Lưu trữ cho từ khóa: xung đột

Ép con ăn nhiều chưa chắc đã tốt

Không ít bà mẹ đã cố thúc ép bé ăn cho bằng hết những gì mình muốn. Việc này có nên không? Tiến sĩ Irene Chatoor sẽ cùng các bà mẹ sẻ chia những băn khoăn, lo lắng này.

Ép trẻ ăn hết khẩu phẩn sẽ làm trẻ sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn (Ảnh: Shutterstock)

Nhiều ông bố, bà mẹ luôn sợ con mình đói bụng và vì thế luôn cố ép con ăn hết khẩu phần trong mỗi bữa cơm. Các bậc phụ huynh không tin rằng con mình có khả năng biết bụng đã no. Khi thấy trẻ ăn gần hết phần cơm, họ cứ thế thúc ép bé ăn hết những muỗng cuối cùng: “Một muỗng nữa cho mẹ nào!”, “Ráng một muỗng là hết rồi con”… Một số bố mẹ lại cứ khăng khăng con phải ăn những gì mình đã đặt vào đĩa, và họ ép bé ngồi yên ở bàn cho tới khi ăn hết sạch những gì có trong đĩa. Đôi khi họ còn dọa bé nếu không ăn sẽ bị ông kẹ bắt đi. Tệ hơn, trong một vài trường hợp, bố mẹ thậm chí còn dùng hình phạt kiểu đánh đập để bắt trẻ con ăn trọn bữa. Những việc xoay quanh vấn đề thúc ép trẻ nhỏ ăn như thế này thường sẽ trở thành khởi đầu cho một xung đột trầm trọng giữa bố mẹ và con cái. Trẻ sẽ cảm thấy ngao ngán và sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Ngoài ra, hình ảnh của bố mẹ có thể trở nên xấu hơn trong mắt trẻ, vì bố mẹ luôn nói trẻ chỉ cần ăn một muỗng nữa là đủ nhưng sau đó vẫn tiếp tục ép trẻ ăn thêm nhiều muỗng nữa.

Tiến sĩ Irene Chatoor (giáo sư tâm lý học và nhi khoa, giám đốc chương trình “Y tế tâm lý trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi”, trung tâm y tế quốc gia của trẻ em tại Washington, Mỹ) khuyên rằng “Không được ép trẻ ăn. Làm thế sẽ tạo mâu thuẫn và can thiệp vào khả năng nhận biết đói, no của trẻ. Mẹ hãy lên một thời khóa biểu các bữa ăn cho trẻ, gồm ba bữa chính và một bữa xế (chiều). Các bữa chính và bữa xế hằng ngày phải cách nhau 3 – 4 tiếng. Trẻ cần được ngồi ăn tại bàn và đúng giờ. Dọn ra những phần nhỏ, đợi trẻ ăn hết rồi mới múc thêm tiếp. Làm thế sẽ giúp trẻ ngon miệng, khoái ăn, và không bị quá nhiều thức ăn làm cho ngợp. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn trong việc cho trẻ ăn thay vì cứ phải ép trẻ ăn hết một khẩu phần vượt quá khả năng hấp thụ và tiêu hóa của trẻ.”

Thực hiện theo những hướng dẫn trên đòi hỏi bố mẹ phải cùng phối hợp và điều chỉnh thói quen cho trẻ ăn của chính mình. Tuy nhiên, một khi cả nhà đã vào quy củ đâu đó rồi, trẻ sẽ ăn tốt hơn, bữa ăn sẽ thong thả và thú vị hơn cho tất cả mọi người.

Chương trình tư vấn đặc biệt “Bé yêu học ăn” với sự tham gia của giáo sư nhi khoa Irene Chartoor và chuyên gia dinh dưỡng Kim Milano đến từ Hoa Kỳ sẽ giúp mẹ tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để mỗi bữa ăn của bé là niềm vui của cả nhà.

