Lưu trữ cho từ khóa: vùng kín

Đi bơi thường xuyên “đe doạ” vùng kín chị em

Đi bơi quá nhiều cũng không tốt đâu nhé!

Nước hồ bơi có chứa rất nhiều hóa chất, đặc biệt là những hóa chất tẩy rửa, khử trùng… Đây là những “kẻ thù” vô cùng nguy hiểm đối với vùng kín khi chúng ta đi bơi. Nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với nước hồ bơi, các hóa chất này có thể xâm nhập và gây hại cho sức khỏe cũng như các chức năng của vùng kín, không những thế còn dẫn đến các căn bệnh vùng kín, bệnh phụ khoa… Về lâu dài, nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản.

Young Girl Swimming Underwater

Lây nhiễm bệnh do vi khuẩn

Như chúng ta đã biết, trong nước hồ bơi, đặc biệt là những hồ bơi công cộng có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng và nấm gây bệnh do các chất thải từ môi trường và từ cơ thể người tiết ra. Ngâm mình trong nước lâu và liên tục không chỉ tạo điều kiện cho các yếu tố gây bệnh như vi trùng, vi khuẩn, nấm… xâm nhập vào vùng kín, mà nó còn ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan này do sự thay đổi nhiệt độ, thay đổi độ pH bên trong âm đạo (đối với XX)… Về lâu dài, điều này có thể làm suy giảm chức năng của “cô bé” và “cậu bé”, gây nên các căn bệnh nghiêm trọng như nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục, các bệnh phụ khoa…

Gặp “vấn đề” do mặc đồ bơi liên tục

Đi bơi thường xuyên đe doạ vùng kín chị em2

Quần áo bơi chủ yếu là những bộ đồ bó sát cơ thể. Đặc biệt, khi đi bơi, không chỉ lúc ở dưới nước mà khi đã lên bờ nghỉ ngơi, chúng ta vẫn phải mang trên mình bộ đồ ướt. Những điều này không tốt cho vùng kín chút nào. Theo các chuyên gia, mặc đồ bó sát hay mặc đồ ướt quá lâu có thể gây nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng vùng chữ V, dễ gây nhiễm nấm, nhiễm khuẩn vùng kín…

Chính vì thế, sau khi đi bơi về, chúng mình hãy chú ý vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín một cách cẩn thận nhé!

Theo TTVN.vn

Xông hơi vùng kín dễ nhiễm bệnh

Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ sau thường rỉ tai nhau về những phương pháp xông hơi “vùng kín” bằng các loại thảo dược vừa sạch lại vừa làm đẹp…

Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm.

Phương pháp tốt cho mọi phụ nữ

Chị Thu Hà 28 tuổi làm nghề kinh doanh tự do (phường Minh  Khai- Hai Bà Trưng) mới sinh con được 4 tháng. Chị được bạn bề rủ xông hơi “vùng kín” và mát xa da bụng vừa là để nhanh chóng lấy lại vóc dáng, vừa để làm sạch “vùng kín” sau khi sinh con và làm cho vùng này… tươi tắn hơn?!

Qua lời kể của cô bạn, dịch vụ xông hơi “vùng kín” này rất tốt cho chị em mới sinh xong. Để đạt hiệu quả tối đa, mỗi người phải thực hiện một liệu trình từ 5 buổi trở lên, mỗi buổi chừng 1 tiếng một gói dịch vụ từ 3-5 triệu. Sau khi đẻ xong xông hơi luôn càng tốt. Mới lần đầu khi đi xông hơi chị không thể ngồi hết cả tiếng vì độ nóng và khó chịu. Nhưng vì trót mua trọn gói dịch vụ này nên chị quyết tâm theo. Nhưng đến hôm thứ 3 chị bỏ cuộc vì chị không thể chịu nổi độ nóng và cảm thất đau rát và vùng âm đạo, kèm theo ngứa ngáy.

Mặc dù chưa sinh con nhưng chị Nguyễn Thu Lê kế toán (Quang Trung- Hà Đông) cũng theo chân các chị cùng công ty đi xông hơi “vùng kín” với mục đích “làm cho vùng này sạch, đẹp hơn trước khi lấy chồng”. Theo các chị cũng công ty chị Lê thì dịch vụ này rất tốt cho phụ nữ trước khi lấy chồng vì nó giúp làm sạch âm đạo, cải thiện sự đàn hồi của âm đạo và còn làm cho chỗ đó đẹp hơn… Đặc biệt, nó không hề  gây nên hậu quả gì nặng nề. Tuy nhiên, chỉ sau vài hôm xông hơi, chị Lê đã phải bỏ cuộc vì cảm giác nóng như lửa đốt ở “vùng kín”. Sau khi về chị thấy ngứa và khó chịu ở âm đạo đi khám bác sĩ cho biết chị bị nấm âm đạo.

Xông hơi vùng kín dễ nhiễm bệnh

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi xông hơi “vùng kín”

Theo bác sĩ Thu Ngân, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, về mặt tinh thần thì xông hơi nói chung sẽ có tác dụng tốt giúp chị em cảm thấy thoải mái, giảm stress. Nhưng việc xông hơi “vùng kín” của chị em  cần nên thao khảo các bác sĩ chuyên khoa  để tránh những nguy hại cho sức khỏe.

Vì nhiệt độ xông hơi là rất nóng có tác dụng sưởi ấm cơ thể. Nếu xông hơi ở nhiệt độ cao có thể dẫn đến tình trạng mất nước ở “vùng kín” và làm thay đổi môi trường và sự cân bằng vi khuẩn bên trong âm đạo, làm cho các vi khuẩn “xấu” có thể sinh sôi nhanh hơn, dễ gây ra viêm nhiễm âm đạo, nấm âm đạo và gây ngứa nguy hiểm có ngại sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp dùng các loại thuốc Nam để xông “vùng kín”, chữa bệnh phụ khoa phụ nữ thì chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh.

Còn theo bác sĩ Phương Ngọc, Bệnh viện y học cổ truyền, trong Đông y chị em nên cảnh giác và cân nhắc khi sử dụng dịch vụ xông hơi “vùng kín”. Vì xông hơi thường được sử dụng để trị một số trường hợp như: cảm không ra mồ hôi, cảm nhiễm thấp…

Với phụ nữ sau sinh, không thể phủ nhận xông hơi có những điểm tốt như là thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, làm cho các cơ và hệ thống mạch máu vùng âm đạo, âm hộ săn chắc, co hồi nhanh hơn. Giúp máu lưu thông tốt giúp vết may tầng sinh môn nhanh lành và tử cung co hồi tốt hơn giúp đẩy sản dịch ra ngoài, sạch âm đạo tuy nhiên, chị em cũng không nên làm quá thường xuyên.

Bên cạnh đó các chị em cần lưu ý những gói thuốc dùng để xông hơi ở các sapa thường không có nhãn mác, không có tên thành phần thuốc thì không có cơ sở về độ tin cậy, cũng như chất lượng sản phẩm. Nên nếu chúng ta không tự tiện xông hơi cho “vùng kín” khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn.

Những trường hợp không nên xông hơi “vùng kín”

Theo BS Ngân đối với những phụ nữ cơ thể đang ở trạng thái bình thường không nên sử dụng dịch vụ xông hơi âm đạo vì nó có thể khiến âm đạo bị khô rát, mất nước, mất cân bằng môi trường âm đạo dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm “vùng kín” do vi khuẩn, nấm… Ngoài ra, những phụ nữ đang hành kinh tuyệt đối không nên xông hơi nói chung và xông hơi “vùng kín” nói riêng vì nó có thể gây ra tình trạng xung huyết hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Hay những người đang ở tình trạng tiền ung thư ở vùng âm đạo, việc xông hơi có thể làm trầm trọng thêm bệnh và khiến nó phát triển nhanh hơn.

Chính vì thế để phòng chống viên nhiễm thì chúng ta nên giữ vùng kín luôn sạch sẽ cần tắm rửa thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt). Với phụ nữ sau sinh vệ sinh âm hộ hằng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện. Chỉ nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh.

Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.

Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa. Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Lựa chọn sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp, an toàn khi dùng hằng ngày, đảm bảo ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; dưỡng da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho bản thân.

Theo TTVN.vn

Khoai tây mọc rễ trong “vùng kín”

Một cô gái 22 tuổi người Columbia nhập viện với triệu chứng đau bụng đã khiến các bác sĩ phát hoảng khi tìm ra nguyên nhân: cô đã nhét khoai tây vào âm đạo vì tin rằng đây là một biện pháp tránh thai hiệu quả.

Vấn đề nảy sinh khi củ khoai tây đã bắt đầu mọc trễ bên trong bộ phận sinh dục của cô gái giấu tên này.

Cô gái trẻ nói với các nhân viên y tế: “Mẹ tôi đã nói với tôi rằng nếu không muốn thụ thai, tôi nên cho một củ khoai tây vào đó và tôi đã tin mẹ”.

