Lưu trữ cho từ khóa: vừng đen

Bánh hoa hòe vừng đen có chữa được bệnh tiểu đường?

Bài bánh hoa hòe, đậu phụ, vừng đen là một trong các phương thức dùng hoa trị liệu tiểu đường của Đông y.
Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường, có người mách làm bánh hoa hòe vừng đen sẽ giúp cải thiện bệnh nhưng tôi không biết cách chế và tác dụng thực sự của nó? - Lê Hồng Minh (Phú Xuyên).
banh-hoa-hoe-vung-den-co-chua-duoc-benh-tieu-duong
Ảnh minh họa.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn

, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108:
Trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của y học cổ truyền có những phương pháp, những vị thuốc và bài thuốc có tác dụng làm hạ đường huyết. Bài bánh hoa hòe, đậu phụ, vừng đen là một trong các phương thức dùng hoa trị liệu tiểu đường của Đông y.

Cách làm:

Hòe hoa non tươi 500g, đậu phụ 250g, trứng gà 2 quả, vừng đen, bột mỳ, hành hoa, gừng tươi, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hoè hoa rửa sạch, để ráo nước, cho vào bát cùng với đậu phụ, trứng gà, bột mỳ, hành hoa, gừng tươi thái vụn và gia vị vừa đủ, quấy đều, vê thành viên để làm nhân bánh. Vừng đen rửa sạch, để khô rồi đem rang thơm, đựng vào bát. Đổ dầu vào chảo đun nóng, lấy các viên nhân bánh lăn trên vừng rang rồi cho vào chảo rán chín là được, ăn nóng.

Công dụng:

Tư âm nhuận táo, ích khí dưỡng huyết, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường, đại tiện ra máu, khái huyết…
Theo Kienthuc.net.vn
The post Bánh hoa hòe vừng đen có chữa được bệnh tiểu đường? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Mong lắm giá trị truyền thống trong bánh Trung thu

Không ngừng sáng tạo và đem tới những sản phẩm “mới từ trong ra ngoài”, các hãng sản xuất bánh Trung thu đã phần nào làm thỏa lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Tuy nhiên, chính sự đổi mới thiếu chọn lọc đã khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi xót xa trước sự vắng mặt ngày một nhiều của những chiếc bánh Trung thu đúng nghĩa.

“Sơn hào hải vị” trong bánh Trung thu

Mỗi dịp Trung thu cận kề, người tiêu dùng không khỏi háo hức “Bánh nướng, bánh dẻo năm nay có gì mới?” Thấu hiểu tâm lý đó, các hãng sản xuất đã không ngừng đổi mới, sáng tạo nhằm đem tới những sản phẩm chất lượng hơn cả về hương vị lẫn hình thức. Tuy nhiên, sự cách tân có phần “quá tay” của một số thương hiệu đã khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến bánh Trung thu truyền thống đang dần “biến mất” trên thị trường.

“Nhiều dòng bánh Trung thu bây giờ hay sử dụng cua càng Hawaii, rượu Rhum, nấm Đông cô, bào ngư, hải sâm… để làm nhân. Vì thế, bánh không chỉ đắt tiền mà còn mất tính cổ truyền nữa. Đôi khi cầm hộp bánh trên tay mà thấy… xa lạ, như thể không phải Tết của dân tộc vậy,” chị Thu Trang (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ.

Giống chị Trang, anh Quốc Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ mong muốn bánh Trung thu dù đổi mới đến đâu cũng không mất đi sự dân dã của mình: “Một chút đậu xanh với trứng muối, thêm vị bùi bùi của nhân thập cẩm thôi đôi khi cũng đủ để Tết Trung thu trọn vẹn ý nghĩa rồi. Đâu cần ‘cao lương mĩ vị’ gì đâu. Dù thị trường rất nhiều dòng bánh mới cao cấp và có tên gọi ‘kêu tai’ nhưng tôi chưa từng mua chúng để ăn hay đem biếu, tặng,” anh Trung bày tỏ quan điểm của mình.

Hiện nay, không ít các hãng sản xuất bánh Trung thu đã đưa “sơn hài hải vị” vào nhân bánh của mình để phục vụ nhu cầu của một bộ phận khách hàng, đồng thời “chạy đua” với các hãng khác. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn mong lắm những chiếc bánh được sử dụng công nghệ nước ngoài nhưng vẫn không mất đi “chất” cổ truyền của Việt Nam

Bánh Trung thu Hữu Nghị 2012: Hiện đại mà vẫn cổ truyền

Không ngừng thay đổi nhằm đem tới những sự lựa chọn tốt hơn cho người tiêu dùng trong mùa Trung thu 2012, Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị tung ra bốn loại nhân mới gồm: Nhân sâm, kỷ tử, vừng đen và bí đỏ. Các nguyên liệu này không chỉ tốt cho sức khỏe người dùng mà còn góp phần giữ vững tiêu chí của doanh nghiệp này trong nhiều năm qua: đổi mới nhưng không làm mất các giá trị truyền thống.

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

Trước “cơn bão” hiện đại hóa của thị trường bánh Trung thu, Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị luôn tiếp thu và sáng tạo một cách chọn lọc nhất để các sản phẩm của mình không khiến người tiêu dùng “xót xa” vì tiếc nuối những hương vị truyền thống. Chị Lan Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Tuy một số nhà sản xuất đang khiến bánh Trung thu mất đi những giá trị vốn có nhưng tôi vẫn rất vui vì nhiều loại bánh khác tuy hiện đại mà vẫn giữ được nét cổ truyền. Bánh Trung thu Hữu Nghị là một trong số đó.”

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

Vị ngọt mềm của bí đỏ, vị thơm bùi của vừng đen, hương thơm đặc trưng của hoa bưởi, lá chanh… những hương vị rất “Việt Nam” đó chính là món quà đặc biệt mà Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị muốn đem tới người tiêu dùng trong dịp Tết Trung thu 2012. Doanh nghiệp này cho biết, yếu tố hiện đại đã được khéo léo đan xen trong nhiều khâu khác như thiết kế mẫu mã hay sản xuất bánh bằng dây chuyền hiện đại.

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

Với bốn nhà máy lớn tại Hà Nội, Hà Nam, Bình Định và Bình Dương cùng hàng chục dây chuyền nhập khẩu từ Đức, Nhật, Đài Loan, Italia, các sản phẩm của Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị được sản xuất trên nền công nghệ hiện đại, hạn chế tối đa các khâu thủ công nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa, mẫu mã bánh được thiết kế tinh tế, sang trọng hơn với các họa tiết truyền thống như vầng trăng, hoa sen, đèn lồng quen thuộc. Nhờ đó, mỗi sản phẩm của Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị luôn là sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố ngon miệng, đẹp mắt, truyền thống và hiện đại.

Liên hệ đặt hàng:

Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị

Phòng bán hàng miền Bắc:

Tel: 04.36642431/2/3
Fax: 04.36642426

Phòng bán hàng miền Trung:

Tel: 056.3546915
Fax: 056.3546915

Phòng bán hàng miền Nam:

Tel: 08.37407658
Fax: 08.37407659

Cách đơn giản phòng, chữa bệnh táo bón

Nguyên nhân gây ra chứng táo bón rất đa dạng nên người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ, xác định đúng căn nguyên để điều trị, nhằm đề phòng mắc các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư trực tràng, đại tràng, hậu môn …

Người dễ bị táo bón cần chú ý giữ gìn trong ăn, uống. Cần kiêng các chất cay, nóng các loại rau gia vị có tinh dầu nóng…

Cách phòng bệnh chứng táo bón: người dễ bị táo bón cần chú ý giữ gìn trong ăn, uống. Cần kiêng ăn uống các chất cay nóng như gừng, ớt, quế, các loại rau gia vị có tinh dầu nóng; kiêng rượu, thuốc lào, thuốc lá. Hàng ngày phải đảm bảo đưa được một lượng nước khoảng 2 lít vào cơ thể bằng ăn cơm, canh, cháo súp, nước giải khát …

Song những người có bệnh suy thận, suy tim, huyết áp cao nên tham khảo ý kiến thầy thuốc. Những người có bệnh ngoài da, hay bệnh đường hô hấp dễ bị mắc chứng táo bón vì vậy cần chữa các chứng bệnh này tích cực để giảm thiểu táo bón.

