Trẻ em không nên chơi quyền Anh

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Theo công bố trên “Boxing Participation by Children and Adolescents”, số ra tháng 9/2011 của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Hiệp hội Nhi khoa Canada (CPS), boxing (quyền Anh) không phải là môn thể thao thích hợp cho trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên.

Tiến sĩ LeBlanc Claire, đồng tác giả của báo cáo và cũng là chủ tịch của Ủy ban Healthy Active Living and Sports Medicine, CPS (một cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ hoạt động nhằm chống lại các hành vi lạm dụng hoặc bỏ bê trẻ em) cho biết: “Chúng tôi muốn trẻ em và thanh thiếu niên tích cực tham gia chơi thể thao và vui chơi giải trí, nhưng quyền Anh không phải là một lựa chọn tốt. Chúng tôi khuyến cáo những người trẻ tuổi tham gia các môn thể thao mà không nhằm vào đầu”. Các võ sĩ nghiệp dư có nguy cơ chấn thương nghiêm trọng ở vùng mặt và não. Bộ não của trẻ dễ bị chấn động và mất nhiều thời gian phục hồi hơn người lớn. Mặc dù các võ sĩ nghiệp dư được trang bị các thiết bị an toàn, nhưng không có bằng chứng để chứng minh rằng có thể làm giảm tỷ lệ chấn động.


Ảnh: Internet

“Đối với hầu hết các môn thể thao có nguy cơ gây chấn thương, thì quyền Anh đặc biệt nguy hiểm bởi các vận động viên được tán dương theo số lần tấn công có chủ ý vào đầu đối thủ”, Tiến sĩ LeBlanc nói. Hiệp hội quyền Anh Mỹ và Canada không nắm giữ số liệu thống kê về số lượng người tham gia hoặc tỷ lệ thương tích ở các thành viên của họ. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu về chấn thương trên Hệ thống giám sát điện tử quốc gia cho thấy, chấn thương boxing trong các phòng cấp cứu của Mỹ trung bình là 8.716 ca mỗi năm và tăng đáng kể từ năm 1990 đến 2008. Điều đáng nói chỉ có 35% thương tích trên thân thể đàn ông và các bé trai không liên quan đến những cú đấm vào đầu và cổ, đặc biệt là các chấn động và vết rách. Chấn động chiếm 8,1% các thương tích và tương đương giữa các nhóm tuổi từ 12 đến 34. Điều này là vấn đề đáng lo ngại, bởi theo thời gian, các chấn thương vùng đầu lặp đi lặp lại có thể là một yếu tố nguy cơ gây bệnh não sau chấn thương mãn tính, các tác giả cho biết. AAP và CPS vì vậy đã kêu gọi các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia y tế tích cực khuyến khích những bệnh nhân bị chấn thương do thi đấu boxing hướng sang các môn thể thao và hoạt động giải trí khác như bơi lội, bóng rổ, quần vợt hay bóng chuyền…

Meo.vn (Theo PNO)
Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Trẻ em không nên chơi quyền Anh (https://www.meo.vn/tre-em-khong-nen-choi-quyen-anh.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *