Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Tết nguyên đán là dịp để các thành viên trong gia đình họp mặt đông đủ và tổ chức những bữa ăn thân mật. Hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, ước tính nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng gấp 25 - 30 lần so với bình thường. Nguy cơ mất an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP) dịp Tết là khó tránh khỏi. Hơn nữa, do mang tính chất thời vụ nên nhiều chủng loại thực phẩm được chế biến từ các cơ sở, cá nhân, các hộ gia đình thường không chuyên nghiệp, không đăng ký kinh doanh nên sản phẩm có nhiều nguy cơ không đảm bảo chất lượng ATVSTP.
Nguy cơ ngộ độc và gây bệnh
Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), qua kiểm tra cho thấy, tại một số địa phương nhiều loại thức ăn không đảm bảo yêu cầu vệ sinh. 67% thịt quay có dùng phẩm màu độc và ô nhiễm vi sinh vật; 36% xúc xích, lạp xường, jambon bị nhiễm vi khuẩn; 88% nem chạo, nem chua, giò chả phát hiện có coliform; 59% các loại ô mai có dùng phẩm màu độc và đường hóa học ngoài danh mục cho phép.
Cũng trong cuộc khảo sát mới đây về nem chua do nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội tiến hành thì đa số nem chua đều không đạt chỉ tiêu về vi sinh vật gây bệnh. Trong nem chua vẫn tồn tại các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán. Tuy bị ức chế không hoạt động được nhưng chúng không chết mà sẽ sinh sôi nảy nở khi gặp điều kiện thuận lợi, gây bệnh nguy hiểm cho sức khoẻ.
Điều đáng nói là những loại thực phẩm này lại được người tiêu dùng sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán. Trong khi đó, thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện "lý tưởng" cho thực phẩm bị nhiễm nấm mốc gây bệnh và tồn tại lâu ngày trong thực phẩm như thương hàn, vi khuẩn Brucella... Nem chua cũng dễ bị hư hỏng, biến tính. Vì thế, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm là rất cao.
Không những thế, do sử dụng với số lượng lớn trong lễ tết các loại bánh kẹo, hoa quả, đồ uống, các loại hạt khô... nếu không chú ý đảm bảo vệ sinh sẽ dễ bị ôi thiu, sinh ra độc tố và có thể gây bệnh ung thư cho người tiêu dùng.
Đa số nem chua không đạt chỉ tiêu về vi sinh vật gây bệnh.
Cảnh giác cao với thực phẩm đóng gói
Để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cần chú ý các vấn đề sau trong sử dụng thực phẩm:
- Không bán, mua, không sử dụng hàng thực phẩm bao gói sẵn không có nhãn mác hoặc nhãn mác không đầy đủ.
- Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng.
- Mỗi người nội trợ hãy thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng chế biến an toàn thực phẩm. Bao gồm: Chọn các thực phẩm tươi, sạch tự nhiên, không dập nát. Ăn chín uống sôi, ngâm rửa các loại rau quả nhất là các loại dùng ăn sống. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã được nấu chín. Đun kỹ thức ăn đã qua bữa khi dùng lại. Không để lẫn và dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ bếp, dụng cụ và nơi chế biến luôn sạch sẽ, gọn gàng và khô ráo. Không ăn thức ăn ôi thiu, mốc hỏng. Dùng nước sạch để chế biến thức ăn, đồ uống.
- Trước khi mua, cần xem xét kỹ nhãn mác.
Phẩm màu giúp cho thực phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn.
- Không nên dùng đồ nhôm để trộn đồ chua, muối dưa, cà, đánh trứng gà, chứa đựng thức ăn qua đêm, đun nấu kéo dài để tránh các ion nhiễm vào cơ thể tích tụ ở tế bào thần kinh, làm ngớ ngẩn lúc về già.
- Tránh dùng đồ sành sứ màu để đựng thức ăn có tính axit như sữa, cà phê, rượu, bia, nước hoa quả, nước đường, dưa muối... để phòng thôi nhiễm chì và kim loại nặng vào thức ăn.
- Hạn chế dùng đồ đồng để đựng thức ăn. Khi dùng nồi đồng đun nấu cần lau chùi, đánh rửa sạch gỉ đồng đề phòng thôi nhiễm đồng vào thực phẩm.
Ngoài ra, cần chú ý
Ăn theo điều hòa ngũ vị: "Ngũ cốc là chất dinh dưỡng, ngũ quả là chất trợ giúp, ngũ súc là chất bổ, ngũ thải là chất bổ sung". Có kết quả hợp lý các món ăn mới đảm bảo "xương cứng gân khỏe, khí huyết lưu thông, làn da thớ thịt mịn màng".
Ăn phải "án thời tiết lượng": đảm bảo điều độ, có quy luật, tránh thái quá gây hậu quả khôn lường.
Ăn nên tránh thiên về 1 vị: "Phàm hòa xuân đa toan, Hạ đa thổ, Thu đa tân, Đông đa hàm, Điều dĩ hoạt can" nghĩa là mùa xuân có vị chua lớn, mùa hè có vị đắng lớn, mùa thu có vị cay lớn, mùa đông có vị mặn lớn, phải dùng kết hợp các thức ăn có tính "đối lập" để làm nhạt và pha loãng các vị trên, sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Nguyễn Hồng
(Theo tài liệu của Bộ Y tế)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Thực phẩm trong dịp Tết: Nhiều nguy cơ mất an toàn (https://www.meo.vn/thuc-pham-trong-dip-tet-nhieu-nguy-co-mat-an-toan.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.