Củ khoai tây đã ở trong âm đạo của cô gái suốt 2 tuần cho đến khi cô bắt đầu cảm thấy đau đớn.

khoai-tay-moc-re-trong-vung-kin

Cô gái trẻ phải chịu một phen đau đớn vì ngây thơ tin rằng khoai tây có thể giúp cô tránh thai. Ảnh minh họa: Toronto Sun

Carolina Rojas – y tá kiểm tra cho cô gái cho biết đã phát hiện những đoạn rễ đi ra từ cơ thể bệnh nhận do củ khoai tây đã bắt đầu nảy mầm. Rất may cho cô gái, củ khoai tây và mầm rễ của nó đã được các bác sĩ lấy ra khỏi âm đạo của cô mà không để lại thêm triệu chứng nào, cũng không phải phẫu thuật và cô sẽ nhanh chóng hồi phục.

Sự việc này đã làm vấn đề an toàn tình dục của giới trẻ Columbia càng trở nên đáng lưu tâm, vì họ đang né tránh các biện pháp tránh thai truyền thống như dùng bao cao su, dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên và tình dục không an toàn ngày càng xảy ra phổ biến hơn.

Tại Columbia, vấn đề giáo dục giới tính đã được giảng dạy tại trường học từ những năm 1990, nhưng rất nhiều bậc phụ huynh lại từ chối cho con em tham gia những tiết học như vậy, do trong văn hóa của họ, việc bàn về tình dục đã là cấm kỵ, chứ chưa nói đến việc làm thế nào để quan hệ tình dục an toàn.

Theo nld.com.vn

3 bộ phận cần quan tâm chăm sóc sau khi sinh

Bầu ngực, vùng kín và mái tóc là những bộ phận cần được quan tâm đặc biệt sau sinh nở.

Sau sinh nở, các mẹ thường có tâm lý dành nhiều thời gian cho con mà quên mất một việc quan trọng là chăm sóc chính bản thân mình. Có những bộ phận cần nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mẹ và cả của em bé như vùng kín hay bầu ngực.

Như đối với vùng kín, sau ca sinh nở, đây là bộ phận bị tổn thương nhiều nhất. Vì vậy nếu không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ rất dễ có nguy cơ nhiễm trùng. Hay đối với bầu ngực, là bộ phận trực tiếp tiết ra sữa mẹ để cho con tu ti, vì vậy bộ phận này đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Dưới đây là những hướng dẫn về cách chăm sóc sức khỏe sau sinh, mẹ nên tham khảo:

Bầu ngực

Để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ phải chú ý giữ vệ sinh và chăm sóc bầu ngực. Trước và sau khi cho con bú phải làm vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ. Do sữa và mồ hôi tiết ra, có lúc trên đầu ti sẽ có cáu bẩn tích lại, nên dùng nước ấm rửa nhẹ nhàng cho đến khi sạch. Mẹ cho con bú phải mặc áo lót phù hợp để tránh không bị xệ ngực, bảo đảm lưu thông tuần hoàn máu.

3-bo-phan-can-quan-tam-cham-soc-sau-khi-sinh

Việc chăm sóc ngực rất quan trọng cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. (ảnh minh họa)

Chị em cũng cần phải đề phòng đầu ti bị nứt hay nhiễm khuẩn. Da trên đầu ti, quầng ti của người mới sinh con rất mềm và mỏng, dễ bị nứt. Khi cho con bú phải cho cả đầu ti và quầng ti vào miệng con, không nên cho con ngậm đầu ngực trong miệng quá lâu. Nếu đầu ti bị nứt cần phải điều trị kịp thời để tránh bị nhiễm khuẩn, đồng thời tạm dừng cho trẻ bú cho đến khi vết nứt lành hẳn.

Mẹ có thể mát-xa bầu ngực trong thời kỳ sau sinh để thúc đẩy tuần hoàn máu và cung cấp dinh dưỡng cho bầu ngực, giảm bớt hoặc loại trừ nguy cơ bị tắc tia sữa. Phương pháp mát-xa cụ thể như sau: rửa sạch hai tay, dùng khăn mặt đã được khử khuẩn (bằng cách hấp) và vẫn còn hơi nóng đắp lên toàn bộ bầu ngực, xoa bóp và ấn nhẹ nhàng vào bầu ngực theo hướng từ ngoài vào trong để cho sữa tiết ra, cũng có thể phối hợp dùng dụng cụ hút sữa. Có thể tự mình làm hoặc nhờ người thân làm giúp, tuy nhiên mẹ phải chú ý không được dùng lực quá mạnh.

Vùng kín

Sau khi sinh con, tầng sinh môn của phần lớn các bà mẹ bị rách và phải khâu. Do tầng sinh môn ở khá gần niệu đạo và hậu môn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy, chăm sóc giữ gìn tầng sinh môn sạch sẽ là một việc làm rất quan trọng.

Cách giữ vệ sinh như sau: mỗi ngày phải dùng dung dịch phụ nữ hoặc nếu không có thì dùng nước ấm pha chút muối loãng rửa tầng sinh môn hai lần, chăm chỉ thay băng vệ sinh, sau khi đại tiện phải rửa sạch bên ngoài bằng xà phòng và nước ấm. Cách rửa cũng rất quan trọng để tránh bị nhiễm trùng, trước tiên là rửa âm hộ và hai âm môi, sau đó mới đến hậu môn. Không nên rửa từ hậu môn rồi mới đến âm hộ để tránh đưa những chất bẩn từ hậu môn sang âm hộ. Trong vòng 6-8 tuần sau khi sinh cần tránh không sinh hoạt vợ chồng.

3-bo-phan-can-quan-tam-cham-soc-sau-khi-sinh

Tóc rụng sau sinh là hiện tượng bình thường. (ảnh minh họa)

Tóc

Sau sinh, lượng hóc-môn trong cơ thể người phụ nữ dần dần trở lại trạng thái bình thường, nên trong thời gian 2 – 7 tháng sau sinh, tóc rụng hàng loạt trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến tâm lý sản phụ. Áp lực tinh thần tác dụng lên chức năng sinh lý làm cho rụng tóc càng nghiêm trọng.

Không cần phải điều trị khi có hiện tượng rụng tóc sau sinh. Tóc sẽ ngừng rụng trong một thời gian ngắn, tóc mới sẽ mọc lên. Tuy nhiên cần áp dụng một số trị liệu đối với những tổn thương về mặt tinh thần do rụng tóc gây ra:

– Cần tâm lý thoải mái

– Chăm sóc tốt cho tóc.

– Chú ý gội đầu cần lựa chọn dầu gội trung tính, dùng ngón tay massage da đầu, giúp tuần hoàn máu tốt hơn để nhanh mọc tóc.

– Không dùng lược cứng để chải đầu, không nên làm kiểu đầu quá phức tạp hoặc sử dụng hóa chất.

– Giữ gìn trong sinh hoạt.

– Cần nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm nhiều mỡ, uống nhiều nước, vitamin liều lượng thích hợp.

Theo Chi Chi/Eva.vn

The post 3 bộ phận cần quan tâm chăm sóc sau khi sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.

Vệ sinh vùng kín đúng cách khi trời trở lạnh

Nhiều phụ nữ thường nghĩ mùa hè nóng bức, mồ hôi nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại ở “vùng kín” phát triển, làm tăng các bệnh phụ khoa. Nhưng trên thực tế bệnh phụ khoa lại gia tăng hơn trong mùa đông. Dưới đây là những cách giúp vùng kín luôn “khỏe mạnh” trong mùa đông:

Rửa bằng nước ấm

Vào mùa đông, nhiều chị em thường có thói quen rửa vùng kín bằng nước nóng. Cách làm này tuy có thể đem lại sự dễ chịu, ấm áp nhất định nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho “cô bé”! Lí do là vì đây là bộ phận rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Nhiệt độ nước quá nóng có thể gây ra kích ứng, làm cho da khô và lâu dần sẽ gây ra hiện tượng vùng kín bị “vô cảm”. Vì vậy, vào mùa đông, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm dưới 30 độ để rửa. Điều này không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu nhất định, làm sạch mà còn đảm bảo an toàn cho “cô bé”.

Rửa bằng dung dịch vệ sinh phù hợp

Nhiều chị em tiện thể khi tắm thì dùng luôn xà bông hay sữa tắm để vệ sinh vùng kín mà không biết rằng đây là việc làm rất tai hại. Bởi sữa tắm và nhất là xà bông có chứa nhiều chất tẩy rửa như kiềm và cồn nên rất dễ gây kích ứng những vùng da nhạy cảm trên cơ thể, đặc biệt là “vùng kín”. Việc dùng xà bông hay sữa tắm để rửa có thể làm khô da, mất cân bằng độ pH tự nhiên và tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra các căn bệnh viêm nhiễm ở “vùng kín”.

vesinh 

Không nên dùng xà bông để làm sạch vùng kín. (Ảnh minh họa)

Do đó, theo các chuyên gia, chúng ta chỉ nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa một lần trong ngày, những lần khác chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm. Các bạn cũng cần lưu ý chọn loại dung dịch vệ sinh của các nhà sản xuất có uy tín để đảm bảo an toàn cho “cô bé”.

Lau chùi không đúng cách

Nhiều bạn nữ có thói quen lau vùng kín theo chiều từ sau ra trước. Đây là một động tác rất nguy hiểm vì sẽ mang vi khuẩn từ vùng hậu môn vào vùng kín. Thậm chí, nếu lau quá mạnh tay còn có thể khiến vùng kín bị tổn thương.

Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng khăn giấy hay khăn ướt có mùi thơm để lau. Điều này ẩn chứa khá nhiều mối nguy hại bởi trong các loại khăn giấy như thế đều có chứa nhiều hương liệu tạo mùi thơm và chất khử trùng mạnh, có thể gây tổn hại đến vùng kín của bạn gái.

Giữ ấm vùng kín

Thời tiết lạnh cũng là lúc tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta cần phải giữ ấm để thích nghi. “Vùng kín” cũng không ngoại lệ. Nếu để không khí lạnh xâm nhập vào ‘cô bé” thì có thể khiến “cô bé” suy yếu, giảm khả năng phòng bệnh, kết quả là dễ bị vi khuẩn tấn công, gây ra bệnh phụ khoa. Điều này thường xảy ra ở những chị em có sở thích mặc váy trong mùa đông.

Thay quần lót thường xuyên

Vào mùa đông, thời tiết lạnh khiến nhiều phụ nữ ngại vệ sinh vùng kín, thay đồ lót không thường xuyên. Trong khi vào mùa này lượng quần áo luôn luôn mặc nhiều hơn mùa hè, nhất là các loại quần dày, bó sát như quần jean, quần tất. Việc này khiến cho lượng dịch tiết ra nhiều nhưng không thoát được, tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Nếu bạn không thay quần lót đều đặn sẽ khiến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có xu hướng tăng lên.

quan

Thói quen mặc quần bó sát cũng khiến chị em dễ bị viêm nhiễm phụ khoa

Một điều lưu ý nữa là, khi về nhà, chị em nên hạn chế mắc các loại quần áo bó sát chỉ nên mặc những bộ đồ đơn giản, thoải mái để vùng kín được thông thoáng.

Theo Megafun.vn

Băng vệ sinh càng siêu thấm, càng gây hại “vùng kín”

Rất nhiều phụ nữ ưa chuộng băng vệ sinh siêu thấm, tampon siêu thấm vào mỗi kỳ “đèn đỏ”. Tuy nhiên, băng vệ sinh càng siêu thấm, càng gây hại “vùng kín”

Sốc, nhiễm độc vì siêu thấm

Với tính năng mỏng, nhỏ gọn, thấm hút tốt, không bị trào ra ngoài nên băng vệ sinh (BVS) siêu thấm, tampon siêu thấm (BVS dùng trong âm đạo) rất được phụ nữ ưa chuộng. Nhưng trên thế giới đã ghi nhận trường hợp cô gái 14 tuổi ở Anh lần đầu tiên dùng tampon siêu thấm đã gặp hội chứng sốc và tử vong. Ở Việt Nam cũng đã có một số ca nhập viện trong tình trạng nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, đau cơ, đau họng, sốt cao, “vùng kín” sưng, có mùi hôi… vì hội chứng sốc độc tố.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA Hoa Kỳ), các sản phẩm siêu thấm thấm hút rất tốt, loại tampon càng được ưa chuộng vì được cuộn nén nhỏ để đặt sâu vào âm đạo để thấm hút, rất tiện khi chơi thể thao, bơi lội. Nhưng tampon đã ít nhiều gây nên hội chứng sốc nhiễm độc TSS (chứng nhiễm độc toàn thân) do vi khuẩn gây ra. Phụ nữ trong kỳ kinh rất nhạy cảm, nhiều khi bận rộn là để quên, khiến tampon thấm hút quá tải trong môi trường ẩm ướt, kéo theo hàng loạt bệnh nhiễm trùng, gây ra hội chứng sốc nhiễm độc tố (bỗng dưng sốt cao, da nổi ban, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, trụy tim, choáng váng, nôn mửa, tụt huyết áp, kiệt sức…), nếu chậm tới bệnh viện là có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các chuyên gia y tế, các sản phẩm siêu thấm tác dụng chính là hút hết dịch kinh nguyệt, nhưng “tác dụng phụ” là hút luôn những chất dịch giữ ẩm tạo môi trường kháng khuẩn cho âm đạo – nơi rất nhiều vi khuẩn lành tính sống nhờ môi trường thông khí, khi đường thông khí bị bít, các vi khuẩn yếm khí sẽ phát triển mạnh và gây bệnh.
bang-ve-sinh-cang-sieu-tham-cang-gay-hai-vung-kin
Bạn chỉ nên dùng 3 – 4 giờ là phải thay BVS để tránh nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa

Né thơm, tránh khử mùi, hạn chế dùng tampon

Một số loại BVS có chất khử mùi khiến phụ nữ bị ngứa, khó chịu và luôn cảm giác bị ẩm ướt. Đó là BVS có chứa hóa chất hoặc thảo mộc để tạo mùi thơm dễ chịu. Nhiều nghiên cứu cho thấy BVS có mùi thơm độc hại hơn nhiều so với các loại BVS không có mùi, bởi hóa chất độc hại như benzen, este… làm tăng khả năng sinh sôi vi khuẩn gây hăm da, đỏ da, dị ứng, kích ứng… ở những người nhạy cảm, ảnh hưởng tới sức khỏe “cô bé”, thậm chí gây vô sinh.
Theo TS. BS Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh), các loại BVS vẫn có thể gặp nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm nếu dùng không đúng cách. Không nên dùng một BVS quá lâu, vì môi trường âm đạo rất tốt cho vi khuẩn, vi nấm phát sinh. Để BVS lâu bao nhiêu, lượng vi khuẩn, vi nấm dễ gây nhiễm trùng, nhiễm độc sinh sôi càng nhiều.
BVS siêu thấm chỉ nên dùng 3 – 4 giờ là phải thay để tránh nhiễm khuẩn. Hạn chế dùng BVS có mùi thơm vì “cô bé” rất nhạy cảm, tiếp xúc mùi thơm hóa chất dễ bị ngứa, viêm âm đạo… Hoặc buộc phải dùng thì lưu ý quan sát phản ứng của cơ thể xem có thích nghi không, khi có dấu hiệu phản ứng (ngứa, rát, mẩn đỏ…) thì nên thôi dùng và vệ sinh sạch sẽ ngay.
Theo BS Thanh Bình (BV Phụ sản Hà Nội), thị trường BVS hiện nay có rất nhiều loại BVS (siêu thấm, siêu mỏng, lưới hút thấm nhanh, tampon…), mua BVS nội hay ngoại cũng cần lưu ý chọn sản phẩm có chứng nhận y tế. Chất lượng BVS phụ thuộc vào quy trình sản xuất đúng quy cách theo tiêu chuẩn y tế, chứ không phải do độ dày, mỏng. Không nên dùng BVS kém chất lượng vì không đảm bảo vệ sinh, khử trùng, có khi còn bị nhiễm bẩn thêm, gây nhiễm trùng ngoài da, nhiễm trùng ngược. Chưa kể nếu dùng hóa chất tẩy trắng càng dễ bị viêm nhiễm, nấm ngứa, tiểu gắt, ra nhiều khí hư hôi màu xanh hoặc vàng, nặng bụng dưới, đau khi giao hợp…
Các bác sĩ khuyến cáo, với tampon siêu thấm người bình thường nên hạn chế dùng. Người có tiền sử sốc độc tố không nên dùng tampon để tránh hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, các thiếu nữ còn màng trinh thì không nên dùng tampon vì có thể làm rách màng trinh, tổn thương niêm mạc âm đạo.
Dùng BVS nếu thấy dấu hiệu lạ như bông vón cục, băng quăn nhiều nếp sau khi dùng, sau 1-2 giờ dùng có mùi hôi khó chịu… cần bỏ ngay và kiểm tra lại nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Gói BVS đã bóc ra dễ bị vi khuẩn xâm nhập, cần cất nơi khô thoáng, sạch. Không để BVS trong nhà tắm vì dễ nhiễm vi khuẩn, ẩm, ô nhiễm nấm mốc. BVS nhiễm ẩm không nên dùng.
Theo Giadinh.net.vn
The post Băng vệ sinh càng siêu thấm, càng gây hại “vùng kín” appeared first on Tin Sức Khỏe.

Tại sao thường xuyên có mụn ở vùng kín?

