Lưu trữ cho từ khóa: xương chũm

Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa

Trẻ nhỏ có tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa cao nhất và càng lớn tuổi thì bệnh càng ít gặp do tai giữa được bảo vệ tốt hơn. Đối với các trường hợp viêm tai giữa không được điều trị đúng và kịp thời thì biến chứng thủng màng nhĩ rất dễ gặp.

Viêm tai giữa (VTG) cấp là tình trạng viêm cấp niêm mạc hòm nhĩ, vòi nhĩ và niêm mạc lót trong tế bào hơi của xương chũm.

Vì vị trí giải phẫu của tai, xương chũm rất gần não, tĩnh mạch bên nên dễ gây nên biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Hipocrat đã từng nói rằng “Đau tai cấp tính kèm theo sốt cao liên tục vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến hôn mê mà chết”. Từ khi kháng sinh ra đời và được đưa vào chữa bệnh rộng rãi thì VTG và xương chũm cấp đã được điều trị hiệu quả nếu được điều trị kịp thời. Chỉ có bệnh nhân phát hiện muộn, đã có biến chứng hoặc đe doạ biến chứng mới cần phẫu thuật.

Đối tượng nào dễ bị viêm tai giữa?

VTG cấp thường gặp ở trẻ em từ 1-2 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch sau một số bệnh như sởi… thường dễ bị mắc bệnh VTG cấp. Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tỷ lệ mắc bệnh là 80%. 30% có thể tự khỏi. Khoảng 40% bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần. Tuổi càng lớn VTG cấp càng giảm vì tuổi càng lớn tỉ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính càng giảm, chức năng vòi nhĩ càng tốt nên bảo vệ tai giữa tốt hơn, tổ chức VA dần teo đi ít gây tắc vòi nhĩ.

Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa, Tai - Mũi - Họng, Sức khỏe đời sống, suc khoe, thung mang nhi, viem tai giua, tre em, viem cap, nhiem khuan

Viêm tai giữa dễ gây thủng màng nhĩ.

Thủ phạm gây viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa do viêm nhiễm tại chỗ chủ yếu do viêm VA, amidal, mũi họng cấp, xoang; tắc vòi nhĩ: do u sùi họng, thay đổi áp lực đột ngột khi đi máy bay, lặn sâu… tình trạng dị ứng gây phù nề tắc vòi; dị tật hở hàm ếch: các nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng có >50% bệnh nhân hở hàm ếch bị VTG cấp; do vi khuẩn thường gặp: tụ cầu (Streptococus pneumoniae) 30%, virut cúm (Hemophilus influenzae) 23%…, Moraxella catarralis 14%.

Vỡ mủ là dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ do viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ là dấu hiệu màng nhĩ đã thủng. Triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm hẳn, đỡ sốt, trẻ đỡ quấy khóc, hết tiêu chảy. Thăm khám thấy ống tai ngoài có mủ, màng nhĩ có lỗ thủng ở giữa hoặc trước dưới, mủ lúc đầu loãng, nhầy, sau đặc dần thành mủ nhầy keo hoặc mủ trắng đặc. Nếu được điều trị kháng sinh, chống viêm, làm thuốc tai tốt, bệnh sẽ khỏi, màng tai có thể liền. Nếu giai đoạn này không được điều trị hay điều trị không kịp thời bệnh sẽ chuyển sang VTG mạn tính, hoặc viêm xương chũm cấp và có thể gây các biến chứng như: liệt mặt ngoại biên, viêm mê nhĩ, ù tai chóng mặt, viêm màng não…bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do bệnh tích lan qua khớp trai đá.

Chữa viêm tai giữa theo từng giai đoạn

Giai đoạn vỡ mủ: dùng kháng sinh, chống viêm uống hoặc tiêm, làm thuốc mũi xoang, làm thuốc tai hằng ngày đến khi tai khô, theo dõi trẻ đến khi màng tai liền hoàn toàn. Việc làm thuốc tai có ý nghĩa quan trọng, các thuốc nhỏ tai cần phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng vì một số thuốc dùng không đúng cách có thể gây điếc vĩnh viễn không phục hồi. Tuyệt đối tránh để nước vào tai.

Cần lưu ý những trẻ hay bị chảy mũi xanh, đặc, phải há mồm thở khi ngủ, hay sốt vặt và thường bị VTG cấp tái đi tái lại thì cần được nạo VA, cắt amidal, hút mũi xoang khi cần, chứ không chỉ điều trị nội khoa đơn thuần.

Phòng bệnh: để phòng tránh viêm tai giữa nói chung thì cần phòng chống các nguy cơ gây viêm nhiễm đường thở trên cấp tính như viêm mũi họng, viêm VA, viêm amydal, viêm xoang. Các gia đình có cháu nhỏ cần tạo một môi trường sống trong lành cho trẻ, khói thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ cao gây bệnh viêm nhiễm đường thở trên cấp tính và từ đó gây viêm tai giữa. Khi bị viêm nhiễm đường thở trên cấp tính cần được điều trị tại các cơ sở y tế. Khi có các biểu hiện về tai thì cần được thăm khám và theo dõi tại chuyên khoa tai mũi họng. Việc nhỏ thuốc vào tai và làm thuốc tai phải theo đúng chỉ định của bác sĩ tai mũi họng, không nên tự điều trị.

Theo TS. Lương Hồng Châu (Sức khỏe & Đời sống)

Viêm mũi ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm

Ở bé mới sinh, triệu chứng viêm mũi có thể chỉ do cảm lạnh thông thường, nhưng cũng có thể vì bé đã nhiễm mầm bệnh lậu, giang mai từ mẹ.

Viêm mũi cấp thông thường

Đây là dạng viêm mũi do cảm lạnh, hay gặp khi chuyển mùa, lan truyền nhanh, thường do virus. Thoạt tiên trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, sốt khoảng 39 độ C. Ban ngày trẻ nằm lịm, ban đêm quấy khóc, bắt mẹ phải bế luôn trên tay.

Ở trẻ mới sinh, mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ trong khi trẻ chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở ức. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch. Trẻ khó bú vì mỗi lần ngậm vú là ngạt thở, tím tái; hoặc bỏ bú ra giãy giụa và khóc thét lên. Bệnh nhi hay bị đi ngoài, nôn trớ và gầy tọp đi.

Bệnh kéo dài độ 3-5 ngày thì giảm; mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường; nhưng triệu chứng tiêu chảy và nôn còn kéo dài thêm độ 2 ngày nữa. Bệnh hay gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.

Cách điều trị đầu tiên là làm thông thoáng hai hốc mũi. Mũi có thông thì sức đề kháng của niêm mạc mới phục hồi và trẻ mới bú được. Làm sạch dịch nhày trong mũi và nhỏ thuốc co mạch như adrénaline 0,1%. Kháng sinh không có tác dụng đối với loại viêm mũi này.

Phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ ấm, tránh để trẻ chơi ở nơi có gió lùa. Không nên để người lạ bế trẻ và hôn hít nhiều.

Viêm mũi do lậu

Vi khuẩn lậu từ âm đạo của mẹ vào mũi và mắt của trẻ sơ sinh, gây ra viêm mũi, mắt sau đẻ. Bệnh bắt đầu 3-4 ngày sau khi ra đời. Hai lỗ mũi và môi trên sưng vều và đỏ. Mủ vàng xanh và đặc chảy từ trong mũi ra. Mũi hoàn toàn tắc tịt.

Trẻ sốt 39-40 độ C, không bú được và gầy tọp đi, hai mí mắt sưng mọng và không mở ra được. Mủ rỉ ra từ hai khóe mắt, màng tiếp hợp đỏ và phù nề.

Viêm mũi bạch hầu

Bệnh diễn biến âm thầm và dẫn đến nhiễm độc hoặc suy mòn. Bệnh nhân bị tắc mũi hai bên, chảy dịch nhầy có lẫn máu. Cửa mũi trước và môi trên bị loét nông, có đóng vảy. Đôi khi sờ thấy hạch nhỏ ở cổ, di động và nắn đau. Giả mạc mũi ít khi quan sát được rõ, có màu trắng xám, dai, khó bóc và khi bóc dễ bị chảy máu. Giả mạc lan rộng tới tận vòm họng, vào họng và thanh quản...

Trẻ sốt không cao, nhưng da tái nhợt, người mệt mỏi, biếng chơi, bú ít. Trước tình trạng đó, nên đem dịch mũi đi xét nghiệm tìm vi khuẩn bạch hầu.

Viêm mũi giang mai

Thường bắt đầu khoảng 30 ngày sau khi ra đời. Bệnh nhi không sốt, không đau mà chỉ thấy ngạt tắc mũi ngày càng tăng. Dịch mũi chảy ra rất tanh hôi và đôi khi lẫn máu. Khám cửa mũi trước thấy có những vảy nâu che lấp những vết nẻ. Môi trên sưng vều và đỏ.

Có thể có những sẩn, ban đỏ giang mai ở gan bàn tay, gan bàn chân, mông và những vết loét giang mai ở miệng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Những tin tức liên quan

Viêm tai giữa có thể gây viêm não

Vi trùng từ ổ viêm tai giữa có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm màng não mủ, làm xuất huyết não nguy kịch... Nội dung

Ca bệnh điển hình

Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân Đ.P (30 tuổi, nhà ở Q.7, TP.HCM). Ban đầu chị P. bị sốt, đau đầu, nên vào điều trị tại một bệnh viện ở Q.7 với chẩn đoán theo dõi bước đầu là rối loạn tiền đình. Hai ngày sau, chị được chuyển đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, tại đây bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não mủ. Ngày đầu điều trị, chị P. đáp ứng tốt với thuốc. Sang ngày hôm sau, chị đột ngột đau đầu dữ dội, yếu dần nửa người, lên cơn co giật, đồng tử hai mắt giãn ra, rơi vào hôn mê sâu. Các bác sĩ cho chụp CT Scaner, kết quả hình ảnh cho thấy chị P. bị nhồi máu não, xuất huyết não rất nhiều ở vị trí bán cầu bên phải. Máu tụ gây chèn ép não, buộc phải phẫu thuật mở hộp sọ để lấy máu tụ, giải áp cho não.

Hai ngày tiếp theo, chị P. lại bị giãn đồng tử, các huyết khối chèn ép ở các xoang tĩnh mạch khiến máu không trở về tim, gây phù não. Lúc này tình trạng bệnh rất nặng, vẫn còn hôn mê, chị P. được chuyển qua Bệnh viện ĐH Y Dược để làm can thiệp nội mạch não bằng phương pháp DSA, hút các cục máu đông nằm trong tĩnh mạch não trên - đường dẫn lưu máu trong não (do biến chứng từ ổ nhiễm trùng gây ra). Sau hơn 4 giờ được xử trí tại bệnh viện này, chị P. được chuyển về lại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương...

Nguyên nhân do ổ vi trùng từ tai

Sau khi quay về Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, các bác sĩ thần kinh, tai mũi họng… đã hội chẩn tìm nguyên nhân vì sao bệnh cứ diễn tiến nặng, và đi đến kết luận là do ổ vi trùng từ tai giữa bên phải (viêm tai giữa), vi trùng từ đây lên não, gây ra biến chứng viêm màng não mủ, làm thuyên tắc não và gây xuất huyết não. Người nhà chị P. cho biết, cách đây 10 năm chị cũng bị viêm tai giữa bên trái và đã được phẫu thuật... Sau khi xác định đúng nguyên nhân, mặc dù lúc này chị P. vẫn còn hôn mê sâu, nhưng các bác sĩ quyết định phải mổ xử trí ổ viêm tai giữa, nếu không vi trùng từ đây lại tiếp tục tấn công lên não.

Hôn mê sâu gần 20 ngày, chiều 15.2 vừa qua, bác sĩ Phạm Anh Tuấn, Phó khoa Phẫu thuật thần kinh của bệnh viện cho biết, sức khỏe bệnh nhân P. dần ổn định, trí nhớ trở về bình thường, bắt đầu tập vật lý trí liệu để giải quyết phần yếu nửa người…

Theo bác sĩ Nguyễn Chánh Đức - Trưởng khoa Tai mũi họng (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương), thường trong 100 trường hợp bị viêm tai thì 80% trường hợp mủ chảy ra ngoài, và chưa tới 10 ca bị biến chứng gây viêm tai xương chũm (viêm tai giữa). Tuy nhiên, viêm tai là một bệnh lý thường gặp, nếu không điều trị rốt ráo thì có thể đưa đến các biến chứng, mà nguy nhất là biến chứng như trường hợp nói trên.

Viêm tai giữa cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng  

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM cho biết vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh hiếm gặp, nguyên nhân từ bệnh viêm tai giữa làm biến chứng xương chũm gây viêm màng não, xuất huyết não.

Bệnh nhân đang được chăm sóc hồi phục tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: H.N

Bệnh nhân là chị Lê Ng. Đ.P (30 tuổi) ngụ tại TP.HCM được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, nhức đầu. Qua bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não mủ. Điều trị ngày đầu tiên, sức khỏe bệnh nhân đi vào ổn định, nhưng đến ngày thứ hai bệnh nhân đau đầu dữ dội và yếu đi, sau đó liệt nửa người, hôn mê.

Qua quá trình chẩn đoán hình ảnh và điều trị, bác sĩ phát hiện não bệnh nhân bị chèn ép do tắc xoang tĩnh mạch, máu từ động mạch không lên được tĩnh mạch gây phù não, xuất huyết não. Ê kíp mổ đã tiến hành mở hộp sọ, sử dụng dụng cụ làm tái thông lại mạch máu bị tắc nghẽn, lấy nhiều cục máu đông trong mạch máu.

Kết quả phân tích, chẩn đoán hình ảnh cho thấy, nguyên nhân do ổ nhiễm trùng từ viêm tai giữa, đưa đến viêm màng não gây xuất huyết và tắc tĩnh mạch. Hai tai của chị P. đều bị viêm xương chũm, trong tai có một cục máu Polip nhiều niêm mạc, bao gồm cả ổ mủ.

