Lưu trữ cho từ khóa: xương cổ

Cổ hay bị cứng, phải làm sao?

“Tôi năm nay 46 tuổi. Gần đây rất khó quay đầu, cổ cứng, mỗi khi quay rất đau, ngủ dậy hay bị vẹo cổ. Tôi bị làm sao?”.

Đáp:

Các bác sĩ khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay vẹo cứng cổ, thấy đau khi quay cổ có thể do bạn bị chèn ép dây thần kinh cổ nếu ngủ  nằm gối quá cao. Loại bỏ nguyên nhân này, và triệu chứng trên thường xuyên diễn ra, thì khả năng bạn dễ bị thoái hóa đốt sống cổ. Đây là bệnh lý ở các đốt sống cổ, thường gặp ở người trung niên, cao tuổi, người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao.

Triệu chứng bệnh rất đa dạng như: đau vùng cổ lan dần xuống bã vai, cánh tay, cẳng tay, tê tay, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, có khi gây liệt nửa người. Muốn chẩn đoán chính xác dựa vào chụp MRI.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiện nay có thể dùng vật lý trị liệu (xoa bóp vùng cổ, chiếu tia hồng ngoại, song siêu âm, kéo cột sống cổ, châm cứu) dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

(Theo Datviet)

Phòng 6 loại bệnh do ngồi mà ra

'Ngồi' dù rất thoải mái nhưng vẫn không có lợi cho sức khoẻ. Theo nghiên cứu chỉ rõ: ngồi lâu có thể gây ra 18 chứng bệnh sau: bệnh xương cổ, bệnh xương sống thắt lưng , ăn uống không ngon miệng...

Tổ chức Y tế thể giới (WTO) năm 2003 đã chỉ rõ: mỗi năm có hơn 2 triệu người chết vì bệnh tim, bệnh tiểu đường do ngồi lâu gây ra.Vậy nên, vì sức khoẻ, không nên 'ngồi chờ chết'.

Bệnh xương cổ

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/07/07/cb7tu-the-ngoi-7709.jpg

Nguyên nhân: Nguồn gốc của bệnh xương cổ là sau khi sụn đệm cột sống thoái hoá, chèn ép rễ dây thần kinh, tuỷ sống hoặc động mạch cột sống từ đó gây ra các loại bệnh.

Tư thế ngồi không đúng hoặc ngồi lâu trước máy tính trong một thời gian dài sẽ dễ gây ra mệt mỏi cho cơ gáy sau cổ, gây nên đau nhức ở cổ và vai, chuột rút ở cơ gáy, thậm chí xuất hiện đầu đau hoa mắt. Kéo dài như vậy, tới lúc trung niên tất yếu sẽ dẫn đến sụn đệm cột sống thoái hoá, gây nên bệnh xương cổ.

Đối sách: Khi sử dụng máy tính cần giữ tư thế ngồi đúng, khi ngồi hai chân chạm đất, đôi chân cần sử dụng vững chắc để điều tiết bàn làm việc, ghế và cả đệm chận.

Nếu dùng đệm chân thì nên đảm bảo đủ độ rộng rãi để cho chân có thể hoạt động tự do trong phạm vi bàn làm việc. Nên thường xuyên dạng chân và thay đổi tư thế chân.

Cần thường xuyên đứng lên 'cách ly' khỏi bàn làm việc đi đi lại lại hoặc thường xuyên thay đổi vị trí của chân để cho cả cơ thể người được thư giãn.

Không nên để hộp, thùng hay đồ vật khác ở dưới bàn vì như thế sẽ hạn chế không gian hoạt động của chân.

Gợi ý: Bài tập Yoga cho xương cổ rất thích hợp với người hay ngồi 'ôm' máy tính.

Bệnh xương sống thắt  lưng

Nguyên nhân: Do ngồi lâu, hoặc ngồi ở tư thế không đúng, hoặc chỉ ngồi cố định ở một tư thế mà làm cho các tế bào mô mềm của phần lưng ở trong trạng thái chịu áp lực cao, trong thời gian kéo dài khiến tế bào mô mềm thiếu máu, từ đó gây ra cơ lưng mệt mỏi, tổn thương.

Đối sách: Cần giảm bớt thời gian ngồi, hoặc ngồi một lúc thì nên thay đổi tư thế, đứng dậy vận động một chút, cũng có thể làm mát xa cho vùng lưng trong giờ nghỉ giải lao.

Gợi ý: tập 4 chiêu thức Yoga để điều chỉnh vùng lưng, eo và còn có thể làm đẹp 'núi đôi'.

Xương cùng bị tổn thương

Nguyên nhân: Nếu cảm thấy xương cùng phần mông đau nhức từng cơn, có lúc liên tục 2-3 ngày làm bạn ngồi không yên thì đó là một biểu hiện của tổn thương xương cùng.

Triệu chứng đau xương cùng bao gồm xung quanh xương cùng, vùng mông có hiện tượng  nhấn vào đau và đau chân, phạm vi bao gồm xương cùng, cơ mông và tế bào mô mềm xung quanh. Thường xuyên ngồi lâu trong tư thế không đúng, chèn ép thần kinh xương cùng thì sẽ gây ra tổn thương và đau nhức cho xương cùng.

Đối sách: Hàng ngày cần giữ tư thế ngồi đúng, giảm nhẹ áp lực cho xương cột sống, vận động nhiều.

Những người bị đau xương cùng mãn tính, điều quan trọng nhất là cần phải hạn chế giảm bớt hoặc tránh cho chỗ đau không phải hứng chịu áp lực.Thông thường khi ngồi có thể kê một chiếc đệm tròn trên ghế, giảm nhẹ áp lực ở chỗ đau. Dáng ngồi thẳng có thể phân tán áp lực phần mông và xương sống,làm cho người bị đau có thể ngồi lâu hơn được một chút.

Khi ở nhà, cần thường xuyên lấy túi nóng chườm vào chỗ đau hoặc trị liệu theo đông y sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Gợi ý: tập các bài tập làm cơ thể mềm mại.

Mông mọc 'mụn'

Nguyên nhân:  Mông 'mọc mụn' có nghĩa là phần mông mọc lên những nốt mụn đỏ đau nhức.

Thì ra xương ở phần mông cơ thể người là do xương chậu cấu thành, trong đó xương vòng là một tổ hợp quan trọng cấu thành nên xương chậu, xương ngồi phân làm hai nhánh trên dưới, hai nhánh xương sẽ khớp nối tạo thành nút xương ngồi. Khi cơ thể chúng ta ở tư thế ngồi, nút xương ngồi vừa vặn tiếp xúc với mặt ghế, Thời gian dài ngồi mải mê làm việc hoặc ngồi khoanh chân lâu dễ làm cho khớp xương ngồi 'xung đột' với ghế ngồi. Hơn nữa trong thời gian dài chịu tải trọng nặng, thương tích bị cọ xát, chèn ép không hợp lý sẽ dẫn đến viêm mụn mủ do bị thương, loại mụn này đa phần phát sinh ở trên một mặt xương ngồi, điều này có thể có liên quan đến việc ngồi ở tư thế không cân bằng.

Đối sách: Cải thiện nơi ngồi. Bình thường nếu có thói quen ngồi ghế gỗ, ghế cứng nên thay đổi ngồi ghế dạng mềm hoặc sofa, hoặc  đặt tấm lót ghế bằng bông hoặc tấm lót bằng vải trên ghế cứng để có thể làm giảm sụ cọ xát và 'sự đối chọi' giữa vật cứng và khớp xương ngồi.

Gợi ý: Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng mềm mại.

Cơ bắp đau nhức

Nguyên nhân: Hàng ngàn vạn tế bào trong cơ thể cần dựa vào sự lưu thông của máu để hoàn thành các chức năng trao đổi chất cũ mới. Ngồi lâu có thể làm cho lượng máu kèm theo khí  ô xy trong cơ thể giảm đi, phân áp khí ô xy giảm thấp, lượng máu cac-bon đi-ô-xit tăng, phân áp cac-bon đi-ô xit tăng cao, gây ra cơ bắp đau nhức, cứng đờ, mất linh hoạt và suy thoái nhanh.

Đối sách: Chuyên gia y học kiến nghị, những người do tính chất công việc cần phải ngồi lâu, không nên ngồi liền tù tì mấy tiếng đồng hồ, tốt nhất là cách 2 tiếng nên đứng dậy hoạt động tầm 10 phút, có thể đi dạo hoặc tập một số bài thể dục nào đó.

Gợi ý: 8 chiêu thức trong bài tập thể dục giảm nhẹ áp lực

Ăn uống không ngon

Nguyên nhân: Ngồi lâu toàn thân thiếu vận động sẽ làm cho nhu động dạ dày yếu đi, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, lâu ngày sẽ xuất hiện chứng chán ăn, ăn uống không ngon, tiêu hoá không tốt và thậm chí cả chướng bụng, đầy bụng...

Những người phải ngồi lâu bên bàn làm việc không vận động, thức ăn dung nạp vào cơ thể hàng ngày đều tích tụ ở dạ dày đường ruột, làm cho dạ dày đường ruột 'nặng gánh', thời gian dài căng thẳng , nhu động cũng không đuợc 'nghỉ ngơi', từ đó có thể gây ra các chứng mãn tính khó chữa cho dạ dày và 12 đốt đường ruột như viêm loét, thủng lỗ, và chảy máu...

Đối sách: Tập hình thành nên thói quen ăn chủ yếu là các loài thực vật. Nên ăn nhiều các loại thực phẩm như đậu và các chế phẩm từ đậu, tảo biển, các loại thân rễ, củ, rau xanh và hoa quả. Những thực phẩm hàm chứa chất xơ phong phú có thể đẩy mạnh nhu động đường ruột, rút ngắn thời gian thức ăn đi qua dạ dày đường ruột, làm cho cơ hôi gây nên niêm mạc đường ruột từ các chất có hại trong thức ăn giảm đi, giúp đẩy những chất có hại ra ngoài, giảm bớt độc hại.

Theo Dantri

Bí quyết hôn khiến nàng hưng phấn

Nếu bạn muốn đánh thức cảm hứng yêu đương của nàng, nụ hôn có hiệu quả lớn hơn bạn tưởng, với điều kiện bạn phải là người hôn giỏi.

Khi bạn và nàng hôn nhau, các tác dụng hóa học mạnh mẽ xảy ra, lượng chất kích thích trong cơ thể sẽ tăng nhanh và lúc đó được coi  là thời điểm mà cả hai niềm đam mê cùng bùng cháy. Rốt cuộc nàng thích bạn hôn nàng như thế nào?

Đôi môi

Vùng trung tâm của môi trên được người Hy Lạp cổ đại coi là nơi chứa nhiều năng lượng nhất cơ thể. Hai dây thần kinh chính nối với não bộ nằm ở lớp dưới nhân trung. Bạn có thể cắn nhẹ nhàng, giúp thúc đẩy bài tiết thể dịch, loại hormone môn tình dục tiết ra khi phụ nữ đạt cực khoái.

Hàm dưới

Phần giữa cổ và quai hàm chính là nơi kích thích khoái cảm của phụ nữ. Khi hôn quai hàm dưới, bạn nên phát ra một vài âm thanh nhẹ nhàng. Sự thích thú cùng âm thanh được truyền vào tai trong thông qua xương cổ của phụ nữ, vì vậy bạn có thể làm cho nàng thấy hưng phấn hơn.

Lưỡi

Bạn đã biết đến nghệ thuật hôn lưỡi cao cấp? Khi ăn trưa, bạn đưa thức ăn vào mặt bên của lưỡi của mình rồi kích thích các dây thần kinh đầu lưỡi cô ấy. Muốn đôi môi của bạn thêm cuốn hút, hãy hôn nhẹ lên đầu lưỡi của nàng.

Cổ

Nhẹ nhàng xoa bóp vùng cổ sau, phía dưới chân tóc và hai mô thịt bên vai để tăng gấp đôi khoái cảm. Kiểu massage này sẽ tạo cho nàng những cảm giác không giống nhau, đưa nàng đến một thế giới mà mọi thứ như đang tan chảy.

Xương đòn

Vuốt ve xương đòn của nàng là hành động  cổ điển. Nhưng nhiều người đàn ông chỉ tập trung vào một phần mặt ngoài của xương đòn, nên đã bỏ lỡ đường đến trung tâm của niềm đam mê.

Nắm bắt các kỹ năng

Vùng tập trung nhiều dây thần kinh là vùng xương đòn và xương ức. Từng nụ hôn nhẹ nhàng sẽ khiến nàng phải ngây ngất.

Lưỡi với các hướng đưa vào khác nhau sẽ tạo cảm giác tươi mới, giống như cảnh Tobey Maguire và Kristen Dunst trong phim Spider Man. Một chú ý nữa là trong khi hôn cô ấy, hãy nghiêng đầu bạn qua bên trái.

Nếu thích nụ hôn đam mê như trong phim Ông bà Smith, bạn có thể đẩy nàng vào tường, hai người sẽ có một nụ hôn nồng cháy trong thời gian dài. Phụ nữ cho rằng những cảnh trên sẽ kích thích họ nhất, vì thế bạn hãy thử xem và bắt đầu nụ hôn từ trên tường đến trên giường nhé.

Những bệnh hủy hoại sức khỏe nam giới

Trong xã hội hiện đại, gia đình, quan hệ xã hội, áp lực công việc …đều làm cho sức khỏe của nam giới bị tổn thương. Các bệnh trước đây đa phần chỉ xuất hiện ở người già như tim mạch, vai cổ, gan nhiễm…nay tấn công cả nam thanh niên và trung niên.

Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ hay gọi là mỡ gan là chỉ tình trạng chất béo tích tụ quá nhiều ở trong tế bào gan.

Triệu chứng chủ yếu: mệt mỏi kiệt sức, buồn nôn, nôn mửa và vàng da ở các mức độ khác nhau.

Đối tượng: nam giới từ 30-50 tuổi

Bệnh gan nhiễm mỡ đứng thứ 2 sau viêm gan do vi rút về mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe nam giới.

Bệnh xương cổ

Bệnh xương cổ là tình trạng thoái hóa đĩa đệm xương cổ, tăng sinh đốt xương cổ và chấn thương cột sống… làm mất cân bằng bên trong và bên ngoài vùng xương cột sống, kích thích hoặc chèn ép huyết quản xương cổ, thần kinh, tủy sống, từ đó gây ra hàng loạt các loại bệnh nguy hiểm.

Triệu chứng chủ yếu: Đau nhức ở phần cổ và vai, hoa mắt đau đầu, hai tay tê liệt, cứng đờ. Người bị nặng thì hai chân bị co giật, đi lại khó khăn.

Đối tượng: chủ yếu là nam giới lớn tuổi, có khuynh hướng lan rộng đến những người trẻ tuổi.

Loại bệnh này có liên quan trực tiếp đến thói quen sinh hoạt thường ngày. Khi đi làm chúng ta không nên ngồi yên ở một tư thế trong thời gian dài, nên thường xuyên đứng dậy di chuyển và duy trì hoạt động não bộ.

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch bao gồm bệnh tim, mạch, cao huyết áp, mỡ máu…. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này chính là xơ cứng động mạch.

Triệu chứng: tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, đau đầu, đau ngực, mệt mỏi, hoa mắt.

Đối tượng: chủ yếu là nam giới từ 30-45 tuổi.

Bệnh tim mạch liên quan trực tiếp đến cuộc sống thường ngày với 4 đặc trưng: tỉ lệ phát bệnh cao, tỉ lệ tàn phế cao, tỉ lệ bộc phát cao và biến chứng nhiều.

Ung thư

Nam giới dễ bị ung thư dạ dày, nguyên nhân là do dùng nhiều các chất cồn, các thực phẩm gây ung thư và di truyền.

Triệu chứng chủ yếu: bụng trên chướng đầy, không thoải mái, đau, chán ăn, dạ dày thu nhỏ, thiếu máu và gầy đi, phần bụng trên có thể có cục u sưng phù, khi đại tiện trong phân có kèm máu.

Đối tượng: nam giới khoảng từ 30-50 tuổi, gia đình có tiền sử bị bệnh.

“Có quan hệ họ hàng mật thiết” với ung thư dạ dày là ung thư thực quản, ung thư đại tràng, ung thư bạch huyết ác tính và tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới luôn nhiều hơn nữ giới.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh rối loạn Insulin (thiếu hoặc không sản xuất) và có tính mãn tính.

