Lưu trữ cho từ khóa: who

WHO chấp thuận thuốc thử nghiệm để điều trị Ebola

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 12/8 đã cho phép sử dụng thuốc thử nghiệm để điều trị Ebola khi mà virus nguy hiểm này đã giết chết hơn 1.000 người, trong đó nạn nhân mới nhất là một linh mục Tây Ban Nha về nước từ Liberia.

who-chap-thuan-thuoc-thu-nghiem-de-dieu-tri-ebola

Phó Tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny tuyên bố tổ chức này chấp thuận việc sử dụng thuốc thử nghiệm để điều trị Ebola – Ảnh: AP

Tuyên bố của WHO được đưa ra sau khi một công ty dược của Mỹ bào chế huyết thanh thử nghiệm gọi là ZMapp cho biết họ đã gửi toàn bộ sản phẩm đang có sang Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nề của Ebola.

“Trong trường hợp đặc biệt để đối phó với sự bùng phát của Ebola, việc đề xuất dùng thuốc chưa đăng ký để điều trị và ngăn ngừa dịch bệnh là một vấn đề đạo đức”, Phó Tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny nói với các phóng viên tại Geneva. Ý kiến này được đưa ra, khi WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với Ebola, trong khi vẫn chưa có vắc xin cũng như thuốc đặc trị Ebola, và đề xuất sử dụng thuốc thử nghiệm đang làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về đạo đức. Những người phản đối cho rằng, thuốc Zmapp đầy hứa hẹn – do Công ty sinh dược phẩm Mapp của Mỹ sản xuất – trước đây mới chỉ được thử nghiệm trên khỉ.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã thông báo kế hoạch đẩy mạnh phản ứng toàn cầu đối với bệnh dịch Ebola, kêu gọi các chính phủ “tránh hoảng loạn và sợ hãi” về một căn bệnh có thể dễ ngăn ngừa như Ebola.

Đại dịch Ebola năm nay được cho là tồi tệ nhất kể từ khi virus nguy hiểm này được phát hiện bốn thập kỷ trước, đã giết chết 1.014 người kể từ đầu năm đến nay.

Các ổ dịch được giới hạn ở Guinea, Liberia và Sierra Leone, với phần lớn các nạn nhân tử vong, và Nigeria, nơi có hai người chết. Sự khiếp sợ Ebola đang xiết chặt các nước Tây Phi nghèo đói, khiến những làng quê xơ xác, nhiều nơi không còn bóng người, sau khi trong làng phát hiện có người nhiễm bệnh hay tử vong do Ebola.

who-chap-thuan-thuoc-thu-nghiem-de-dieu-tri-ebola

Nhân viên y tế đang đấu tranh với bệnh dịch Ebola ở Sierra Leone – Ảnh: AP

Linh mục Tây Ban Nha Miguel Pajares, 72 tuổi, bị nhiễm virus Ebola trong khi giúp bệnh nhân ở Liberia, đã qua đời tại một bệnh viện ở Madrid hôm 12/8, năm ngày sau khi ông rời châu Phi. Ông đã được điều trị bằng ZMapp, nhưng không qua khỏi, trong khi thuốc lại có tác dụng tích cực đối với hai nhân viên cứu trợ Mỹ cũng bị nhiễm Ebola ở Liberia.

Các biện pháp ngăn chặn bệnh quyết liệt đã gây ra tình trạng hỗn loạn trong giao thông, giá cả tăng vọt và tình trạng thiếu lương thực ở các quốc gia lân cận khu vực Tây Phi, trong bối cảnh người ta vẫn lo ngại số người chết có thể còn tăng lên. Nhiều nước trên thế giới đã áp đặt các biện pháp khẩn cấp, trong đó có lệnh cấm bay đến vùng dịch và tăng cường các biện pháp kiểm tra sức khỏe.

Trong một diễn biến mới nhất, tám nhân viên y tế Trung Quốc điều trị bệnh nhân Ebola đã được cách ly tại Sierra Leone, nhưng hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã cho biết những người này không có triệu chứng của Ebola. Nhà chức trách y tế địa phương cho biết, ngoài 24 y tá đang được cách ly, một bác sĩ nhiễm virus Ebola đáp ứng khá tốt với điều trị.

