm họng, viêm kết mạc mắt…Thời gian tốt nhất để luyện tập là khoảng 10 giờ sáng. Buổi sáng mùa đông cũng không nên tập thể dục dưới lùm cây vì rất nhiều thán khí tích tụ trong lùm cây. Nguyên nhân là do ban đêm cây sản sinh ra rất nhiều thán khí tích tụ. Nếu trước khi trời sáng mà rèn luyện cơ thể trong môi trường này hít phải nhiều thán khí sẽ gây nên trúng độc, chóng mặt, ngất xỉu. (Theo 350 điều không nên trong cuộc sống-NXB Từ điển Bách khoa) |
Chị Nguyễn Thúy Hằng, sinh viên Trường Cao đẳng Bách Khoa, Hà Nội phải nghỉ học để đi khám bệnh, kể: “Đợt lạnh này khiến đầu ngón tay, chân của em da dày lên, có những sọc nứt nẻ. Cứ một lớp da dày lột đi, lớp da ở dưới sẽ lộ màu đỏ hoặc trắng hồng. Mỗi lần giặt quần áo, tiếp xúc trực tiếp với xà phòng thì bị ngứa ngáy khó chịu”. Chị Hằng đã mua các loại kem chống nẻ nhưng không đỡ nên phải vào viện khám. Bác sĩ cho biết chị bị chàm tăng sừng.
Không chỉ ở người lớn, trẻ em cũng là nạn nhân của các bệnh về da trong mùa lạnh. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, giáo viên Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết: Trời lạnh nên nhiều học sinh trong lớp tôi bị nứt nẻ môi, có em còn bị chảy cả máu môi. Nhiều phụ huynh còn đưa các loại kem đến nhờ cô bôi cho các cháu nhưng sợ phản ứng phụ của thuốc nên tôi không dám bôi.
“Hiện nay, nhu cầu chăm sóc da trong mùa đông tăng hơn so với những năm trước đây do đời sống ngày một nâng cao, nhiều người chú ý tới chăm sóc bản thân mình hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh nhân cũng làm đúng cách. Họ tự ý mua các sản phẩm để tự dùng hoặc tới các trung tâm chăm sóc da không đảm bảo chất lượng nên... tiền mất, tật mang” – TS.BS Nguyễn Hải Vân, Viện Da liễu Quốc gia nói.
Nên uống nhiều nước
Theo bác sĩ Nguyễn Thành, thời tiết giá lạnh khiến những bệnh như viêm da do cơ địa, vẩy cá, á sừng và một số bệnh da có vẩy khác có xu hướng tăng. Bệnh có thể không gây chết người nhưng khiến cho mọi sinh hoạt của bệnh nhân khó khăn. Nguyên nhân của bệnh là do nhiệt độ, độ ẩm xuống thấp làm da mất nước, các chất bảo vệ, bã mồ hôi giảm đi, dẫn tới khô và nứt nẻ. Bác sĩ Thành khuyến cáo những người có cơ địa da khô thì không nên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng, dầu gội, phải biết chăm sóc da và dùng các chất giữ ẩm, nếu có điều kiện thì đến các địa chỉ chăm sóc da có uy tín để được chăm sóc. Ngoài ra, nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, tập thể dục để có một làn da tươi trẻ trong mùa đông.
TS.BS Nguyễn Thu Vân cho biết, trước khi dùng mỹ phẩm hay các sản phẩm chăm sóc da, mọi người nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn trước. Không nên tự ý mua các loại mỹ phẩm chăm sóc da vì nếu không phù hợp sẽ không có tác dụng, thậm chí còn bị dị ứng mỹ phẩm, phải điều trị lâu dài, tốn kém.
Với trẻ em, bác sĩ Lan Anh, Khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia khuyên nên dùng loại quần áo, bít tất bằng chất liệu cotton mềm thấm mồ hôi. Hàng ngày, trẻ phải được vệ sinh thân thể, ăn uống đủ chất. Khi dùng các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ phải được tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý mua dùng cho trẻ.
Hạn chế gãi khi bị viêm da tiếp xúc
Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ có cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu. Càng gãi, bệnh nhân càng khiến bề mặt viêm da lan rộng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên biến chứng nhiễm trùng thận do bội nhiễm. |
(Theo GD)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Trời lạnh, bệnh về da tăng (https://www.meo.vn/troi-lanh-benh-ve-da-tang.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.