Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
1. RIFAMPICIN + PYRAZINAMIDE CÓ ĐỘC TÍNH VỚI GAN HƠN ISONIAZID (HOA KỲ)
Mặc dầu điều trị bệnh lao tiềm tàng với qui trình 2 tháng dùng rifampicin + pyrazinamide có làm tăng nguy cơ độc hại với gan gấp 3 lần quy trình 6 tháng chỉ uống isoniazid, nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ độc tính nghiêm trọng với gan, nhờ theo dõi chặt chẽ.
Trong các năm 1999 – 2001, theo dõi 224 bệnh nhân bắt đầu qui trình điều trị 2 tháng với pyrazinamid mỗi ngày 15mg/kg + rifampicin mỗi ngày 10mg/kg hoặc quy trình 6 tháng isoniazid mỗi ngày 300mg. Chức năng gan được xét nghiệm ở mức cơ bản và sau đó định kỳ từng tháng. Người dùng rifampicin + pyrazinamide mà có độc với gan (SGPT > 160 đơn vị/lít) được loại trừ khỏi nghiên cứu.
Kết thúc điều trị ở 78/110 (71%) bệnh nhân trong nhóm rifampicin + pyrazinamide và ở 67/114 (59%) người thuộc nhóm isoniazid. Nói chung, số người có độc tính với gan là 14 (13%) ở nhóm rifampicin + pyrazinamide và là 5 (4%) ở nhóm isoniazid, phần lớn gặp độc tính sau khi khởi đầu dùng thuốc 2 – 4 tuần.
Độc tính nghiêm trọng với gan (SGPT > 1600 đơn vị/lít) gặp ở hai người (5%) trong số 43 người đầu tiên dùng rifampicin + pyrazinamide. Trong số 67 bệnh nhân còn lại (uống rifampicin + pyrazinamide) không thấy có độc tính nghiêm trọng với gan.
(Theo Reactions Weekly; số 941; 08/03/2003)
2. IBUPROFEN LÀM TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC ỨC CHẾ MEN CHUYỂN (HOA KỲ)
Iburofen làm tăng rõ rệt huyết áp ở bệnh nhân đã được ổn định huyết áp bằng thuốc ức chế men chuyển; trái lại, celecoxib hoặc nabumetone không có tác dụng ngoại ý này.
Trong nghiên cứu đa trung tâm, chọn ngẫu nhiên, có kiểm soát với placebo trên tổng cộng 359 bệnh nhân (tuổi trung bình bằng 54) đang dùng thuốc ức chế men chuyển, chia ra nhóm nabumetone (n=91; mỗi lần 1000mg, ngày hai lần), nhóm celecoxib (Celebrex; n = 87; mỗi lần 200mg, ngày 2 lần), nhóm ibuprofen (n = 90; mỗi lần 800mg, ngày 3 lần) và nhóm placebo (n = 91). Với mỗi thuốc dùng 4 tuần liền.
So sánh với placebo thì ibuprofen làm tăng rõ rệt huyết áp tâm thu và tâm trương nhưng nabumetone và celecoxib làm tăng huyết áp không đáng kể và không khác biệt so với nhóm placebo.
Nếu nhận xét về tỷ lệ số bệnh nhân có tăng huyết áp tâm thu có ý nghĩa lâm sàng thì thấy rõ rệt nhất ở nhóm ibuprofen (16,7%), còn ở nhóm nabumetone (5,5%) hoặc ở nhóm celecoxib (4,6%) thì tỷ lệ này khác biệt không đáng kể so với nhóm placebo (1,1%).
Các tác giả khuyên nên theo dõi chặt chẽ huyết áp ở bệnh nhân dùng phối hợp thuốc hạ áp và thuốc chống viêm không steroid và nên chọn nabumetone hoặc celecoxib và tránh phối hợp với ibuprofen, làm như vậy sẽ giảm thiểu sự tăng huyết áp.
(Theo Am.Jhypert; 135 – 139; 02/2003)
3. CẶN MEDROXYPROGESTERONE LÀM MẤT TÁC DỤNG NGỪA THAI (AUSTRALIA)
Australia nhận được 27 báo cáo phụ nữ vẫn thụ thai, mặc dầu đã dùng thuốc ngừa thai là dạng kết tủa Medroxyprogesterone.
Trong 10 trường hợp, phụ nữ thụ thai sau khi dùng thuốc ngừa thai này 2 –10 tuần. Có nghi vấn do tương tác medroxyprogesterone – carbamazepine trong hai trường hợp, còn trong 9 người khác thì tiêm thuốc ngừa thai quá chậm hoặc ở thời điểm giới hạn.
Cảnh báo người kê đơn và nhân viên y tế cần tránh những tình huống sau đây để tránh sự mất hiệu lực của thuốc ngừa thai: chọn thời điểm tiêm không đúng, không hoà tan kỹ lưỡng các vi tinh thể trước khi tiêm, không tiêm hết cả liều, kỹ thuật tiêm sai lầm, tiêm không đúng loại thuốc có chất lượng.
(Theo Australian ADR Bullentin; 22: 10-11; 6/2003)
4. DEXAMETHASONE LÀM GIẢM NGUY CƠ HUYẾT KHỐI MẠCH SO VỚI PREDNISONE (CHLB ĐỨC)
Dùng dexamethasone thay prednisone làm giảm rõ rệt sự khởi đầu của huyết khối tắc mạch ở trẻ em bị bệnh bạch cầu nguyên limphô bào.
