Lưu trữ cho từ khóa: y học cổ truyền

Trị gãy xương bằng phương pháp y học cổ truyền

Gãy xương là xương bị đứt đoạn, gãy lìa, có khi bị giập nát… do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động gây ra. Ở người già bị loãng xương chỉ một lần ngã nhẹ cũng có thể làm gãy xương hoặc rạn nứt xương. Các trường hợp gãy xương đơn giản, gãy kín, ít di lệch có thể nắn, sửa lại về tư thế sinh lí rồi bó thuốc y học cổ truyền.

Nguyên tắc trị gãy xương bằng phương pháp y học cổ truyền là kết hợp  giữa động và tĩnh (cố định tại chỗ, vận động sớm) thuốc đắp tại chỗ và thuốc uống toàn thân nâng cao thể trạng tăng lưu thông khí huyết, thúc đẩy liền xương sớm.

Nắn, sửa và cố định:

Nắn, sửa: Tùy theo vị trí xương gãy, vận dụng các thao tác ấn, nắn, kéo để hồi phục vị trí sinh lí của xương.

Cố định: Dùng nẹp tre hay nẹp gỗ, đối với trẻ em có thể dùng mo cau, cố định tại chỗ không quá hai khớp, mỗi tuần bó lại một lần. Khi cố định cần xem màu sắc da có bị loét tại chỗ không, có bị di lệch không.

Chống chỉ định: Phương pháp chữa gãy xương của y học cổ truyền tuy có ưu điểm là: Điều trị toàn diện, chi phí ít tốn kém, bệnh nhân thoải mái hơn, thời gian liền xương và bất động ngắn nhưng có những chống chỉ định cần lưu ý là: Gãy xương hở, đứt mạch máu; gãy xương khớp; mất đoạn xương; giập nát xương.

Các trường hợp trên đây nên đưa đến bệnh viện tây y.

tri-gay-xuong-bang-phuong-phap-y-hoc-co-truyen

Bài thuốc

Uống trong: Cốt chiết nội phục phương: Đương quy 16g; Cốt toái bổ, Xuyên tục đoạn; Xuyên gia bì mỗi thứ 12g; Hải đồng 0,8g; Tam thất, Nhũ hương, Một dược, Huyết kiệt; Tự nhiên đồng mỗi thứ 0,4g.

Cách dùng: Dùng 2 lít rượu sắc thuốc còn 2 chén uống nhiều lần, hoặc dùng rượu thuốc này nấu với gà giò, nhưng cũng chỉ uống rượu. Rượu uống say càng tốt.

Công dụng: Làm thông huyết và giúp sinh chất xương.

Bó ngoài: Cốt chiết ngoại sát thương: Sanh mã tiền 12g; Sanh thảo ô, Một dược, Quế khâu, Nhũ hương, Tế tân, Cam toại, Đại hoàng, Sanh xuyên ô, Sanh nam tinh, Cam thảo mỗi thứvị 0,8g; Đinh hương, Xích thược, Long não, Băng phiến mỗi thứ 0,4g;

Cách dùng: Các vị tán mạt hòa giấm hay rượu xào ấm bó nơi gãy xương.

Công dụng: Làm thông huyết và giúp sinh chất xương; 24 giờ thay băng một lần

Lương y, Võ sư Nguyễn Tấn Xuân

Theo Nguoicaotuoi.org.vn

Trị mụn trứng cá theo y học cổ truyền

Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
Nhiều chị em có thói quen thoa kem chống nắng hoặc một số mỹ phẩm không cẩn thận có thể làm tắc lỗ chân lông làm mụn trứng cá nặng lên.
Y học cổ truyền cho rằng mụn trứng cá phần lớn do phong nhiệt nung nấu, kết tụ ở phế kinh, phát ra ở mặt mũi; Hoặc do ăn quá nhiều chất cay nóng, dầu mỡ sinh ra thấp nhiệt, tràng vị không giáng được mà lại nghịch lên; Hoặc do Tỳ vận hóa kém, thấp ngưng kết lâu ngày hóa đàm hóa nhiệt ngưng trệ ở bì phu. Đặc biệt ở tuổi dậy thì nhiệt thịnh, hợp với đàm, nhiệt độc uất kết ở bì phu gây nên bệnh.
tri-mun-trung-ca-theo-y-hoc-co-truyen
Kim ngân hoa.