Theo Phunuonline.com.vn

Lo ngại virus giống SARS xâm nhập

ANTĐ - Chiều 15-7, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh trên người - Bộ Y tế đã họp khẩn sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra những cảnh báo về tình hình nhiễm virus corona gây Hội chứng hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV).

PGS.TS Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, từ tháng 4-2012 đến nay, thế giới đã ghi nhận 82 trường hợp nhiễm virus MERS-CoV, trong đó 45 người tử vong (chiếm 56%). Riêng tại Ả rập  Xê út - nơi dịch MERS-CoV đang hoành hành, tỷ lệ tử vong lên tới gần 80%. WHO đánh giá đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong nhóm bệnh truyền nhiễm. Tại Việt Nam, đến nay chưa ghi nhận bệnh nhân nhiễm MERS-CoV nhưng không thể chủ quan vì virus này có thể xâm nhập qua việc nhập cảnh của những người đi và đến từ vùng có dịch. Hiện WHO chưa có khuyến cáo hạn chế du lịch hoặc thương mại.

Thứ trưởng Bộ Y tế  Nguyễn Thanh Long cho biết, để chủ động phòng bệnh, hiện Bộ Y tế đã tăng thời gian giám sát từ 10-14 ngày đối với những trường hợp đến từ vùng có dịch, đồng thời thực hiện cách ly sớm, giám sát chặt chẽ những trường hợp viêm phổi nặng. Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị thành lập văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch, trực thuộc ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm.

Tiến Hưng

Hy vọng mới cho người nhiễm HIV

ANTĐ - Là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có tính chất hệ thống, bài bản về phân lập, tác nhân dòng và biểu hiện gene mã hóa protease HIV-1 tái tổ hợp từ chủng CRF01-AE trong E.coli, nhóm các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đã bước đầu mở ra khả năng tự sản xuất PI chống HIV ở Việt Nam.
WHO ban hành hướng dẫn mới về điều trị HIV
Những quan niệm sai lầm về nhiễm HIV
Lần đầu tiên chữa trị thành công trẻ sơ sinh nhiễm HIV

Liệu pháp gene giúp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân mắc HIV

Một công trình khoa học ý nghĩa

Cho đến nay vẫn chưa có vaccine phòng chống HIV. Các thuốc chống HIV như ức chế enzyme phiên mã ngược hoặc các chất kìm hãm enzyme protease (PI) không loại bỏ được triệt để HIV ra khỏi cơ thể mà chỉ có tác dụng làm giảm tiến trình dẫn đến AIDS nhằm kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Tuy nhiên HIV là virus rất dễ bị đột biến, tạo các chủng mới, thay đổi tác dụng của thuốc, khiến thuốc không còn tác dụng nữa. Từ năm 2003, Việt Nam đã sử dụng thuốc ức chế protease (PI) để điều trị cho bệnh nhân nhưng vì lí do trên nên hiệu quả chưa cao.

Ở Việt Nam, protease của HIV-1 tách từ bệnh nhân chưa được nghiên cứu nhiều. Các nghiên cứu chủ yếu nhằm phát hiện HIV trong huyết thanh, xác định các nhóm virus HIV gây bệnh và xác định các đột biến liên quan đến tính kháng thuốc. Để thiết kế thuốc PI mới phù hợp với các chủng HIV lưu hành tại Việt Nam, điều kiện tiên quyết phải là nghiên cứu protease, tìm ra những đột biến trong gene mã hóa protease, làm cơ sở để tìm kiếm các chất ức chế protease làm thuốc điều trị HIV/AIDS.

Xuất phát từ thực tế đó, các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Khoa Sinh học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, do PGS.TS Phan Tuấn Nghĩa dẫn đầu, đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu protease virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) phân lập tại Việt Nam”, nhằm mở ra khả năng tự sản xuất PI chống HIV ở Việt Nam. Theo các nhà khoa học, công trình này có ý nghĩa quan trọng vì nó mở ra một hướng nghiên cứu mới trong việc thiết kế các thuốc PI chống các virus gây bệnh khác.

“Nhiều loại virus khi nhân lên lúc đầu cũng tạo ra các phân tử protein có kích thước lớn sau đó enzyme protease phân cắt thành các phân tử có kích thước nhỏ với các chức năng khác nhau giống như virus HIV. Nếu ngăn chặn được sự hoạt động của các protease này thì cũng ngăn chặn được sự nhân lên của một số virus đang lưu hành ở nước ta”, GS.TS Phạm Văn Ty, Khoa Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, giải thích.

Mở ra hy vọng mới

Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm và đã thu được các kết quả quan trọng như đã tinh sạch, nhân dòng và xác định được 8 đoạn gene mã hóa cho protease khác nhau và đã phát hiện được 19 đột biến trong đó có 10 đột biến thay thế axit amin. Các trình tự này đã được đăng ký ở Genbank. Cùng với đó, các nhà khoa học đã thiết kế và biểu hiện protease của HIV-1 trong E.coli, từ đó xây dựng được quy trình tinh sạch protease HIV-1 rất dễ thực hiện. Đặc biệt, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một số tính chất của protease tái tổ hợp và đã tìm được một số chất ức chế protease.

Những kết quả của đề tài nghiên cứu này rất đáng chú ý vì đây là lần đầu tiên protease của HIV-1 phân lập từ bệnh nhân nhiễm HIV ở Việt Nam đã được nghiên cứu một cách hệ thống và tìm được chất ức chế enzyme protease, làm cơ sở cho việc tạo thuốc PI chống HIV.

PGS.TS Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu Hệ gene đánh giá đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có tính chất hệ thống, bài bản về phân lập, tác nhân dòng và biểu hiện gene mã hóa protease HIV-1 tái tổ hợp từ chủng CRF01-AE của Việt Nam trong E.coli. Công trình đưa ra một phương pháp có hiệu quả để biểu hiện và tinh sạch protease HIV-1 tái tổ hợp. Chế phẩm protease HIV-1 tái tổ hợp là một sản phẩm quan trọng có thể dùng trong các nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo cho phát triển các chất tiềm năng ức chế enzyme này, từ đó có thể phát triển dược phẩm để điều trị bệnh suy giảm miễn dịch do HIV-AIDS.

Kết quả của đề tài bước đầu mở ra khả năng tự sản xuất PI chống HIV ở Việt Nam. Cũng trên cơ sở nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu còn có thể thực hiện nhiều nghiên cứu ứng dụng khác cho virus gây bệnh như HCV, HBV, góp phần giải quyết những khó khăn trong việc sản xuất vaccine để phòng bệnh.
Hoàng Quang Anh

Bác sĩ Carlo Urbani hy sinh mình để nhân loại được sống

10 năm về trước, cả thế giới hoảng loạn về đại dịch SARS. Bác sĩ Carlo Urbani (người Italy) đã đến Việt Nam, dành trọn tâm sức, trí tuệ để đẩy lùi căn bệnh đang đe dọa sự sống toàn cầu.

Ngày 29/3/2003, bác sĩ Carlo trút hơi thở cuối cùng. Nói về sự ra đi của ông, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi đó là Kofi Annan đã viết: Carlo ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của đại gia đình Liên Hợp Quốc. Ông đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, cứu sống người bệnh, có công trong việc phát hiện sớm dịch SARS. Trớ trêu thay, khi Carlo đang nỗ lực giành giật từng bệnh nhân khỏi lưỡi hái tử thần thì chính căn bệnh quái ác ấy đã cướp đi mạng sống ông…

Bà Pascale Brudon, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Việt Nam nhấn mạnh: “Carlo là một con người tuyệt vời, nếu không có ông có lẽ tất cả chúng ta đều bị dịch SARS tàn phá”.

bac si Carlo Urbani
Bác sĩ Carlo Urbani. Ảnh: thefamouspeople.com

Carlo Urbani – người đầu tiên nhận diện Hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS)

Ngày 26/2/2003, bác sĩ Carlo Urbani được mời đến Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) để khám cho một bệnh nhân viêm phổi. Ông đã sớm nhận ra sự bất thường và ngay lập tức cảnh báo cho WHO, đồng thời cùng Bộ Y tế Việt Nam thúc đẩy việc lập hàng rào cách ly ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Bệnh SARS được phát hiện đầu tiên vào tháng 3 năm 2003, khi Bệnh viện Việt – Pháp (Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân nước ngoài mắc bệnh lạ. Kể từ đó, SARS đã giết chết 774 người trong tổng số hơn 8.000 ca nhiễm trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, dịch đã hoành hành trong 45 ngày, gây nhiễm 65 người, làm 5 người tử vong.