Bệnh nhân phải trãi qua 2 lần phẫu thuật giải áp não khẩn cấp, một lần can thiệp nội mạch viêm tai giữa, hồi sức tích cực. Hiện, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống được, trí nhớ hồi phục, tập vật lý trị liệu và một tuần nữa sẽ xuất viện.

PGS.TS.BS Phạm Văn Bùi, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhận định: Biến chứng viêm màng não không phải là bệnh hiếm, nhưng bệnh nhân này lại bị biến chứng từ viêm tai giữa, diễn tiến nhanh và có nhiều ổ nhiễm trùng, nhiều biến chứng. Nếu không phát hiện nguồn gốc của bệnh, bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm và ca điều trị sẽ thất bại.

Đây cũng là ca đầu tiên ở Việt Nam sử dụng những dụng cụ lấy huyết khối tĩnh mạch trên não bằng cơ học (xoang tĩnh mạch dọc trên).

Bác sĩ Nguyễn Chánh Đức, trưởng khoa Tai mũi họng, bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, bệnh viêm tai xương chũm thường khởi phát bởi viêm tai ngoài và tai giữa, thường gặp nhất ở bệnh viêm mũi xoang (ống thông từ mũi lên tai) gây nhiễm trùng. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần, vi khuẩn tấn công vào xương chũm, khi biến chứng bệnh nhân không biết. Do đó, những bệnh nhân bị viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, tai ngoài phải đi khám bệnh định kỳ hàng năm để phát hiện viêm tai, nấm tai. Bởi, những biến chứng xương chũm ngay tại màng não có thể gây chết người.

Viêm tai giữa cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM cho biết vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh hiếm gặp, nguyên nhân từ bệnh viêm tai giữa làm biến chứng xương chũm gây viêm màng não, xuất huyết não.  

Bệnh nhân đang được chăm sóc hồi phục tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: H.N

Bệnh nhân là chị Lê Ng. Đ.P (30 tuổi) ngụ tại TP.HCM được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, nhức đầu. Qua bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não mủ. Điều trị ngày đầu tiên, sức khỏe bệnh nhân đi vào ổn định, nhưng đến ngày thứ hai bệnh nhân đau đầu dữ dội và yếu đi, sau đó liệt nửa người, hôn mê.

Qua quá trình chẩn đoán hình ảnh và điều trị, bác sĩ phát hiện não bệnh nhân bị chèn ép do tắc xoang tĩnh mạch, máu từ động mạch không lên được tĩnh mạch gây phù não, xuất huyết não. Ê kíp mổ đã tiến hành mở hộp sọ, sử dụng dụng cụ làm tái thông lại mạch máu bị tắc nghẽn, lấy nhiều cục máu đông trong mạch máu.

Kết quả phân tích, chẩn đoán hình ảnh cho thấy, nguyên nhân do ổ nhiễm trùng từ viêm tai giữa, đưa đến viêm màng não gây xuất huyết và tắc tĩnh mạch. Hai tai của chị P. đều bị viêm xương chũm, trong tai có một cục máu Polip nhiều niêm mạc, bao gồm cả ổ mủ.

Bệnh nhân phải trãi qua 2 lần phẫu thuật giải áp não khẩn cấp, một lần can thiệp nội mạch viêm tai giữa, hồi sức tích cực. Hiện, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống được, trí nhớ hồi phục, tập vật lý trị liệu và một tuần nữa sẽ xuất viện.

PGS.TS.BS Phạm Văn Bùi, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhận định: Biến chứng viêm màng não không phải là bệnh hiếm, nhưng bệnh nhân này lại bị biến chứng từ viêm tai giữa, diễn tiến nhanh và có nhiều ổ nhiễm trùng, nhiều biến chứng. Nếu không phát hiện nguồn gốc của bệnh, bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm và ca điều trị sẽ thất bại.

Đây cũng là ca đầu tiên ở Việt Nam sử dụng những dụng cụ lấy huyết khối tĩnh mạch trên não bằng cơ học (xoang tĩnh mạch dọc trên).

Bác sĩ Nguyễn Chánh Đức, trưởng khoa Tai mũi họng, bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, bệnh viêm tai xương chũm thường khởi phát bởi viêm tai ngoài và tai giữa, thường gặp nhất ở bệnh viêm mũi xoang (ống thông từ mũi lên tai) gây nhiễm trùng. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần, vi khuẩn tấn công vào xương chũm, khi biến chứng bệnh nhân không biết. Do đó, những bệnh nhân bị viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, tai ngoài phải đi khám bệnh định kỳ hàng năm để phát hiện viêm tai, nấm tai. Bởi, những biến chứng xương chũm ngay tại màng não có thể gây chết người.

Hoàng Nhung
(sgtt)