Nghiên cứu tổng cộng 280 trẻ dùng prednison và 56 trẻ dùng dexamethasone, kết quả thấy có 29 trẻ (10,4%) ở nhóm prednisone gặp tai biến về triệu chứng mạch máu, còn ở nhóm dexamethasone chỉ có một bệnh nhân (1,8%) các yếu tố nguy cơ có ở 24/29 huyết khối ở nhóm prednisone, trong khi ở nhóm dexamethasone chỉ có 1 trẻ bị huyết khối.
(Theo Blood; 101: 2529 – 2533;01/04/2003)
5. TÍCH LUỸ DỊCH KHI DÙNG NHÓM THUỐC THIAZOLIĐINEION KHÔNG CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA BỆNH TIM (HOA KỲ)
Nhóm thiazolidinedion gồm pioglitazone (Avandia) dùng điều trị tiểu đường týp II. Các tác giả đã nghiên cứu về tần số và đặc điểm của sự tích luỹ dịch.
Ở bệnh nhân có bệnh tim mạn tính và tiểu đường týp II. Tổng cộng có 19/111 bệnh nhân bị tích luỹ dịch, trong số đó có 9 người có phối hợp với insulin.
Không có chứng cớ có sự phối hợp giữa tích luỹ dịch với độ nghiêm trọng của bệnh tim khi bệnh nhân dùng thiazolidinedion.
(Theo Am.College Cardiol; 41; 1394-1398; 16/4/2003)
6. ĐỀ KHÁNG VỚI ASPIRIN LÀM TĂNG NGUY CƠ CÁC HIỆN TƯỢNG MẠCH MÁU NGHIÊM TRỌNG Ở BỆNH NHÂN CÓ TIM MẠCH ỔN ĐỊNH (HOA KỲ)
Điều tra trên 326 bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch uống mỗi ngày 325 mg aspirin dùng trong >= 7 ngày và theo dõi trung bình trong 679 ngày. 4/17 (24%) bệnh nhân có đề kháng với aspirin và bị tử vong, nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não so với 30/309 (10%) bệnh nhân nhạy cảm với aspirin.
Sau khi phân tích, thấy sự đề kháng aspirin là sự tiên đoán độc lập cho tử vong, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
(Theo Am.College Cardiol; 41: 961-965; 19/3/2003)
7. KHÔNG CÓ TĂNG NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TÍNH VỚI THUỐC ỨC CHẾ CHỌN LỌC COX2 (CANADA)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), loại ức chế chọn lọc COX2 như celecoxib (Clelebrex) và rofecoxib (Vioxx) không có vẻ làm tăng rõ rệt nguy cơ ngắn ngày về nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân cao tuổi trước đây chưa dùng NSAID. Ngay cả naproxen hoặc các NSAID không chọn lọc COX2 khác cũng không có tác dụng bảo vệ tim.
Từ 01/4/1998 đến 31/3/2001 đã điều trị các bệnh nhân cao tuổi (>= 66 tuổi) dùng celecoxib (n = 15.271), hoặc rofecoxib (n = 12.156), naproxen (n=5.669), các NSAID không phải naproxen và không chọn lọc COX2 (n=33.868) so với nhóm chứng không dùng NSAID (n=100.000).
So với nhóm chứng không dùng NSAID, thấy không có khác biệt về nguy cơ nhồi máu cơ tim giữa những người dùng celecoxib, refecoxib, naproxen hoặc dùng NSAID không phải naproxen.
Các tác giả cho thấy từ điều tra trên, đã giảm bớt lo lắng về sự tăng gây nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp do celecoxib và rofecoxib nhưng còn phải nghiên cứu tiếp về nhận định của các tác giả khác về lợi ích bảo vệ tim của naproxen.
(Theo Arch.Int. Medicine; 163:481-486; 24/02/2003)
8. NGUY CƠ UNG THƯ VÚ TUỲ THEO CHẾ ĐỘ DÙNG TRỊ LIỆU HOCMÔN THAY THẾ (HRT) (HOA KỲ)
Có 3 chế độ dùng HRT:
Phối hợp HRT (dùng progestin + estrogen trong từng chế độ)
HRT liên tiếp (estrogen phối hợp với 5-14 ngày mỗi tháng progestin)
Phối hợp liên tục HRT (estrogen phối hợp với 25 – 31 ngày mỗi tháng progestin)
Điều tra đa trung tâm trên 1870 phụ nữ mãn kinh được chẩn đoán ung thư vú so với nhóm chứng 1953 người được hỏi về cách dùng HRT.
So với nhóm người chưa hề dùng HRT, thì ở nhóm 3 (phối hợp liên tục HRT) rõ ràng có tăng nguy cơ ung thư vú. Trái lại, không thấy các chế độ khác (nhóm 1 + 2) hoặc chỉ thay thế có estrogen làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ngay ở nhóm 3, nếu dùng chế độ ngắn ngày cũng không gây tăng nguy cơ, mà chỉ thấy ở người áp dụng chế độ này kéo dài >=5 năm.
Các tác giả khuyến cáo nên hạn chế chế độ nhóm 3 (phối hợp liên tục HRT) trong ít ngày dùng để điều trị các triệu chứng mãn kinh và không nên dùng kéo dài.
Thông tin Dược Lâm sàng số 3/2004
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Thông báo về phản ứng có hại (ADR) của thuốc (https://www.meo.vn/thong-bao-ve-phan-ung-co-hai-adr-cua-thuoc.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.