Lưu trữ cho từ khóa: X-quang

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) – thủ phạm gây bệnh dạ dày

Đau dạ dày là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người và nó có thể là dấu hiệu cho biết chúng ta đã bị viêm loét dạ dày. Căn bệnh này rất dai dẳng, gây khó chịu trong nhiều năm liền và có thể gây nên những những đợt cấp tính rất nguy hiểm, thậm chí có thể phát triển thành ung thư dạ dày.

Ảnh: Imagine

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày nhưng nhìn chung có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là do dùng các thuốc giảm giảm đau, chống viêm không chứa steroid, aspirin và một số loại thuốc khác. Thứ hai là do stress tâm lý, thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như trà, cà phê, ớt, tiêu, chanh, giấm… dẫn tới việc dạ dày tiết nhiều axít. Thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, là sự xuất hiện của một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter Pylori trong dạ dày.

Phần lớn các ca viêm dạ dày – tá tràng đều do vi khuẩn HP gây ra và có thể tiến triển thành ung thư. Chúng có mặt trong cơ thể của một nửa dân số thế giới.

HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, dài khoảng 2,5 mm và rộng 0,5 mm, có 4-6 roi nên dễ di chuyển trong lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày và đây cũng là môi trường trú ngụ của chúng. Chính lớp chất nhầy dạ dày đã bảo vệ cho vi khuẩn khỏi sự tác động của axit có trong dịch vị. HP có nhiều men để giúp chúng tồn tại, phát triển và gây bệnh tại dạ dày như men urease, một loại men thủy phân ure (chất có sẵn trong dạ dày) thành ammoniac và từ đó tạo ra môi trường acid thích hợp cho vi khuẩn phát triển, nhưng lại gây tổn thương loét cho niêm mạc dạ dày.

Khoảng 65 – 85% bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm HP và khi dùng thuốc diệt HP thì phần lớn khỏi viêm loét. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy HP là thủ phạm chính gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định, HP không chỉ gây viêm loét mà còn có vai trò trong nhiều bệnh lý khác ở dạ dày – hành tá tràng như rối loạn tiêu hóa không loét, u lympho ác tính, ung thư…

Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng. Khi bệnh đã tiến xa, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng sau ăn, buồn nôn và ói mửa, sụt cân nhanh. Các dấu hiệu này không phải là triệu chứng đặc hiệu của ung thư nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở dạ dày như viêm loét dạ dày hay rối loạn tiêu hóa nên khi bệnh được phát hiện thì ung thư đã di căn xa. Vì thế khi có các triệu chứng trên kéo dài, người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.

Để phát hiện sớm ung thư dạ dày

Phải tầm soát bằng chụp X-quang dạ dày hoặc nội soi dạ dày thì mới có thể phát hiện được ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Nội soi phát hiện thương tổn thương sớm tốt hơn X-quang. Người có yếu tố nguy cơ cần phải tầm soát ung thư dạ dày là các đối tượng: bị viêm teo dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, loét khổng lồ, nhiễm HP mạn tính, đã cắt bán phần dạ dày, polyp dạ dày, trong gia đình có người bị ung thư đường tiêu hoá, có triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường xuyên… Nếu có điều kiện thì mọi người trên 40 tuổi đều nên nội soi dạ dày tầm soát ít nhất 1 lần trong đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm.

Gói khám tầm soát ung thư dạ dày & đại tràng

Các gói tầm soát ung thư dạ dày & đại tràng bao gồm: tư vấn & nội soi với bác sĩ chuyên gia, xét nghiệm máu, xét nghiệm tìm vi trùng HP, bữa ăn nhẹ hồi sức, tìm hiểu tiền sử & báo cáo bệnh án.

  • Gói tầm soát Ung thư dạ dày: 1.400.000 VNĐ
  • Gói tầm soát Ung thư đại tràng: 2.000.000 VNĐ
  • Gói tầm soát Ung thư dạ dày & đại tràng: 3.000.000 VNĐ

Đồng thời phòng khám dành tặng tất cả khách hàng “Phiếu khám bệnh trị giá 250.000 VNĐ”, phiếu có thể sử dụng được tất cả các dịch vụ tại phòng khám.

Các bạn quan tâm vui lòng liên hệ (08) 3925 9772 để đặt lịch hẹn và được hướng dẫn chi tiết.

Phòng khám chuyên khoa Á Châu (Gan – Nội tiêu hóa) đã đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để đảm bảo bệnh nhân nội soi luôn an toàn và khâu tiệt trùng máy luôn được chú trọng, máy nội soi luôn được ngâm thuốc đủ thời gian và sấy khô để tiệt trùng sau mỗi ca nội soi. Mô hình phòng nội soi và giường nằm bệnh lưu trú trong ngày được đầu tư với chất lượng tương đương như phòng khám Singapore và thực hiện nội soi cũng do chính bác sĩ người Singapore phụ trách nhưng chi phí phù hợp với người Việt.

