Trị bệnh nhức đầu

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Theo thống kê chưa đầy đủ một nửa bệnh nhân đến gặp bác sĩ vì bị chứng nhức đầu.

Đây không chỉ là chứng bệnh gây sự khó chịu, mà còn là một trong các tín hiệu báo động mạnh mẽ nhất của cơ thể khi đã có dấu hiệu "quá tải" cả về thể lực và tinh thần.

Thủ phạm

Nhức đầu là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, có bệnh không nặng và bệnh cần cấp cứu. Theo PGS TS Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y Dược TP HCM, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng nhức đầu, trong đó có nguyên nhân nội sọ như bị u não, viêm màng não, co thắt mạch máu não đưa đến nhức nửa đầu. Nhức đầu cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tại chỗ như tai - mũi - họng, răng hàm mặt, mắt, xương khớp. Ngoài ra, còn có nguyên nhân toàn thân, bao gồm rất nhiều bệnh nội khoa, thậm chí do tăng huyết áp hoặc bị táo bón. Nguyên nhân nhiễm trùng hoặc ngộ độc. Một nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là nguyên nhân tâm lý do làm việc căng thẳng, xung đột với cấp trên, cạnh tranh giữa đồng nghiệp, thất bại trong công việc, xung đột trong gia đình, mất mát tài sản...

Các trường hợp nhức đầu sau đây có thể được xem là bệnh nặng và bệnh nhân cần cảnh giác. Đó là nhức đầu xảy ra đột ngột khi bệnh nhân gắng sức (gặp trong xuất huyết não), có thêm những bất thường về thần kinh như yếu liệt chi, thay đổi tính tình (u não, tai biến mạch máu não...), đau ngày càng tăng và dữ dội (u não, ápxe não, xuất huyết màng não...), co giật (u não), có bất thường về nhiệt độ cơ thể, mạch (viêm màng não, máu tụ trong não cấp tính...). Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được nhập viện nhanh nhất.

Phương pháp điều trị

90% trường hợp nhức đầu là lành tính. Số lượng bệnh nhân nhức đầu đến khám cấp cứu (nhức đầu thứ phát) chỉ chiếm 4%. Theo đại diện Trung tâm y tế cao cấp Hanoi Medicare, thông thường, người bệnh gặp phải những cơn đau đầu bất chợt có thể tự mua thuốc để trị bệnh. Các thuốc thông thường được sử dụng chủ yếu là các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (thuốc giảm đau nhóm NAID). Tuy nhiên, ngay cả trong nhóm này, người bệnh cũng chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 được đề xuất bởi Tổ chức Y tế thế giới. Điển hình và phổ biến của nhóm này là thuốc paracetamol, aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid để trị nhức đầu.

Khi sử dụng thuốc, cần phải chú ý đến liều lượng. Đối với người lớn, liều thông thường của Paracetamol không nên quá 3 g/ngày (mỗi lần 500 - 1.000 mg, 3 lần/ngày). Người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan kém. Thời gian dùng Paracetamol không quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự làm giảm bớt cơn nhức đầu bằng cách đắp khăn lạnh, tắm hơi, xoa bóp bấm huyệt hay thư giãn...

Tuy nhiên, theo TS BS Hoàng Thị Dung - Chủ tịch Trung tâm y tế cao cấp Hanoi Medicare, sau khi dùng thuốc giảm đau, nếu tình trạng nhức đầu không cải thiện hoặc tái phát, người bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn và khám chữa bệnh.

Theo xaluan.com

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Trị bệnh nhức đầu (https://www.meo.vn/tri-benh-nhuc-dau.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Một bình luận về “Trị bệnh nhức đầu

  1. làm sao có thể hết được bệnh nhức đầu trong khi mình đã bị nhức dầu trong 13 năm nay, và không có 1 thứ thuốc nào mình uống mà hết trong số những thuốc mình đã uống???

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *