Lưu trữ cho từ khóa: xơ hóa

Những ca cấp cứu hy hữu vì “chuyện ấy”

Năm 2010, trên mặt báo xuất hiện nhiều trường hợp thoát chết hy hữu liên quan đến chuyện quan hệ tình dục.

 

Bị bạo dâm bằng...thìa

Chiếc thìa khiến cho cô gái phải đi cấp cứu bệnh viện.

Điển hình nhất phải kể đến trường hợp bệnh nhân nữ nuốt trọn chiếc thìa vào ruột trong lúc quan hệ với bạn trai.

Nguyên nhân được xác định là do người yêu của nữ bệnh nhân là người thích bạo dâm, mỗi lần quan hệ tình dục đều bắt bạn gái há miệng để nhét thìa vào.

Thấy bạn gái càng đau đớn thì anh ta càng thích. Tai nạn xảy ra khi anh này chọc thìa quá sâu vào cổ họng bạn gái trong lúc quá phấn khích.

Bệnh nhân nhập viện sau gần 1 tháng âm thầm chịu đựng đau đớn vì nghĩ chiếc thìa sẽ tự ra theo đường tự nhiên, nhưng chuyện không suôn sẻ như vậy.

Các bác sỹ khoa Nội soi của Bệnh viện Việt Đức đã khám và phát hiện chiếc thìa nằm sâu dưới thành tá tràng nên phải chuyển bệnh nhân xuống khoa điện quang, gây mê và dùng panh gẩy thìa ra khỏi vị trí trong thành tá tràng rồi đưa dị vật ra ngoài cơ thể. Đến lúc này bệnh nhân mới hết đau đớn.
"Yêu" đến... thủng cùng đồ

Ngoài ra, cũng do quá bạo liệt hoặc thử một tư thế “quá độc” khi yêu nên đã có không ít trường hợp nữ giới suýt bị… lòi ruột ra ngoài.
Đây là trường hợp gây sốc cho bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y khoa Thái Hà, Hà Nội) bởi cô gái bị chảy máu rất nhiều, vùng kín bị tổn thương nặng nề, cùng đồ bị thủng (cùng đồ là nơi âm đạo bám vào tử cung theo đường vòng), mỡ bụng bị lòi ra ngoài, có thể nhìn thấy cả ruột.
Vợ "quá tay" khiến "kiếm" gãy

Khoảng giữa tháng 12/2010, bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tiếp nhận một ca bệnh khá đặc biệt. Sự xa cách quá lâu ngày đã khiến một cặp vợ chồng ở Phủ Lý, Hà Nam gặp sự cố vì người vợ trong lúc “mơn trớn” chồng đã hơi “quá tay”, làm gãy “của quý” của chồng.
Người chồng đột ngột co rúm lại, ôm chặt vùng kín song cả hai vì xấu hổ nên không dám gọi cấp cứu. Nhưng chỉ sau 10 phút của quý đã sưng to, tím tại dù đã được chườm đá. Lúc này cặp vợ chồng mới tá hỏa gọi xe lên bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Ông Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiết lộ một thông tin khá thú vị: “Từ đầu mùa cưới trở đi, những sự cố phòng the thường xuất hiện dày hơn và cũng có nhiều ca rất “đặc biệt”, vì nhiều nguyên nhân như thiếu kinh nghiệm hoặc quá sung sức”.

Đối với những ca bị “gãy kiếm”, nếu không can thiệp kịp thời, để máu tụ lâu sẽ khiến “cậu nhỏ” bị nhiễm khuẩn, thể hang bị xơ hóa làm mất khả năng “chinh chiến”. Có nhiều trường hợp bị nặng không thể chữa được bắt buộc phải cắt bỏ.

Meo.vn (Theo Vietnamnet)

Sự cố phòng the

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận ca cấp cứu cực kỳ... khó nói. Bệnh nhân khoảng 40 tuổi nằm trên giường lưu động, mặt tái mét, đau đớn. Đi theo sau là một phụ nữ trẻ, chân bước rất nhanh, mặt vẫn cúi gằm, đỏ lựng. Phải đến hơn 2 giờ đồng hồ, khi TS Vệ - Giám đốc bệnh viện - ra khỏi phòng phẫu thuật với nụ cười tươi rói, chúng tôi mới biết được tường tận câu chuyện về ca cấp cứu này.

TS. Vệ cho biết: “Cặp đôi này đến từ Phủ Lý, Hà Nam. Anh chồng đi công tác ở nước ngoài 2 tháng mới trở về. Sự chờ đợi, hồi hộp sau bao ngày xa cách thổi bùng ngọn lửa khao khát. Trong lúc “vui vẻ”, chị vợ đã nghịch ngợm, mơn trớn chồng quá mạnh, vô tình bẻ gãy “của quý” của chồng”.

Khi bị gãy, anh chồng rú lên đau đớn, tay vồ chặt lấy “vùng kín”. Chị vợ thì thảng thốt, lo sợ vì chưa kịp hiểu điều gì đã xảy ra. Chỉ đến khi chồng nhấc tay ra, thấy “của qúy” đã ỉu xìu, gãy gập, vẹo hẳn sang một bên, vợ mới biết mình quá tay.

Lúc đầu sợ xấu hổ, chị vợ lấy khăn nóng chườm cho chồng giảm đau. Nhưng chỉ sau 10 phút, “cậu nhỏ” đã sưng tấy, căng phồng, tím ngắt. Chồng thì luôn miệng kêu đau đớn, mặt tái dại đi vì đau, vì sợ. Lúc đó, vợ mới gạt bỏ được sự xấu hổ, gọi xe cấp cứu lên Hà Nội.

Trong suốt thời gian anh chồng vào phòng phẫu thuật, chị vợ ngồi như dính với chiếc ghế ngay cạnh phòng mổ, mặt cúi gằm. Khuôn mặt trắng trẻo sau ít phút lại đỏ lựng lên, hai tai cũng luôn trong tình trạng nóng bừng. Càng nhiều người nhìn, chị càng cúi gập người xuống như thể muốn “độn thổ”.

Rời khỏi khu mổ, chúng tôi tiếp tục đến thăm các phòng bệnh nhân.

Trường hợp đầu tiên mà chúng tôi tiếp xúc là chị Trần Thị T, quê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), phải nhập viện trong đêm tân hôn vì bị thủng cùng đồ (Cùng đồ là nơi âm đạo bám vào tử cung theo một đường vòng tạo ra các cùng đồ: Cùng đồ trước, cùng đồ sau và cùng đồ hai bên).

Chị T còn khá trẻ, lúc nào cũng nằm quay mặt vào tường, tuyệt nhiên không trò chuyện với bất kỳ ai. Thậm chí, ngay cả với mẹ và chồng đi chăm sóc, chị cũng rất kiệm lời.

Tại Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cũng có khá nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì sự cố phòng the. Tuy nhiên, các bác sĩ ở đây cho biết, các nhà báo gần như rất khó để lấy thông tin, vì đây là những bệnh nhân bị tai nạn liên quan đến chuyện... tế nhị.

Theo quan sát của chúng tôi, ở phòng bệnh nhân nữ, gần như không có tiếng nói chuyện, chỉ có người nhà lặng lẽ đi lại chăm sóc. Ở phòng nam thì có một vài người nhỏ to trò chuyện cùng nhau nhưng gần như không thể tiếp cận được để biết rõ hơn về tình huống nhập viện.

Theo các bác sĩ, tâm trạng chung của các quý ông bị “gãy kiếm”, đứt dây hãm hay phụ nữ bị thủng cùng đồ, rách lớn... đều khiếp đảm đến hoảng loạn. Đoạn đường từ nhà đến bệnh viện không chỉ nỗi đau đớn hành hạ mà còn là sự lo lắng khôn cùng vì sợ “súng ống”, “đạn dược”, “hàng họ” từ nay hỏng hẳn.

TS. BS Lê Vương Văn Vệ cho biết: Từ tháng 9 trở về trước, mỗi tuần bệnh viện tiếp nhận khoảng 4-5 ca cấp cứu liên quan đến sự cố vùng kín. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 10, khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, cũng là vào mùa cưới thì số ca nhập viện tăng lên. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 1-2 ca đến từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang...

Đại diện Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cũng cho biết, từ trung tuần tháng 10, số ca cấp cứu vì sự cố phòng the tăng lên gấp đôi so với trước đây. Bệnh nhân đến viện thường trong trạng thái hoảng loạn, lo lắng khôn cùng.

Các chuyên gia y tế cho biết, trên thân “cậu nhỏ” có khớp rất dễ gãy nằm ở gốc hoặc 1/3 bên trong của “cậu nhỏ”. Khi bị gãy, bệnh nhân thường có cảm giác như bị vỡ bục, đau nhói. Máu chảy từ các xoang trong thể hang dưới da rồi lan nhanh ra toàn bộ “cậu nhỏ”, có khi xuống tận bìu, gây nên những ổ máu tụ lớn.

“Cậu nhỏ” sẽ càng sưng to, biến dạng, lệch vẹo sang một bên. Nếu nắn vào chỗ gãy, bệnh nhân sẽ đau đớn đến ngất xỉu. Tuy nhiên, nếu bị gãy thể nhẹ, tức là bệnh nhân thấy tiểu khó, đau tức nhưng không bí tiểu thì “cậu nhỏ” có thể tự lành sau một thời gian.

Trong trường hợp nặng không được điều trị tích cực, người bệnh sẽ bị các biến chứng như: Các ổ máu tụ nhiễm khuẩn trở thành những ổ mủ, có trường hợp quá nặng phải cắt “của quý”. Tình trạng chảy máu có thể ngừng lại ở mức độ nào đó, nhưng rồi lại tái diễn làm cho tình trạng căng nề đau đớn tăng lên. Các ổ máu tụ có thể tự tiêu dần nhưng thể hang bị xơ hóa dẫn tới liệt dương hoàn toàn.

 

Triển khai dự án sử dụng thuốc an toàn tại bệnh viện

Thông tin này đã chính thức được công bố tại buổi giới thiệu về 'Dự án tăng cường thực hành an toàn thuốc' do Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Dược và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức ngày 28-5, tại Hà Nội.

Theo đó, chương trình 'an toàn thuốc' bắt đầu được rà soát trên phạm vi toàn quốc và Bệnh viện Bạch Mai sẽ là đơn vị đầu tiên trên cả nước triển khai việc thực hiện dự án về sử dụng thuốc an toàn. Các bác sĩ và y tá của bệnh viện sẽ được tập huấn về các công tác như không viết tắt tên thuốc, tăng cường trao đổi thông tin giữa bác sĩ và y tá, lập những mẫu bảng, biểu... ghi rõ tên bệnh bệnh nhân, tiền sử dị ứng, có tương tác thuốc với thuốc, phản ứng phụ nếu có...

Cũng tại buổi giới thiệu này, TS Jean Marc Olivé, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã nêu cảnh báo, ước tính tại Việt Nam có khoảng 16.000 trẻ em đã bị teo hóa cơ delta do tiêm một lượng lớn kháng sinh vào các cơ đang phát triển. Mặc dù, hiện tại chưa có thông tin về mức độ sai sót thuốc ở các bệnh viện tại Việt Nam, tuy nhiên, tiền sử chứng xơ hóa cơ delta chứng minh đã có xuất hiện các sai sót về thuốc và phản ứng phụ.

Đức Trung

(HNM)

Người cao tuổi nên ăn nhạt hơn

Trên 60 tuổi, các cơ quan trong cơ thể sẽ lão hóa theo quá trình tự  nhiên. Vì vậy, vị giác nhạy cảm với vị  mặn kém, nên nhiều người ăn mặn mà không biết, dẫn đến ảnh hưởng tới các cơ quan tim, thận và cao huyết áp...

Người cao tuổi sức đề kháng yếu, suy giảm chức năng nên không thích hợp ăn mặn. Bởi lẽ, trong cơ thể nhiều muối thì cần lượng nước tương ứng để điều tiết, nước bài tiết không thông, tích tụ vào cơ bắp, làm cho cơ thể giữ nước thì hình thành thủy thũng. Bởi vì, muối làm cho động mạch nhỏ co thắt, huyết áp tăng cao, cũng như thúc đẩy tăng nhanh quá trình xơ hóa của các động mạch tại thận, gây ra tăng huyết áp, tổn hại chức năng thận.

Trung bình một ngày, đối với người bình thường nên ăn khoảng 6 - 7g muối, nhưng người cao tuổi nên ăn giảm hơn, khoảng 4g/ngày. Đặc biệt nên dùng những đồ luộc, nấu tốt hơn đồ rang, kho...

TS.BS Trần Văn Khoa

Ghép gan thành công cho người lớn

Một người đàn ông 44 tuổi đã được cứu sống sau khi ghép thành công 60% thùy gan phải của người em họ. Việc ghép gan cho người lớn phức tạp hơn nhiều so với trẻ em.

Ngày 16/12, tiến sĩ Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, cho biết cơ sở này vừa thực hiện thành công ca ghép gan cho người trưởng thành. Bệnh nhân là anh H., 44 tuổi, ở Đà Nẵng, bị xơ hóa gan giai đoạn cuối. Bệnh nhân thường xuyên nôn ra máu, chán ăn, bụng trướng to… Những trường hợp này nếu không được ghép gan sớm nguy cơ tử vong rất cao.

Các bác sĩ đang ghép gan cho anh H. Ảnh: Xuân Trường.


Các bác sĩ đã lấy hơn 60% thùy gan bên phải của anh S., 34 tuổi, em họ của bệnh nhân H. để ghép. Theo tiến sĩ Quyết, việc cắt - ghép gan cho người lớn phức tạp, có nguy co gặp rủi ro hơn rất nhiều so với trẻ em. Bởi phải lấy ít nhất một nửa gan của người hiến mới có thể thực hiện phẫu thuật, trong khi trẻ em chỉ cần lấy 1/3.

Sau gần 13 giờ, ca phẫu thuật đã thành công. Sáng 16/12, bệnh nhân H. đã tỉnh, sức khỏe ổn định và tiếp tục được chăm sóc tại phòng hồi sức đặc biệt. Đây là ca ghép gan cho người trưởng thành được thực hiện lần thứ hai tại Việt Nam. Ca đầu tiên cũng được ghép thành công tại Bệnh viện Việt Đức vào cuối năm 2008.

Những biểu hiện của bệnh sỏi thận – tiết niệu

Sỏi thận - tiết niệu do nhiều nguyên nhân gây nên, thường do nhiều nguyên nhân cùng phối hợp để tạo sỏi, những sỏi thường gặp là sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi oxalat...

Tùy thuộc vào vị trí, độ to nhỏ của sỏi và các biến chứng do sỏi gây ra... mà có biểu hiện bệnh khác nhau. Sau đây là những biểu hiện thường gặp:

Người bệnh có tiền sử đái rắt, đái buốt, đái đục, đái mủ tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi.

Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu. Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu.

Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo với triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.

Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Sỏi thận - tiết niệu ngoài biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu: đái buốt, rắt, đái ra máu, đái mủ có thể dẫn đến bí đái, viêm thận, bể thận cấp và mạn, ứ nước, ứ mủ bể thận và dẫn đến suy thận. Trong đó suy thận mạn là hậu quả nặng nề nhất của sỏi thận - tiết niệu vì không còn khả năng hồi phục do thận xơ hóa dần.

Phòng bệnh và điều trị:

Cần phải uống nhiều nước để bảo đảm lượng nước tiểu, ít nhất là từ 2,5 lít/24 giờ trở lên.

Chữa triệt để các đợt nhiễm khuẩn tiết niệu

Chế độ ăn kiêng đối với từng loại sỏi

Tùy theo từng trường hợp mà có chỉ định khác nhau: Điều trị nội khoa, tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi hoặc phải mổ.

Đoàn Hạnh (Theo SK&ĐS)

Làm đẹp & bệnh “nghiện” dao kéo

Với những lời tư vấn 'tài tình' của các chuyên gia thẩm mỹ, nhiều người ngỡ rằng mình sẽ nhanh chóng trở thành mỹ nhân, vội vã chỉnh sửa, để rồi lại rơi vào vòng xoáy khác, chỉnh lại những gì đã sửa!

'Không ai nói xấu mặt hàng mà mình đang bán, kể cả bác sĩ (BS) làm đẹp. Khi quyết định đặt túi ngực, tôi chỉ nghĩ đến điều BS nói và răm rắp tuân theo. Thế nhưng, sau khi nâng cấp vòng 1, tôi rơi vào tình huống khóc dở mếu dở. Sự không cân xứng của 'núi đôi' là điều không thể chấp nhận, nhất là sau khi đã trải qua biết bao đau đớn, lo lắng. Dù không học nhiều, nhưng tôi cũng thừa biết, hậu quả này là do tay nghề BS. Bởi hai miếng túi ngực do chồng tôi mua tại Mỹ, chúng bằng nhau như trẻ sinh đôi. Giờ muốn phẫu thuật đặt lại túi ngực cho cân đối, tôi phải chờ sáu tháng', chị Hằng, cư ngụ tại Q.3, TP.HCM tâm sự.

Thông thường, sau khi đặt túi ngực, các chị còn phải đi xoa bóp để túi ngực và cơ trở thành 'bạn láng giềng' thân thiết. Cô kỹ thuật viên ở một trung tâm xoa bóp thuộc địa bàn Q.3, TP.HCM nhận xét: 'Gần đây, không ít khách đến chỉ yêu cầu xoa bóp vòng 1. Có điều 'sự cố' do đặt túi ngực nhiều lắm. Có người đầu ngực bên cao bên thấp, có người bên to, bên nhỏ. Cũng có chị than bị đau lưng!'. 

