Trị táo bón khi bầu bí

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Táo bón là một hiện tượng phổ biến thường gặp của các bà bầu mà thủ phạm chính là hormon thai kỳ progesterone, gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.

Nguyên nhân  

Táo bón là một hiện tượng phổ biến thường gặp của các bà bầu mà thủ phạm chính là hormon thai kỳ progesterone, gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.  

Một số loại viên sắt bổ sung cũng có thể làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Thiếu tập luyện cũng làm hệ tiêu hoá thêm uể oải.

Ngoài ra, quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây ssung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.

Chứng bệnh này sẽ càng nặng hơn nếu trước đó bạn đã từng bị táo bón, nếu bạn bị ốm nghén và không thể ăn uống bình thường, hay đang mắc chứng kích thích đường ruột (IBS - một chứng bệnh mà táo bón và tiêu chảy luân phiên nhau xuất hiện).  

Ngăn ngừa như thế nào?

Điều quan trọng là phòng ngừa hay phải điều trị thật sớm bởi vì chứng bệnh này không đòi hỏi những cách điều trị tốn kém, nó chỉ gây khó chịu và có thể làm bệnh trĩ thêm trầm trọng.  

Dưới đây là một số biện pháp cơ bản mà bạn có thể thử để tìm ra cách phù hợp với bản thân nhất:  

Dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ sẽ cung cấp nhiều thức ăn thô cho hệ tiêu hoá. Nhưng cũng đừng quên bổ sung lượng chất lỏng (ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày).

Tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.

Luyện tập: Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khoẻ toàn thân, đặc biệt là khi tính chất công việc của bạn phải ngồi nhiều.  

Đi bộ, bơi lội hay tập luyện dưới nước, đạp xe hay các bài tập dành cho bà bầu khác đều rất hữu ích. Một số động tác yoga dành cho bà bầu cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc ngừa chứng táo bón.

Mẹo hay trị táo bón

Chế độ ăn: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và 'mở màn' cho ngày mới (trước khi ăn hay uống bất cứ thứ gì) luôn là một cốc nước ấm có lát chanh mỏng.  

Luôn khai vị bữa ăn bằng các món sa lát hay hoa quả. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin C.  

Các loại hoa quả tươi như cam, nho, quýt, bưởi, mận và mơ khô cùng các loại rau như cần tây, cải xoong, cải bắp và atiso đều rất bổ dưỡng. Ngũ cốc và bánh mỳ, đậu đỗ, đậu lăng và đậu Hà Lan là những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao.  

Hạt chuối hột hay vỏ khô hạt mã đề được coi là một trong những cách trị táo bón hiệu quả, đặc biệt là ở các trường hợp mắc hội chứng kích thích đường ruột. Nếu dùng liệu pháp này, cần chú ý là phải uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để phát huy tối đa tác dụng. Tuy nhiên, nếu đang uống các loại thuốc tim mạch thì nên tránh dùng loại hạt này.  

Thảo dược: Trà bồ công anh hay trà cẩm quỳ, được làm từ các loại lá cây, ngâm trong nước nóng và uống hằng ngày cũng giúp điều trị táo bón. Lá cây keo cũng được xem là thảo dược trị táo bón nhưng tuyệt đối tránh dùng khi có thai.  

Xoa bóp: Thêm 3-4 giọt tinh dầu cam ngọt/ chanh/ chanh lá cam/ bưởi/ cam bergamot và 1 thìa dầu hạnh nhân vào bồn tắm, thư giãn và mát xa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ trong nước đó. Tuy nhiên, nếu đang có các dấu hiệu sẩy thai hay tử cung nằm quá thấp thì cần tuyệt đối tránh.  

Bấm huyệt chân: Nếu biết rõ các huyệt trên bàn chân, bạn có thể tự mát xa mỗi chân khoảng 5 phút. Nếu không có thể dùng máy mát xa chân. Ngoài ra, khi ngồi xem tivi, bạn có thể mát xa chân bằng cách dùng chân lăn qua lăn lại 1 cái chai.  

Vitamin bổ sung: Nếu cần phải uống viên sắt vì mắc chứng thiếu máu thì hãy thử dùng các loại đa vitamin hay dùng sắt bổ sung dạng siro, ăn thêm nhiều thịt đỏ và rau xanh đậm. Hãy trao đổi trước với bác sĩ nếu bạn muốn thay đổi loại thuốc.  

Nếu táo bón ngày càng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc nhuận tràng. Đừng lo về tác dụng phụ của các loại thuốc này vì có rất nhiều loại an toàn nó được coi là một trong những cách điều trị hiệu quả, ít tác dụng phụ.  

Thư giãn khung xương chậu: Khi ngồi vào bồn cầu, hãy thở sâu và rồi thở ra thật mạnh sao cho khu vực vùng xương chậu được thư giãn thay vì căng ra.  

Đặt 1 cái ghế dưới chân sao cho đầu gối cao ngang ngực khi ngồi bồn cầu.

Theo Dân Trí

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Trị táo bón khi bầu bí (https://www.meo.vn/tri-tao-bon-khi-bau-bi.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *