Lưu trữ cho từ khóa: xương chậu

Khám phá những vị trí kích thích mới lạ

Những tác động mơn trớn hay động chạm vào chúng sẽ giúp cả bạn và đối phương có được khoái cảm rõ rệt.

Có thể, bạn và chàng có một vài bí quyết hoặc những “điểm G bí mật” cho riêng mình để đảm bảo cho cả hai đều được “đốt nóng” và sẵn sàng cho một sự khởi đầu tốt đẹp. Đối với một số người, họ luôn gò bó quan điểm của mình ở những vị trí cũ như vành tai, đầu nhũ hoa… để tạo kích thích. Quan niệm đó không sai, nhưng tại sao bạn không thử khám phá những vị trí mới lạ hơn?

Lori Buckley, Tiến sĩ về các liệu pháp tình dục ở Pasadena, California đã khẳng định: “Khi bạn chạm vào một bộ phận nhiều lần đến nỗi trở nên quen thuộc, cơ thể của bạn sẽ học được cách thích nghi, và lâu dần nó sẽ không còn cảm thấy bị hấp dẫn khi chịu tác động.”

Vì vậy, để tìm kiếm những bí quyết mới, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia về khúc dạo đầu và tìm ra những khu vực dễ bị kích thích để mang lại cảm hứng ái ân. Hãy đọc để tìm hiểu và “khai thác” chúng.

Biên giới siêu nhạy quanh môi

Có thể bạn biết làm thế nào để hôn nhưng có lẽ bạn không biết đến một máy phát tín hiệu bí mật mà ít ai trong chúng ta ngờ tới là các dây thần kinh miệng, xung quanh mép của bạn.

“Khu vực này cực kỳ nhạy cảm để liên lạc, nhưng nó thường bị bỏ qua vì hầu hết mọi người tập trung mơn trớn đôi môi đầy đặn”, Rachael Ross, nhà nghiên cứu lâm sàng về tình dục học cho biết. Nếu bạn thử miết nhẹ ngón tay của bạn xung quanh các cạnh của miệng (như khi bạn đang đặt chì để kẻ môi), bạn sẽ được trải nghiệm một cảm giác rất khác lạ, có chút gì đó như bị nhột, nhưng cũng lại rất rạo rực như được mơn trớn.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa rằng bạn sẽ phải liếm xung quanh miệng của chàng để mang đến cho bạn tình xúc cảm, điều này có thể sẽ rất tồi tệ. Thay vào đó, hãy hôn anh ấy như bình thường, sau đó sử dụng đầu của lưỡi của bạn để lần theo các cạnh của môi trên của chàng một cách nhẹ nhàng. Thu lưỡi của bạn trở lại và tinh nghịch hôn anh ta một lần nữa, lần này hãy tiến theo biên giới của môi dưới.

Tiến sĩ Ross đã khẳng định về việc này: “Theo tiềm thức, chàng sẽ cảm thấy như lưỡi của bạn xoáy xung quanh đầu “cậu nhỏ” của chàng vậy”.

kham-pha-nhung-vi-tri-kich-thich-moi-la

Ảnh minh họa

Phần trũng xuống giữa cổ và ngực

“Toàn bộ khu vực giữa cằm và vai của bạn là một khu vực dễ bị kích thích mang lại những xúc cảm về tình dục, nhưng có một điểm đến sẽ “châm ngòi nổ” tốt hơn bất kỳ phần nào khác, đó chính là phần hõm xuống nơi cổ kết nối với xương đòn” Leah Millheiser, giám đốc y học tình dục nữ tại Trung tâm y tế Stanford từng phát biểu trong nghiên cứu của mình. “Da tại khu vực đó mỏng hơn và không có quá nhiều mô mỡ bên dưới. Bởi vậy cảm giác sẽ mạnh mẽ hơn.”

Nói cách khác, chỉ những động chạm nhẹ vào khu vực này cũng mang lại hiệu quả kích thích tốt hơn nhiều lần so với những khu vực khác.

Tại sao bạn không thử hôn xuống cổ chàng, kéo theo tay của bạn trượt xuống, ngón tay giữa từ bờ vai nhẹ nhàng mơn trớn phần trũng giữa cổ và ngực, kéo dài và xoáy ngón tay của bạn trong một chuyển động tròn đều và chậm. Sau đó, di chuyển miệng của bạn xuống, hôn nhẹ nhàng và sử dụng chính hơi thở của bạn để làm ấm khu vực này.

“Sự kết hợp của sức nóng và những va chạm giúp thư giãn cơ thể và khởi động lại bạn”. Tương tự như vậy, nếu chàng của bạn chạm vào khu vực này, toàn bộ ngực của bạn, bao gồm cả nhũ hoa cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, làm tăng thêm khoái cảm”.

Đường cong bên hông

Vùng từ phía dưới của khung xương sườn tới hông là khu vực có hệ thống dây thần kinh mạnh mẽ, khi bị kích thích, chúng tạo tín hiệu kết nối trực tiếp đến âm vật hay dương vật. “Khi bạn chạm vào khu vực này, nó phản xạ gây ra kích thích cho các cơ bắp vùng xương chậu ở cả nam giới và phụ nữ, làm tăng hưng phấn”, Tiến sĩ Ross đã khẳng định.

Có thể bạn sẽ muốn dành nhiều thời gian hơn ở khu vực này bởị thường thì những đường cong dễ tạo sức hấp dẫn hơn so với các địa điểm khác. Bắt đầu dùng đôi tay bạn mơn trớn nhẹ nhàng bên dưới xương sườn, hoặc cũng có thê thay thế đôi bàn tay của bạn bằng những nụ hôn (áp dụng áp lực nhiều hơn bình thường bằng đôi môi của bạn) sau đó nhẹ nhàng tiến dần xuống đến xương hông.