Phòng khám chuyên khoa Á Châu (Gan – Nội tiêu hóa)

Địa chỉ: 201 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM.

Điện thoại: (08) 3925 9772 – Website: www.alc.vn

 

Chẩn đoán viêm xoang bằng X-quang, có chính xác?

Tôi 30 tuổi, cách đây 4 tuần thỉnh thoảng bị sốt nhẹ khoảng 37oC, kéo dài 15 đến 30 phút rồi thôi, đầu có cảm giác nằng nặng. Mới đây tôi có đi khám, bác sĩ cho chụp X-quang, chẩn đoán là do viêm xoang sàng và viêm xoang hàm. Xin hỏi các triệu chứng như vậy có đúng là viêm xoang hay không?

Một bạn đọc

- Thạc sĩ – bác sĩ Lê Huỳnh Mai, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, trả lời: Nhiệt độ cơ thể khoảng 37ºC là bình thường, không gọi là sốt. Nếu chỉ chụp X-quang mà chẩn đoán là viêm xoang thì chưa chính xác. Bạn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và nếu cần, phải nội soi mũi xoang mới có thể kết luận được. Bạn nên đi khám bệnh sớm tại các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để có kết luận chính xác.

Theo Người lao động

Chữa bong gân, đau lưng bằng lá hoa đại

Cây hoa đại còn được gọi là cây bông sứ, cây chăm-pa. Lá của nó có thể dùng đắp chữa chứng bong gân hoặc đau lưng do tuổi già.

Lá, hoa của cây hoa đại được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y

Khi nghi ngờ có gãy xương, sai khớp, nên đi khám, chụp X-quang để xác định chẩn đoán và can thiệp kịp thời bằng y học hiện đại. Nhưng nếu chỉ bị bong gân hoặc đau lưng do tuổi già, lại không có điều kiện tiếp xúc kịp thời với y học hiện đại thì bài thuốc Nam sau đây rất hữu ích:

Dùng lá cây bông sứ rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn rồi đắp lên chỗ sưng do bong gân. Dùng lá bông sứ khác hơ lửa cho héo và đắp lên phía ngoài của lá giã nhuyễn lúc nãy, lấy băng hoặc vải sạch băng lại để giữ thuốc. Làm như vậy ngày 1-3 lần trong vòng 1-2 ngày (tùy theo bệnh nặng hay nhẹ) là khỏi.

Nếu bị đau thắt lưng do tuổi già, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, chấn thương hoặc hội chứng thắt lưng hông, cũng làm thuốc như cách trên. Ở vùng thắt lưng khó băng thuốc, nên dùng băng keo to bản dán chặt thuốc lại.

Nếu đã làm thuốc mà vẫn không khỏi hoặc khớp sưng to, biến dạng và có cử động bất thường nghi sai khớp hoặc gãy xương, cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra bằng X-quang và can thiệp ngoại khoa kịp thời.

Theo BS Đinh Sỹ Hòa

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Mẹ ơi, con bị răng sâu!

Hàm răng sữa trắng như ngọc của bé Bi, 3 tuổi, bỗng một hôm xuất hiện mấy vết đen trên bề mặt răng. Bé Bi có mách với mẹ nhưng vì bận bịu với công việc nên mẹ  quên mất mấy vết đen đó. Một buổi tối, mẹ thấy bé Bi khóc quá vì đau răng, vội cho bé đi khám thì răng bé đã bị sâu nghiêm trọng rồi, không còn cách nào khác, nha sĩ đành phải nhổ đi hai răng cửa của bé…

Không riêng trường hợp của bé Bi mà hiện nay, tình trạng sâu răng sớm ở trẻ em ngày càng nhiều hơn. Mới đây, một cuộc “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” của Viện Răng Hàm Mặt TPHCM thực hiện đã đưa ra những kết quả khiến các bà mẹ không thể xem nhẹ căn bệnh này. Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị sâu răng trong nhóm tuổi 6-8 là 25.4%, tỷ lệ này càng tăng lên theo từng nhóm tuổi như 54.6% trẻ ở độ tuổi 9-11, 64.1% của nhóm 12-14 tuổi và với 15-17 tuổi có 68.6% ca sâu răng.