Dịch khởi phát từ Hong Kong, nhưng ở thời điểm đó các chuyên gia y tế đang nghi là cúm gia cầm. Chỉ trong thời gian ngắn, SARS vượt khỏi biên giới Hong Kong lan tới 37 quốc gia. Người nhiễm bệnh nhanh chóng suy hô hấp, suy đa phủ tạng và tử vong. Sau khi nhận được sự cảnh báo của bác sĩ Carlo từ Việt Nam, nỗi hoảng loạn bao trùm thế giới. Ở những quốc gia có dịch SARS, khẩu trang y tế bán chạy nhất, trường học đóng cửa, nhà hàng đóng cửa, các trung tâm mua sắm vắng hoe, sản xuất bị đình trệ, người nước ngoài bỏ về nước…

Bác sĩ Carlo cũng được cảnh báo sự nguy hiểm, hoàn toàn có quyền và có lý do để về nước. Nhưng không bận tâm, ông thường xuyên túc trực bên giường bệnh, an ủi động viên và tìm cách chữa trị cho bệnh nhân. Là một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, bằng những nghiên cứu đầu tiên của mình ở Việt Nam, Carlo đã giúp các đồng nghiệp nhanh chóng xác định virus gây bệnh.

mua khau trang
Cuối tháng 3/2003, cả thế giới báo động vì căn bệnh bí ẩn sau được gọi tên là SARS, khắp nơi khẩu trang bán chạy như tôm tươi, nhiều nước đã phải ra lệnh cấm xuất nhập cảnh. Ảnh: AP.

Tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet viết: Biết công việc của mình đang làm là nguy hiểm, nhưng Carlo Urbani nói với vợ “Nếu không làm những công việc này thì chúng ta đến đây để làm gì? Chẳng lẽ ngồi đọc thư điện tử, ký văn bản giấy tờ, đi dự tiệc? Chúng ta không được ích kỷ, mà phải suy nghĩ và hành động vì sự sống của người khác”.

Trung tuần tháng 3/2003, bác sĩ đi dự hội nghị khoa học ở Thái Lan. Vừa đặt chân xuống sân bay, ông thấy người mệt mỏi và sốt. Là người tiếp xúc trực tiếp và đối phó với căn bệnh SARS, Carlo hiểu rất rõ điều gì đang đến với mình. Một đồng nghiệp là bạn thân lao đến ôm, nhưng Carlo gạt đi, yêu cầu người bạn tránh xa, rồi kiên nhẫn đợi xe cứu thương đến. Bà Giuliani Chiorrini đưa các con đến Bangkok, qua cửa kính, Carlo kịp nhìn mặt vợ con lần cuối, trong đó có đứa con út vừa tròn 4 tuổi.

Trong một khoảnh khắc tỉnh táo, đồng nghiệp thông báo cho Carlo cơn sốt của ông đã hạ. Nhưng Carlo không hề ảo tưởng, biết SARS đã không tha mạng sống của mình. Tâm nguyện trước khi nhắm mắt, Carlo đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình để lại làm tiêu bản nghiên cứu. Và ông mãn nguyện: “Công việc liên quan đến tôi, dù nguy hiểm nhưng tôi thấy thoải mái, giờ đây tôi đã có tất cả”. Sau khi Carlo mất 2 tuần, virus Corona đã được chỉ mặt vạch tên, đại dịch SARS được khống chế.

“Nhiệm vụ của bác sĩ là đến bên người bệnh”

Đó là câu nói giản dị của bác sĩ Carlo khi đại diện cho Tổ chức Bác sĩ Không biên giới lên nhận giải Nobel hòa bình tại Stockholm (Thụy Điển) năm 1999. Câu nói này đã trở thành triết lý cho tất cả những nhân viên y tế đang khoác trên mình tấm áo choàng trắng.

Bác sĩ Carlo là người yêu cái đẹp, dành tình cảm đặc biệt cho âm nhạc, yêu thích hầu hết các bộ môn nghệ thuật. Nhưng trong sâu thẳm trái tim, bác sĩ Carlo còn có một tình yêu vĩ đại khác: đó là tình yêu thương vô bờ dành cho con người. Tuổi trẻ của ông gắn với công việc từ thiện, nhất là những người bị tật nguyền. Khi trở thành bác sĩ, những kỳ nghỉ hè thay vì đi du lịch hưởng thụ, Carlo tranh thủ khoác ba lô đầy thuốc đến Châu Phi.

Ông nhận thấy, ở những quốc gia nghèo đói như Châu Phi, nguyên nhân tử vong chính lại đến từ những căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi một cách đơn giản. Carlo thất vọng mỗi khi chứng kiến bệnh nhân không phải chết vì bệnh lạ, mà chết vì những căn bệnh thông thường như tiêu chảy cấp hay viêm phổi, bởi không ai chịu mang thuốc đến cho người bệnh. Sau bao ngày trăn trở, Carlo quyết định rời bệnh viện để trở thành chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới mang thuốc đến cho người bệnh nghèo. Bạn bè coi việc Carlo gia nhập các bác sĩ WHO giống như từ bỏ cuộc sống giàu sang để quay lại thế giới của người nghèo.

Trong thời gian ở Việt Nam, Carlo tập trung nghiên cứu và điều trị bệnh giun đũa, một căn bệnh trở thành nỗi ám ảnh với ông. Vị bác sĩ luôn băn khoăn tự hỏi: Chỉ cần vài nghìn tiền thuốc, mỗi năm uống 2 lần là tất cả trẻ em đều hết bệnh giun, cơ thể không bị hao mòn, vậy mà tại sao rất ít người chịu làm? Một đồng nghiệp của Carlo, bác sĩ Palmer nhận xét: “Giun đũa không có gì hấp dẫn, nhưng hầu hết trẻ em xứ nhiệt đới đều mắc, còn bác sĩ Carlo là kẻ chống giun đũa quá khích”. Ở Hà Nội, bác sĩ Carlo tự đi xe máy. Thỉnh thoảng ông đưa vợ con về các làng quê, sống cùng những người nông dân chân lấm tay bùn.

Tưởng nhớ đến ông, Tổng thống Italy Azeglio Ciampi từng nói: Ngành y tế thế giới có bổn phận ghi nhớ một vị bác sĩ anh hùng, một công dân can đảm, một người cha gia đình, một người chồng gương mẫu đã bị cướp đi bởi một căn bệnh kinh khủng do chính ông đang lần tìm ra nguyên nhân…

(Theo Vnexpress)

Sốt xuất huyết – Bệnh nhiệt đới lây lan nhanh nhất thế giới

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sốt xuất huyết là bệnh nhiệt đới lây lan nhanh nhất thế giới, trong khi vắc xin ngừa bệnh hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và muỗi gây bệnh đang âm thầm phát triển theo cấp số nhân ở khắp các châu lục.

sot-xuat-huyet-benh-nhiet-doi-lay-lan-nhanh-nhat-the-gioi
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết – Ảnh: Shutterstock

Theo Reuters dẫn nguồn từ WHO, căn bệnh do bị muỗi cái cắn này thường lan rất nhanh chóng do sự di chuyển của con người và tình hình biến đổi khí hậu.

WHO ước tính trên thế giới có khoảng 50 triệu trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết mỗi năm, nhưng con số thực tế còn lớn hơn nhiều, theo tiến sĩ Raman Velayudhan, một chuyên gia của WHO.

Bệnh sốt rét tuy gây ra nhiều trường hợp tử vong hơn nhưng hiện đang có chiều hướng suy giảm và ảnh hưởng chưa đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong khi đó, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, và có khả năng khiến bệnh này trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu.

Sốt xuất huyết có triệu chứng gần giống với bệnh cúm, và ở một số trường hợp thì thuyên giảm trong vài ngày.

Tuy vậy, cũng có trường hợp nghiêm trọng phải nhập viện điều trị biến chứng, bao gồm xuất huyết trầm trọng và có thể gây tử vong.

Đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nhưng nếu phát hiện sớm và chăm sóc y tế thích hợp thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm xuống dưới 1%, theo WHO.

Vắc xin tiên tiến nhất là vắc xin của nhà sản xuất dược phẩm Sanofi SA (Pháp) nhưng chỉ đạt được hiệu quả 30%, theo một thử nghiệm lâm sàng tiến hành tại Thái Lan vừa được công bố vào tháng 9.2012.

(Theo Thanhnien)

Tổ chức Y tế Thế giới: Vắc-xin Quinvaxem an toàn

Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ngày 16-1 cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa có thông báo gửi Bộ Y tế khẳng định: Vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem là an toàn.

Kết luận nói trên được đưa ra sau khi WHO kiểm tra các thông tin về độ an toàn, độ vô khuẩn cũng như đáp ứng miễn dịch của vắc-xin Quinvaxem. Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn yêu cầu WHO đưa mẫu vắc-xin này đến một tổ chức kiểm định độc lập để đánh giá lại về chất lượng.

Cũng theo ông Bình, đối với 3 lô vắc-xin bị tạm đình chỉ lưu hành, hiện vẫn trong quá trình kiểm nghiệm lại chất lượng. Nếu các kết quả kiểm nghiệm cho thấy vắc-xin an toàn thì tới đây các lô vắc-xin này sẽ được tiếp tục sử dụng.

Từ đầu tháng 12-2012 đến nay, đã có 7 trẻ phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin Quinvaxem “5 trong 1”, trong đó 4 trẻ tử vong.

(Theo NLD)

Thế giới: Năm người chết do nhiễm vi rút mới cùng họ với SARS

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30.11 xác nhận đã có chín trường hợp nhiễm một loại virus mới được phát hiện hồi tháng 9.2012, trong đó có năm người thiệt mạng.

Virus mới nói trên cùng họ với virus gây dịch bệnh SARS xuất phát từ Trung Quốc hồi năm 2002, khiến khoảng 800 người chết.

Về số người nhiễm virus mới nói trên, năm người ở Ả Rập Xê Út, trong đó có ba người cùng một gia đình đã tử vong; hai người từ Qatar và đã hồi phục; và hai người ở Jordan, tất cả đều tử vong, theo thông cáo từ WHO.

Tuy có ba người nhiễm virus mới đã chết thuộc cùng một gia đình nhưng WHO vẫn cho rằng virus này không dễ lây từ người sang người, không giống như SARS, theo Reuters.

Tuy nhiên, theo Đài truyền hình NHK của Nhật, WHO vẫn đang kêu gọi giới chức y tế trên toàn thế giới kiểm tra các trường hợp có triệu chứng đáng nghi. Theo đó, những bệnh nhân chưa bao giờ đến Trung Đông nhưng có triệu chứng viêm phổi cũng nên được kiểm tra kỹ.

(Theo Thanhnien)

WHO: Lo ngại dịch sốt vàng da bùng phát ở Sudan

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/11 đã ra thông cáo, bày tỏ lo ngại trước tình trạng dịch sốt vàng da đang bùng phát dữ dội ở khu vực Darfur của (Sudan) Xuđăng, làm nhiều người bị thiệt mạng.

WHO cho biết dịch bệnh trên mới bùng phát từ tháng 10 vừa qua, song có tốc độ lây lan rất nhanh, và đến thời điểm hiện tại đã lan ra 17 điểm dân cư ở Darfur.

Cùng thời gian ấy, số người nhiễm bệnh đã tăng hơn gấp đôi, với 194 bệnh nhân ở thời điểm hiện tại, trong đó đã có 67 trường hợp tử vong.

WHO kêu gọi chính quyền và nhân dân các vùng thường xuyên xảy ra dịch sốt vàng da cần tăng cường công tác phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường, diệt muỗi, đồng thời chủ động tiêm vắcxin phòng bệnh.

Được biết, WHO sẽ sớm có những trợ giúp cần thiết để khu vực trên ngăn chặn nguy cơ dịch sốt vàng da tiếp tục lây lan trên diện rộng.

Các số liệu thống kê của WHO cho thấy trung bình hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 200.000 người bị lây nhiễm bệnh sốt vàng da, và muỗi là tác nhân truyền bệnh chính.