Mụn “vùng kín” là những mụn có đầu trắng. Những mụn này chỉ ảnh hưởng ở vùng da xung quanh “vùng kín” và sẽ tự hết sau một thời gian.
Tôi 31 tuổi, đã có gia đình và 2 con và là nhân viên văn phòng. Khoảng 3 tháng nay, tôi thấy “vùng kín” có hiện tượng lạ là thường xuyên bị mụn. Tôi thường để tự nhiên cho mụn tự khỏi nhưng sau đó vài hôm mụn lại xuất hiện. Tình trạng này liên tục tái diễn khiến tôi rất khó chịu và lo lắng. Ngoài bị nổi mụn, tôi không có biểu hiện gì đặc biệt (không ra nhiều dịch, không có mùi hôi, không rát).
Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy là tôi bị làm sao? Có cách nào để trị dứt tình trạng này không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Thanh Hoa)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Thanh Hoa thân mến,
Qua những mô tả của bạn, có nhiều khả năng bạn bị mụn sinh dục (mụn rộp “vùng kín”) hoặc viêm nang lông.
Mụn sinh dục là bệnh phụ khoa khá phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh thường do quan hệ tình dục không an toàn, hoặc do ma sát, lông vùng kín mọc ngược hoặc tuyến mồ hôi bị tắc… Khi mắc bệnh, quanh bộ phận sinh dục thường xuất hiện triệu chứng rát, nóng, nổi mụn nước nhỏ thành chùm và vỡ ra, đóng vảy.
mun
Ảnh minh họa
Thông thường, mụn xuất hiện ở “vùng kín” là những nốt mụn có đầu trắng. Những mụn này thường chỉ ảnh hưởng ở vùng da xung quanh “vùng kín”, sẽ tự hết sau một thời gian nhưng cũng rất dễ tái phát.
Cũng giống như mụn xuất hiện ở các bộ phận khác trên cơ thể, mụn ở “vùng kín” có thể do vi khuẩn lây nhiễm ở các lỗ chân lông xung quanh “vùng kín” gây ra. Nó cũng có thể là kết quả của sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể, chẳng hạn như khoảng thời gian kinh nguyệt của bạn gái hoặc do sự kém vệ sinh, dị ứng với bột giặt hay chất làm mềm vải, mặc quần áo quá chật…
Viêm nang lông là tình trạng có mụn mủ xuất hiện ở vùng lông ở “vùng kín”. Tình trạng nhiễm trùng này do yếu tố vệ sinh kém, sức đề kháng cơ thể giảm hoặc bị bệnh tiểu đường. Bệnh này có thể điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm, chống ngứa… kết hợp vệ sinh sạch sẽ.
Nếu bạn thường xuyên giữ “vùng kín” khô thoáng, vệ sinh sạch sẽ và tránh các chất dị ứng… thì tình trạng mụn ở “vùng kín” sẽ ít khi xuất hiện hoặc tái phát. Còn nếu trong trường hợp mụn giộp này là do viêm nhiễm thì bạn cần đi khám để được kê các loại thuốc chữa trị triệt để (ví dụ như thuốc kháng sinh).
Để biết chính xác tình trạng mụn “vùng kín” của bạn là do nguyên nhân gì thì bạn nên khám phụ khoa và khám tổng quát để được bác sĩ kê đơn thuốc hoặc tư vấn hướng điều trị thích hợp, hiệu quả và triệt để nhất. Đối với mỗi loại mụn do nguyên nhân khác nhau, cách thức điều trị cũng có thể không giống nhau.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo ttvn.vn
The post Tại sao thường xuyên có mụn ở vùng kín? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Vết rạch sau khi sinh có ảnh hưởng đến chuyện vợ chồng?

(Webtretho) "Các chị em cho hỏi, trong lúc sinh con, bác sĩ có rạch một nhát, nghe nói bây giờ ai cũng bị thế cả. Nhưng từ đó trở đi, vì cái vết rạch đó nên 'chỗ ấy' trông mất thẩm mỹ và to hơn trước. Em và mấy cô bạn em đang rất băn khoăn về chuyện này, không biết nó có làm mất hứng đấng phu quân không ạ?" - câu hỏi của thành viên Lê Sương Sương.

Vết rạch sau khi sinh này liệu có thật sự ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng hay không? Mời các bạn cùng giải đáp thắc mắc tại đây.

chuyện ấy

Ảnh: Inmagine

Khám phá bất ngờ về “vùng kín” của phụ nữ

Khảo sát của tạp chí Cosmospolitan hé lộ một thực tế đáng lo ngại: có tới 60% phụ nữ được hỏi thừa nhận chẳng biết nhiều về vùng kín của mình.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, những phụ nữ hiểu biết và tự tin về vùng kín của mình có thể “lên đỉnh” dễ dàng và nhiều lần hơn so với các cô bạn thiếu kiến thức.

Dưới đây là một số khám phá bất ngờ về cơ quan sinh dục nữ hay còn gọi là “vùng kín” “chỗ ấy”, “tam giác mật”, “cô bé” của phái yếu:

Nơi quy tụ tới 8.000 đầu mút thần kinh

Những gì chúng ta thường gọi là âm đạo thực chất chỉ là một phần nhỏ trong “vùng kín” của phụ nữ. Khu vực bên ngoài được gọi là âm hộ – phần nhìn thấy được với môi lớn, môi bé, âm vật, mũ trùm âm vật và niệu đạo. Âm đạo thực sự là một khoang rỗng chạy bên trong cơ thể, bao gồm cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và các ống dẫn trứng. Âm vật là bộ phận dành riêng cho khoái cảm tình dục của người phụ nữ do dung chứa tới 8.000 đầu mút dây thần kinh.

kham-pha-bat-ngo-ve-vung-kin-cua-phu-nu

Âm đạo có điểm chung với cá mập

Điểm chung giữa âm đạo và cá mập, may mắn thay không phải là … răng. Thực tế, đó là một hợp chất có tên gọi squalane được tìm thấy trong gan của cá mập và cũng là một chất bôi trơn âm đạo của người phụ nữ. Khi người phụ nữ hứng tình, cô tiết ra chất squalane trong lúc âm vật và các môi (cả lớn và bé) nở to, đồng thời vùng âm đạo bên trong kéo dài ra để chuẩn bị chào đón “cậu nhỏ” ghé thăm.

Âm đạo có thể giãn nở gấp 200 lần

Mặc dù không có “kích cỡ tiêu chuẩn” cho âm đạo của một phụ nữ nhưng trung bình chiều sâu của khu vực này vào khoảng 7,6 – 9cm. Tuy nhiên, âm đạo không phải là vùng bị bó buộc trong phạm vi hẹp. Trong thực tế, âm đạo có thể giãn nở tới 200% kích thước, đủ chỗ cho một tinh trùng tí hon phát triển thành một thai nhi hoàn thiện chui qua để ra khỏi bụng mẹ, và sau đó lại trở về gần như kích thước ban đầu.

Dẫu vậy, các yếu tố như: tuổi tác, cân nặng và việc hút thuốc có thể khiến âm đạo của người phụ nữ bị “lún chùng” và thậm chí “rơi ra ngoài” (may mắn là tình trạng này có thể khắc phục được).

Có nên cạo sạch lông mu?

Cho tới nay giới khoa học vẫn chưa biết tác dụng thực sự của lông mu bao phủ ở vùng kín của phụ nữ, dù con người là loài duy nhất trên Trái đất sở hữu đặc điểm này. Một số người tin rằng. “rừng rậm” này có tác dụng nhốt giữ pheromone – mùi mà cơ thể người tiết ra lúc hứng tình. Những người khác lại đặt ra giả thuyết rằng, lông mu hỗ trợ quá trình bôi trơn cho hai đối tác lúc “yêu” hoặc giúp giữ ấm cho cơ quan sinh dục nữ từ thời tiền sử.

Thực tế, vào thời kỳ đồ đá khi con người chưa có khái niệm về quần áo, lông mu rất cần thiết cho sự sinh tồn và phát triển, ngăn chặn vi khuẩn và duy trì “hơi hướng” trong quá trình hấp dẫn phái mạnh và sinh sản.

Tuy nhiên, ngày nay con người đã có quần áo bảo vệ cho vùng kín khỏi những tác nhân bên ngoài. Đồng thời, sự bí bách và ẩm ướt trong khu vực “rậm rạp” này có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và thậm chí cả chấy rận phát triển. Song như vậy không có nghĩa là bạn nhất thiết phải để “cô bé”… ở trần. Nhiều chị em vẫn thích gìn giữ vẻ đẹp truyền thống của vùng kín, và các chàng không phải ai cũng ham hố vẻ đẹp trụi lủi của “tam giác mât”. Vì vậy, việc có nên cạo sạch lông mu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của bạn.

kham-pha-bat-ngo-ve-vung-kin-cua-phu-nu

Bạn có thể “luyện tập” cho âm đạo

Năm 1948, một người đàn ông có tên Arnold Kegel đã vĩnh viễn làm thay đổi cuộc sống của phái yếu khi cho công bố một bài tập dành cho vùng xương chậu (bài tập Kegel). Bài tập về sau cũng được đặt theo tên tác giả là một cách làm mạnh “các cơ đáy chậu” (cách gọi chuyên môn dành cho các cơ âm đạo), có thể giúp ích cho người phụ nữ trong lúc lâm bồn, chống lại việc nhiễm trùng tiết niệu và thậm chí tăng hưng phấn cực khoái cho nàng. Để thực hiện bài tập, trước tiên bạn phải nhận diện các cơ đáy chậu bằng cách nhịn tiểu giữa chừng. Tiếp theo, xả rỗng bàng quang và nằm ngửa, úp lưng xuống sàn. Kéo căng và thả lỏng các cơ này, bắt đầu với nhịp 5 giây/lần rồi và từ từ tăng thời lượng đến 10 giây/lần. Lặp lại bài tập 3 lần/ngày.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, bài tập Kegel cũng hữu ích đối với cả đàn ông vì nó có thể giúp cánh mày râu ngăn ngừa xuất tinh sớm cũng như kéo dài và tăng cường khả năng cương cứng của “cậu nhỏ”.

(Theo Kienthuc)