“Đối với chàng, bạn có thể thấy tinh hoàn và dương vật gần như bị kích thích ngay sau đó. Và bạn sẽ cảm thấy các cơn co thắt trong thành âm đạo và âm vật nếu như bạn tình cũng lam như vậy đối với bạn.” Đó là nhận xét của các chuyên gia về tình dục. Bên cạnh đó, hành động mơn trớn này có thể mang lại hai lợi ích: Nó không chỉ đem đến cho bạn khoái cảm trong thời điểm đó, những cơn co thắt vùng xương chậu còn tạo ra một sự chuẩn bị tích cực cho sự cực khoái ở giai đoạn sau.

kham-pha-nhung-vi-tri-kich-thich-moi-la

Ảnh minh họa

Những điểm gồ ghề trên lưng

Bắt đầu ở bả vai, di chuyển tay của bạn xuống phía dưới hông trong một chuyển động theo vòng tròn, nhẹ nhàng thu hẹp các vòng xoắn ốc theo chuyển động của ngón tay. Khu vực này rất dễ bắt tín hiêu, nếu biêt cách tận dụng, chỉ là va chạm nhẹ nhất cũng có thể khiến ta có cảm giác ớn lạnh khắp cơ thể.

Một ý tưởng khác, bạn cũng có thể cọ nhẹ gò má của bạn vào vùng da này một cách bất ngờ để kích thích tiết hoocmon dopamine gây hứng thú. Sau đó, nhẹ nhàng hôn và đưa lưỡi của bạn dọc theo lưng. Bạn cũng có thể dùng chính đuôi tóc của mình chọc nhẹ lên da chàng, sau đó cào nhẹ bằng móng tay để làm tăng thêm cảm giác.

“Con đường mòn” trên đùi

Tiến sĩ Millheiser đã khẳng định: “Một trong các dây thần dễ phản ứng nhất trong cơ thể nằm ở phía trên của đùi trong. Nó được gọi là dây thần kinh ilioinguinal, và là phương tiện cực kỳ nhạy cảm để liên lạc với não bộ “.

Trong thực tế, đây thường là vị trí chúng ta cham tới gần như cuối cùng ở khúc dạo đầu. Hãy bắt đầu bằng cách liếm ngón tay của bạn (sự ướt át dễ tăng cảm giác kích thích) và từ từ miết nhẹ ngón tay từ giữa đùi bên trong của đối tác kéo lên phía trên. Phá cách hơn, bạn cũng có thể sử dụng lưỡi của mình di chuyên dọc theo biên giới ấy để mang lại cho bạn tình cảm giác bị trêu chọc, họ sẽ khó có thể cưỡng lại bạn.

Các chuyên gia nói: “Do da ở khu vực này khá mềm và nhạy cảm, hãy thử, điều quan trọng là xem đối phương phản ứng như thế nào. Nếu anh ta nao núng, bạn hãy tìm những điểm đến khác mà chàng cho rằng chúng không quá tế nhị”. Hãy ưu tiên cho những nụ hôn, chúng mang lại cảm giác rất mạnh mẽ.

Khi anh chàng của bạn mơn trớn tại vị trí này, bạn sẽ nhận thấy hơi thở của mình trở nên nhanh hơn và xương chậu của bạn bắt đầu bị co thắt. Lý do: “Vuốt ve khu vực này gián tiếp kích thích bộ phận sinh dục, vì các dây thần kinh xung quanh nó được cài đăt để nhanh chóng phát tín hiệu niềm vui và khoái cảm đển não”.

Theo Eva.vn

4 căn bệnh vùng chậu ở chị em

Ngày nay, người phụ nữ tham gia hoạt động tình dục nhiều hơn và thường xuyên mặc quần jeans bó sát nên nguy cơ mắc bệnh ở vùng xương chậu cũng tăng lên.

Nếu như trước đây, khi bị đau vùng xương chậu, người phụ nữ thường được chẩn đoán mắc một bệnh nào đó thì ngày nay, dấu hiệu đau ở vùng xương chậu có thể cảnh báo nhiều hơn một bệnh ở người phụ nữ.

Nếu một ngày bạn phát hiện ra mình bị đau vùng xương chậu (vùng khung xương chậu), đừng nghĩ rằng mình chỉ bị bệnh đau nhẹ. Suy nghĩ đó đã không hợp với thời điểm hiện tại nữa.

Bởi vậy, bạn nên nắm được các triệu chứng phổ biến của các bệnh thường gặp liên quan đến hiện tượng đau vùng xương chậu.

Đau vùng xương chậu có thể là triệu chứng của các bệnh như lạc nội mạc tử cung, viêm bàng quang kẽ, căng cơ vùng xương chậu, sung huyết xương chậu... Bởi vậy, bạn nên nắm được các triệu chứng phổ biến của các bệnh này để còn kịp thời phát hiện và điều trị.

1. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. Theo thống kê được đăng tải trên website của Tổ chức Nghiên cứu lạc nội mạc tử cung thế giới: cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì có một người bị lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những nội mạc tử cung bong ra thành mảng nhỏ) bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung đọng lại ở những nơi này và cứ thế mà phát triển, nên gọi là lạc nội mạc tử cung.

Triệu chứng: Chuột rút nghiêm trọng, thường trùng với chu kỳ kinh nguyệt của bạn, đau tỏa ra lưng, xương chậu và chân.

Phương pháp chẩn đoán: Phẫu thuật nội soi (thủ tục phẫu thuật xâm lấn tối thiểu) và làm sinh thiết (lấy các mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi).
Điều trị: Điều trị bằng thuốc để thu nhỏ mô nội mạc tử cung. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ hoặc phá hủy tăng trưởng nội mạc tử cung. Trong trường hợp nặng, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung.

benh-phu-khoa
Cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì có một người bị lạc nội mạc tử cung.
Ảnh minh họa

2. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là một hội chứng đau bàng quang và là một bệnh mãn tính rất hay gặp ở phụ nữ. Bệnh có thể được gây ra bởi một sự cố của mucin - các tế bào trên bề mặt của bàng quang có tác dụng bảo vệ bàng quang khỏi axit. Viêm bàng quang kẽ có thể ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng: Cũng có nhiều triệu chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, người bị bệnh viêm bàng quang kẽ thường có các biểu hiện như liên tục muốn đi tiểu, mỗi lần đi rất ít nước tiểu, đau ở vùng xương chậu hoặc giữa âm đạo và hậu môn (ở phụ nữ), đau xương chậu trong quá trình giao hợp, đau vùng xương chậu mãn tính...

Phương pháp chẩn đoán: Sau khi loại trừ những bệnh có triệu chứng tương tự, bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu của bạn để xác định có phải nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bàng quang, trong trường hợp cần thiết sẽ phải làm cả sinh thiết để chẩn đoán khả năng ung thư.

Điều trị: Tùy vào mức độ viêm mà bác sĩ có thể chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân là uống thuốc hoặc phẫu thuật.

3. Căng cơ vùng xương chậu

Nhiều vấn đề, cả về thể chất (chẳng hạn như sinh con khó khăn) và tình cảm, có thể dẫn đến căng cơ mãn tính trong các cơ sàn chậu.

Triệu chứng: Khi bị căng cơ vùng xương chậu, người bệnh có thể cảm thấy như có áp lực hoặc đau nhức trong xương chậu, cảm giác nóng đốt, ngứa và đau ở âm đạo hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang).

Phương pháp chẩn đoán: Bác sĩ sẽ làm các kiểm tra vật lý quanh vùng vùng chậu.
Điều trị: Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất liên quan đến sàn chậu là vật lý trị liệu. Hãy nghĩ về nó như là một bài tập thể dục cho âm đạo, giúp ngăn chặn sự co thắt ở các cơ vùng này.

4. Sung huyết vùng chậu

Sung huyết vùng chậu hay còn gọi là chứng suy tĩnh mạch gây đau xương chậu. Giống như giãn tĩnh mạch ở chân, các van trong tĩnh mạch trở nên yếu và không đóng đúng cách, do đó, bể máu, gây áp lực và đau đớn. Sung huyết vùng chậu thường xảy ra các cơn đau khi bạn ngồi hoặc đứng.

Triệu chứng: Nhói đau ở xương chậu, thường được mô tả như là một cảm giác "nặng nề". Đau nhẹ vào buổi sáng và càng tồi tệ hơn trong suốt cả ngày. Cơn đau sẽ giảm khi bạn nằm xuống hoặc áp dụng nhiệt.

Phương pháp chẩn đoán: Bác sĩ sẽ đo kích thước của tĩnh mạch bất thường và tốc độ của dòng máu chảy để chẩn đoán bệnh.

Điều trị: Giải pháp cắt bỏ tử cung, trong đó có buồng trứng và các tĩnh mạch bị ảnh hưởng đã được chứng minh là liệu pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thử phương pháp thu nhỏ tĩnh mạch cho bệnh nhân. Trong trường hợp phương pháp này không có hiệu quả thì mới phẫu thuật.

(Theo TTVN)

Thời trang có thể gây bệnh

Cách ăn mặc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng là dễ mắc bệnh viêm nhiễm, cố gắng thụ thai và có khi còn dẫn tới tử vong.

Áo thít eo

Tác dụng phụ: Stress mất kiểm soát, ợ nóng, đầy hơi, choáng.

Loại áo này làm ép bụng của bạn, nếu mặc một thời gian dài sẽ làm co thắt bụng và vùng bàng quang, làm suy yếu cơ bắp. Nó dẫn đến rò rỉ nước tiểu với một áp lực nhỏ, nhất là khi bạn ho hoặc hắt hơi.

Hơn nữa, loại áo này ép phổi và sau thời gian dài, tình trạng thiếu oxy làm cho bạn ra mồ hôi. Nếu không ngay lập tức nhận ra những gì đang xảy ra, rất có thể bạn sẽ bị choáng và ngất. Nếu mặc áo này trong và sau bữa ăn, áp lực ở bụng dưới càng tăng lên đẩy lượng axit lên ống dẫn thức ăn dẫn đến ợ nóng. Áo thít eo này còn có thể gây ra hội chứng ruột kích thích trào ngược.

Đồ lót bó chặt

Tác dụng phụ: Viêm bàng quang, nhiễm trùng nấm, nam giới vô sinh.

Trong khi lựa chọn đồ lót (áo ngực hoặc quần lót), cần đảm bảo rằng đàn hồi không phải là quá chặt chẽ và phải bằng vải tự nhiên. Hiệp hội Y khoa Anh cho rằng, loại áo ngực siết eo không tốt bởi vì chúng ngăn chặn việc lưu thông bạch huyết bằng cách ép chặt vào da. Ở nam giới, mặc đồ lót quá chặt chẽ sẽ chống lại các tuyến sinh dục, làm cản trở dòng chảy của tinh trùng và có thể dẫn đến vô sinh trong thời gian dài.

Đồ lót bằng sợi tổng hợp còn ngăn cản không cho không khí lưu thông, dẫn đến nhiễm nấm trên da, hoặc nhiễm nấm đường tiết niệu.

Quần jeans bó sát

Tác dụng phụ: Đau dây thần kinh ở chân / tay / ngón tay, ợ nóng, thoát vị trầm trọng hơn.

Quần jeans bó chặt quá sẽ gây áp lực lên dây thần kinh quan trọng từ cột sống. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đau buốt chạy xuống ngón tay út, hoặc chân, thì rất có thể đó là do sự căng thẳng xung quanh thắt lưng của bạn. Tạp chí Hiệp hội Y tế Canada gần đây đã báo cáo một nghiên cứu cho biết quần ôm bó sát sẽ làm tăng áp lực lên các dây thần kinh chạy từ xương chậu vào đùi bên ngoài, gây ra các triệu chứng như ngứa ran, tê và cảm giác nóng đốt bên trong.

