Lưu trữ cho từ khóa: vượt cạn

10 lời khuyên cho bà bầu sắp vượt cạn

Sắp đến ngày vượt cạn và bạn đang hết sức lo lắng về chuyện đau đẻ thì 10 lời khuyên dưới đây sẽ rất hữu ích.

1. Tìm một nơi lý tưởng để dưỡng thai và sinh bé

Ngay khi biết có em bé, bạn cần có kế hoạch tìm một bệnh viện mang lại cho bạn cảm giác an tâm trong suốt quá trình mang bầu và khi sinh. Đó là nơi có không gian để bạn có thể đi bộ, có phòng tắm sạch sẽ cũng như các vật dụng phục vụ và khuyến khích cho việc vận động như máy nghe nhạc, ghế xích đu, bóng sinh, ghế thấp, giường mềm…

2. Lựa chọn một đội ngũ chăm sóc tốt

Những bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh hiểu biết và có kĩ năng chăm sóc cùng với người thân, bạn bè sẽ là đội ngũ chăm sóc bà bầu và sau sinh tốt nhất. Khi được chăm sóc tốt, tinh thần thoải mái, bạn sẽ dễ dàng tìm ra cách giải quyết những cơn đau trong phòng sinh.

10-loi-khuyen-cho-ba-bau-sap-vuot-can

3. Tìm hiểu thật nhiều về việc sinh đẻ

Tích cực đọc sách báo, tìm hiểu trên mạng, xem các video, tham gia các lớp học, thăm quan và làm quen với các thủ tục tại bệnh viện, thường xuyên trao đổi với gia đình và bạn bè là điều bạn rất nên làm. Càng trang bị nhiều kiến thức, bạn sẽ càng tự tin khi ở phòng sinh và cơn đau trở nên dễ dàng vượt qua hơn hẳn.

4. Đừng giấu mọi người về sự lo ngại của bạn

Bạn đang lo lắng về những cơn đau khi sinh bé, sợ sệt những ống kim tiêm, mùi thuốc men tại bệnh viện và bạn đang bị mất kiểm soát? Đó là tâm lý rất bình thường. Trong trường hợp này, trò chuyện với một người bạn đáng tin cậy và có kinh nghiệm, hoặc chuyên gia về sinh đẻ, hoặc một bà đỡ mát tay sẽ giúp bạn xóa tan đi những âu lo. Họ sẽ tìm ra cho bạn những giải pháp hỗ trợ thiết thực và phù hợp nhất.

Ngoài ra, bạn cần xây dựng một kế hoạch sinh con rõ ràng và trong đó bày tỏ những mong muốn của mình.

5. Thường xuyên rèn luyện việc thở theo nhịp

Ngay khi xuất hiện những cơn co thắt cho đến cả quá trình sinh bé, bạn cần duy trì việc thở theo nhịp. Lấy hơi nhanh chóng (từ 2-3 giây/lần) bằng mũi và thở sâu ra bằng miệng. Hoạt động này sẽ giúp làm giảm các cơn đau co thắt và khiến việc sinh đẻ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.

Nếu bà bầu bị “cuống”, mất nhịp thở, lúc này, người thân nên giúp đỡ. Chỉ cần họ nhìn bạn, tay và đầu họ chuyển động theo nhịp hoặc cho bạn những lời động viên là bạn có thể bình tĩnh trở lại.

6. Hãy nhìn, nghe và tưởng tượng về một điều làm bạn thấy vui vẻ

Tập trung nghĩ về một vật khiến bạn hạnh phúc (có thể là khuôn mặt của chồng mình hay một bức tranh mà bạn yêu thích) sẽ làm giảm nhận thức về những cơn đau. Hoặc bạn cũng có thể nghe những bản nhạc hoặc tiếng nói dịu dàng, tiếng sóng biển nhẹ nhàng và tưởng tượng mình đang ở một nơi thư giãn. Điều đó sẽ rất hiệu quả.

7. Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen

Hãy ngồi trên một chiếc ghế và bắt đầu mát xa bụng và lưng với vòi sen được điều chỉnh mức xả nước nhẹ nhàng. Tắm nước ấm sẽ khiến bạn thư giãn và nhanh chóng đẩy lùi những cơn đau.

10-loi-khuyen-cho-ba-bau-sap-vuot-can

8. Chăm chỉ vận động

Những bài tập đơn giản nhưng giúp cho việc sinh đẻ dễ dàng đó là đi bộ, đung đưa người và đứng lên – ngồi xổm liên tục, nhẹ nhàng. Bạn cũng sẽ có thêm sức khỏe để vượt cạn thành công.

9. Sử dụng miếng gạc ấm hoặc mát

Đặt miếng gạc ấm hoặc mát lên phần bụng dưới, háng, phần lưng dưới hoặc trên vai sẽ rất hiệu quả trong việc giảm các cơn đau đẻ.

10. Người chồng hãy tỏ ra là một người chu đáo

Người phụ nữ lúc nào cũng cần được yêu thương và nhất là trong thời kì mang thai, lúc ở phòng sinh cho đến sau khi sinh bé. Người chồng hãy luôn thể hiện sự quan tâm để khiến người vợ bớt lo lắng và thêm tự tin.

Nếu bạn và vợ sắp chào đón một thiên thần nhỏ, hãy tỏ ra là một người chồng chu đáo, đừng quên thường xuyên trò chuyện, nắm tay và vuốt ve mái tóc của cô ấy. Thỉnh thoảng cũng hãy mát xa toàn thân cho cô ấy với các loại tinh dầu an toàn cho bà bầu. Vợ bạn sẽ thấy thoải mái, an lòng và chắc chắn chẳng còn điều gì phía trước làm cô ấy lo lắng nữa.

Theo Phapluatxahoi.vn

Phương án giảm đau khi vượt cạn

Các thống kê cho thấy chỉ có khoảng 14% thai phụ không cảm thấy đau đớn khi vượt cạn.

Thế những người mẹ tương lai còn lại phải làm thế nào bây giờ? Các bác sĩ có một loạt các phương án giảm đau cho họ.

Tác dụng của hoóc-môn

Bạn bắt đầu chuyển dạ và cảm thấy sợ hãi? Nếu vậy, phải tìm mọi cách để bình tĩnh lại. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, mỗi khi sợ hãi, lượng hoóc-môn adreanalin sản sinh ra trong cơ thể tăng rõ rệt, mà hoóc-môn này lại ức chế sự sản sinh của một hoóc-môn khác là oxytocin có tác dụng giúp dạ con co bóp tốt hơn.

Nếu người mẹ tương lai bình tĩnh, cố gắng nghĩ tới đứa con sắp chào đời với những tình cảm âu yếm nhất thì cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hoóc-môn khác gọi là endorphyn “hoóc-môn hạnh phúc” có tác dụng giảm đau rất tốt.

Hãy tự giúp mình!

Để giảm nhẹ các cơn đau đẻ, các bác sĩ đưa ra vài biện pháp hữu hiệu sau đây cho các thai phụ:

- Nằm ngửa và dùng các đầu ngón tay vuốt nhẹ bụng, bắt đầu từ dưới, lên phần giữa rồi từ từ theo hai bên bụng và lên phía trên.

- Co các ngón tay lại thành hai nắm đấm rồi kê sau hông. Khi cơn đau để tới, hãy dùng hai nắm đấm này ép mạnh vào khu vực xương cùng.

- Nằm ngửa và dùng hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai gai chậu trước, từ phía bên trái và bên phải.

Sức mạnh của nước

Để cổ tử cung mở nhanh hơn, các bác sĩ có thể khuyên bà mẹ tương lai một phương pháp rất thú vị là.. nằm trong bể bơi. Các nghiên cứu cho thấy nước làm giảm các cơn đau, và điều này nghĩa là cơ thể thai phụ sẽ không còn tăng cường sản sinh ra quá nhiều hoóc-môn adreanalin nữa.

Kết quả là hoóc-môn oxytocin sẽ được sản sinh ra, khiến cho dạ con co bóp tốt hơn và cổ tử cung mở nhanh hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên các bà mẹ tương lai không nên nằm trong bể bơi quá 1-2 tiếng vì trong trường hợp này, các cơn đau đẻ sẽ có thể bị suy yếu đi.

phuong-an-giam-dau-khi-vuot-can

Để cổ tử cung mở nhanh hơn, các bác sĩ có thể khuyên bà mẹ tương lai một phương pháp rất thú vị là.. nằm trong bể bơi. (ảnh minh họa)

Thuốc giảm đau

Nếu các phương pháp kể trên không có tác dụng đối với thai phụ, các bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau chuyên dụng. Thông thường, thuốc giảm đau được sử dụng sau khi thai phụ đã bước vào giữa giai đoạn chuyển dạ, nghĩa là khi các cơn đau đẻ đã trở thành thường xuyên và cổ tử cung mở ít nhất 4cm. Vậy đó là những thuốc giảm đau dạng gì?

Một số bệnh viện sản hiện nay vẫn tiếp tục áp dụng phương pháo giảm đau cho các sản phụ bằng cách cho họ đeo mặt nạ rồi qua đó truyền một loại khí ga có tên là Nitrous oxide (N2O). Chất này có tác dụng trong thời gian ngắn và nhanh chóng được loại bỏ khỏi cơ thể. Mặt nạ sẽ được tháo ra khi thai phụ bắt đầu dặn đẻ.

Nếu thai phụ quá hoảng sợ khi chuyển dạ, các bác sĩ có thể chỉ định cho uống các loại thuốc an thần, chẳng hạn như Seduxen.

Trong một số trường hợp khác, thai phụ có thể được chỉ định dùng một lúc vài loại thuốc như promedol cùng với Seduxen và No Spa.

Đối với thai phụ dễ bị thôi miên, có thể áp dụng biện pháo châm cứu và thôi miên để giảm đau.

Trường hợp đặc biệt

Ngày nay, phương pháp gây tê ngoài mang cứng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện sản. Đây là cách áp dụng cho các thai phụ quá đau đớn khi chuyển dạ, cũng như các thai phụ có huyết áp cao, bị mắc các chứng bệnh về tim hoặc các biến chứng khi mang thai như tiền sản giật.

Gây tê được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ chích ra một lỗ ở vùng liên đốt sống L3-L4 rồi đặt một ống vào vùng ngoài màng cứng. Khi cổ tử cung đã mở được 3-4cm, bác sĩ sẽ đưa thuốc giảm đau vào cơ thể qua ống này. Tuy nhiên, khi thai phụ bắt đầu rặn đẻ thì thuốc giảm đau sẽ được ngừng truyền vào để thai phụ có thể tự rặn đẻ.

Lưu ý: Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có nhược điểm như sau: Trong khi tiến hành gây tê, các cơn đau để bị suy yếu dần và hậu quả là có thể thai phụ phải đẻ mổ.

Nếu trong khi tiến hành gây tê ngoài mang cứng, kim tiêm chọc vào sâu quá mức cần thiết một chút thì dịch tủy sống sẽ tràn vào vùng ngoài màng cứng. Hậu quả là sau khi sinh, người mẹ có thể bị đau đầu. Để tránh tình trạng này, các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc giảm đau thông thường.

Trong khi đau đẻ, thai phụ có thể nằm trong bể bơi, nhưng khi bắt đầu rặn đẻ thì thai phụ cần “lên cạn”. Nguyên nhân là vì do tác dụng của nước, các cơn đau đẻ có thể bị suy yếu đi và giai đoạn rặn đẻ kéo dài hơn bình thường, điều này có thể dẫn đến nguy cơ của các biến chứng trong khi sinh.

Theo Mevabe.vn

5 việc cần làm trong khi mang thai giúp vượt cạn dễ dàng

Nếu làm tốt 5 việc sau trong khi mang bầu, bạn sẽ dễ dàng vượt cạn mà không phải mất quá nhiều thời gian và đau đớn.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thai nhi ra đời bằng phương pháp sinh thường (tự nhiên) là tốt nhất. Bé sẽ thông minh và nhanh nhẹn hơn so với những bé sinh mổ.

Tuy nhiên xu hướng hiện nay đang gia tăng số sản phụ sinh mổ. Sinh mổ có thể khiến người mẹ không đau khi đẻ nhưng lại gây chậm sữa và xảy ra tai biến như tắc ruột, sẹo tử cung…

1. Tăng cân

mangthai1

Trước đây do quan niệm dân gian, nhiều bà mẹ nghĩ khi mang thai nên ăn càng nhiều càng tốt cho thai nhi. Điều này không hẳn đúng, nếu sức khỏe của thai phụ tốt, dinh dưỡng đầy đủ rồi thì khi mang thai thì chỉ cần ăn uống điều độ, chỉ nên tăng giá trị dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi chứ không phải là ăn gấp đôi bình thường.

Các bác sĩ chuyên khoa vẫn luôn khuyên phụ nữ khi mang thai chỉ nên tăng từ 12 đến 15 kg và trong 3 tháng đầu chỉ cần tăng từ 1,5-3kg sau đó tăng đều theo các tháng. Nếu thai phụ tăng cân quá nhiều, thai to sẽ không thể sinh thường được mà phải sinh mổ.

2. Chế độ dinh dưỡng

Những chất dinh dưỡng cần bổ sung khi mang thai như sắt, iốt, vitamin A, vitamin D, axit folic… Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và hạn chế các chất béo nếu bạn đang ở trạng thái sức khỏe bình thường. Đối với những người gầy thì nên bổ xung nhiều hơn nữa chất dinh dưỡng để đưa cơ thể về trạng thái bình thường, tạo sức đề kháng tốt để không gây biến chứng khi sinh.

3. Tập thể dục

mangthai

Thường xuyên tập luyện thể dục sẽ tạo sự dẻo dai cho cơ thể. Những môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga… sẽ giúp ích rất nhiều khi sinh. Vì trong lúc sinh, cơ thế sẽ rất mệt mỏi, lo lắng điều này dẫn đến sự hô hấp, co cơ trong quá trình đẩy thai ra không đều khiến thai phụ mệt mỏi hơn. Điều hòa nhịp thở như một buổi tập luyện sẽ giúp thai phụ bình tĩnh và tự tin hơn khi sinh.

4. Giấc ngủ và sự vận động

Ngủ đủ giấc cũng góp phần tăng sức đề kháng. Lưu ý những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần tránh vận động mạnh, không nên đi du lịch, đi xa vào những ngày này để tránh những biến động đáng tiếc. Khi di chuyển ở chỗ đông người cần nhẹ nhàng tránh va chạm.

5. Tâm lý

Yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng khi sinh. Thai phụ sẽ yên tâm hơn khi có chồng hay người thân bên cạnh lúc chuyển dạ. Cảm giác có người quan tâm, bên cạnh là một liều thuốc an thần tự nhiên giúp thai phụ bình tĩnh và tự tin hơn nhất là lần sinh đầu tiên.

Điều cuối cùng là bạn cần đi khám thai đều đặn theo lịch của bác sĩ để phát hiện những vấn đề nảy sinh khi mang thai để có hướng điều trị, giải quyết kịp thời.

Theo ttvn.vn

Những điều nên và không nên khi chuyển dạ

Một số chú ý nho nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác đau và vượt cạn thuận lợi hơn.

Giai đoạn 1: Cơn đau chuyển dạ xuất hiện, lúc này cổ tử cung mở khoảng 4cm

Nên:

- Thay đổi tư thế, cố gắng tìm ra tư thế giúp bạn cảm thấy thoải mái và đỡ đau nhất.

- Mở lớn miệng và thở trong lúc đau. Đây là phương pháp cơ bản nhất để “chịu đựng” các cơn đau chuyển dạ.

- Nhẹ nhàng massage, xoa tay để làm ấm cơ thể có thể làm dịu cảm giác đau và là cách thư giãn của bà bầu khi chuẩn bị vượt cạn. Lăn nhẹ một chai nước ấm lên vùng thắt lưng cũng có tác dụng giảm đau.

- Sau mỗi cơn đau, mẹ bầu nên cố gắng ngồi dậy và hơi nghiêng người về phía trước để thả lỏng cơ bắp, đồng thời cũng có tác dụng giảm đau. Hoặc sau mỗi cơn đau mẹ bầu có thể nằm nghiêng một bên để thấy dễ chịu hơn.

Không nên:

- La hét, kêu to vì ảnh hưởng đến nhịp thở, khiến mẹ bầu cảm thấy đau hơn. Hơn nữa, tiếng la hét của bạn có thể tạo áp lực tinh thần cho người thân và gây khó chịu cho người xung quanh.

- Nhắm mắt vì có thể gây chóng mặt, váng đầu.

nhung-dieu-nen-va-khong-nen-khi-chuyen-da

Giai đoạn 2: Khi cổ tử cung mở được 7cm

Nên:

- Giữ nhịp thở như bình thường, cố gắng thở chậm, thở sâu.

- Tập trung tinh thần vào việc thở để phối hợp nhịp thở với các cơn co thắt, giúp làm giảm áp lực cho vùng thắt lưng, vùng cơ xung quanh hậu môn.

- Lót vải mềm xuống dưới bụng, gập đầu gối lại và nằm úp trên giường cũng có thể làm giảm các cơn đau.

Không nên:

- Ngồi ghế hoặc đi vệ sinh trong tư thế ngồi xổm vì như vậy làm dồn trọng lực xuống vùng cơ xung quanh hậu môn, gây cảm giác đau đớn hơn cho mẹ bầu.

Giai đoạn 3: Cổ tử cung mở toàn bộ, mẹ bầu có cảm giác hơi giống như muốn đại tiện

Nên:

- Nằm ngửa, dạng chân, hơi rướn phần thân trên lên một chút.

- Khi cần dùng lực để rặn, nên mím miệng để không thoát hơi.

- Nhỏ tiếng hoặc im lặng để giữ hơi và sức lực. Khi thai đã lộ đỉnh đầu ra ngoài, mẹ bầu có thể mím miệng để giữ hơi hoặc vừa rên rỉ nhỏ tiếng vừa dùng lực “rặn” em bé ra ngoài.

- Giữ bình tĩnh và tưởng tượng em bé đang dần dần “chui” từ bụng xuống phía chân một cách thuận lợi.

- Tin tưởng và tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, y tá.

Không nên:

- Hoảng hốt, mất bình tĩnh.

- Kêu to, gào thét, xoay người, quẫy đạp lung tung khi có cơn co thắt.

- Dùng lực ở mắt, cơ mặt (vì cần dồn toàn bộ sức lực cho phần bụng).

- Nghiêng hoặc cong nửa thân người trên về phía sau (vì như vậy sẽ tạo góc gấp khúc cho ống sinh sản, khiến thai nhi khó khăn hơn khi “chui” ra ngoài).

Theo TTVN.vn

Những bài tập thở giúp bà bầu giảm đau khi vượt cạn

Lúc chuyển dạ, các bà mẹ cảm thấy khó chịu và đau đớn, dễ rơi vào tình trạng stress, vì thế các bà mẹ nên biết cách hít thở theo từng cơn co của tử cung.

Nữ hộ sinh Trần Thị Mỹ Linh, BV Hùng Vương (TP HCM) cho biết, việc hít thở đúng cách giúp tăng tối đa hiệu quả hô hấp, duy trì lượng oxygen cần thiết cho mẹ và con. Hít thở đúng cách còn làm tăng sự thư giãn, làm cho cổ tử cung mềm và xóa mở tốt, giúp cuộc chuyển dạ thuận lợi hơn. Khi chuyển dạ, việc chú ý đến hít thở sẽ giúp bà bầu giảm đau đáng kể. Ngoài ra, việc kết hợp thở với rặn đúng cách giúp bà mẹ sinh dễ dàng, nhanh chóng hơn.

nhung-bai-tap-tho-giup-ba-bau-giam-dau-khi-vuot-can

Nữ hộ sinh Mỹ Linh hướng dẫn sản phụ cách thở khi chuyển dạ. Ảnh: Lê Phương

Theo nữ hộ sinh Mỹ Linh, tư thế thoải mái rất quan trọng lúc thở. Nằm ngửa sẽ không tốt vì nó làm chậm chuyển dạ và hạn chế tuần hoàn nhau thai. Bà mẹ nên nằm nghiêng hay ngồi sẽ tốt hơn. Việc thở ngực sẽ làm giảm bớt sự trở ngại do đáy tử cung cao đè lên cơ hoành và cách thở này được sử dụng trong suốt thời gian chuyển dạ.

“Bà mẹ nên tập trung vào một điểm trọng tâm nào đó mà quên lãng đi cơn đau của cơn co tử cung. Điểm trọng tâm này có thể là một vật hay một tranh ảnh vui, đẹp, dễ nhìn thấy”, nữ hộ sinh đưa ra lời khuyên.

Hơi thở sâu là hít vào thật sâu, thoải mái. Có thể hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng hoặc hít thở đều bằng miệng. Lấy một hơi thở sâu khi cơn co chấm dứt là một tín hiệu để nhắc sản phụ rằng cơn co đã qua và sản phụ có thể nghỉ ngơi và thở bình thường. Hơi thở sâu còn làm tăng oxy, giảm CO2. Các nữ hộ sinh sẽ dùng tín hiệu lời nói như “cơn co bắt đầu, cơn co chấm dứt” để nhắc nhở bà mẹ thở.

Nữ hộ sinh Mỹ Linh đưa ra các kiểu thở, tương ứng với từng giai đoạn chuyển dạ và rặn sinh. Các bà mẹ cần ghi nhớ những bài tập này để đến lúc “vượt cạn” sẽ áp dụng.

1. Thở chậm – sâu

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn tiềm thời của chuyển dạ, cổ tử cung mở dưới 3cm.

Khi có cơn co tử cung, bắt đầu bằng hơi thở sâu rồi thở chậm sâu (hít bằng mũi, thở ra bằng miệng), thở chậm rãi, đều đặn và chấm dứt với một hơi thở sâu khi hết cơn co. Khi hít vào sao cho bụng phình lên, thở ra bụng xẹp xuống.

Thở 4-6 nhịp cho một cơn co tử cung khoảng 25-30 giây.

2. Thở ngực nhanh – nông

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn hoạt động, cổ tử cung mở 4-7cm, cơn co thường mạnh hơn, dài hơn và dầy hơn.

Khi có cơn co tử cung, bắt đầu với một hơi thở sâu, tiếp theo đó là thở ngực nông. Khi cường độ cơn co càng lên cao thì càng thở nhanh hơn. Thở chậm lại khi cơn co giảm dần rồi lấy một hơi thở sâu khi cơn co chấm dứt.

Thở 20-25 nhịp/ 1 phút. Thở chậm hơn vào đầu và cuối cơn co, thở nhanh hơn vào giữa cơn co.

nhung-bai-tap-tho-giup-ba-bau-giam-dau-khi-vuot-can

3. Thở thổi nến

Được dùng trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9cm, cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn, sản phụ thường mắc rặn vì ngôi thai xuống và đè vào trực tràng. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung, tránh rặn sớm.

Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sâu, kế đó thở nhanh, nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt một hơi thở sâu.

4. Rặn

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn 2 của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn và người mẹ muốn rặn.Tư thế để rặn là tư thế “cong chữ C”.

Khi có cơn co, lấy 2 hơi thở sâu kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn xuống. Khi rặn tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn, hết hơi bà mẹ nên rặn tiếp tục và hít một hơi thở sâu khác, giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.

Khi hít thở chậm sâu các bà mẹ có thể thực hiện bất cứ tư thế nào cũng được như đang nằm, đứng hoặc ngồi, các bà mẹ càng thư giãn thì việc hít thở càng hiệu quả.

(Theo VnExpress)

Bệnh viện phụ sản An Thịnh – Sự lựa chọn hoàn hảo cho chị em phụ nữ

Với mục tiêu xây dựng một địa chỉ khám chữa bệnh có chuyên môn cao, chất lượng dịch vụ tốt nhất, và đáp ứng tất cả các nhu cầu khám chữa các bệnh về sản phụ khoa, bệnh viện phụ sản An Thịnh đã chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ 496 phố Bạch Mai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đến thăm bệnh viện phụ sản An Thịnh, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cơ sở hạ tầng bên ngoài rất khang trang, sạch sẽ, thuận tiện: bệnh viện cao 10 tầng có 1 tầng hầm để xe, 9 tầng nổi với diện tích hơn 4.000m2 sử dụng phục vụ khám và điều trị, tầng trên cùng là căng-tin phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, lắp đặt 2 thang máy có thể vận chuyển cả xe cáng cấp cứu. Với khoảng hơn 100 giường bệnh điều trị nội trú.

(Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Sự ra đời và hoạt động của bệnh viện phụ sản An Thịnh đã góp phần giảm bớt sự quá tải trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện thuộc tuyến Trung Ương, đồng thời người bệnh có cơ hội được tiếp cận và hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa tốt nhất hiện nay. Theo lãnh đạo bệnh viện phụ sản An Thịnh cho biết, để đáp ứng công tác khám, chữa bệnh, bệnh viện đã đầu tư trên 3 triệu USD cho trang thiết bị kỹ thuật. Không chỉ có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao… các thủ tục tại bệnh viện cũng được đơn giản hóa, đội ngũ y tá, nữ hộ sinh và hướng dẫn viên tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp. 

Vợ chồng cùng vượt cạn tại phòng sinh gia đình Bệnh viện phụ sản An Thịnh (Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Ưu thế lớn của bệnh viện phụ sản An Thịnh là ở sự hợp tác chặt chẽ về mặt chuyên môn với bệnh viện phụ sản Trung Ương và bệnh viện phụ sản Hà Nội. Ngoài ra, bệnh viện trang bị đồng bộ về mặt thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại giúp cho công tác điều trị, phục hồi bệnh nhân nhanh chóng hơn nhằm hướng đến mục tiêu là bệnh viện chuyên khoa hiện đại với chất lượng dịch vụ cao nhất hiện nay.

Chị N.T.H và bé N.B.A tại Bệnh viện phụ sản An Thịnh. Sản phụ bơm IUI thành công và mổ đẻ tại An Thịnh (Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Các dịch vụ chính của bệnh viện bao gồm:

• Khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về sản phụ khoa;

• Khám và điều trị vô sinh, sinh con hiếm muộn, thực hiện kỹ thuật lọc, rửa và bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI);

• Khám và tư vấn sức khỏe sinh sản;

• Chăm sóc thai sản và dịch vụ sinh trọn gói, dịch vụ sinh không đau. Mổ đẻ theo yêu cầu;

• Phẫu thuật nội soi thông tắc vòi trứng. Tách dính buồng tử cung. Soi bóc u xơ tử cung, u nang buồng trứng. K tử cung, K buồng trứng;

• Dịch vụ cấp cứu 24/24.

Bệnh viện phụ sản An Thịnh – Niềm hạnh phúc của mọi bà mẹ !

www.Benhvienphusananthinh.vn

Tel: 04.62504455 Fax: 04.62781734

 
 
 
 

Vượt cạn an toàn

Mang thai là một chuỗi các biến đổi diễn ra trong cơ thể phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, thai kỳ cũng thường khiến bạn lo lắng hoặc khó chịu. Dưới đây là những lời khuyên từ bác sỹ Phạm Thị Ngọc Diệp, thuộc sản phụ khoa, bệnh viện Quốc tế (BVQT) Hạnh Phúc để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Giữ cân nặng hợp lý

Người thừa cân hoặc béo phì khi mang thai sẽ có nhiều biến chứng và rủi ro cao hơn. Đối với phụ nữ thừa cân, mức tăng cân cần được duy trì khoảng 7 – 11kg. Đối với người béo phì, mức tăng cân cần được giới hạn trong khoảng 5 – 7kg. Một phụ nữ có cân nặng bình thường thì khi mang thai, số cân nặng tăng thêm khoảng 11 – 13kg.

Giữ gìn sức khỏe răng miệng

Bạn nên khám răng định kỳ từ trước và trong suốt thời gian mang thai. Phụ nữ có các bệnh về răng lợi dễ có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Thời gian hợp lý nhất để chữa răng là trong giai đoạn từ 14 đến 20 tuần. Tuy nhiên vào các giai đoạn khác, bạn cũng không nên chần chừ chữa trị khi có chỉ định của nha sỹ.

Những triệu chứng nguy hiểm:

Hãy đến gặp bác sỹ ngay nếu bạn gặp phải những triệu chứng bất thường như:

• Chảy máu âm đạo

• Nhức đầu liên tục hoặc dữ dội

• Suy giảm thị lực, nổ đom đóm mắt

• Phù tăng nhanh ở cánh tay, bàn tay hoặc mặt

• Đi tiểu gắt buốt, nước tiểu hay huyết trắng có mùi hôi, ngứa nóng âm đạo

• Đau lưng âm ỉ, đau vùng bụng dưới

• Căng tức ở khung chậu, bẹn, đùi

• Ra huyết trắng nhiều hay nước rỉ ra hay sà ra từ âm đạo

• Sốt trên 38o.

Thăm khám thai định kỳ

Mỗi sản phụ cần khám thai ít nhất 3 lần tại những cơ sở y tế có uy tín trong suốt thai kỳ. Theo quy định của ngành y tế, khám thai phải trải qua 9 bước. Với những công đoạn đó, bác sỹ sản khoa có thể tiên lượng được những yếu tố nguy cơ trong quá trình mang thai và sinh nở.

Hội thảo đặc biệt cho ông bố, bà mẹ có con trong năm Quý Tỵ

Sinh con khỏe mạnh là mong ước của tất cả các bà mẹ. Thấu hiểu điều đó, BVQT HẠNH PHÚC kết hợp cùng Công ty OTB tổ chức Hội thảo: “Vượt cạn an toàn” nhằm cung cấp những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc thai kỳ cũng như các phương pháp giúp mẹ và bé “vượt cạn’’ an toàn.

Đến với buổi hội thảo bạn sẽ được tư vấn, trao đổi trực tiếp với bác sỹ Sản phụ khoa Phạm Thị Ngọc Diệp, BVQT HẠNH PHÚC và tận hưởng cơ hội mua sắm các sản phẩm cao cấp với mức giá ưu đãi cùng những phần quà đặc biệt từ các nhãn hàng: Anmum, Goo.N, Green Cross, Anna Nina…

Thời gian: 8g30 – 11g00, Chủ Nhật 10/3/2013.