Răng sữa có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó không chỉ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn mà còn giữ khoảng trên cung hàm giúp cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng vị trí. Khi thực hiện cử động nhai, răng sữa sẽ kích thích sự tăng trưởng của xương hàm, nhất là phát triển chiều cao cung răng. Mất sớm các răng sữa là một yếu tố gây sai lệch sự cắn khớp của răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm sau này. Trẻ bị mất răng sữa sớm còn bị ảnh hưởng lớn tới sự phát âm trong quá trình tập nói sau này.

Vì sao răng con bị sâu?

Ở trẻ nhỏ, răng sữa mọc ra vào khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh và đến 2-3 tuổi thì 20 chiếc răng sữa đã mọc đủ. Răng sữa có màu trắng, hơi ngả xanh, còn răng vĩnh viễn có màu ngà, bóng sáng hơn rõ rệt. Do mọc sớm nên răng sữa rất dễ bị bào mòn. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng. Đầu tiên là do lớp men răng và lớp ngà răng của răng sữa tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu răng và khi đã bị sâu răng sữa thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau răng thì răng đã sâu lan tới tận tủy răng rồi.

Một tác nhân nữa khiến răng sữa bị sâu là do trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Những loại thức ăn có hàm lượng đường cao, tính bám dính mạnh và dễ lên men sinh acid đó sẽ làm răng trẻ sâu rất nhanh. Sự thiếu hiểu biết, chủ quan và thiếu quan tâm của người lớn tới răng sữa của trẻ vì nghĩ răng này sẽ được thay thế khi lớn lên nên đã xem nhẹ bệnh sâu răng sữa, đến khi thấy các tổ chức chung quanh chân răng bị sưng đỏ mới đưa con đi khám bệnh... Ngoài ra còn do các nguyên nhân khách quan khác, như bị sâu răng do bú bình, do ăn uống thiếu chất...

Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các vết sâu nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường, nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng. Những lỗ thủng ở mặt nhai mà cha mẹ quan sát được là biểu hiện của những lỗ sâu lớn, khi những vết sâu này biểu hiện ở các bề mặt ngoài và mặt trong của răng có nghĩa là tình trạng sâu răng của bé đã rất nghiêm trọng.

Tốc độ phát triển sâu răng phụ thuộc nhiều yếu tố như: Độ cứng của tổ chức răng, số lượng chất tựa hữu cơ (matrixprotein), mảng bám vi khuẩn, chất lượng và tần suất ăn uống...

Để bé không “sợ” nha sĩ…

Mặc dù răng đau lắm nhưng mẹ bé Bi phải thuyết phục mãi bé mới chịu đi gặp nha sĩ. Đến phòng nha bé Bi nhất định không chịu lên ghế để bác sĩ khám, dù mọi người có “dụ” bằng cách nào đi nữa. Đó là vì bé sợ “môi trường” điều trị răng của người lớn với những tiếng máy khoan rin rít đầy ám ảnh. Một lần ám ảnh như vậy sẽ để lại ấn tượng xấu lâu dài cho bé trong quá trình điều trị răng miệng về sau này.

Các bậc cha mẹ nên tập cho bé tiếp xúc sớm với phòng khám nha khoa và nha sĩ. Và tốt nhất là đến khám, điều trị tại nha khoa dành riêng cho trẻ em. Ở đó sẽ có những câu chuyện về Thỏ đi chữa răng, trước khi nha sĩ thăm khám, bé sẽ được tập làm quen với cô y tá dịu dàng cùng câu chuyện của Thỏ. Lần khám đầu tiên tốt nhất là trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mới mọc và trể nhất là lúc bé 12 tháng tuổi.

Địa chỉ tham khảo: Nha Khoa Thẩm Mỹ 126 – ĐC: 126 Nguyễn Cư Trinh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1. ĐT: 38 38 9660 – 0982 365 000. www.nhakhoathammy126.com.vn

“Sâu răng được WHO xem là một trong ba mối nguy cho sức khỏe con người, sau bệnh tim và ung thư.”

Meo.vn

Triệu chứng bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao gây nên. Người lao phổi có các triệu chứng như sau:

1. Triệu chứng lâm sàng

a. Triệu chứng về hô hấp:

- Các triệu chứng quan trọng nhất là: ho, khạc đờm, ho máu.

- Các triệu chứng khác là: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi v.v...

Ho là triệu chứng phổ biến của mọi bệnh phổi cấp hoặc mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân: viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi v.v...

Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi dùng thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.

Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thế do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì mọi bệnh nhân có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Ho khạc đờm là những đấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi tới chẩn đoán lao phổi.

Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Nguyên nhân gây ho ra máu rất nhiều từ các bệnh phổi - phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản v.v...) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như bệnh tim mạch (suy tim, tăng huyết áp...), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C...).Tuy nhiên do có thể gặp với tỷ lệ cao trong lao phổi nên những ng­ời ho ra máu phải kiểm tra có lao phổi không.

b. Triệu chứng toàn thân:

Các triệu chứng toàn thân quan trọng nhất là: gầy, sút cân, sốt, ra mồ hôi.

Các triệu chứng toàn thân khác là: chán ăn, mệt mỏi v.v...

Gầy, sút cân là triệu chứng gặp ở số đông người lao phổi. Những bệnh nhân gầy, sút cân không có nguyên nhân rõ ràng không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS v.v... có các triệu chứng hô hấp như­ trên đã nêu phải nghĩ tới do lao phổi.

Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.

Những người có triệu chứng sốt như trên, có các triệu chứng về hô hấp: ho, khạc đờm, ho ra máu.v.v.... phải nghĩ tới do lao phổi.

Ra mồ hôi là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là ra mồ hôi trộm ởtrẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất.

Nếu bệnh nhân gầy sút cân, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm kèm theo có các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi... phải chú ý có thể đó là do lao phổi.

Mức độ quan trọng khác nhau của các triệu chứng lâm sàng của lao phổi được sắp xếp theo bảng dưới đây (bảng 3).

Các triệu chứng lâm sàng của lao phổi

Triệu chứng hô hấp

Triệu chứng toàn thân

Các triệu chứng quan trọng

Ho+++ Khạc đờm+++ Ho ra máu++

Gầy sút cân++ Sốt về chiều++ Ra mồ hôi trộm++

Các triệu chứng khác

Đau ngực+ Khó thở+ Các tiếng rên khu trú ở một vùng phổi+

Chán ăn+ Mệt mỏi+

Những bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng như trên cần được cho làm xét nghiệm đờm, thử nghiệm tuberculin, chụp X-quang phổi.

2. Triệu chứng thực thể

- Đối với lao phổi: nghe thấy các tiếng bất thường ở phổi.

- Đối với lao ngoài phổi: làm các xét nghiệm như sinh thiết hạch, chụp cắt lớp ...

Meo.vn (Theo Cimsi)

Răng khôn mọc bất thường và cách xử trí

Những chiếc răng này thường mọc ở độ tuổi 20-25, khi quai hàm đã quá chật chội, nhiều lúc không còn đủ chỗ. Vì vậy, răng khôn thường mọc ở tư thế và vị trí không được bình thường; nhiều chiếc mọc ngầm trong quai hàm và kẹt luôn ở đó, gây ra rất nhiều phiền toái.

Những chiếc răng khôn mọc bất thường sẽ dẫn đến các tình trạng sau:

- Sưng lợi: Vì răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên đồ ăn giắt vào thường khó được lấy ra hết, khiến lợi bị sưng và chảy máu. Lợi của các răng hàm mọc trước răng khôn cũng dễ bị tổn thương.

- Sâu răng: Răng khôn mọc ngang sẽ đâm vào răng hàm ở phía trước; vi khuẩn gây sâu răng trong miệng có thể phá hoại những chiếc răng hàm mọc này.

- Nhiễm khuẩn: Răng khôn mọc chen chúc do không đủ chỗ khiến thức ăn dễ bị kẹt lâu, gây viêm lợi. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi răng khôn hàm trên đập vào lợi của răng khôn hàm dưới. Những chiếc răng này nên được lấy ra trước khi lợi bị nhiễm khuẩn vì khi đã nhiễm khuẩn và hàm bị sưng, độc tố của vi khuẩn sẽ lan rất nhanh từ quai hàm đến cổ họng rồi xuống lồng ngực. Cần đến bác sĩ ngay nếu bệnh nhân sốt cao, không thể mở miệng quá 20 mm, mắt bị sưng và đau.

- Phá chân răng trước: Nếu răng khôn mọc ngầm, nó có thể đâm lên chân răng của răng hàm kế trước và làm hỏng chân những chiếc răng này. Sau khi răng khôn được lấy ra, có thể phải lấy hết tủy của những chiếc răng hàm bị hỏng thì mới giữ chúng lại được.

- Yếu quai hàm: Răng khôn mọc ngầm thường chiếm một chỗ lớn trong quai hàm. Phần quai hàm chỗ nó mọc bị yếu đi vì xương không phát triển được ở đó.

- Đẩy răng cửa lộn xộn: Lúc mọc ra, răng khôn có thể đẩy những chiếc răng cửa chạy lộn xộn. Sự phát triển của hàm trên thường dừng lại trước sự phát triển của hàm dưới. Nếu răng cửa trên và dưới mọc đúng vị trí mà hàm dưới tiếp tục phát triển thì những chiếc răng của hàm dưới sẽ bị đẩy và trở thành không thẳng hàng.