Quần jeans bó chặt cũng tạo ra một môi trường ấm và ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh. Một nguy hiểm khác nữa là ảnh hưởng đến thoát vị. Nếu bạn ho, cười hoặc hắt hơi, có thể dẫn đến thoát vị.

Cổ áo hoặc đeo ca vát quá chặt

Tác dụng phụ: Tăng nhãn áp, chóng mặt, nhức đầu, đau vai.

Cổ áo và ca vát khi quá chặt vào cổ sẽ có thể gây ra thắt động mạch cảnh ở vai và đầu. Kết quả là đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, đau xuống cánh tay, và nếu bạn cực kỳ không may mắn thì thậm chí có thể bị mù,.

Bệnh tăng nhãn áp xuất hiện là khi có quá nhiều áp lực lên bóng mắt, gây tổn hại thần kinh thị giác. Bệnh tăng nhãn áp cũng có thể do di truyền, vì vậy những người dễ bị bệnh tốt nhận nên để cổ áo rộng và ca vát không quá chặt.

Cổ áo và ca vát khi quá chặt vào cổ sẽ có thể gây ra thắt động mạch cảnh ở vai và đầu. (ảnh minh họa)

Đi giày dép chật

Tác dụng phụ: Sưng tấy ngón chân cái, nhiễm nấm.

Điều đầu tiên cần nhớ là nếu giày và tất không phù hợp có thể làm cho chân chúng ta ra nhiều mồ hôi và đó chính là nguyên nhân bị nấm. Mùi hôi và phát ban chỉ là một rắc rối nhỏ khi đi giày dép quá chật. Ngoài ra, nó còn có thể làm cho ngón chân bị biến dạng, nếu đi về lâu dài còn khiến các ngón chân dính với nhau.

Giày hẹp quá chật cũng bẻ cong khớp ngón chân, làm cho ngón chân luôn cuộn tròn, làm móng chân mọc vào trong, mắt cá chân sưng và nổi chai...

(Theo Eva)

Phòng ngừa đẻ khó cho mẹ bầu

Đẻ khó là tình trạng thời gian sinh kéo dài, xuất huyết quá nhiều, nguy hiểm đến tính mạng mẹ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên việc đẻ khó như: xương chậu quá hẹp; đường sản yếu, dây chằng khỏe; tử cung co bóp yếu...

Nguyên nhân gây khó đẻ

Xương chậu quá hẹp, không cân xứng với đầu thai nhi: Nếu xương chậu hẹp, nhưng thai nhi nhỏ thì thai phụ vẫn có thể áp dụng phương pháp đẻ thường. Ngược lại, xương chậu bình thường nhưng thai nhi quá to, không thể lọt qua, dẫn đến đầu thai nhi và xương chậu không cân xứng. Các thai phụ nên chú ý siêu âm trước khi đẻ, xác định chính xác sự tương ứng giữa xương chậu và đầu thai nhi để quyết định có nên mổ đẻ hay không.

Đường sản yếu, dây chằng khỏe: Đường sản là cổ tử cung, âm đạo và vùng ngoài âm đạo. Đường sản yếu, dây chằng khoẻ làm thời gian đẻ rất dài, cổ tử cung mở chậm. Để khắc phục tình trạng này, hiện nay đã có thuốc làm mềm vùng cổ tử cung.

Tử cung co bóp yếu: Lực đẩy thai nhi ra ngoài quá yếu là tử cung co bóp yếu. Có người ngay từ lúc mới bắt đầu chuyển dạ đã yếu, có người trong quá trình đẻ đã yếu đi. Những người yếu đi trong quá trình sinh con có thể do thời gian đẻ kéo dài, phương pháp dặn đẻ không đúng, la hét quá nhiều gây ra mệt mỏi… Trường hợp này thường gặp ở những sản phụ lớn tuổi sinh con lần đầu.

Có thể dùng thuốc kích thích co bóp tử cung, để cơ thể nghỉ ngơi, sau khi hết mệt lại tiếp tục, nhưng nếu tình hình nghiêm trọng hơn phải tiến hành mổ.


Có nhiều nguyên nhân khiến thai phụ khó đẻ (google image)

Đầu thai nhi quay dị thường: Lúc thai nhi lọt qua xương hông vừa nhỏ hẹp, vừa xoay vừa dịch chuyển xuống dưới rồi chui ra ngoài. Nếu quá trình này diễn ra không thuận lợi như trên thì gọi là đầu thai nhi quay dị thường. Khi thai phụ gặp phải tình trạng này, nên sinh đẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Vị trí thai nhi dị thường: Vị trí bất thường của thai nhi gây khó đẻ là vị trí hai chân nằm ngang, hai chân ra trước, hoặc thai nhi ngửa mặt lên. Sau khi vỡ ối, rốn đứt ra, đẻ chậm, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhau tiền đạo: Có thể dùng siêu âm chẩn đoán trong thời gian mang thai. Để không xảy ra điều gì bất thường trong khi sinh, thai phụ nên áp dụng phương pháp mổ đẻ.

Bong nhau thai sớm: Bong nhau thai sớm hoàn toàn có thể tránh được nếu siêu âm trước khi sinh. Khi mắc chứng này, nếu không kịp thời đưa thai nhi ra ngoài sẽ gây nguy hiểm tính mạng do thiếu ôxy. Hơn nữa, xuất huyết quá nhiều cũng gây hiểm cho tính mạng cho sản phụ. Nếu phát hiện chứng bong nhau sớm, phải thực hiện mổ ngay để đảm bảo tính mạng và sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Vỡ ối sớm: Vỡ ối trước khi đẻ thì tử cung khó mở, thai nhi không thể chui lọt qua đường đẻ thuận lợi, dẫn đến khó đẻ. Phần lớn những trường hợp vỡ ối sớm đều có thể đẻ thường.

Chứng bội nhiễm: Khi có triệu chứng nhiễm độc thai nghén nặng, có thể dẫn tới bong nhau thai sớm, hoặc ảnh hưởng đến tính mạng em bé, nên cần thận trọng trong quá trình sinh đẻ.

Ngoài ra, các sản phụ mắc bệnh tim và bệnh thận cũng dễ bị đẻ khó, vì vậy cần phải theo dõi nghiêm ngặt tinh thần và sức khoẻ của thai phụ để đảm bảo an toàn khi sinh đẻ.                           

Phòng ngừa khó đẻ

Dựa trên những kết quả kiểm tra siêu âm và theo kinh nghiệm, bác sĩ hoàn toàn có thể chẩn đoán được tình trạng đẻ khó ở các thai phụ. Khi gặp tình trạng này, nếu nặng thì không được đẻ thường mà phải mổ đẻ để tránh những vấn đề phát sinh nguy hiểm.

Đối với sản phụ, trong thời gian mang thai nên tránh những nguy cơ dẫn đến khó đẻ. Các bà bầu chú ý nên tránh để mắc các chứng bệnh nguy hiểm, nếu đã mắc bệnh thì phải chữa trị  trong thời gian mang thai, tập thể dục và vận động hợp lí. Trước khi sinh, các thai phụ nên đi kiểm tra, xét nghiệm, tập luyện để nắm được các động tác hỗ trợ khi sinh.

Meo.vn (Theo Eva)

Bị chuột rút khi mang thai cần làm gì?

Nếu bị chuột rút, em có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng các mắt cá, ngón chân, ngâm chân trong nước nóng, tránh đứng lâu.

Hỏi: Năm nay em 26 tuổi. Hiện em đang mang thai tháng thứ 8. Em đi siêu âm thì thấy thai vẫn khỏe mạnh. Nhưng gần đây em hay bị chuột rút ở chân và sườn. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng đó là như thế nào? Có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Những lúc như vậy em cần phải làm gì để hết chuột rút?

[email protected]

Trả lời: Hầu như tất cả các bà bầu đều bị “tra tấn” bởi các cơn chuột rút, ngay từ tháng thứ 2-3. Khi bầu càng lớn thì cường độ chuột rút càng dày lên. Nguyên nhân chủ yếu là do thai phụ thiếu canxi. Khi thai nhi lớn, canxi cần nhiều để nuôi thai nhi.

Nếu không đủ canxi, bà bầu có thể bị chuột rút. (Ảnh minh họa)

Nếu không đủ canxi, cơ thể mẹ sẽ có cơ chế “rút xương, tủy” mình để lấy canxi cho con. Vì thế, người mẹ sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, việc thai ngày càng lớn sẽ đè lên thành xương chậu và đôi chân, khiến cho các mạch máu trên chân bị chèn ép, gây ra hiện tượng chuột rút.

Việc cơ thể mẹ thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến em bé sau này: chân vòng kiềng, còi xương, suy dinh dưỡng, thóp lâu liền…

Để khắc phục hiện tượng này, trước hết, em phải gấp rút bổ xung canxi cho cơ thể. Em nên đi khám sản khoa để bác sĩ kê cho em liều canxi hợp lý. Ngoài ra, em nên tăng cường ăn thực phẩm có nhiều canxi như sữa, phomai, tôm, cua, ốc…

Còn hiện tại, nếu bị chuột rút, em có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng các mắt cá, ngón chân, ngâm chân trong nước nóng, đi bộ, tránh đứng lâu. Nếu thai quá to, việc cúi xuống xoa bóp chân khó thì em nên “làm nũng” chồng, để anh ấy cùng được lo lắng và chăm sóc cho hai mẹ con.

Lê Anh Tuấn (BV Phụ sản T.Ư)

Meo.vn (Theo Dân việt)

Thường xuyên mỏi chân là bệnh gì?

Tôi 27 tuổi, thường xuyên bị mỏi chân trái từ xương chậu đến ngón chân, đặc biệt rất mỏi ở đùi.

Đứng một chỗ làm việc không quá năm phút thì phải ngồi xuống một lát mới bớt mỏi và cứ liên tục thế.

Xin hỏi bác sĩ chứng mỏi chân này có phải là biểu hiện của một loại bệnh không? - (Quốc Thịnh - Bình Dương)


Trả lời:

Bạn bị mỏi chân trái khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ một lúc bớt mỏi có thể là triệu chứng của chân đi cách hồi.

Nguyên nhân của chân đi cách hồi có thể ở mạch máu, cũng có thể do nguyên nhân thần kinh (hẹp ống sống).

Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên ngành thần kinh để đánh giá đúng tình trạng này. Cả hai nguyên nhân đều có cách chữa trị riêng biệt, do vậy cần chẩn đoán chính xác để đưa ra cách điều trị đúng đắn.

Theo TS.BS Lê Tự Phương Thảo
(BV nhân dân Gia Định, TPHCM)

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

Khi nào chị em cần phải đi khám phụ khoa?

Một ngày, bỗng nhiên bạn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng khi đi tiểu lại rất khó chịu, hoặc bạn cảm thấy đau xương chậu, thậm chí khi "yêu" cũng cảm thấy đau... phải làm sao?

1. Nhiễm trùng đường tiểu - nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh dễ xảy ra hơn chúng ta tưởng. Việc thiếu nước đôi khi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: muốn đi tiểu liên tục, mỗi lần đi tiểu chỉ được một ít. Nếu bạn thấy nước tiểu của mình bị đục và có cặn, gợn, đồng thời kèm theo cảm giác đau ở xương sườn thì rất có thể đường tiết niệu của bạn đang gặp trục trặc, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp này tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ tiết niệu để được kiểm tra kĩ lưỡng hơn. Nếu đi khám phụ khoa thì bác sĩ cũng chỉ kê toa thuốc kháng sinh mà thôi.

2. Đau xương chậu và đau khi quan hệ tình dục

Nếu bạn thường bị đau vùng xương chậu, ngay dưới rốn thì nên cẩn trọng. Nếu những cơn đau ngày một nặng hơn, kéo dài hơn 6 tháng hoặc cảm thấy đau trong khi giao hợp thì hoàn toàn là những dấu hiệu cần phải khám ngay.

Nguyên nhân đơn giản của tình trạng này có lẽ do bạn có quan hệ tình dục quá thô bạo hoặc làm việc quá nhiều. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính. Các chuyên gia và bác sĩ mới là người có thể đưa ra những nguyên nhân chính xác nhất cho trường hợp đau xương chậu ở phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành xét nghiệm pap smear để chắc chắn rằng bạn có bị ung thư hay không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh dễ xảy ra hơn chúng ta tưởng. (Ảnh minh họa)

3. Mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều

Một trong những vấn đề y tế mà chị em thường bỏ qua nhất là kinh nguyệt không đều. Có nhiều lý do khiến kinh nguyệt của bạn thất thường, có thể do mất cân bằng nội tiết tố, mang thai, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng và thiếu chất...

Kinh nguyệt không đều cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim ở nhiều phụ nữ cùng với nguy cơ vô sinh cao hơn. Tuy nhiên, chị em cũng không cần phải quá hoảng hốt khi thấy kinh nguyệt tự nhiên biến mất thất thường, bởi ngày nay, tình trạng này cũng xảy ra với nhiều chị em. Nhưng để biết chính xác nhất việc kinh nguyệt của mình như vậy có do bệnh tật gì không thì chị em nên đi khám phụ khoa.

Như đã đề cập ở trên, kích thích tố đóng một phần lớn gây ra bất thường này. Nếu bạn đồng thời thấy những dấu hiệu như mụn trứng cá trên mặt thì yếu tố nội tiết càng có nhiều khả năng xảy ra.

Làm thế nào để chu kì nguyệt san được đều đặn?

Nhiều phụ nữ thường xuyên tập thể thao, nhất là những chị em tập với cường độ cao thường là người hay bị lỡ chu kì kinh nguyệt nhất. Dưới đây là những lời khuyên để kì nguyệt san cứ "đến hẹn lại lên".

- Nếu bạn đang dùng biện pháp tránh thai thì tiếp tục dùng loại biện pháp đó chứ không chuyển sang biện pháp khác.

- Tự giảm căng thẳng cho mình bằng cách tham gia lớp học yoga hoặc các hoạt động vui vẻ khác ở nhà.

- Một trong những điều hiệu quả nhất mà bạn có thể làm cho chính mình là xem xét việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo. Giữ một chế độ ăn uống ít chất béo sẽ vừa có lợi cho sức khỏe của bạn, lại giữ cho kinh nguyệt đều đặn hàng tháng.

Nếu sau một thời gian thực hiện các biện pháp này mà không thấy hiệu quả thì bạn hoàn toàn có lý do chính đáng để đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Meo.vn (Theo Eva)

Chứng máu vón cục trong tĩnh mạch

Các tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các bộ phận trên cơ thể tới tim. Đôi khi, có những cục xuất hiện khi dòng máu chảy qua tĩnh mạch, gây chứng máu vón cục trong tĩnh mạch hay còn gọi là chứng nghẽn mạch.

Một loại nghẽn mạch thai phụ hay gặp là chứng nghẽn mạch sâu (deep vein thrombosis - DVT), máu vón cục ở sâu trong một tĩnh mạch dưới bề mặt da. Tình trạng này phổ biến ở chân, đùi và xương chậu.


Nguyên nhân

Chứng nghẽn mạch có thể xuất hiện mà không có lý do cụ thể. Phụ nữ mang thai có xu hướng phát triển tình trạng này vì:

- Máu của bạn có xu hướng dễ vón cục. Điều này giúp ngăn cơ thể khỏi bị mất nhiều máu khi bạn chuyển dạ sinh son.

- Các dòng máu từ tĩnh mạch chân tới tim có xu hướng bị chậm. Đó là do các hormone thai nghẽn và tử cung trở nên to khi em bé phát triển.

- Trong quá trình sinh nở, các tĩnh mạch bị tổn thương đôi chút do áp lực thai nhi tới các tĩnh mạch trong xương chậu của mẹ.

Nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi vì chứng nghẽn tĩnh mạch khi mang thai khá hiếm. Chỉ 1-2/1000 thai phụ gặp phải nó trong thai kỳ hoặc trong 6 tuần đầu tiên sau sinh.

Dấu hiệu nhận biết

Nếu bạn mắc chứng nghẽn mạch, bạn có thể xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây:

- Đau, đỏ hoặc sưng một bên chân, nhất là ở bắp chân.

- Cơn đau nặng khi bạn gập gối hoặc đi bộ.

- Cảm giác ấm nóng ở làn da, nơi có những cục máu bị vón.

- Tĩnh mạch ở chân nhìn to hơn bình thường.

Trong quá trình mang thai, phù nề và khó chịu ở chân khá phổ biến và không phải mọi dấu hiệu là bị bệnh. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình mắc chứng nghẽn mạch. Bác sĩ sẽ có những kiểm tra để phát hiện tình trạng vón cục trong máu, cũng như các xét nghiệm để xem xét sức khỏe thai nhi. Những kiểm tra này là rất an toàn.