Địa điểm: Conference Hall, Khách sạn Continental Sài Gòn, 132-134 Đồng Khởi, Q.1.

Liên lạc: 0906 768 970 (Cô Hiên) hoặc 0909 970 102 (Cô Dung) để được đặt chỗ và nhận quà tặng

Đơn vị tổ chức:

Đơn vị tài trợ:

3 Lo lắng của mẹ bầu khi vượt cạn

Xấu hổ vì phải "trần trụi" trước mặt bao nhiêu người hay lo lắng vì nghe đồn sẽ bị cạo sạch lông mu là một trong những lo lắng khiến mẹ bầu mất ăn mất ngủ.

Chỉ còn một tuần nữa thôi là tới ngày dự sinh, bạn sẽ được gặp thiên thần bé nhỏ sau hơn 9 tháng mong chờ. Nhưng đi cùng với niềm vui đó là những lo lắng thầm kín đến mất ăn mất ngủ của những bà bầu lần đầu đi đẻ. Đôi khi, chúng đúng là thật khó để nói ra...

sinh-de

1. Bị cạo sạch lông mu trước khi lên bàn đẻ

Có một tin mừng cho bạn rằng đây là điều không cần thiết. Trước đây việc cạo lông mu đúng là một thủ thuật thông dụng trước khi bước lên bàn đẻ bởi vì các bác sĩ cho rằng nó sẽ giúp cho việc sinh nở được sạch sẽ hơn.

Một nhà khoa học, bác sĩ  Emily Gibson ở Đại học Washington (Mỹ) đã quyết định chấm dứt cuộc chiến “cạo lông vùng kín”  vì nó có hại nhiều hơn lợi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.

Bà Gibson cho biết: “Từ lâu các nhà phẫu thuật ghi nhận rằng, khi tiến hành ca mổ, việc cạo lông vùng kín thay vì làm giảm lại gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ".

Lông mu được cho là không gây ảnh hưởng xấu và cũng không phải là nguyên nhân gây nhiễm trùng sau sinh đáng kể, nên nếu bạn không thoải mái với việc này thì tin vui là nó cũng không cần thiết cho lắm.

2. Sợ bị rạch và khâu tầng sinh môn

Về chuyện đi đẻ, có đến hơn 50% chị em ám ảnh nhất với nỗi đau rạch tầng sinh môn. Còn những bà bầu đẻ lần đầu thì gần như 100% sợ nỗi đau này.

Nhiều mẹ đã trải qua việc này còn ví những cơn đau đó nặng nề gấp bội phần đau đẻ. Vì thế những mẹ sắp đẻ lần đầu càng nghe càng thấy sợ.

a
Mẹ bầu nào lần đầu đi đẻ cũng ám ảnh chuyện bị rạch và khâu tầng sinh môn.
(Ảnh minh họa)

Vẫn biết rằng thủ thuật này nhằm giúp chị em có một ca sinh nở nhanh chóng và em bé chào đời dễ dàng hơn nhưng sau đó là cả chuỗi ngày dài chị em phải đau khổ chịu đựng sự đau đớn và đó là nỗi ám ảnh mà họ không dễ quên trong một sớm một chiều.

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật đơn giản, phổ biến hỗ trợ sản phụ trong quá trình sinh nở. Theo thống kê, có tới 80% sản phụ sinh thường được can thiệp bằng thủ thuật này. Về cơ bản, rạch tầng sinh môn khá an toàn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều sản phụ vẫn gặp phải những biến cố không mong muốn.

Theo ý kiến chuyên môn của các bác sỹ sản thì các mẹ tốt nhất là đẻ thường. Nhưng thật khó để không đụng dao kéo, không rạch chỗ nọ, khâu chỗ kia vì chị em tẩm bổ nhiều, lười vận động. Một số chị em cũng … lười rặn đẻ. Vì vậy, lời khuyên để giảm thiểu những nguy cơ các mẹ có thể gặp phải khi sinh nở là nên chăm chỉ vận động, có chế độ ăn uống cân bằng và tuần thủ những nguyên tắc của bác sĩ trong thai kỳ.

3. Muốn độn thổ vì ai cũng nhìn chằm chằm vào mình khi trần trụi

Trong một ca sinh nở sẽ có ít nhất 3 người bao gồm bác sĩ và y tá đỡ đẻ cho bạn. Nằm trên bàn đẻ, bạn sẽ trần trụi cả nửa người dưới để chuẩn bị cho việc sinh nở được dễ dàng. Trong quá trình chuyển dạ, các y tá sẽ liên tục thăm khám cửa mình của bạn để xem tử cung mở được bao nhiêu phân, đã sẵn sàng cho việc sinh nở hay chưa.

Sẽ thật "may mắn" cho bạn nếu chỉ có bác sĩ và y tá. Nếu đúng hôm bạn sinh nở lại có đoàn sinh viên thực tập hoặc sinh viên chuyên tu thì ca sinh của bạn sẽ rất đông người. Họ không chỉ nhìn tận mắt tất cả những gì bạn muốn che kín mà họ còn thảo luận khá nhiều vấn đề trong lúc bạn đang sinh con.

Nghĩ đến điều này bạn sẽ không dám đẻ nữa ư? Đừng lo ngại. Bởi tất cả những người có mặt trong phòng sinh lúc bạn đang "trần trụi" đều là những người đã sẽ là những chuyên gia trong lĩnh vực này. Hàng ngày họ phải tiếp xúc với rất nhiều trường hợp như của bạn nên họ đã "quen mắt" rồi. Và điều quan trọng là họ ở đây để giúp cho bạn sinh con suôn sẻ và an toàn.

Vì vậy, hãy cất sự xấu hổ đi và nghe lời họ để công cuộc vượt cạn được suôn sẻ nhé!

(Theo Afamily)

14 cách giúp bạn “vượt cạn” dễ dàng hơn – Phần cuối

(Webtretho) Hầu hết phụ nữ khi nhắc đến việc sinh nở đều lo sợ vì sự đau đớn khủng khiếp mà họ phải chịu đựng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những mẹo cần thiết để vượt qua điều đó dễ dàng và nhẹ nhõm hơn.

>> Phần 1

8. Làm bạn với nước

Làn nước ấm giúp bạn thư giãn và giảm đau hiệu quả trong quá trình mang thai và sinh nở. Ảnh: Inmagine.

Nước ấm có tác dụng xoa dịu cơ thể và giúp bạn lấy lại bình tĩnh. Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ thường xuyên ngâm mình trong nước sẽ không cần hỗ trợ thuốc gây tê lúc sinh con. Bạn hãy cố gắng tắm thật nhiều trong nước ấm vào những ngày gần sinh (khi dạ con đã giãn ra khoảng 5cm), lắp đặt bồn ngâm tại nhà nếu có điều kiện.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Ngâm mình trong nước ấm kích thích việc sản sinh oxytocin, một loại hormone hỗ trợ sự co thắt và đẩy nhanh nhịp độ khi sinh nở. Nước ấm còn có công dụng giúp giải phóng endorphin, một loại chất giảm đau tự nhiên có trong cơ thể chúng ta.

9. Lựa chọn một bà đỡ đáng tin cậy

Biết trước và hiểu rõ về người sẽ theo sát cơn “vượt cạn” sẽ giúp làm giảm những trở ngại và gia tăng mức độ yên lòng ở sản phụ. Một vài bệnh viện còn huấn luyện cả một đội ngũ những nhân viên đỡ đẻ, cho nên cứ yên tâm đi, bạn sẽ được chăm sóc thật chu đáo!

Cách này có hiệu quả như thế nào: Tất cả các nghiên cứu đều nhận định rằng việc thấy một gương mặt quen thuộc dõi theo mình trong lúc sinh sẽ giúp thai phụ cảm thấy tự tin hơn và vượt qua được những cơn đau về thể xác.

10. Sử dụng TENS

TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation), tạm dịch là dụng cụ kích thích thần kinh bằng xung điện qua da, là một thiết bị sản sinh ra xung điện nhằm ngăn cản những thông tin “đau” được truyền về thần kinh. Bạn sẽ đeo một sợi đai vào lưng được kết nối với hộp điều khiển, sau đó có thể chủ động điều chỉnh mức độ và tần suất rung của máy.

Thiết bị sẽ đặc biệt có hiệu quả khi bạn sử dụng nó ngay từ những ngày đầu tiên mang thai, càng về sau càng tăng mức độ mạnh dần lên.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Những xung điện này giúp ngăn cản tín hiệu “đau” về não và kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin.

11. Dùng nhiều bữa ăn nhẹ

Hãy ăn nhẹ trước khi quá trình sinh nở diễn ra để bạn có đủ năng lượng "vượt can". Ảnh: Corbis.

Việc ăn uống trong quá trình sinh nở trước đây thường bị coi là điều nên kiêng cữ. Nhưng giờ đây chúng ta được khuyên nên chọn lọc và dùng nhiều thức ăn có chứa chất carbohydrate, tránh ăn những món quá béo, nên dùng nhiều chuối, bánh mì khô hoặc mì ống.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Việc sinh nở rất căng thẳng và đòi hỏi rất nhiều năng lượng, do đó những món chứa cacbonhydrate là một nguồn thực phẩm tốt giúp bổ sung glucose cho cơ thể.

12. Làm lơ đi những cơn đau

Hãy sử dụng mọi thứ có thể nhằm giúp bạn quên đi những cơn đau đó, có thể là máy TENS, một đĩa CD nhạc, bộ DVD phim cuốn hút hay vài việc lặt vặt gì đó quanh nhà.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Giúp bạn có việc gì đó để làm và quên đi cơn đau mà mình đang phải đối diện.

13. Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau sẽ được chỉ định trong trường hợp mẹ không thể chịu nổi đau đớn trong quá trình sinh con. Ảnh: Inmagine.

Còn được biết đến dưới cái tên là entonox, hỗn hợp khí oxy và ô-xít ni-tơ có tác dụng làm giảm đau. Thuốc này rất phổ biến vì có tác dụng làm mất đi cơn đau mà không ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ, nhưng hiệu quả chỉ là nhất thời mà thôi.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Entonox là một loại chất gây tê (có tác dụng giảm đau), đi vào máu và sau khoảng 60 giây sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, nên hãy thử hít nó vào lần tiếp theo, khi cơn đau lại kéo đến hành hạ bạn!

14. Hãy suy nghĩ thật thoáng

Làm thế nào bạn biết được rằng việc sinh nở thật kinh khủng khi mà bạn chưa bao giờ trải qua điều đó cả? Đừng tự làm mình căng thẳng nếu như những phương pháp giảm đau thông thường chưa giúp ích gì nhiều, bạn nghĩ mình sẽ cần đến cả thuốc gây tê ư? Thư giãn đi, tất cả những phương án đó đều được tạo ra nhằm đem đến cho bạn điều tốt nhất mà thôi.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Nếu bạn tự xây dựng nên cho mình một “kế hoạch sinh nở” thật cứng nhắc, rồi sau đó mọi việc lại không theo ý thì sẽ nhanh chóng bị rơi vào trạng thái căng thẳng, thậm chí còn làm trì trệ việc sinh nở của bạn lại và khiến bạn cảm thấy thật tồi tệ. Hãy linh hoạt hơn và cứ để mọi thứ diễn ra thật tự nhiên, rồi bạn sẽ thấy rằng, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn biết bao nhiêu!

14 cách giúp bạn “vượt cạn” dễ dàng – Phần 1

(Webtretho) Hầu hết phụ nữ khi nhắc đến việc sinh nở đều lo sợ vì sự đau đớn khủng khiếp mà họ phải chịu đựng. Tuy nhiên bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những mẹo cần thiết để vượt qua điều đó thật dễ dàng và nhẹ nhõm.

1. Đừng nằm ỳ mãi trên giường

Bạn rất dễ bị cám dỗ bởi việc cứ ngồi lì hoặc nằm dài ra ghế sofa trong những ngày sắp sinh. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu bạn cứ giữ những tư thế thụ động như thế, em bé trong bụng sẽ không được chuẩn bị tốt về vị trí để có thể ra đời dễ dàng.