Y học cổ truyền chia mụn trứng cá theo các thể:

Thể phế kinh phong nhiệt

Biểu hiện của bệnh thường là mụn trứng cá nóng, đỏ, hoặc sưng đau, có mụn mủ, hơi ngứa, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch tế sác hoặc phù sác.
Điều trị theo phương pháp sơ phong tuyên phế, thanh nhiệt giải độc.
Bài thuốc tỳ bà thanh phế ẩm, thành phần gồm tỳ bà diệp 12g, đảng sâm 12g, hoàng liên 6g, tang bạch bì 12g, hoàng bá 6g, cam thảo 06g.

Thể trường vị thấp nhiệt

Bệnh thường có biểu hiện: da trơn nhầy, nổi sẩn có mụn mủ kèm táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.
Phương pháp điều trị: thanh trường hóa thấp, thông phủ tiết nhiệt.
Bài thuốc nhân trần cao thang gia giảm. Thành phần gồm xa tiền 12g, xích thược 10g, chi tử 10g, hoàng cầm 10g, hoàng bá 10g, đại hoàng 4g, cam thảo 6g.

Thể tỳ hư không kiện vận

Bệnh có biểu hiện: kéo dài, sắc da xám, kém tươi nhuận, bệnh tái phát nhiều lần, có cục hoặc bọc mủ, mệt mỏi, chán ăn, đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch nhu hoạt.
Điều trị theo phương pháp kiện tỳ hóa thấp. Bài thuốc sâm linh bạch truật tán. Thành phần gồm có đảng sâm 12g, hoài sơn 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, liên nhục 10g, ý dĩ 12g, sa nhân 8g, bạch biển đậu 8g, cát cánh 8g.

Thể can uất huyết ứ

Thường có biểu hiện: người hay bực tức dễ nổi nóng, có nhiều loại mụn kết lại thành đám hoặc những vết sẹo hay vết thâm sau khi hết mụn, lưỡi thâm, rêu mỏng, mạch hoạt sác hoặc huyền sác.
Phương pháp điều trị hoạt huyết hóa ứ, sơ can giải uất. Thường dùng bài thuốc tứ vật đào hồng gia giảm. Thành phần gồm có thục địa 12g, xích thược 12g, đương quy 12g, xuyên khung 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 8g, đan bì 12g, uất kim 10g, chi tử 10g, sài hồ 12g.

Ngoài thuốc uống có thể kết hợp các phương pháp dùng ngoài đơn giản như:

- Kim ngân, liên kiều, bồ công anh mỗi vị 30g sắc lấy nước dùng xoa rửa tại chỗ ngày 3-4 lần.
- Đại hoàng, hoàng bá, hoàng cầm mỗi thứ 50g (tán bột), lưu huỳnh 15g (hòa tan bằng cồn 75 độ) hòa vào 500 ml nước sôi để nguội dùng xoa tại chỗ ngày 3-4 lần.
- Đại hoàng, lưu huỳnh hai thứ bằng nhau. Hai thứ thuốc này tán mịn, sau đó hòa với nước dùng xoa tại chỗ ngày 2 lần.
- Lấy 100g lá chè xanh tươi, rửa sạch rồi để ráo, giã nát lấy nước cốt bôi lên vùng da nhiều mụn.
- Rửa mặt hàng ngày bằng nước chè xanh.

TS.BS. CKII. Dương Trọng Nghĩa

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Trị mụn trứng cá theo y học cổ truyền appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bài thuốc dân gian chữa khản tiếng, mất tiếng

Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản ảnh hưởng nhiều tới giao tiếp của người bệnh. Một giải pháp có khả năng mang lại hiệu quả cao đơn giản và an toàn là sử dụng các bài thuốc từ y học cổ truyền.

Viêm thanh quản thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…), người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi… Bệnh gây khản tiếng kéo dài khiến việc nói nhiều làm bạn chóng mệt, thậm chí mất tiếng.

(Ảnh do nhãn hàng Tiêu Khiết Thanh cung cấp)

Để điều trị bệnh viêm thanh quản và các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, bên cạnh những phương pháp hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc theo y học cổ truyền như:

- Lấy 100g giá đậu xanh sống, rửa sạch cho vào bát, bóp nát giá, sau đó đổ một lượng nước sôi vào bát, đậy nắp trong 15 phút rồi lọc lấy nước, uống từ 2 – 3 lần/ ngày.

- Lấy một lượng củ cải tươi vừa, bỏ vỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước, pha với một ít nước gừng tươi, uống hàng ngày.

Đặc biệt, vị thuốc quý từ thân rễ cây rẻ quạt (xạ can) cũng được dùng để chữa các bệnh về họng, ho nhiều đờm, khản tiếng. Người bệnh có thể dùng 3g – 6g rễ cây rẻ quạt mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc uống.

Ngày nay, để bệnh nhân có thể sử dụng thuận tiện hơn, rẻ quạt đã được dùng làm thành phần chính và phối hợp với các dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… và bào chế dưới dạng viên nén, tiện dụng mang tên thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm này giúp giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, ngăn chặn bệnh tái phát. Tiêu Khiết Khanh ra đời đã đi đầu trong sự lựa chọn cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, được đông đảo bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Để đạt được kết quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản tốt nhất, bên cạnh việc duy trì uống Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, bệnh nhân cần kiêng nói, không hút thuốc lá, nên uống đủ nước…

Tác dụng của Tiêu Khiết Thanh:

Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ 100% thảo dược, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như Viêm thanh quản, viêm amiđan, khản tiếng, mất tiếng; giảm sưng, giảm Viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói và không gây tác dụng phụ, kể cả khi dùng lâu dài. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên dùng Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày 2 lần, 2 – 3viên/lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 01 giờ, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 3 – 6 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

 
 
 

Bài thuốc dân gian chữa mẩn ngứa vùng âm hộ

Mẩn ngứa vùng âm hộ là bệnh ngoài da thường gặp ở phụ nữ. Sau đây là một số phương thuốc dân gian, cổ truyền theo hướng dẫn của lương y Như Tá và Quốc Trung.

Bài thuốc dân gian

Những trường hợp ở vùng quê xa xôi, theo kinh nghiệm dân gian có thể dùng một trong các bài thuốc sau: hoa kim ngân, kinh giới (mỗi thứ 5 gr), rau sam 10 gr, cho cả hai vào nồi nước, nấu khi nước gần đặc, bỏ bã, lấy nước chia 3 lần dùng trong ngày, trước mỗi bữa ăn. Dùng độ 5 ngày liền như vậy. Cùng đó phối hợp thêm cách dùng ngoài: ngải cứu khô 20 gr cho vào nồi cùng 300 ml nước, nấu lửa nhỏ đến khi sôi. Dùng nước này đem xông để lấy hơi nóng lan tỏa vào vùng ngứa. Xông đến khi nước chỉ còn âm ấm, thì đem nước này rửa kỹ vùng bị ngứa, ngày rửa 1-2 lần, làm liền trong 5 ngày.

Hoặc dùng ích mẫu 5 gr, kinh giới 3 gr, thổ phục linh 5 gr. Cũng nấu lấy nước và dùng như bài nói trên, và phối hợp cách dùng ngoài: lá diếp cá 120 gr nấu lấy nước xông, rửa vùng ngứa cũng như cách làm ở trên. Hoặc một kinh nghiệm dân gian khác là, dùng lá khổ sâm 50 gr đem sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 gr trước khi ăn. Phối hợp dùng bên ngoài: 30 gr toàn thân cây bóng nước rửa sạch, để lên một miếng ngói sạch, khô, đặt miếng ngói lên than hồng, khi cây bóng nước bốc khói thì đem xông khói vào chỗ ngứa, thời gian xông khoảng 5-10 phút, sau đó cho thân cây bóng nước vào nước sôi, khuấy đều, dùng rửa chỗ ngứa, ngày 1-2 lần.

bai-thuoc-dan-gian-chua-man-ngua-vung-am-ho

Kinh giới – Ảnh: thái nguyên

bai-thuoc-dan-gian-chua-man-ngua-vung-am-ho

Rau sâm – Ảnh: Shutterstock

bai-thuoc-dan-gian-chua-man-ngua-vung-am-ho

Ngải cứu – Ảnh: Hạ huy

Phương thuốc cổ truyền

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân của bệnh này phần nhiều do thấp nhiệt sinh trùng, thuộc can kinh sinh ra, và được chia ra làm 2 dạng:

- Can kinh thấp nhiệt: âm hộ ra nước, đau nhức, cổ khô, miệng đắng, ngực tức sườn đau, bồn chồn nóng nảy, đại tiện bí kết, tiểu tiện vàng đỏ, són, không thông suốt. Trường hợp này có thể dùng bài thuốc gồm các vị: tỳ giải, hoàng bá, thương truật, xích linh, đan bì, hoạt thạch (mỗi loại 10 gr), ý dĩ 12 gr, trạch tả 12 gr, thông thảo 6 gr, tri mẫu 8 gr. Sắc (nấu) uống ngày 1 thang, uống 10 ngày liền. Chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.

- Can kinh uất nhiệt: âm hộ ngứa ngáy không chịu được, cơ thể gầy yếu, nóng trong người, ít ngủ, đại tiện táo, tiểu tiện hơi vàng, không thông. Trường hợp này có thể dùng bài thuốc gồm các vị: thược dược, bạch truật (mỗi loại 12 gr), đương quy, phục linh (mỗi loại 10 gr), sài hồ, đan bì, chi tử (mỗi loại 8 gr), cam thảo chích 6 gr. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Khi đang gặp tình trạng này, trong ăn uống cần tránh các thức ăn cay nóng, có tính kích thích như tiêu, ớt, hành, gừng, tỏi…

(Theo Thanhnien)

Hy vọng cho người bệnh run chân tay

Run là một vận động cơ không chủ ý của một hay nhiều phần cơ thể xảy ra khi không bị tác động của môi trường, cảm xúc được coi là bệnh và cần điều trị sớm để phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân chính gây run là sự suy giảm chức năng (tiếp nhận, xử lý, dẫn truyền thông tin) của hệ thần kinh vận động – điều tiết hoạt động của cơ xương trong các bệnh Parkinson (thoái hóa tế bào nhân xám); hội chứng Parkinson (tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, viêm não, thuốc và một số bệnh); rối loạn thần kinh thực vật; run vô căn hoặc lão hóa, thoái hóa não ở người cao tuổi.

Việc điều trị chứng run hiện gặp nhiều khó khăn do khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời không có thuốc đặc hiệu cho mọi chứng run. Có một số ít thuốc từ hóa dược đáp ứng với điều trị như các chất dẫn truyền thần kinh trong điều trị run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson. Tuy nhiên, người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời và việc điều trị mới dừng ở triệu chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy acid alpha –lipoic, l-carnitin, magiê được sử dụng trong điều trị giúp tăng cường sự nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh sẽ giảm quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thần kinh, cho kết quả khả quan.

Quan điểm của y học cổ truyền về nguyên nhân gây nên chứng run là do ảnh hưởng của tuổi tác, do can huyết và thận âm bị suy yếu. Từ đó làm cho huyết kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Vì thế các bài thuốc đông y sử dụng cho chứng run, rung giật không thể thiếu câu đằng, thiên ma để trị triệu chứng. Đồng thời sự có mặt của một số vị dược liệu như hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sự nuôi dưỡng hệ thần kinh, để tác động vào một phần vào nguyên nhân sinh bệnh. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị chứng run để tận dụng tối đa lợi thế của hai phương pháp là xu hướng được nhiều thầy thuốc và người bệnh lựa chọn.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc điều trị (Ảnh do nhãn hàng Vương Lão Kiện cung cấp)

Thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện chứa các thảo dược câu đằng, thiên ma, hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung và các hoạt chất acid alpha -lipoic, l-carnitin, magiê. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại với ưu điểm nổi bật là giúp giảm dần các chứng run do mọi nguyên nhân như: run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson, run sau tai biến mạch não, run ở người cao tuổi, rối loạn thần kinh thực vật,… đồng thời giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm an toàn, thích hợp để sử dụng lâu dài. Đây là hy vọng mới cho những người không may mắc bệnh cũng như những người có nguy cơ cao bị chứng run.

Ds. Lê Việt Ánh

Tư vấn: 0906.268.403 – 04.3775.9866

Website: dongtay.net.vn

Trị tiêu chảy theo kinh nghiệm dân gian

Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh: Người bệnh thấy đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu.

Nếu diễn tiến bệnh tiêu chảy không quá trầm trọng, không bị mất nước, không bội nhiễm một số bệnh khác cùng lúc thì có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản theo kinh nghiệm cổ truyền. Khi bị tiêu chảy có thể dùng:

- Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.

- Nụ sim (thu hái khi còn chưa nở), liều lượng khoảng nửa chén sắc uống.

- Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã.

- Dùng vỏ măng cụt sắc với nước đặc uống.

Có thể chữa tiêu chảy bằng các kinh nghiệm cổ truyền

Tiêu chảy do hàn thấp: Thường người bệnh thấy đau bụng lâm râm, đi ngoài loãng kèm nước trong, mệt mỏi không muốn ăn, uống, rêu lưỡi nhạt trắng: dùng 40g củ riềng tươi thái lát mỏng; 80g vỏ bóc từ thân cây ổi đem sao qua rồi sắc đặc cả 2 vị trên. Uống nhiều lần trong ngày thay nước chè rất tốt

Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh: Người bệnh thấy đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân thường lỏng: lấy 5 lát gừng, 6g tía tô, củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g. Đổ 2 bát nước (bát ăn cơm) sao còn 1 bát, uống lúc còn nóng.

Tiêu chảy do thấp nhiệt: Người mắc bệnh này khi thấy đau bụng là phải đi ngoài ngay, phân có sắc vàng, mùi hôi thối, đi tiểu ít và nước tiểu có màu đỏ, khát nước nhiều, rêu lưỡi vàng. Bệnh thường gặp vào mùa hè, thu. Lấy 20g lá và bông mã đề, 40g nõn dứa (khóm, thơm) lấy đoạn trắng ở lá non của cây dứa ăn quả. Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm ít muối. Đổ 1 bát nước sôi vào hỗn hợp thuốc, để độ nửa giờ xong gạn lấy nước uống.

Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Người bệnh tinh thần mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn: dùng 16g vỏ quýt, 16g gừng khô, 100g gạo cũ rang cháy sắc đặc chia uống dần.

(Theo Báo Đất Việt)

Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp

Đối với những người bị bệnh cao huyết áp, đậu phụ không chỉ là thức ăn lý tưởng mà còn là một vị thuốc để chữa bệnh…

Đậu phụ chữa cao huyết áp

Theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào ba kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham.

Theo nghiên cứu hiện đại, đậu phụ không những giàu chất đạm với hệ số hấp thu cao mà còn chứa nhiều axit amin, các nguyên tố vi lượng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bởi thế, các nhà dinh dưỡng học gọi đậu phụ là “thịt thực vật”.

Hơn nữa, do không chứa cholesterol, thậm chí còn có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipit máu, đậu phụ quả thực là một trong những thực phẩm lý tưởng đối với những người bị cao huyết áp nói riêng và các bệnh tim mạch nói chung.

Bài 1: Đậu phụ 100g, mộc nhĩ đen 15g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và  gia vị vừa đủ.

Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và rửa sạch. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành gừng cho thơm, tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước rồi cho mộc nhĩ và gia vị cho vừa rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: ích khí hoà trung, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng tuần hoàn động mạch vành.

Bài 2: Cua 500g, đậu phụ 200g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị  vừa đủ.

Cua rửa sạch, bỏ mai, giã nát lọc lấy nước cốt; Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành và gừng cho thơm rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.

Công dụng: thanh nhiệt hoạt huyết, dùng thích hợp cho những người béo bệu, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương.

Bài 3: Đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, cải canh 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.

Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn; Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh tay, chế thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi, tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế đủ gia vị, vặn nhỏ lửa nấu cho chín rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, dùng thích hợp cho những người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu.

Bài 4: Đậu phụ 200g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100g, tỏi 25g, tôm nõn khô 25g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ.

Đậu phụ xắt miếng, nấm rửa sạch thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi  nước dùng đun sôi vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.

Công dụng: bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipit máu và các bệnh lý ung thư.

Theo ThS Xuân Mai / Bee

Điều trị trĩ bằng y học cổ truyền

“Tôi bị bệnh trĩ nội nhẹ, hậu môn thường sa xuống, nóng nhiệt, đã uống thuốc trị giun kim nhưng không khỏi. Xin bác sĩ cho biết Đông y có bài thuốc nào điều trị bệnh trĩ hiệu quả không?”.

Trả lời:

Nếu bạn bị trĩ mà lại uống thuốc trị giun kim thì không khỏi bệnh là kết quả tất nhiên.

Theo Đông y, táo bón là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ ra máu, lòi dom, sa trực tràng. Niêm mạc ở hậu môn và ở ranh giới hậu môn – trực tràng (nơi có nhiều mạch máu nhỏ) bị nứt rạn. Mạch máu giãn ra, sa xuống, bị nhiễm trùng, gây đau khi đại tiện (các lương y gọi là trùng trĩ – trĩ bị nhiễm trùng). Xin giới thiệu với bạn 2 bài thuốc:

- Bài thuốc trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh: Lấy hoa hòe, kinh giới, chỉ xác, lá ngải cứu, bột phèn chua, nấu lên để xông.

- Bài thuốc dân gian: Lá và cuống hà thủ ô 300 g, nấu sôi, để ấm, lấy khăn sạch nhúng nước đắp lên chỗ đau, làm đi làm lại nhiều lần sẽ có kết quả.

Hoặc: Trái sung già, chín rửa sạch, mỗi ngày ăn 5-10 trái, ăn liên tục nhiều ngày sẽ có hiệu quả. Có thể lấy lá sung nấu nước ngâm hậu môn ngày 1-2 lần.

BS Nguyễn Văn DươngSức Khoẻ & Đời Sống

Ăn ổi chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20 – 45% dân số. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như điều trị nội khoa, châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ hay phẫu thuật…

Nay xin giới thiệu một bài thuốc kinh nghiệm trị trĩ từ trái ổi của đồng bào dân tộc Mường để bạn đọc tham khảo khi cần thiết.Ổi chín tới to vừa phải cạo hết vỏ và bỏ lõi mỗi ngày ăn 3 quả, ăn liên tục 10 – 20 ngày sẽ có kết quả tốt.

Ổi chín tới to vừa phải cạo hết vỏ và bỏ lõi mỗi ngày ăn 3 quả, ăn liên tục 10 - 20 ngày sẽ có kết quả tốt.

Trĩ ngoại (búi trĩ tĩnh mạch ở dưới cơ thắt hậu môn và trồi ra ngoài, nhìn thấy bằng mắt thường): Ngoài ăn như trên hằng ngày lấy một lượng vừa đủ lá ổi tươi sắc kỹ ngâm rửa hậu môn từ 20 – 30 ngày.

Tại sao quả ổi lại chữa được bệnh trĩ?

Theo y học cổ truyền, quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng săn se da niêm mạc, co mạch, sáp trường, chỉ tả, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương,

Thịt quả ổi có tác dụng nhuận tràng, kiện tỳ vị, ổi chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, kiện tỳ, trợ tiêu hóa, nhuận tràng, thường dùng trong các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại, ăn uống không tiêu, xuất huyết, đái tháo đường…

Dưới nhãn quan của y học hiện đại, trong 100g ổi có chứa: nước 80,6g, gluxit 17,3g, protein 1,0g, lipit 0,4g, tro 0,7g, các chất khoáng vi lượng: Ca 15mg, P 24mg, Fe 0,7mg, vitamin A 75microgam, vitamin B1 0,05mg, vitamin C 486mg.

Ngoài ra, ổi là một nguồn thực phẩm  ít calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols.

Hơn nữa, ổi còn có quercetin, một chất có tính chống oxy hoá cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm nhiễm mạn tính như suyễn, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lở loét, mụn nhọt, trĩ, tiểu đường…

Theo Lương y Chu Văn Tiến / BeeNet

Cá chạch – “Nhân sâm” dưới nước

Người xưa gọi cá chạch là “nhân sâm” dưới nước bởi bên cạnh giá trị dinh dưỡng nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại rất phong phú, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác. Trong 100g cá chạch có 16g đạm; 3,2g đường; 2g chất béo; các vitamin A, B1, B2, P và 17 axít amin dễ hấp thụ. Theo y học cổ truyền, cá chạch có vị ngọt, tính bình không độc, bổ khí huyết, cường dương, chống lão suy, trị ra mồ hôi trộm, tiêu khát, trĩ, tiểu tiện không thông, giải say rượu, chữa viêm gan mật, vàng da, tụy, bệnh ngoài da, mẩn ngứa; là thức ăn quý của người cao tuổi. Bài viết này xin giới thiệu một số món ăn – bài thuốc từ các chạch bổ khí huyết.

Cá chạch giàu dinh dưỡng là vị thuốc chữa nhiều bệnh.

- Cháo cá chạch dùng cho người cao tuổi, chống lão suy: cá chạch tươi 300-500g, gạo tẻ 300g. Cá chạch làm sạch, gạo vo để ráo. Cho gạo vào nồi, nước vừa đủ, nấu cháo, khi cháo sắp được thì cho cá chạch đã ướp và xào vào cháo, nấu tiếp một lúc nữa là được. Khi ăn cho gia vị và tiêu bột.

-Canh cá chạch tráng dương: 5 – 6 con cá chạch tươi sống loại vừa, làm sạch nhớt, bỏ ruột, đem rán mềm xương, rán mỡ hoặc dầu để khử tanh, thêm 300ml rượu trắng hoặc 600ml nước, vài lát gừng, đun nhỏ lửa đến lúc nước canh có màu trắng sữa là được. Bỏ lớp dầu trắng sữa, phần nước và thịt còn lại, cho thêm một chút muối. Ăn cái và nước canh. Dùng cho người kém ăn, xanh xao, thiếu máu, nghiện rượu, bệnh gan, suy nhược thần kinh và thể lực.

- Chữa suy nhược thiếu máu: cá chạch 250g. thịt lợn nạc 50g, gừng 5g, tiêu bột 5g, nước vừa đủ. Cá chạch rán qua, cho nước, thịt, gừng, đun to lửa 10 phút rồi hầm nhừ thịt đến khi nước còn một nửa, nêm gia vị là được. Ăn trong ngày.

- Canh cá chạch chữa tiểu đường: làm sạch cá chạch, bỏ hết nhớt, xương, ruột. Nấu canh cá chạch với lá sen non (lượng tùy ý). Ăn trong ngày.

Hoặc cá chạch 10 con làm sạch nhớt, bỏ xương, ruột, lá sen khô vừa đủ. Cá chạch phơi chỗ mát cho khô, bỏ đầu, đuôi đốt thành than. Lá sen khô tán bột. Trộn 2 thứ với nhau. Mỗi lần dùng 10g. Ngày uống 3 lần với nước sôi để nguội.

Cá chạch với tỏi chữa phù thũng: làm sạch cá chạch bỏ hết nhớt, xương, ruột, làm sạch nấu với rượu cho chín rồi ăn.

Lương y Minh Chánh