Triệu chứng chủ yếu: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, thể trọng giảm, về lâu dài dễ bị các biến chứng ở thận, mắt...

Đối tượng: nam giới trên 30 tuổi.

Hội chứng đường hầm cổ tay

Tôi hay bị tê và đau buốt ở đầu ngón tay các ngón thứ nhất, hai và ba, tê và đau ở phía gan tay, tăng lên về đêm; nhiều khi phải thức dậy xoa tay. Tôi đã tập thể dục, xoa bóp thường xuyên các vùng gáy, vai và tay mà sao không hết. Xin hỏi, tôi bị bệnh gì?

Hoàng Thanh Huy(Nghệ An)

Vùng cổ tay (phía trước) có các gân gấp chung các ngón và gấp riêng ngón cái chui qua một đường hầm mà phía sau là khối xương cổ tay, phía trước là một vòng xơ, bọc quanh hai gân là hai bao hoạt dịch, nằm ở chính giữa đường hầm là dây thần kinh giữa. Khi đường hầm này bị bóp nghẹt thì dây thần kinh giữa bị chèn ép gây hội chứng đường hầm cổ tay. Qua miêu tả của bạn, rất có thể bạn mắc hội chứng đường hầm cổ tay, vì tất cả các bệnh nhân mắc hội chứng này đều có biểu hiện tê và đau buốt ở đầu ngón tay các ngón thứ nhất, hai và ba, tê và đau ở phía gan bàn tay, tăng lên về đêm; nhiều khi phải thức dậy xoa tay; vùng cổ tay (phía trước) có thể hơi sưng so với bên lành. Trong một số trường hợp nặng, có thể thấy cơ mô cái teo. Nguyên nhân gây ra hội chứng này rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là do viêm khớp dạng thấp, gãy xương của nhóm xương cá, sai khớp xương bán nguyệt, gãy cổ tay kiểu Pouteau Colles, một số nghề nghiệp sử dụng cổ tay nhiều: ép, vặn, quay... Bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó việc điều trị mới có hiệu quả. Cũng như với các bệnh xương khớp khác, nếu bệnh mới ở mức độ nhẹ, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh các động tác làm nặng bệnh, dùng các thuốc xoa và đắp ngoài, dùng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với các chế phẩm corticoid theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp đau nhiều, khi đã hạn chế vận động và điều trị bằng các biện pháp trên một cách tích cực mà không đỡ thì nên can thiệp bằng phẫu thuật, giải phóng sự chèn ép thần kinh.

BS. Nguyễn Hải

(suckhoe&doisong)

Làm đẹp vùng cổ

Tục ngữ có câu: 'Nhân lão tiên lão bột tử', nghĩa là 'người già, cái cổ già trước'. Vùng giữa hàm dưới và cổ rất dễ phát sinh nếp nhăn và da dễ nhão chảy, gây cảm giác già cả cho chủ nhân.

Sau khuôn mặt, vùng cổ cũng là nơi dễ thấy. Khi hiện tượng 'hai cằm' và 'cổ có nọng' xuất hiện, bạn sẽ không biết giấu chúng đi đâu. 'Hai cằm' là hiện tượng tổ chức mỡ dưới da hàm dưới quá nhiều, nên bị xệ xuống, y học gọi là 'túi mỡ' hàm dưới. 'Hai cằm' thường khiến chị em buồn chán, bởi nó làm cho cổ như ngắn lại, phì thũng. Cổ nọng là hiện tượng lớp mỡ ở vùng cổ tích lũy nhiều, các cơ cổ bị nhão. Mỡ nhiều cũng dẫn đến hạn chế vận động của đầu, làm cho phản ứng chậm chạp, tăng vẻ già nua. Y khoa nhận định rằng: đốt sống cổ thoái hóa cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ vùng cổ. Tăng cường vận động cơ cổ là biện pháp quan trọng để chúng ta duy trì vẻ khỏe đẹp, làm chậm quá trình lão suy của cổ.

Cổ đẹp và dài là một trong những tiêu chí đẹp của phụ nữ, làm tăng vẻ quyến rũ của họ. Động tác xoa bóp vùng cổ thường xuyên sẽ làm cho cơ cổ săn chắc, giảm chảy xệ. Dáng cổ và gáy sẽ vẫn 'cao ba ngấn' và khỏe hơn khi bạn thực hiện theo phương pháp sau đây:

- Hai ngón tay cái ấn vào cằm, ba ngón: trỏ, giữa, nhẫn đặt ở xương hàm dưới; dùng sức vừa phải ấn ba giây, thực hiện ba lần.

- Năm ngón tay duỗi thẳng, khép lại, ngón trỏ đặt ngang ở hàm dưới, lực hướng lên trán, há hàm ra, như vậy thành hai lực đối kháng nhau, đồng thời từ từ ngửa đầu ra sau hết mức. Môi dưới dùng hết sức co lên trên, hô hấp tự nhiên, thực hiện liên tục 15 giây. Từ từ thư giãn, rồi lặp lại chín lần.

- Năm ngón tay trái khép lại, bàn tay hướng ra sau đặt ngang lên xương cổ bên trái, vai thả lỏng, cả bàn tay dùng sức ấn vào cổ, đồng thời đầu nghiêng từ từ sang phải, lưỡi áp lên hàm ếch, thở tự nhiên, giữ động tác này 15 giây rồi từ từ trở về tư thế cũ. Chuyển sang tay phải, lặp lại động tác và luân phiên đổi bên chín lần.

- Hết sức rướn cổ. Hai tay giao nhau đặt sau gáy. Ngậm hàm dưới, gập cổ, đầu lại hướng lên, hai tay đối nhau ép vào đầu, liên tục 15 giây, rồi từ từ thả lỏng. Thao tác xoa bóp vùng cổ cũng như xoa bóp khác có thể làm khi rảnh rỗi hay trước khi đi ngủ.

- Chuyển động hàm dưới và cổ: Hết sức rướn cả hai vai lên như muốn vai chạm vào tai; ngẩng cằm lên, cố cho đầu ngả về phía vai lưng, rồi từ từ chuyển động đầu sang phải và trái, mỗi bên năm lần. Hai vai giữ nguyên tư thế rướn đó, từ từ chuyển động đầu thuận kim đồng hồ năm lần.

- Cằm tai chạm vai: Vênh môi dưới lên bao trùm lên môi trên, răng hàm dưới bao trùm lấy răng hàm trên. Căng các cơ ở cằm. Môi và khoang miệng không cần dùng lực. Môi và răng duy trì tư thế như vậy, để cằm chạm vào vai trái, rồi vai phải, thay phiên năm lần.

- Nâng cằm: Cằm nâng lên, hơi duỗi ra phía trước, miệng há to ra hết cỡ, cằm từ từ nâng lên hạ xuống, đầu giữ bất động, chỉ dùng lực của cơ cằm và cổ, thực hiện chín lần.

- Áp lưỡi ra phía sau: Cằm đưa ra phía trước, ót cố dựa vào vùng lưng, răng ở vị trí tự nhiên, dùng sức của các cơ cằm khiến môi dưới ôm lấy môi trên. Đầu lưỡi đặt sau răng cửa dưới, ấn vào các chân răng. Bạn sẽ thấy đầu lưỡi dần dần tăng áp lực, giữ trong tám giây cho đến áp lực cực đại.

Chú ý: Những người thuộc loại cổ thô do tuyến giáp trạng sưng to, cần ăn các loại tảo biển, thức ăn có hàm lượng iốt cao, bắp cải tía, cải trắng, hải sâm, sò… và tất nhiên phải đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Để làm đẹp vùng cổ, bạn còn cần phải kết hợp với sự giảm mỡ toàn thân. Nếu cơ thể quá nhiều mỡ, cần phải giảm ăn các chất giàu năng lượng và tăng cường vận động, chơi thể thao. Các hướng dẫn để cổ khỏe đẹp nêu trên cần thực hiện từ từ và tăng dần cường độ, nếu bạn tập quá mạnh và đột ngột, có thể làm tổn thương đốt sống cổ.

BS Thái Huy Phong

(Phòng khám Nhân Đức, Q.Phú Nhuận)

(PNO)