Vì những lý do trên, răng khôn mọc bất thường nên được lấy ra sớm, lúc bệnh nhân còn ở tuổi thanh niên. Nhổ răng khôn ở tuổi này có nhiều cái lợi:

- Thủ thuật nhổ được thực hiện dễ dàng hơn bởi răng và chân răng còn nhỏ.

- Bệnh nhân dễ dàng và nhanh chóng bình phục sau khi nhổ răng.

- Khả năng phát triển của xương còn tốt nên khi nhổ, chỗ chân răng trống được khôi phục nhanh hơn.

Những trường hợp sau không nên lấy răng khôn ra:

- Lớn tuổi: Xương của người lớn tuổi thường rất cứng, việc nhổ răng sẽ khó khăn, thời gian hồi phục cũng dài. Các bệnh nhân này cần được theo dõi kỹ lưỡng bằng cách chụp X-quang 2-3 năm một lần.

- Sức khỏe yếu kém: Nếu bệnh nhân bị nhiều bệnh khác thì việc nhổ răng khôn nên được cân nhắc kỹ. Các bệnh tim, phổi, tiểu đường và máu có thể làm cho việc nhổ răng khôn thêm phức tạp. Trong trường hợp cần nhổ, nha sĩ phải tham khảo thầy thuốc các chuyên khoa khác.

- Ca mổ sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh và tế bào chung quanh: Khi răng khôn nằm gần dây thần kinh xoang mũi hoặc những chiếc răng khỏe mạnh khác, nha sĩ cần cân nhắc kỹ về quyết định nhổ.

Meo.vn (Theo Xinhxinh)

Răng – nướu đạt yêu cầu?

Tình trạng răng - nướu đạt yêu cầu là phải vừa đảm bảo chức năng thẩm mỹ, không bị đau và không bị các rối loạn về chức năng ăn nhai, phát âm.

Trong môi trường miệng, răng và nướu có sự liên hệ gắn kết với nhau, tồn tại cùng nhau. Khi răng bị nhổ, nướu sẽ bị teo dần và nhỏ đi; ngược lại, khi nướu bị viêm thì răng sẽ bị lung lay và ảnh hưởng đến sức nhai.


Thói quen chăm sóc răng miệng tốt

Răng – nướu đạt yêu cầu

Các răng lành mạnh:

- Các răng mọc ngay ngắn trên cung hàm, không bị cản trở, không bị đau nhức khi ăn nhai.

- Răng không bị sâu, không bị mòn ngót ở cổ răng, không bị ê buốt khi ăn nhai.

- Các răng nếu đã bị sâu phải được trám tốt và khít sát vào mô răng, không bị đổi màu, không bị vắt thức ăn quanh miếng trám.

- Không có răng nào bị lung lay, nhiễm trùng hay bị đau nhức khi ăn nhai.

- Không có các chân răng bị nhiễm trùng còn tồn tại trên cung hàm.

- Nếu có răng bị nhổ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm thì các răng này phải được thay thế bằng các phục hình như răng nhựa tháo lắp, răng sứ, implant…

Nướu và niêm mạc miệng lành mạnh:

- Nướu có màu hồng nhạt, không bị chảy máu và không bị đau khi ăn nhai.

- Nướu không bị sưng, không phập phều, không bị chảy máu, mủ khi ăn nhai.

- Không có vôi răng, mảng bám đóng nhiều quanh cổ răng.

- Không có răng bị lung lay, các răng không bị trồi lên và dài ra do nướu bị tụt xuống làm lộ cổ răng và một phần chân răng.

- Răng không bị di lệch, dịch chuyển làm cho các răng bị thưa ra.

- Không có túi mủ, túi nha chu, làm nhồi nhét thức ăn.

- Niêm mạc miệng không bị viêm loét, không bị đau mãn tính hay cấp tính.

- Hơi thở không bị hôi.

Răng – miệng không đạt yêu cầu

Răng không đạt yêu cầu:

- Các răng mọc lệch lạc trên cung hàm, gây cản trở, vướng cộm và đau nhức khi ăn nhai.

- Răng có nhiều lỗ sâu chưa được trám, răng bị ê buốt khi ăn nhai.

- Trên miệng còn chân răng bị nhiễm trùng chưa được điều trị.

- Các răng bị mòn ngót ở cổ răng, gây ê buốt khi ăn hay ê buốt khi chải răng.

- Các miếng trám không còn bám dính tốt, bờ miếng trám bị hở, miếng trám bị đổi màu hay bị vắt thức ăn quanh miếng trám.

- Bị mất một hay nhiều răng làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ mà chưa được thay thế bằng các phục hình để duy trì chức năng thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

- Các phục hình, răng giả không còn khít sát và không còn chức năng về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Nướu và niêm mạc miệng không đạt yêu cầu:

- Nướu bị sưng đỏ, không còn màu hồng nhạt, nướu dễ chảy máu khi ăn nhai và khi chải răng.

- Vôi răng đóng nhiều ở cổ răng.

- Hơi thở hôi. Ấn vào nướu thấy mềm, phập phều, có máu, mủ chảy ra.

- Có một hay nhiều răng bị lung lay.

- Có cảm giác răng bị trồi lên và dài ra do nướu bị tụt xuống làm lộ cổ răng và một phần chân răng.

- Răng bị di lệch, dịch chuyển làm cho các răng bị thưa ra.

- Có sự xuất hiện túi nha chu, nơi dễ nhồi nhét thức ăn và chứa nhiều vi khuẩn.

- Trên phim X-quang có sự tiêu xương ở các đỉnh hay mào xương.

- Miệng bị viêm loét, đau nhức mãn tính hay cấp tính.

BS. CKII Nguyễn Đức Huệ

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Ai dễ bị ung thư nhau thai?

Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Đã có không ít phụ nữ ngay lần đầu tiên làm mẹ đã gặp phải cú sốc đau lòng này. Ung thư nhau thai có xuất độ khá cao ở Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác so với châu Âu và Mỹ, với khoảng 30/1.000 ca sinh và 2,6/1.000 ca có thai.

Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ di căn đến những cơ quan nội tạng và gây nguy hiểm cho tính mạng.

Khi bánh nhau bất thường

Bánh nhau được cấu thành từ nhiều thành phần, trong đó tế bào nuôi giữ chức năng chính của bánh nhau, đóng vai trò dinh dưỡng bằng cách tiết ra các hoạt chất giúp thai phát triển. Có một dạng bệnh lý đặc biệt của bánh nhau gọi là bệnh lý tế bào nuôi.

Đây là tình trạng phát triển bất thường của tế bào nuôi, làm hoạt động của các nhóm tế bào này không bình thường, dẫn đến bánh nhau không làm tốt nhiệm vụ dinh dưỡng cho thai, hoặc tế bào bánh nhau hoạt động ở nơi khác không phải ở tử cung, hay vào thời điểm không còn cần tới bánh nhau nữa (sau sinh, sau sẩy thai).

Nguồn gốc của bệnh là từ sự sai lệch di truyền của tế bào hợp tử, có thể do giao tử của mẹ hay của bố hoặc của cả hai. Bệnh bao gồm thai trứng và u tế bào nuôi các loại (thường gọi chung là ung thư nhau).

Khoảng 20% trường hợp thai trứng tiến triển thành các bệnh u tế bào nuôi, số còn lại do tế bào nuôi tiếp tục phát triển sau một tình trạng thai sẩ̉y, thai lưu hay thai ngoài tử cung.

Lý do thúc đẩy thai trứng trở thành bệnh ác tính hiện vẫn chưa rõ, chỉ thấy tế bào nuôi trong trường hợp này phát triển và xâm lấn rất dữ vào các mạch máu, gây ra hiện tượng xuất huyết và hoại tử, cũng như tạo thuận lợi cho di căn xa theo đường máu:


Thai trứng: còn gọi nhau nước, do các gai nhau bị phù, thoái hoá trở thành những tổ chức mất chức năng, chứa nhiều nước trông giống những chùm trứng mọng nước. 90% các thai trứng toàn phần có nguồn gốc từ sai lệch tinh trùng.

Triệu chứng thai trứng là tình trạng nghén rất dữ dội, bụng to nhanh và lớn hơn nhiều so với tuổi thai, không thấy thai máy tương ứng kích thước bụng, xuất huyết âm đạo đỏ tươi, không kèm cơn đau bụng, đôi khi thấy lẫn trong máu là những chùm trắng trong như trứng.

Các triệu chứng này xuất hiện khoảng cuối ba tháng đầu và kéo dài đến ba tháng thứ hai. Những dấu hiệu hiếm gặp hơn là bướu cổ, run tay, lồi mắt, cao huyết áp, thiếu máu, kém dinh dưỡng… Thai trứng có thể diễn tiến tới sẩ̉y thai tự nhiên, thường gây xuất huyết rất nhiều lúc sẩy, vào khoảng 15 – 16 tuần trở đi.

U tế bào nuôi các loại: được chia ra nhóm có di căn hay không di căn, có nguy cơ cao hay thấp, gồm: thai trứng tồn lưu hay xâm lấn (là tình trạng thai trứng với mô bệnh xâm nhập và bám chặt lấy thành tử cung; sau khi nạo xong thai trứng, nồng độ beta HCG vẫn tiếp tục tăng cao, tổ chức bệnh vẫn còn tồn tại và phát triển tại tử cung), ung thư nhau (là loại ung thư ác tính của các tế bào nuôi, cho di căn xa rất sớm, thường di căn phổi, âm đạo, gan, thận, não…), u tế bào nuôi tại bánh nhau (hiếm gặp hơn).