  • Thời gian: 15h, ngày 20/04/2013
  • Địa điểm: White Palace, 194 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Đăng ký tham gia chương trình tại website www.biengan.com.vn hoặc gọi đến tổng đài 19001519

 
 

Cách giải quyết những xung đột trong hôn nhân

Bất đồng hay xung đột là một phần của bất kỳ cuộc hôn nhân nào nhưng không có nghĩa là cuộc hôn nhân đó sẽ kết thúc. Biết cách giải quyết những mâu thuẫn trong hôn nhân có thể giúp bạn tránh được những vấn đề nghiêm trọng trong hôn nhân như ly hôn hoặc ly thân.

Bất đồng hay xung đột là một phần của bất kỳ cuộc hôn nhân nào nhưng không có nghĩa là cuộc hôn nhân đó sẽ kết thúc. Biết cách giải quyết những mâu thuẫn trong hôn nhân có thể giúp bạn tránh được những vấn đề nghiêm trọng trong hôn nhân như ly hôn hoặc ly thân.

Có nhiều cách khác nhau và cách tiếp cận để giải quyết các xung đột trong hôn nhân, nhưng điều quan trọng là tìm ra cách phù hợp với tình trạng hiện tại của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:

Đừng để cơn giận làm bạn đánh mất lý trí

Hãy nhớ rằng bạn đang tranh cãi với người bạn đời và không phải với một kẻ thù. Việc tranh luận không phải lúc nào cũng xấu bởi vì đây là thời gian để nói lên cảm xúc của bạn, nhưng bạn phải nhớ là bạn đang tranh cãi với người bạn yêu, hãy cẩn thận để không làm tổn thương người bạn đời của bạn. Bởi vì những lời nói xấu có thể làm tổn thương người khác mà không thể rút lại lời nói hay xem như không có chuyện gì xảy ra. Các xung đột có thể được giải quyết trong một cuộc tranh luận “lành mạnh” mà không cần phải nói xấu hay tố cáo không hợp lý.

cach-giai-quyet-nhung-xung-dot-trong-hon-nhan

Kiểm soát sự tức giận

Việc này nói thì dễ nhưng để thực hiện được thì không hề đơn giản, nhưng không phải là điều không thể. Đừng để sự tức giận điều khiển bạn. Hãy ngừng lại một thời gian để cơn nóng giận dịu xuống và suy nghĩ những điều nên nói trước khi nói chuyện với người bạn đời của bạn về các cuộc xung đột và cách để giải quyết. Nóng giận không phải là một khởi đầu tốt nếu bạn muốn giải quyết xung đột trong hôn nhân.

Thỏa hiệp

Để giải quyết các xung đột trong hôn nhân, bạn phải tìm một vấn đề chung để thỏa hiệp. Nếu một người không sẵn sàng thỏa hiệp, thì vấn đề sẽ không được giải quyết. Bạn có thể chấp nhận một điều kiện nào đó mà cả bạn và đối phương đều đạt được một nửa yêu cầu.

Phải biết thừa nhận khi bạn làm sai

Để một số người thừa nhận những sai lầm của họ là rất khó, nhưng không có gì tốt hơn trong việc thừa nhận bạn là sai nếu điều này giúp xung đột của hai bạn được giải quyết. Nó sẽ có lợi cho hôn nhân của bạn nếu bạn đủ trưởng thành để thừa nhận những sai lầm của mình.

Quà tặng

Đây cũng là một cách để giải quyết các xung đột trong hôn nhân. Tặng quà cho đối phương để đề nghị hòa bình sẽ làm cho tình hình căng thẳng được giảm nhẹ hơn một chút. Điều này sẽ làm “mềm” trái tim của đối phương và sẽ cho bạn cơ hội để nói chuyện nhằm giải quyết những vấn đề của hai ban một cách tốt đẹp.

Hãy tha thứ cho nhau

Không ai hoàn hảo cả, người bạn đời của bạn cũng sẽ có những khuyết điểm. Bạn phải học cách chấp nhận người bạn đời của bạn cùng với các sai sót của họ. Học cách tha thứ và quên đi lỗi lầm của anh/cô ta thì cuộc hôn nhân của bạn sẽ trở nên bền vững.

(Theo Khoemoingay)