Tuy nhiên, hiện chưa có loại thuốc đặc trị nào để chữa trị căn bệnh này, ngoài vắcxin phòng bệnh được cho là khả dĩ hơn cả.

(Theo Baotintuc)

Bí quyết giữ phong độ và cơ thể tràn đầy sức sống

Luôn xinh đẹp và tràn đầy sức sống, là một người đẹp cả về hình thể đến tính cách, Hà Hồ – nữ hoàng Vpop quyến rũ – chẳng ngần ngại chia sẻ bí quyết giúp cô đạt phong độ đỉnh cao và một cơ thể tràn đầy sức sống như hôm nay.

Từ nữ hoàng Vpop quyến rũ…

Hà Hồ là cái tên không xa lạ với khán giả Việt, đặc biệt là giới trẻ. Từ một vedette trên sàn catwalk, sở hữu gương mặt ấn tượng và thân hình siêu mẫu, Hà Hồ đã có bước chuyển mình ngoạn mục khi lấn sân sang lĩnh vực âm nhạc. Ở cả hai vai trò, khán giả đều cảm nhận được nhiệt huyết và sự trân trọng với nghề của Hà. Nỗ lực, sự nghiêm túc và hết mình đã giúp Hà khẳng định mình và đi thẳng đến thành công của hôm nay. Không chỉ vậy, trong mắt đồng nghiệp Hà lúc nào cũng tích cực, “máu lửa”, đầy trách nhiệm từ luyện thanh, vũ đạo đến chăm chút từng khuôn hình trong video clip.

Khán giả nhớ đến cô như một nữ ca sĩ xinh đẹp, có chất giọng lạ với tông nữ trầm và luôn cháy hết mình trong từng bài hát. Những bài hit được nhiều người đón nhận như “Và em đã yêu”, “Xin hãy thứ tha”, “Thức tỉnh”, “Tìm lại giấc mơ” hay “Sao ta lặng im” đã giúp Hà chiếm được hàng triệu trái tim người hâm mộ. Hình ảnh Hà Hồ còn ấn tượng hơn khi cô xuất hiện trong cuộc thi âm nhạc đình đám gần đây với tư cách huấn luyện viên. Hà là một trong những “sao” luôn xuất hiện với sự tự tin, thông minh, dí dỏm, thân thiện với mọi người. Trên nhiều trang mạng xã hội, người hâm mộ không ngớt lời ca tụng trước vẻ đẹp “nữ thần” và cách chia sẻ nghề với thí sinh thật chân tình.

(Ảnh do Lavie cung cấp)

đến bí quyết giữ phong độ đỉnh cao và tràn đầy sức sống

Hà Hồ chia sẻ: “Công việc vốn áp lực nên để có cuộc sống bình yên sau sân khấu, bí quyết của Hà là: hãy là chính mình, đừng cố làm một ai khác. Khi bạn cảm thấy thoải mái, bạn sẽ dễ dàng làm điều mình muốn và gặt hái nhiều thành công. Hà thích sống, lao động và học hỏi cái mới. Hà không bao giờ nghĩ mình là ‘nữ hoàng’ hay ‘nữ thần’, nhưng Hà vẫn sẵn sàng đón nhận các danh hiệu mà mọi người ưu ái trao tặng cho.”

Hà hay lướt Facebook để chia sẻ mọi điều trong cuộc sống với người hâm mộ (Ảnh do Lavie cung cấp).

“Để cơ thể tràn đầy sức sống và tinh thần minh mẫn, có thể làm việc với cường độ cao, nhiều năm qua, Hà tập thói quen dậy sớm tập thể dục mỗi ngày. Hà thường chạy bộ quanh khu nhà ở, vừa hít thở không khí trong lành của buổi sớm vừa giữ được sức khỏe, da dẻ hồng hào và thân hình thon gọn.” Thật ngạc nhiên khi Hà lại chọn cách tập thể dục đơn giản, truyền thống và khác với nhiều người nổi tiếng.

Hà tủm tỉm nửa thật, nửa đùa: "Làm việc với giờ nghệ sĩ nhưng lại sống với giờ người thường đấy. Dù có đi hát về trễ lắm thì hôm sau Hà vẫn dậy lúc 7 giờ để chạy bộ." (Ảnh do Lavie cung cấp)

Trò chuyện với Hà, mọi người dễ dàng cảm nhận được sức sống mãnh liệt lan tỏa từ cô. Hà dí dỏm tự nhận mình không phải là người đẹp. Hà giữ được vóc dáng cân đối, nét mặt tươi tắn nhờ việc ăn uống điều độ, đủ bữa và biết cách bổ sung nước và khoáng chất đầy đủ. Mỗi ngày Hà bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước khoáng thiên nhiên. “Hà đi diễn cũng thường mang chai La Vie trong giỏ xách, tranh thủ uống hết một chai để dịu giọng và sẵn sàng cho các buổi diễn tiếp theo. Nghề của Hà cần phải uống nước nhiều nên Hà rất cân nhắc trong việc lựa chọn thức uống. Với Hà, nước khoáng thiên nhiên là lựa chọn an toàn và tốt cho sức khỏe. Hà cũng chuẩn bị sẵn một thùng nước khoáng thiên nhiên La Vie trong xe hơi và bình La Vie 19L tại nhà cho cả gia đình.” Hà tiếp tục chạy bộ, tay cô vẫn cầm một chai La Vie, lâu lâu lại nhấp vài ngụm, không quên bổ sung nước và khoáng chất cho cơ thể thêm sức sống.

Trung bình cơ thể cần 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để duy trì quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục. Vì vậy, bạn cần tiếp nước để thêm sức sống, sẵn sàng cho những hoạt động hàng ngày.

Nước khoáng thiên nhiên La Vie thuộc tập đoàn Nestlé Waters – một trong những tập đoàn nước đóng chai hàng đầu thế giới, với công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, hoàn toàn không sử dụng hóa chất trong quy trình xử lý. Nước khoáng thiên nhiên La Vie còn đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế, Cục An toàn Vệ sinh Tthực phẩm, tổ chức Y tế Thế giới WHO chứa hàm lượng khoáng thấp tốt cho sức khỏe, hoàn toàn an toàn để sử dụng hàng ngày cho mọi lứa tuổi.

(Ảnh do Lavie cung cấp).

 

Bệnh lạ tại Quảng Ngãi: WHO vẫn đang chờ lời mời từ Bộ Y tế

Trong văn bản trả lời báo chí ngày 17-5, ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khẳng định:

Bệnh lạ tại Quảng Ngãi: WHO vẫn đang chờ lời mời từ Bộ Y tế
Nhiều học sinh ở Quảng Ngãi cũng mắc bệnh lạ

Đến thời điểm này WHO vẫn chưa nhận được yêu cầu chính thức nào từ Bộ Y tế về việc hỗ trợ điều trị, nghiên cứu... hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đang xảy ra tại huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Như ANTĐ đã đưa tin, “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi đã xuất hiện hơn 1 năm nay, số mắc và tử vong vẫn đang ngày càng tăng lên khiến dân chúng rất hoang mang nhưng đến nay nguyên nhân gây bệnh này vẫn chỉ được Bộ nêu ra dưới dạng… giả thuyết.

Trước mối quan tâm rất lớn của dư luận, mới đây Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết ngành y tế đã trao đổi chặt chẽ với WHO và các phòng thí nghiệm quốc tế để cùng phối hợp tìm ra các giải pháp xác định căn nguyên gây bệnh trong thời gian sớm nhất.

Tuy khẳng định chưa nhận được lời mời chính thức từ Bộ Y tế, song ông Kasai cũng cho biết, WHO đang liên hệ chặt chẽ với Bộ Y tế và đưa ra đề nghị sẽ hỗ trợ nghiên cứu căn bệnh này tại Việt Nam. Trả lời câu hỏi nếu Bộ Y tế chính thức đề nghị WHO giúp đỡ để tìm căn nguyên gây bệnh, tổ chức này sẽ tiến hành thế nào, ông Kasai cho biết việc WHO hỗ trợ cụ thể ra sao phụ thuộc vào đề nghị chính thức của Bộ Y tế Việt Nam.

(Theo ANTĐ)