Ai dễ vướng ung thư nhau thai?

U tế bào nuôi các loại sẽ được chia làm nguy cơ cao hay thấp, dựa vào một số yếu tố như tuổi mẹ, tiền căn thai kỳ, khoảng cách các lần thai, khoảng cách từ lần thai (hay sẩy thai) đến khi phát hiện bệnh, nhóm máu của mẹ, kích thước khối u, số lượng và vị trí các tổn thương di căn, nồng độ beta HCG…

Nhóm bệnh này thường xảy ra trên thai phụ dưới 20 tuổi hoặc nhóm thai phụ lớn tuổi, quanh tuổi mãn kinh. Thai phụ trên 45 tuổi có nguy cơ bệnh cao gấp 20 lần so với những người dưới 40 tuổi.

Sau khi chẩn đoán đúng thai trứng, sản phụ phải sắp xếp lấy thai ngay. Thủ thuật này phải làm ở các cơ sở lớn, đầy đủ phương tiện gây mê hồi sức và có chuyên môn cao về sản phụ khoa vì khả năng mất máu nhiều, cũng như khả năng thủng tử cung rất cao vì tử cung to và mềm nhão.

Sau nạo thai, còn cần theo dõi tình trạng bệnh nhân và xét nghiệm nội tiết tố bánh nhau để tránh nguy cơ tiến triển sang bệnh lý ác tính của tế bào nuôi.

Nên nghĩ đến ung thư nhau thai khi có dấu hiệu chảy máu bất thường một thời gian ngắn sau sinh, sẩy thai hay thai ngoài tử cung. Để chẩn đoán chính xác còn phải nhờ đến siêu âm, xét nghiệm nội tiết tố bánh nhau, các xét nghiệm khác tìm di căn như X-quang phổi, MRI… Sau khi chẩn đoán u tế bào nuôi, cần chẩn đoán thêm bệnh đã di căn đến các cơ quan khác chưa, xác định mức độ nguy cơ...

Hoá trị có thể khỏi hoàn toàn

Ung thư nhau nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ làm xuất huyết trầm trọng, gây ra các rối loạn cơ thể có tính hệ thống, thậm chí di căn xa và gây tổn hại tại nơi di căn. Tuy nguy hiểm nhưng bệnh lại rất đáp ứng với điều trị hoá chất, khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng nếu phát hiện và điều trị kịp thời.

Các loại thuốc để hoá trị đã sẵn có ở Việt Nam và cũng không đắt lắm. Mặc dù có một số tác dụng phụ khi dùng thuốc (đôi khi khá trầm trọng) nhưng với phác đồ điều trị ngắn hạn trong thai trứng và bệnh tế bào nuôi, hầu như các bệnh nhân có thể chịu đựng được các tác dụng phụ này.

Khi điều trị, nhất thiết phải có sự theo dõi sát sao của bác sĩ. Trong trường hợp nhiều nguy cơ, có khi còn cần phẫu thuật lấy đi cả tử cung. Ngoài ra, còn có yêu cầu tránh thai sau điều trị, thời gian tuỳ mức độ của bệnh, tối thiểu thường là một năm.

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

Thai phụ chụp phim X-quang có an toàn không?

Thai phụ chụp phim X-quang có an toàn không?

Mức độ an toàn phụ thuộc vào vùng nào trên cơ thể cần chụp, và lượng tia X. Thai nhi chỉ bị tác động khi tiếp xúc trên 10 rads (rads là đơn vị đo lường bức xạ tia X).

Trên thực tế, các thai phụ không cần quá lo lắng, vì rất hiếm một chẩn đoán nào cần chụp X-quang quá 5 rads.

Khi bà mẹ chụp một phim X-quang nha khoa (một loại phim nhỏ đặt trong miệng) thì lượng bức xạ mà thai nhi hấp thu chỉ khoảng 0,01 millirad. 1rad bằng 1.000millirads.

Để thai nhi hấp thu 1 rad thì phải chụp 100.000 phim X-quang nha khoa.

Điều này cho thấy, những rủi ro từ X-quang nha khoa là rất thấp đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chỉ chụp X-quang khi thật cần thiết, và phải mặc áo chì để bảo vệ thai nhai khi chụp X-quang.

Có nên trì hoãn điều trị nha khoa sau khi sinh con?

Các thai phụ nên đến bác sĩ để kiểm tra răng miệng, ít nhất một lần trong thời kì mang thai. Thời gian ba tháng giữa của thai kì là thời gian lí tưởng để thực hiện các thủ tục nha khoa. Vì ở giai đoạn này, sức khỏe bà mẹ và thai nhi ổn định nhất, thai phụ không có cảm giác mệt mỏi, hay buồn nôn...

Bác sĩ là người quyết định việc điều trị ngay trong thời gian mang thai có cần thiết hay không. Một số thủ thuật điều trị nha khoa đơn giản, thời gian bạn nằm trên ghế không quá lâu như: cạo vôi răng, trám răng, thậm chí nhổ răng vẫn có thể thực hiện được.

Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng trong thời kỳ mang thai như thế nào?

Chăm sóc giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt trong thời kì mang thai góp phần đảm bảo an toàn sức khỏe của bà mẹ và thai nhi:

- Đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ với kem đánh răng có Fluor.

- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẻ răng ít nhất là mỗi ngày một lần.

- Thai phụ nên đến bác sĩ để làm sạch răng, ít nhất một lần trong suốt thời gian mang thai, tốt nhất là sau 3 tháng đầu của thai kì. Thời gian tốt nhất để thai phụ đi khám và điều trị răng miệng là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6.

- Điều quan trọng là bà mẹ cần ăn một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu chất đạm, vitamin, chất khoáng,…Vitamin C, Canxi, tốt cho sức khỏe răng và nướu.

- Hạn chế những thức ăn có chứa nhiều đường, nhiều chất béo. Tránh các đồ uống có ga trong khi mang thai.

Lưu ý: Khi khám răng miệng, thai phụ cần nói cho bác sĩ biết là bạn đang mang thai.

Meo.vn (Theo Camnanggiadinh)

Thời kỳ mang thai: bệnh về lợi và nôn ọe khi chải răng

Vào đầu thai kỳ, bạn nên đến bác sĩ nha khoa để rửa răng, lấy cao răng và giữ vệ sinh răng miệng tối đa. Cần nói rõ cho bác sĩ biết tình trạng răng của bạn và bác sĩ sẽ chỉ chụp X-quang chừng nào thấy thật cần thiết vì thai nhi rất nhạy cảm với tia X, nhất là trong 3 tháng đầu.

Những cách xử lý răng khác có thể áp dụng trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ. Việc gây tê cục bộ khi xử lý răng sẽ không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra các dị tật cho thai. Do đó, bạn nhất thiết phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Các bệnh về lợi với phụ nữ mang thai:

Các cuộc nghiên cứu đã tạo lập được mối liên quan giữa các bệnh về lợi ở phụ nữ mang thai với việc tăng nguy cơ đẻ non. Kết quả từ một cuộc nghiên cứu mới nhất được thực hiện với hàng ngàn phụ nữ mang thai hoặc mới sinh cho thấy, những phụ nữ mắc các bệnh viêm cận răng có nguy cơ đẻ non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân cao gấp 7 lần so với những phụ nữ không mắc bệnh về lợi. Việc phụ nữ sử dụng rượu và thuốc lá trong khi mang thai sẽ khiến khả năng này cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ khác. Một nghiên cứu khác được thực hiện với sự tham gia của 2000 phụ nữ cũng cho kết quả tương tự.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, vi khuẩn gây ra các bệnh sẽ xâm nhập vào máu khi bạn ăn uống hoặc đánh răng. Các vi khuẩn này sau đó có thể ảnh hưởng đến kích thích tố prostaglandin (PGE2), chất lỏng sinh học tự nhiên có trong cơ thể phụ nữ mang thai. Với những phụ nữ mang thai mắc bệnh về lợi, lượng PGE2 tăng rất cao, thai phụ sẽ có nguy cơ sinh non.

Do đó, bạn hãy đến bác sĩ nha khoa để khám răng và nếu bị mắc các bệnh về lợi, hãy chữa triệt để trước khi quyết định có con.

Chăm sóc răng đặc biệt khi mang thai:

Nếu bạn bị nôn oẹ khi mang thai, hãy đánh răng nhiều lần trong ngày hơn bình thường bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ hơn. Cúi đầu thấp xuống bồn khi đánh răng để cổ họng giãn ra và cho phép nước bọt chảy ra ngoài.

Nếu bạn ăn nhiều hơn và có cảm giác thèm ngọt hơn bình thường, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh mục xương. Do đó, thay vì ăn nhiều đồ ăn chứa đường như kẹo ngọt hoặc bánh quy, bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi hơn. Nếu không, bạn hãy đánh răng ngay sau khi ăn bánh kẹo.

Meo.vn (Theo 24h)