Thiếu máu ở tuổi ăn dặm

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Thiếu máu có thể xảy ra ở bé tuổi ăn dặm. Nguyên nhân thường gặp là do thiếu sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Sắt là một chất giúp nuôi dưỡng các tế bào hồng cầu của cơ thể, tạo ra hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Các bé trước tuổi ăn dặm (dưới 6 tháng) thường có lượng sắt lớn dự trữ trong cơ thể và nhận đủ sắt qua sữa mẹ.

Khi bước vào tuổi ăn dặm (6 tháng tuổi), bé bắt đầu ti mẹ và bú bình ít đi, đồng nghĩa với việc có thể bị thiếu máu do thiếu sắt từ thức ăn dặm.

Điều cha mẹ nên làm

Dấu hiệu thiếu máu thường khó nhận biết. Bé trông xanh xao, móng tay, móng chân có màu tối, bé thiếu hoạt bát. Hoặc đôi khi bé không có bất kỳ triệu chứng nào.

Bác sĩ nhi có thể kiểm tra thiếu máu cho bé thông qua những buổi khám sức khỏe ở bé. Thường giai đoạn 9-11 tháng, bé cần được kiểm tra hàm lượng hemoglobin bằng xét nghiệm máu.

Nếu bác sĩ khẳng định bé bị thiếu máu, bạn nên tăng cường hàm lượng sắt trong dinh dưỡng của bé bằng các thực phẩm như thịt đỏ, bột ăn dặm bổ sung sắt, đậu đỗ… Đồng thời, nên cho bé ăn thêm rau quả giàu vitamin C như nước ép cam vì vitamin C thúc đẩy cơ thể hấp thu sắt.

Thuốc bổ sung sắt cho bé cũng có thể được bác sĩ chỉ định.

 (Theo TN)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Thiếu máu ở tuổi ăn dặm (https://www.meo.vn/thieu-mau-o-tuoi-an-dam.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *