Lưu trữ cho từ khóa: xe đạp

Đi xe đạp là môn thể dục nâng cao sức khỏe

Đi xe đạp là một môn thể dục nâng cao sức khỏe. Nhưng bạn đã biết cách đi xe đạp như thế nào để có hiệu quả nhất?

Lợi ích của việc đạp xe

- Cải thiện chức năng tim phổi: Các chuyên gia vận động khoa học cho rằng, đi xe đạp có thể rèn luyện toàn diện các cơ quan trong cơ thể, tăng cường chức năng tim phổi và tăng sức chịu đựng, thúc đẩy trao đổi chất và tuần hoàn máu, làm chậm quá trình lão hóa. Xe đạp cũng được cho là một trong những phương tiện tốt nhất để khắc phục các vấn đề tim phổi.

Vận động bền bỉ lâu dài có thể giúp bão hòa oxy trong máu, giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch, tăng cường sức mạnh cho cơ tim và nhịp tim ổn định hơn, tăng lưu lượng vận chuyển máu gấp 2 – 2,5 lần, kết quả là tim tiêu tốn ít oxy, hiệu quả làm việc cao hơn trong quá trình vận động.

- Tăng cường thể chất và sự nhẫn nại: Tập thể dục bằng cách đi đạp xe là một phương pháp giúp bạn ngày một cải thiện chức năng của cơ bắp. Thường xuyên đi xe đạp giúp tăng cường cơ bắp cho chân và rất tốt cho sự di chuyển của hông và đầu gối.

Dần dần bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy sự cải thiện rõ rệt trong các cơ ở chân, đùi và hông. Ngoài ra, đi xe đạp là một cách tốt để xây dựng khả năng chịu đựng. Bởi vì mọi người thích đi xe đạp và họ sẽ không nhận ra rằng càng ngày họ càng có thể đi được xa hơn.

- Cải thiện sức khỏe tâm lý: Đi xe đạp ngoài trời có thể kích thích sức khỏe tâm lý. Kiểu vận động vừa phải này có thể khiến cơ thể bài tiết một loại hormone tên là endorphins β, có thể giúp con người thoát khỏi lo lắng, tinh thần vui vẻ, sảng khoái.

Đồng thời, việc dùng lực toàn thân trong quá trình đạp xe sẽ giúp thu hẹp mạch máu, khiến tuần hoàn máu được đẩy nhanh hơn, não bộ tiêu thụ nhiều oxy hơn, mắt tinh tai thính, tâm trí sáng suốt hơn.

 xedap

Ảnh minh họa

Đạp xe sao cho đúng cách

- Tư thế: Tư thế đi xe đạp sai không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện, mà còn rất dễ làm tổn thương cơ thể. Chẳng hạn như hai chân khuỳnh rộng, cúi đầu, vẹo lưng…đều là những tư thế không chuẩn xác.

Tư thế đúng đó là: Cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai cánh tay duổi thẳng, hóp chặt bụng, dùng cách thở bằng bụng, hai đùi song song với thanh ngang của xe, đầu gối, hông luôn phối hợp nhịp nhàng, đồng thời chú ý tới nhịp điệu đạp xem.

- Động tác: Nhiều người cho rằng, đạp xe chính là chân đạp xuống dưới, bánh xe quay thì đạp. Thực ra, đạp xe chính xác bao gồm 4 động tác thống nhất: đạp, kéo, nâng, đẩy. Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại kéo lên, rồi nâng bàn đạp cuối cùng đẩy xuống, như vậy mới hoàn thành tròn một nhịp đạp xe. Như vậy đạp xe nhịp nhành không chỉ tiết kiệm sức lực mà còn đẩy nhanh tốc độ.

- Tốc độ: Trên thực tế, nhiều người do bận rộn hoặc không để ý nên chỉ đạp xe dưới mức khả năng của mình. Điều này cũng tốt cho sức khỏe, nhưng sẽ là tốt hơn đến 3 lần nếu biết và đạp với hết khả năng của mình. Lấy ví dụ về một buổi đạp xe kéo dài trong 30 phút: 10 phút đầu đạp với tốc độ 20-25 km/h để làm nóng, và cũng là thời gian ra đến đường tập chính, 10 phút sau đó, đạp nhanh hết mức có thể.

Ở giữa giai đoạn này, người tập phải có cảm giác khó thở, đổ mồ hôi, và hơi khó để duy trì vận tốc nhưng đây chính là giai đoạn quan trọng nhất và người tập không nên đạp chậm lại mà cần cố gắng duy trì tốc độ cao nhất càng lâu càng tốt.10 phút cuối là thời gian thả lỏng nên cần đạp chậm để về nhà.

Để đạp xe với tất cả khả năng, người tập nên có một đồng hồ đo thời gian và tốc độ, để so sánh tốc độ cao nhất để đạt được qua mỗi ngày.

Theo ttvn.vn

Đi bộ giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường

Theo một nghiên cứu mới đây, những người đi bộ đi làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giảm 17% nguy cơ bị cao huyết áp so với những người lái xe đi làm.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích 20.000 người ở Anh để tìm hiểu xem cách họ đi làm ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe.

di-bo-giup-giam-nguy-co-bi-tieu-duong

Ảnh minh họa

Đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng tất cả đều có liên quan với giảm nguy cơ bị thừa cân so với lái xe hoặc đi taxi. Những người đi xe đạp đi làm giảm khoảng một nửa nguy cơ bị tiểu đường so với những người đi làm bằng xe hơi.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 19% những người sử dụng các phương tiện cá nhân – như xe hơi hoặc xe máy – đi làm bị béo phì so với tỉ lệ là 15% ở những người đi bộ và 13% ở những người đi xe đạp.

Cao huyết áp, tiểu đường và thừa cân là những yếu tố nguy cơ chính gây ra các vấn đề về tim và tuần hoàn. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc đưa hoạt động thể chất vào sinh hoạt hàng ngày bằng cách đi bộ, đạp xe hoặc sử dụng các phương tiện công cộng để đi làm nhằm mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Nghiên cứu được đăng trên tờ American Journal of Preventive Medicine ngày 6/8.

Theo Anninhthudo.vn

Bí quyết nào để vượt qua bệnh tật ?

Không được may mắn như nhiều gia đình khác, tôi và anh kết hôn được 2 năm thì có đến hơn nửa thời gian phải chống chọi cùng bệnh tật. Nhớ lại khi nhập viện, bác sĩ thông báo anh bị ung thư gan, có thể chỉ sống thêm được vài tháng. Nhưng hơn một năm nay, việc chữa trị của anh ngày càng có dấu hiệu khả quan. Người thân, bạn bè không khỏi vui mừng và thường hay hỏi tôi bí quyết gì đã giúp anh có thể làm được điều đó?

Sống lạc quan, trọn vẹn mỗi ngày

Như bao người khác, anh từng rất suy sụp khi nhận hung tin, nhưng rồi đã nhanh chóng lấy lại sự mạnh mẽ vốn có của mình. Anh tâm sự với tôi: “Em cứ yên tâm, anh sẽ quyết tâm chiến đấu với bệnh tật để luôn được ở bên em và con”. Anh sống rất lạc quan, bởi anh biết tinh thần ấy sẽ giúp đáng kể cho việc điều trị. Đôi khi, anh còn hóm hỉnh so sánh mình với Lance Amstrong – tay đua xe đạp nổi tiếng: “Anh ấy đã mất hơn 12 năm để chiến thắng căn bệnh ung thư. Tinh thần ấy thật đáng khâm phục!”

Anh truyền tinh thần lạc quan ấy cho cả gia đình, bởi anh không muốn căn bệnh quật ngã những người thương yêu trước cả mình. Sát cánh bên anh, tôi thu xếp dậy sớm từ 5 giờ sáng để vào bệnh viện chăm sóc anh trước khi đi làm, chiều lại tranh thủ về sớm để đưa con đến chơi cùng anh… Ngày qua ngày, chúng tôi luôn cố gắng sống trọn vẹn bên nhau để cùng nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn như thế này.

(Ảnh được cung cấp bởi Manulife)

Sức mạnh từ tình thân gia đình

Suốt thời gian qua, tôi cũng đã trở thành một y tá thực thụ, bởi chẳng ai có thể chăm sóc anh tốt hơn người thân trong gia đình. Tôi ghi lại từng món ăn anh dị ứng, tác dụng phụ của từng dược phẩm và học cả cách tiêm thuốc cho anh.

Những niềm vui nhỏ luôn được nhen lên mỗi ngày, như buổi đi dạo cùng nhau sau bữa cơm tối, dẫn con đi xem phim hay tiệc BBQ tại nhà với bạn bè thân… Nhìn nụ cười của anh khi đón nhận những niềm vui ấy, tôi hiểu rằng mình đang tiếp thêm sức mạnh để anh lạc quan chiến đấu với bệnh tật.

Chủ động tài chính để luôn vững tâm

Vấn đề tài chính, đặc biệt là chi phí chữa bệnh luôn là một nỗi lo lớn đối với mỗi gia đình khi phải lâm vào những hoàn cảnh như chúng tôi. Tuy nhiên, vợ chồng tôi đã chủ động giải bài toán khó này theo bí quyết của T. Harv Eker (tác giả quyển sách nổi tiếng Tư duy triệu phú): hãy chia thu nhập theo tỷ lệ 60% cho chi tiêu – 5% cho sở thích – 20% cho đầu tư và 15% cho quỹ dự phòng, bảo vệ tài chính gia đình.

Điều quan trọng tôi muốn chia sẻ chính là quỹ dự phòng bảo vệ tài chính, bởi nhiều người thường không coi trọng vấn đề này, chỉ đến khi “hữu sự” thì mới thấy hết được tầm quan trọng của nó. Số tiền tiết kiệm được chẳng thấm vào đâu so với chi phí điều trị, và giờ đây chính bảo hiểm nhân thọ mà chúng tôi tham gia đã trở thành “cứu cánh” tài chính cho gia đình. Trước đó, chúng tôi đã quyết định gửi gắm niềm tin vào sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Manulife – Phúc Thọ Phu Thê, mỗi hợp đồng trị giá 500 triệu đồng với quyền lợi bảo hiểm 31 bệnh hiểm nghèo cho đến tuổi 85. Khi gia đình còn đang bối rối với kết quả mà bệnh viện thông báo, anh đã được chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm trên để có chi phí điều trị. Đồng thời, anh còn được hỗ trợ thêm 100 triệu đồng do mắc phải 1 trong 7 bệnh nghiêm trọng hay xảy ra ở nam và nữ được Manulife bảo hiểm bổ sung. Khoản tiền ấy như cánh tay nâng đỡ cho tài chính của mái ấm nhỏ, giúp anh an tâm điều trị và tôi cũng tôi yên lòng chăm sóc con cái, gia đình.

Chồng tôi rất tâm đắc với một câu nói của Lance Amstrong: “Tôi muốn mọi người nhớ về mình như một bệnh nhân ung thư đã đấu tranh đến cùng hơn là một nhà vô địch giải Tour de France. Bởi chính căn bệnh đã giúp tôi hiểu hơn những giá trị tốt đẹp của gia đình.” Cũng như anh, tôi hiểu rằng tình yêu luôn tồn tại nếu mỗi thành viên trong gia đình biết cách giữ lửa, và chính gia đình là động lực để giúp mỗi người vượt qua những thử thách của cuộc đời.

Đi xe đạp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới

Đi xe đạp khiến nam giới bị rối loạn cương dương, và cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Theo một nghiên cứu mới, nhiều phụ nữ thường xuyên đi xe đạp hay bị tê khi ngồi trên chiếc xe quen thuộc của họ. Yên xe đạp được thiết kế để trọng lượng cơ thể phần lớn dồn vào mũi yên xe, gây ức chế các dây thần kinh và các mạch máu ở vùng kín. Đối với nam giới, điều này có thể gây ra bệnh rối loạn cương dương. Nghiên cứu trước đây đã khẳng định ảnh hưởng của việc đi xe đạp đối với nam giới.

Nghiên cứu do các nhà khoa học ở ĐH Yale (Mỹ) thực hiện năm 2006 cho thấy, nữ giới đi xe đạp có ít cảm giác ở bộ phận sinh dục hơn so với những người ít đi. Từ đó, các nhà nghiên cứu suy ra rằng, phụ nữ đi xe đạp cũng gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản tương tự như nam giới.

Phụ nữ không nên dùng yên xe đạp có mũi. (Nguồn: NYT)

Trong nghiên cứu vừa được thực hiện, các nhà khoa học ở ĐH Yale tiến hành xác định những yếu tố cụ thể đã ảnh hưởng tới cảm giác đau và tê ở nữ giới. 48 phụ nữ đã tham gia vào nghiên cứu. Họ là những người thường xuyên đi xe đạp, với quãng đường đạp xe tối thiểu 10 dặm mỗi tuần.

Các tình nguyện viên mang theo xe đạp mà họ vẫn đi. Các nhà nghiên cứu xem xét vị trí ngồi và tư thế cầm ghi-đông của họ. Khi những phụ nữ này đạp pedal, họ nói rằng họ thấy đau, tê, hay ngứa ran khi ngồi trên yên xe.

Các nhà nghiên cứu dùng máy đo cảm giác ở vùng xương chậu, kết quả cho thấy, vị trí của ghi-đông có tác động mạnh nhất. Những phụ nữ sử dụng xe đạp có ghi-đông thấp hơn yên xe bị đau nhiều hơn vì áp lực đè lên vùng đáy chậu (gồm hậu môn và bộ phận sinh dục) nhiều hơn, nên cảm giác của họ ở vùng xương chậu bị giảm.

Ghi-đông thấp hơn yên xe khiến phụ nữ phải tì nhiều hơn về phía trước, khiến trọng lượng cơ thể dồn lên vùng đáy chậu nhiều hơn. Theo các nhà nghiên cứu, một trong các giải pháp giảm bớt áp lực lên vùng đáy chậu là dùng loại yên xe không có mũi.

BACSI.com (Theo Baodatviet)