Bạn cần điều chỉnh tư thế phù hợp vì như thế sẽ giúp bé định hình được vị trí đúng cho đến lúc ra đời. Nếu bé nằm sai vị trí sẽ dễ dẫn đến những cơn đau lưng trong suốt thời gian thai nghén, hay sau đó bạn buộc phải sinh mổ để giúp bé chào đời.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Chỉ số OFP (chỉ số đạt chuẩn khi bé nằm trong tư thế đầu chúc xuống dưới và mặt hướng vào lưng mẹ, cằm gập lại để giúp cho phần hẹp nhất của đầu bé có thể ở vị trí đối diện với cổ tử cung của người mẹ (thông thường đường kính đầu trẻ chỗ hẹp nhất là 9.5cm và chỗ rộng nhất khoảng 11.5cm).

2. Dành thời gian tham khảo nhiều hơn

Đọc sách và tham khảo thông tin trên mạng giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh nở. Ảnh: Corbis.

Tiếp thu càng nhiều càng tốt những hiểu biết của bạn về chuyện sinh nở bằng cách thường xuyên đọc trang tin Webtretho hoặc các website hướng dẫn sinh nở, những quyển sách chuyên đề hay các lớp học dành cho thai phụ trước khi sinh.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Nghiên cứu cho thấy rằng việc hiểu rõ những gì sắp phải đối diện giúp loại bỏ nỗi sợ hãi. Biết trước những việc sẽ diễn ra có thể giúp cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng, bớt căng thẳng để “vào cuộc” hiệu quả hơn.

3. Tập làm quen với cảm giác ở bệnh viện

Không gian lạnh toát ở bệnh viện có thể làm việc sinh nở của bạn bị kéo chậm lại. Theo một báo cáo năm 2005 từ tổ chức National Childbirth Trust của Anh cho biết 9/10 bà mẹ cho rằng không khí trong phòng sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh con, làm nó trở nên dễ dàng hoặc khó khăn hơn.

Nếu được bạn có thể đi một vòng tham quan trước bệnh viện nơi bạn sẽ đến sinh bé nhằm làm quen trước với không khí ở đó sẽ rất có ích đấy! Nếu bạn cho rằng ở đó mọi thứ đều thiếu thốn thì hãy mang theo một vài món từ nhà mình, như chiếc gối êm ái, quả banh tập thể dục đáng yêu hay tấm khăn bông mềm mượt, thậm chí còn có thể chuẩn bị vài món đồ uống và thức ăn nhẹ nữa, xem như là nhà mình vậy! 

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Nếu bạn sợ hãi, cơ thể sẽ tiết ra một loại hooc-môn có tên là adrenaline. Chất này có thể gây cản trở nhịp độ bình thường của quá trình thai nghén, làm cơ bắp căng ra và khiến việc sinh nở trở nên đau đớn hơn. Việc làm quen với không gian bệnh viện và thư giãn khi bước vào cuộc sinh sẽ giúp cơ thể không quá căng thẳng và việc sinh nở trở nên dễ chịu hơn.

Dành thời gian đi dạo và tham quan bệnh viện trước khi sinh giúp bạn vượt qua kỳ sinh nở dễ dàng hơn. Ảnh: Corbis.

4. Điều hòa hơi thở

Hít thở đều và sâu giúp bạn giữ được bình tĩnh và cung cấp đủ khí oxy cho tử cung co thắt tốt nhằm đẩy bé ra ngoài dễ dàng hơn.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Bạn càng hít thở sâu bao nhiêu, lượng oxy lưu thông trong cơ thể càng nhiều bấy nhiêu, từ đó giúp các cơ bắp được thư giãn, thả lỏng. Khi giữ được bình tĩnh bạn sẽ “vượt cạn” thành công và ít đau đớn hơn nhiều.

5. Đi dạo chậm rãi

Đồng ý rằng vào thời điểm này việc đi lại rất khó khăn đối với bạn, nhưng tư thế đứng thẳng thật sự giúp ích cho thai phụ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ năng động thường sẽ trải qua thời kỳ thai nghén nhẹ nhàng và ít phức tạp hơn số còn lại nhiều. Cố gắng ngồi ghế, đi bộ chầm chậm bám theo bờ tường, nhờ chồng dìu bạn hoặc tập thể dục thường xuyên với loại banh dành riêng cho thai phụ.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Việc này căn cứ vào định luật Vạn vật hấp dẫn hay đơn giản là về trọng lượng. Ta có thể hiểu rằng khi bạn đứng thẳng, đầu bé sẽ được chúc xuống dưới với một lực lớn hơn, từ đó dạ con người mẹ sẽ giãn ra dần để làm quen với lúc sinh.

6. Công dụng của mát-xa

Được chồng xoa bóp, mát-xa lưng và tay chân nhẹ nhàng sẽ giúp bạn đương đầu tốt hơn với việc sinh nở. Một khảo sát gần đây cho thấy 80% phụ nữ mang thai được mát-xa thường xuyên sẽ không cần dụng cụ hỗ trợ hay phương án giảm đau nào trong lúc sinh cả.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Hành động vuốt ve, đụng chạm sẽ truyền xung thần kinh nhanh hơn cơn đau và giúp đóng cổng tiếp nhận thông tin vào não rằng bạn đang bị đau. Điều đó giúp vợ chồng chia sẻ với nhau để cùng nhau vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
 
7. Hít hương hoa oải hương

Ngửi hương thơm hoa oải hương giúp bạn giảm đau và thư giãn đầu óc trước giờ "vượt cạn". Ảnh: Corbis.

Dùng tinh dầu hoa sẽ giúp bạn giảm đau vả cảm thấy tinh thần thư thái hơn. Hoa oải hương là một trong những lựa chọn tốt giúp cơ thể thư giãn, xoa dịu cơn đau và hạ huyết áp. Cây xô thơm cũng là một gợi ý để điều hòa hơi thở cho cơ thể, nhưng đừng sử dụng trong những ngày sắp sinh, tác dụng của cây đặc biệt có hiệu quả trong những ngày sau sinh.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Tinh dầu hoa chứa một nhóm các hoạt chất hóa học được gọi là terpenes, có công dụng vừa làm giảm đau vừa giúp tinh thần thư giãn. Cây xô thơm có tác dụng lên tử cung phụ nữ mặc dù ảnh hưởng cụ thể như thế nào vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng.