Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Một phương pháp chữa dị ứng hiệu quả hiện đang được áp dụng thành công tại BV Tai Mũi Họng TƯ mở nhiều cơ hội cho bệnh nhân.
Bệnh về mắt lại đến… BV Tai Mũi Họng
Đã gần một năm nay, đều đặn 6 giờ sáng thứ Hai hàng tuần, chị Nguyễn Thị Yến, ở Tây Đô, Hưng Hà, Thái Bình lại tay đùm tay nải dắt con trai Vũ Đức Khôi (6 tuổi) vượt 120 cây số lên Hà Nội để điều trị bệnh viêm kết mạc. Chị Yến cho biết, đầu năm 2010, cháu Khôi bị ngứa mắt không rõ nguyên nhân, liên tục phải dụi, mạch máu ở mắt nổi chằng chịt, hai mắt sưng mọng. Một thời gian ngắn sau, cháu bị ngứa cả người mà không phải là do dị ứng thực phẩm hay hóa chất. Cháu Khôi được các bác sỹ chẩn đoán là bị dị ứng thời tiết.
Ngồi ở phòng chờ Khoa Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, BV Tai Mũi Họng TƯ cùng với mẹ con chị Yến, còn có gần chục trường hợp tương tự. Các bệnh nhân bị ngứa ở mắt, đi khám ở các bệnh chuyên khoa. Tuy nhiên, tất cả đều được giới thiệu, chỉ định, chuyển về đây.
Theo y tá Đỗ Thị Bích Lan, bệnh nhân của Khoa đến từ khắp nơi trong cả nước, từ các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, đến các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh… Thực tế, mỗi bệnh nhân chỉ mất vài phút cho mỗi lần khám và điều trị nhưng công sức đi lại thì khá vất vả. Những trường hợp ngoại tỉnh ở xa như mẹ con chị Yến phải dành trọn một ngày đi về. Nhiều trường hợp ở xa hơn phải bắt tàu từ đêm hôm trước để sáng hôm sau có mặt tại bệnh viện.
Điều trị bằng tiêm giảm mẫn cảm
BS Nguyễn Thị Thu Thủy, người chỉ định các phác đồ điều trị tại BV này cho biết, bệnh nhân bị dị ứng thời tiết thuộc đủ các thành phần, nghề nghiệp, tuổi tác. Nguyên nhân có thể do di truyền, nhưng cơ bản vẫn là do sự thay đổi thời tiết dưới tác nhân ô nhiễm môi trường. Con người ngày càng nhạy cảm với những tác nhân gây dị ứng như khói bụi, nấm mốc, lông động vật… Do vậy, mỗi người, mỗi gia đình cần phải tự chuẩn bị cho mình cách bảo vệ bản thân hữu hiệu trước những biến động ngày càng lớn của thời tiết.
TS.BS Võ Thanh Quang, Giám đốc BV Tai Mũi Họng TƯ cho biết: Dị ứng là phản ứng của cơ thể với một hoặc nhiều chất lạ ở bên ngoài tác động vào. Ngoại trừ dị ứng đường tiêu hóa, đối với các loại dị ứng khác, BV Tai Mũi Họng TƯ đã ứng dụng thành tựu của y học thế giới, nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai thành công phác đồ điều trị bằng tiêm giảm mẫn cảm đặc hiệu trong hơn 10 năm qua.
Điều trị bằng tiêm giảm mẫn cảm trung bình kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm vì cơ thể cần được kích thích đủ để sản xuất và duy trì kháng thể chống dị ứng. Trong 6 – 12 tuần đầu, bệnh nhân sẽ được tiêm 2 lần/ tuần, tiếp theo là 1 lần/ tuần, rồi 2 tuần/ lần, 3 tuần/ lần, 4 tuần/ lần… Cứ như vậy, khoảng cách giữa mỗi lần tiêm sẽ dãn dần ra.
Thực tế cho thấy, khá nhiều bệnh nhân điều trị lần đầu từ 3- 6 tháng hiệu quả đỡ đến 80 – 90%. Tuy nhiên, do dị ứng thời tiết là căn bệnh chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường nên bệnh nhân cần tiêm nhắc lại cứ sau 6 tháng hoặc một năm. Nếu ngừng tiêm hoàn toàn thì bệnh có nguy cơ tái phát, quá trình tiêm sau này sẽ mất thời gian hơn trước.
Anh Hà Linh (30 tuổi), giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền kể lại hành trình chữa bệnh tại BV Tai Mũi Họng TƯ: “Tôi bị dị ứng khoảng 5 năm nay. Cơ thể cảm thấy rất khó chịu khi thời tiết thay đổi, không chỉ là thời gian chuyển mùa mà ngay cả những biến động thời tiết trong ngày đôi khi cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Mọi loại thuốc dùng đều không triệt để.
Lúc đầu, nói đến tiêm cũng thấy ngại, lại còn tiêm vào lưng, nhưng chỉ khoảng hơn 2 tháng tiêm đều đặn là thấy tình hình tiến triển hẳn. Bây giờ, cứ mỗi khi bước vào giai đoạn chuyển mùa, hoặc trước khi đi công tác xa, tôi lại đi tiêm nhắc lại cho yên tâm”.
Có 3 cách điều trị bệnh dị ứng
Cách 1: Tránh tiếp xúc với dị nguyên áp dụng với dị ứng đường tiêu hóa (không ăn các loại thức ăn gây dị ứng). Với các loại dị ứng còn lại sẽ khó áp dụng (phải thay đổi môi trường vùng ở, ra nước ngoài…).
Cách 2: Tiêm giảm mẫn cảm đặc hiệu. Sau khi kiểm tra để biết bạn bị dị ứng với chất gì, bác sĩ sẽ tiêm chính chất đó vào cơ thể bạn với nồng độ rất nhỏ và tăng dần lên để kích thích tạo ra một loại kháng thể chống lại hiện tượng dị ứng.
Cách 3: Dùng thuốc chống dị ứng. Khi dùng thuốc sẽ có ưu điểm là khỏi nhanh ngay lúc đó, nhưng về lâu dài bạn sẽ phải dùng thuốc mãi và bệnh có xu hướng nặng dần lên nếu không được điều trị đầy đủ. Đây là cách chữa vào “ngọn” của bệnh, thường áp dụng kết hợp với cách 2 hoặc khi chưa có điều kiện tiêm ngay.
giadinh.net
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Thoát khỏi dị ứng (https://www.meo.vn/thoat-khoi-di-ung.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.