Nếu tình trạng máu vón cục trong tĩnh mạch không được điều trị, nó sẽ gây khó khăn để chuyển máu từ chân tới phổi, gây tình trạng gọi là tắc mạch phổi (pulmonary embolism - PE).

Khi ấy, bạn sẽ có những triệu chứng:

- Khó thở hoặc thở ngắn hơn bình thường.

- Đau ngực, cơn đau nặng hơn khi thở.

- Ho ra máu.

Nếu có những triệu chứng này, bạn cần đi khám ngay lập tức.

Trường hợp dễ bị nghẽn mạch

Mang thai làm tăng 10 lần nguy cơ bị nghẽn mạch so với phụ nữ cùng tuổi không mang thai. Bạn có nguy cơ bị nghẽn mạch nhiều nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ và sáu tuần đầu sau sinh.

Phòng tránh

Có vài gợi ý giúp bạn giảm nguy cơ nghẽn mạch như sau:

- Ăn uống cân bằng, nhất là khi bạn đang thừa cân.

- Luyện tập đều đặn, như đi bộ, bơi lội làm tăng tuần hoàn ở chân.

- Nếu bạn hút thuốc lá, hãy bỏ ngay.

Nếu bạn nghi mắc chứng nghẽn mạch, hãy đi khám sớm. Bác sĩ có thể tiêm hoặc cho bạn uống thuốc hàng ngày để phá vỡ các cục trong máu.

Ảnh hưởng của chứng nghẽn mạch tới việc sinh nở

Nếu bạn bị nghẽn mạch, trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn:

- Di chuyển càng nhiều càng tốt.

- Uống thường xuyên hơn để ngăn ngừa mất nước.

- Đi những đôi tất chuyên dụng, kích thích tuần hoàn chân.

Những gợi ý này giúp giảm nguy cơ máu vón cục trong quá trình sinh con.

Nếu phải mổ đẻ

Mổ đẻ làm tăng nguy cơ máu vón cục hơn so với sinh thường. Nguy cơ này cao hơn, nếu:

- Trên 35 tuổi.

- Phải mổ đẻ khẩn cấp.

- Thừa cân, béo phì.

Meo.vn (Theo Mevabe)

Dấu hiệu chuyển dạ bà bầu cần biết

Bất cứ phụ nữ mang thai nào đều cần phải biết kiến thức cơ bản về các dấu hiệu chuyển dạ để chuẩn bị sẵn sàng cho mình.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ khoa sản thì những dấu hiệu này không mấy rõ ràng đến ngay cả trước những ngày bạn sinh nở. Dù vậy, nếu chịu để ý một chút bạn sẽ nhận ra ngay và càng đến giờ sinh nở, những dấu hiệu này càng rõ rệt.

Xuất hiện nhiều những cơn co thắt

Nếu thấy các cơn co thắt xuất hiện liên tục, đều đặn thì nhiều khả năng là bạn sắp chuyển dạ, ngoài ra, một số người còn thấy xuất hiện chứng chuột rút, ra máu…

Khi thời gian chuyển dạ thực sự đến gần, bạn sẽ thấy các cơn co thắt diễn ra thường xuyên hơn, cứ 10 – 15 phút một lần.

Thở dễ dàng hơn

Khi có dấu hiệu chuyển dạ, bạn sẽ có cảm giác thai bị tụt xuống, cảm giác ở khung xương chậu nặng nề hơn, áp lực của thai lên lồng ngực cũng được giảm đáng kể. Vì vậy, nếu thấy thở dễ dàng hơn thì nghĩa là bạn nên chuẩn bị tinh thần sớm.

Phụ nữ mang thai cần nhận biết được dấu hiệu chuyển dạ. (Ảnh minh họa)

Cảm giác thai ‘tụt’ xuống

Khoảng thời gian cuối thai kỳ, những cú đá của bé xuất hiện nhiều ở bụng trên. Nhiều người mẹ chia sẻ, nếu quan sát bụng bầu từ phía bên trên, họ không thấy rốn nữa (giai đoạn trước, khi bé còn nằm ở bụng trên thì rối sẽ căng và như bị lồi ra). Tình trạng sa bụng có thể diễn ra trong khoảng 2-4 tuần trước ngày chuyển dạ thật.

Nhóm phụ nữ sinh con lần 2 không cảm nhận được rõ ràng giai đoạn bé bị “rơi” xuống, trừ thời điểm chuyển dạ. Nguyên nhân là vì các cơ vùng xương chậu của mẹ đã bị giãn mạnh nên cảm giác “tụt” xuống của bé khá mơ hồ.

Tăng tiết dịch âm đạo

Dịch âm đạo có màu trắng đục, giống như lòng trắng trứng gà hoặc có chất nhầy màu hồng.

Đau lưng dưới

Các cơn đau lưng dưới và xương chậu nhiều hơn, do dây chằng ở xương chậu và tử cung bị căng ra.

Khi chuyển dạ, nước ối sẽ xuất hiện. (Ảnh minh họa)

Ra máu

Dịch âm đạo tiết ra nhiều và thay đổi, từ loãng, quánh như keo dán giấy trở thành dày hơn, có thể lẫn máu đỏ. Khi cổ tử cung mỏng đi, những mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ. Vì thế, bạn có thể nhìn thấy những vệt máu màu đỏ hoặc nâu đỏ có lẫn trong dịch nhầy. Nếu dịch âm đạo có màu đỏ nhiều hơn là chất nhầy trắng, giống như dấu hiệu kinh nguyệt hoặc ra nhiều máu đỏ tươi, bạn nên nhập viện sớm. Thông thường, nếu xuất hiện dấu hiệu ra máu thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vòng 3-4 ngày nhưng cũng có trường hợp là 1-2 tuần.

Vỡ nước ối

Thường thì bạn sẽ thấy tử cung co thắt nhiều lần, sau đó nước ối mới bị vỡ, nhưng cũng có một số trường hợp nước ối bị vỡ bất ngờ. Nếu nước ối vỡ bất ngờ thì bạn nên nhập viện ngay.

Meo.vn (Theo Eva)

Phục hồi xương chậu sau sinh

Xương chậu là một khung rộng gồm cơ, dây chằng, mô. Nó trải dài từ xương mu phía trước cơ thể đến xương cột sống ở phía sau.


Hãy bắt đầu bài tập xương chậu ngay khi bạn có thể (google image)

Xương chậu đôi khi được ví như tấm bạt lò xo vì nó có thể co giãn (trong quá trình mang thai và sinh con chẳng hạn) rồi trở lại vị trí ban đầu. Tất nhiên, dưới tác động của thời gian dài mang thai, các mô, cơ ở đây sẽ trở nên nhão và yếu.

Lý do khung xương chậu quan trọng

Khung xương chậu hỗ trợ đường ruột, bàng quang và tử cung (dạ con). Sàn vùng chậu yếu gây khó khăn để siết chặt các cơ bắp dưới bàng quang, gây són tiểu. Bạn có thể thấy như vô tình bị són tiểu lúc ho, hắt hơi hay tập thể dục. Điều này gọi là tiểu không tự chủ và bạn không phải là người duy nhất vướng phải nó. Tiểu không tự chủ ảnh hưởng đến khoảng 1/3 người mẹ sau sinh.

Sàn khung chậu cũng có ảnh hưởng đến các cơ âm đạo. Do đó, bạn có thể thấy "chuyện ấy" không còn tuyệt vời sau sinh. Sau này, nếu cơ âm đạo còn yếu, nó sẽ khiến tử cung võng xuống (điều này gọi là sa tử cung). Khoảng 4/10 phụ nữ trên 50 tuổi phải đối mặt với sa tử cung.

Nếu bạn luyện bài tập khung xương chậu mỗi ngày, bạn sẽ phòng ngừa được các vấn đề nêu trên.

Ảnh hưởng của sinh con tới xương chậu

Trong giai đoạn chuyển dạ và sinh nở, khung xương chậu giãn cho phép đầu em bé lọt ra khỏi tử cung mẹ và đi ra ngoài. Điều này có thể để lại vết thâm tím, sưng tấy và đau nhức cho mẹ.

Các dây thần kinh kết nối với các cơ sàn chậu cũng sẽ phải kéo giãn. Điều này có thể làm cho khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu) cảm thấy bị tê liệt. Sàn chậu bị kéo giãn hơn khi chuyển dạ, nếu:

- Người mẹ "rặn" trong thời gian dài.

- Thai nhi nặng cân.

- Có vết rách nghiêm trọng.

- Dùng kẹp.

Thời điểm nên tập các bài tập xương chậu

Hãy bắt đầu bài tập xương chậu ngay khi bạn có thể. Tập sớm thực sự sẽ có lợi cho bạn. Bởi:

- Đáy chậu và âm đạo mau hồi phục hơn.

- Ngăn ngừa rò rỉ nước tiểu.

- Cải thiện lưu thông đến đáy chậu, giảm sưng và bầm tím.

Nếu bạn phải dùng ống thông bàng quang sau sinh, hãy chờ cho đến khi không dùng ống nữa mới nên bắt đầu bài tập. Vài ngày đầu tiên, bạn có thể cảm giác như cơ khung chậu không làm việc. Đừng lo lắng vì điều này là bình thường, do các dây thần kinh bị kéo giãn nên tạm tê liệt. Hãy tiếp tục cố gắng vì cảm giác với xương chậu của bạn sẽ sớm trở lại.

Để bắt đầu bài tập cơ sàn chậu, bạn nên nằm ngửa hay nằm nghiêng. Hoặc bạn có thể thấy dễ dàng để tập hơn trong khi bạn đang thư giãn trong bồn tắm. Dưới đây là lời nhắc nhở để có bài tập xương chậu:

- Hít vào và khi bạn thở ra, bạn nhẹ nhàng siết chặt các cơ sàn chậu. Cố gắng để ngăn són tiểu hoặc "xì hơi".

- Giữ 4-5 giây trong khi bạn tiếp tục thở như bình thường. Bạn có thể cảm thấy cơ bụng dưới thắt chặt. Đó là dấu hiệu tốt.

Có thể luyện tập ngay cả khi bạn sinh mổ: Bạn có thể luyện bài tập khung chậu nếu đã có những mũi khâu. Tuy nhiên, nếu các mũi khâu quá chặt sẽ khiến bạn bị đau khi tập. Để ngăn chặn điều này, bạn hãy tập trung vào phần thư giãn xương chậu. Sau khi bạn thắt chặt xương chậu, hãy thư giãn hoàn toàn trước khi bắt đầu một cơn co thắt mới. Nghỉ khoảng 10 giây trước khi bắt đầu tiếp. Không nên vội vã và đảm bảo bạn vẫn thở như bình thường.

Dấu hiệu cần được giúp đỡ

Nếu sau khi đã kiểm tra sau sinh, bạn không thể thắt chặt các cơ bắp vì còn đau hoặc bị són tiểu, bạn nên đi gặp bác sĩ. Một bài vật lý trị liệu có thể kiểm tra khung xương chậu của bạn và xử lý bất kỳ vấn đề nào. Bài vật lý trị liệu trong 6 tuần đầu tiên có giá trị khi:

- Bạn phải dùng kẹp hỗ trợ khi sinh.

- Có vết rách nặng.

- Són tiểu trong 6 tháng đầu thai kỳ hoặc trước khi mang thai.

Bạn sẽ có nguy cơ phát triển các vấn đề như tiểu không kiểm soát hoặc sa tử cung, vì thế, sự giúp đỡ của các chuyên gia sẽ giúp bạn ngăn chặn những vấn đề này về sau.

Meo.vn (Theo M&B)