 Phần lớn người đi làm đẹp nghĩ đơn giản: chỉ cần rạch da vùng nách, đưa túi vào là xong. Nó sẽ nằm im tại chỗ và phát huy công dụng phóng to của mình. Thực chất không phải như thế. TS-BS Đỗ Quang Hùng - Phó khoa Tạo hình thẩm mỹ BV Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết: Có nhiều nguyên nhân khiến vật làm đẹp trở thành 'tội phạm' gây xấu như: BS không được đào tạo đúng chuyên khoa; nơi thực hiện phẫu thuật không đạt, thiết bị gây mê hồi sức không tốt, gây ra sốc, choáng, suy hô hấp; chất liệu nguồn gốc không rõ ràng, chất lượng kém, gây dễ vỡ hoặc xơ hóa chức năng xung quanh. Đặt túi ngực to quá sẽ làm vóc dáng mất cân đối, đau lưng... Như vậy, đặt cỡ bao nhiêu? 'Trung bình hiện nay đặt cỡ 220 đến 300cc là vừa. Chỉ có phụ nữ cao và có bề ngang vai to 38-40cm thì đặt cỡ 320 - 350cc' - BS Hùng cho biết. 

Sự cố không chỉ ở vòng 1 mà còn ở các... nơi khác. BS Nguyễn Vĩnh Phước, BV Thống Nhất, TP.HCM cho biết: 'Khoa Tai mũi họng – Mắt chúng tôi đã điều trị không ít trường hợp dị ứng mũi do bơm silicon lỏng, viêm giác mạc do lấy mỡ mi dưới làm lộn cả bờ mi ra ngoài'. Tại BV Mắt TP.HCM còn chỉnh sửa những ca cắt mí quá to, trông mất tự nhiên.

Một 'sự cố' nữa xảy ra ở mắt, nhưng do nâng cung mày tạo ra. Chị Tín, Việt kiều Úc, cứ khoảng  một - hai năm là về Việt Nam nâng cung mày cho trẻ, nhưng đến lần thứ ba thì mắt bị nhướng. Theo BS khoa Tạo hình thẩm mỹ BV Chợ Rẫy thì tai biến do nâng cung mày không đúng kỹ thuật là: treo không đều, treo cao, để lại sẹo... Các tai biến  này nhiều khi khó chỉnh sửa để đạt kết quả tốt. Điều cần biết thêm là 'tuổi thọ' của cung mày phụ thuộc vào tốc độ lão hóa da và kỹ thuật nâng cung mày, trung bình sau 5 đến 10 năm  mới phải làm lại. Còn biến chứng nguy hiểm - tuy hiếm gặp -  của căng da mặt là chảy máu sau khi phẫu thuật, cần được BS theo dõi sát trong 12 giờ đầu sau mổ để phát hiện sớm và điều trị.

Ở nhiều nước, cơ quan quản lý hành nghề y khuyến cáo không nên thực hiện các phẫu thuật lớn, đồng thời trên một bệnh nhân. Riêng trong phẫu thuật hút mỡ bụng, đùi, eo - dù là một phẫu thuật rất an toàn, nhưng vẫn phải giới hạn số lượng mỡ hút ra. Tại Singapore, chỉ một số nhỏ phẫu thuật viên được phép thực hiện phẫu thuật hút trên 2.000ml và phải thực hiện trong bệnh viện lớn. Lấy mỡ nhiều, khoảng trên ba - bốn lít thì có nguy cơ gặp những biến chứng như rối loạn điện giải, tim mạch... (tỷ lệ khoảng 1/20.000 ca). 

TS-BS Lê Hành – Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ BV Chợ Rẫy khuyên: Phẫu thuật thẩm mỹ cũng có nguy cơ gặp những tai biến như trong mọi phẫu thuật khác: tai biến do gây mê, hô hấp, phản ứng thuốc... Vì vậy, cần được thực hiện trong những cơ sở đầy đủ trang thiết bị, đạt chuẩn ngoại khoa. Những tai biến nặng nề xảy ra thường do có những bệnh tiềm tàng trong cơ thể (tiểu đường, cao huyết áp, suy giảm miễn dịch, máu loãng...). Do đó, cần kiểm tra sức khỏe tổng quát kỹ trước khi đi làm đẹp.

BS Lê Hành còn cho biết thêm, cần tuân thủ quy trình chăm sóc, theo dõi hậu phẫu, tái khám đúng kỳ. Những kiểu chăm sóc tùy tiện, thường dẫn đến kết quả không vừa ý. Ví dụ như massage tích cực trên một khuôn ngực đã được đặt túi gel, vỏ bao nhám, hoặc túi giọt nước là không cần thiết, thậm chí còn gây hại, tạo bao xơ co thắt nhiều hơn.

Chúng ta cần cân nhắc kỹ cái được và cái mất trước khi phẫu thuật thẩm mỹ, đừng trở thành người nghiện dao kéo bất đắc dĩ do phải sửa đi sửa lại nhiều lần. 

(Theo PNO)