Cách điều trị chứng táo bón: bạch thược, đan bì, mạch môn, thiên môn mỗi vị 12g; đương quy, hoài sơn, sa sâm, thục địa mỗi vị 16g; ngũ vị tử 8g. Tất cả các vị trên sắc uống trong ngày. Thang thuốc này dùng trị chứng táo bón ở người già.

Củ gai, hoàng cầu, sinh địa, mỗi vị 12g, hương phụ chế 16g, sắc uống. Thang thuốc này dùng trị chứng táo bón ở phụ nữ có thai.

Vừng đen, đậu đen, nước rau má, nước rau ngót, lá chút chít, mật ong, huyền sâm, sinh địa, hạt muồng sống mỗi vị từ 4-6g sắc uống. Nếu táo bón kèm theo ho thì sắc thêm cát cánh, cam thảo, hạnh môn. Thang thuốc này dùng trị chứng táo bón ở trẻ em.

Chuối được coi là loại quả tốt cho tiêu hóa dễ dàng

Đương quy, thục địa, sa sâm, mỗi vị 16g; chỉ thực, mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống. Thang thuốc này dùng trị chứng táo bón cho người bệnh bị ốm lâu ngày mới bình phục bị táo bón.

Thạch cao 16g; huyền sâm, chỉ xác, sinh địa mỗi vị 12g; cam thảo, đại hoàng mỗi vị 6g, sắc uống. Thang thuốc này dụng trị chứng táo bón ở người đang khỏe mạnh mà do cảm, sốt gây táo bón.

Theo Tienphong

Bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm

Bột vừng đen, bột hà thủ ô mỗi loại 150g. Đun hỗn hợp bột với lượng đường thích hợp thành nước cốt, mỗi tối hòa một bát uống…

Những nghiên cứu khoa học các năm gần đây đã chỉ ra các nguyên tố vi lượng và màu sắc của tóc có quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, việc chú ý dinh dưỡng hằng ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng này.

Vừng đen và hà thủ ô được cho là giúp chống bạc tóc sớm

Bạc tóc sớm vì thiếu vi chất

Thực tế đã chứng minh việc thiếu hụt protein và chế độ ăn dinh dưõng không cân bằng trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân dễ khiến tóc bạc sớm. Việc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt…cũng khiến tóc nhanh bạc.

Những thực phẩm giàu chất sắt như gan động vật, trứng, mộc nhĩ, rong biển, đậu tương, vừng… Các thực phẩm giàu hàm lượng đồng như gan, thận động vật, đầu tôm, các loại quả cứng, các loại đậu khô… sẽ giúp bổ sung các vi chất cơ thể đang thiếu.

Một nghiên cứu y học cũng chỉ ra, chế độ ăn thiếu hụt các vitamin nhóm B như B1, B6, B2…trong thời gian dài cũng là nguyên nhân quan trọng khiến tóc dễ bạc sớm. Nên tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B phong phú như ngũ cốc, các loại đậu, các loại quả khô, tim, gan, thận động vật, sữa, trứng, và và các loại rau có lá…cho bữa ăn hàng ngày

Thực phẩm màu sẫm “có lợi” cho tóc

Theo quan niệm Đông y, tóc bạc sớm do gan thận và khí huyết có vấn đề, chủ trương ăn nhiều thức dưỡng huyết bổ thận để làm đen tóc, nhuận tóc:

- Các thực phẩm chính như đậu đen, vừng đen, hồ đào, gạo cẩm, đậu đỏ, đậu cove…
- Các loại rau như: rau chân vịt, cà rốt, cải bắp tím, nấm hương, mộc nhĩ đen…
- Các loại động vật như: bò, dê, gan lợn, hải sâm…
- Các loại hoa quả như: nho đen, dâu ta, hồng, táo tàu, táo tây…

Thông thường những thực phẩm có màu sẫm (xanh lá cây, đỏ, vàng, tím) đều hàm chứa các chất thực vật dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời sẽ tạo thành các sắc tố có thể bổ sung các sắc tố cho cơ thể, có lợi cho việc giữ màu “xanh” cho mái tóc.

Bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm

1. Bột vừng đen, bột hà thủ ô mỗi loại 150g. Đun hỗn hợp bột với lượng đường thích hợp thành nước cốt, mỗi tối hòa một bát uống, sau nửa năm có thể khiến tóc bạc thành đen.

2. Vừng đen 10g, hà thủ ô, hồ đào mỗi loại 3g. Cho 3 vị thuốc và chảo gang đảo nóng rồi nuốt. Mỗi ngày uống 1 lượng như trên, liên tục trong 3 tháng.

Theo Dân trí

Kinh nghiệm dân gian dùng dế chữa bệnh

Theo Đông y, dế dũi có vị mặn, tính lạnh, dế mèn có vị cay mặn, tính ôn. Có tác dụng chữa bệnh ở bàng quang, tiểu tràng, đại tràng...

Một số phương thuốc ứng dụng:

- Chữa cổ trướng: Dế mèn 7 con, nhái 2 con, quả bầu 15g. Tất cả đem sấy khô, tán bột. Cho bệnh nhân uống ngày 2 lần vào lúc đói, mỗi lần 3g với nước sôi để nguội.

- Chữa tiểu tiện khó:

Cách 1: Bột dế mèn 15g, bột cam thảo 15g. Cả 2 trộn đều cho bệnh nhân uống ngày 3 lần với nước sôi để nguội, mỗi lần 3g bột thuốc.

Cách 2: Dế dũi 5 con, tỏi 3 nhánh. Cả 2 đem giã nhỏ cho vào vải mỏng buộc vào rốn.

- Chữa bí đại tiện: Bột dế mèn 10g, bột vừng đen 20g. Trộn đều 2 vị thuốc với nhau, cho bệnh nhân uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g với nước sôi để nguội.


Con dế là vị thuốc chữa thủy thũng, xơ gan, bí đại tiểu tiện.

- Chữa thủy thũng:

Cách 1: Bột dế mèn 10g, bột ngọn nho 10g. Cả 2 trộn đều cho bệnh nhân uống ngày 3 lần, mỗi lần 2g với nước sôi để nguội.

Cách 2: Dế mèn 5 con giã nhỏ, gói vào vải mỏng đắp vào rốn, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Cách 3: Dế mèn 7 con, đại phúc bì 20g. Cả hai đem sấy khô, tán bột. Cho bệnh nhân uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với nước sôi để nguội.

Cách 4: Dế mèn 7 con, rượu 10ml. Dế mèn sấy khô, ngâm vào rượu. Khoảng 30 phút sau lại đem sấy khô rồi tán bột. Cho bệnh nhân ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g bột thuốc với nước nguội có pha 50% rượu.

- Chữa viêm bàng quang: Dế mèn 4 con, lá sen tươi 60g. Cả 2 đem sắc lấy 250ml nước thuốc, chia làm 3 lần cho bệnh nhân uống trong ngày. Cần uống khoảng 10 ngày.

- Chữa nấc: Dế mèn 7 con, sữa bò 10ml. Dế mèn sấy khô, tán bột, dùng sữa bò luyện viên bằng hạt ngô; cho bệnh nhân ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên.

- Chữa sỏi mật: Dế mèn 5 con, rau dấp cá 30g, kim tiền thảo 30g, mã đề 30g. Dế mèn rang khô, tán bột mịn. Rau dấp cá, kim tiền thảo, mã đề đem sắc lấy 200ml nước thuốc. Chia bột dế mèn làm 3 phần, nước thuốc làm 3 phần. Cho bệnh nhân uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 phần.

- Chữa đau nhức mình mẩy: Dế dũi (bỏ chân, càng, đầu râu… ), sa nhân (bỏ vỏ ngoài), lượng hai vị bằng nhau, phơi khô, sao vàng tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 2 - 3g với rượu.

BS. Phó Thuần Hương

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Mẹo cực hay giúp mẹ dồi dào sữa

Một số người mẹ không có sữa ngay sau sinh, nghe nhiều người chỉ cách dùng men rượu bóp ra thành bột nhão thoa lên ngực sẽ kích thích sữa. Liệu có hiệu quả?

Các bác sỹ thường khuyên bạn cho con bú sớm để kích thích tuyến sữa. Tuy nhiên, bạn vẫn lo không đủ sữa hay sữa không đủ dưỡng chất cho con. TT&GĐ đã tham vấn lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM, về những phương pháp giúp bạn có thêm nhiều sữa.

Nếu cảm thấy nguồn sữa mẹ không đủ cho con, bạn có thể cải thiện bằng những cách sau:

1. Phương pháp dân gian: Lương y Đinh Công Bảy giải thích, nguyên nhân bạn lâu có sữa sau khi sinh có thể do tác dụng của một số loại thuốc dùng trong quá trình sinh con hoặc bị tắc sữa. Để khắc phục, một số người lấy lược chải đầu bằng gỗ chải nhẹ vào bầu ngực theo chiều từ trong ra ngoài hoặc vê nhẹ đầu vú để kích thích tăng tiết sữa. Tuy nhiên, một số phương pháp giúp kích thích tăng sữa đơn giản nhất là bạn thường xuyên cho bé bú. Bé càng bú nhiều càng kích thích tuyến sữa hoạt động và sản sinh tốt.

Mẹo cực hay giúp mẹ dồi dào sữa, Làm mẹ, de me nhieu sua, de nhieu sua, sua me doi dao sau sinh, thuc pham giup me nhieu sua, sua cho con, cho con bu, sua sau sinh, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Chè vằng kích thích tăng lượng sữa hiệu nghiệm. (Ảnh minh họa).

2. Uống nhiều nước và chè vằng: Bạn uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc các loại chè (trà) nóng như chè vằng nổi tiếng của miền Trung sẽ làm mát người, kích thích tăng lượng sữa. Nếu sau khi sinh mà bị viêm tuyến vú gây tắt sữa, bạn dùng chè vằng để tiêu viêm và thông sữa. Nghiên cứu dược lý chứng minh lá vằng (tên khoa học là jasminum subtriplinerve) chứa terpenoid, glycoside, flavonoid và alkaloid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên chữa được viêm tuyến vú. Bạn mua chè vằng tại các siêu thị trên toàn quốc.

3. Dùng những món ăn có tính mát: Theo lương y Đinh Công Bảy, lượng sữa mẹ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào thể trạng và tinh thần. Sau khi sinh, bạn nên hạn chế thức ăn có tính hàn. Thay vào đó, bạn dùng những thức ăn bổ dưỡng có tính bình hoặc tính ấm, giàu chất xơ để tăng cường năng lượng đã mất sau quá trình sinh nở. Khi người mẹ khỏe và có đủ dưỡng chất, quá trình tạo sữa sẽ tốt hơn.

- Chân dê hầm: Một chân dê hầm cùng 10g thông thảo, 20g hạt sen tươi, 15-20g hạt bo bo hay còn gọi là  ý dĩ và nêm nếm vừa ăn.

- Đậu đỏ, đậu đen: Bạn có thể dùng hai loại đậu này để nấu nước uống hàng ngày hoặc nấu chè, nấu cháo. Các loại đậu này có tác dụng kích thích sữa, làm người mẹ ăn ngon ngủ yên, tinh thần sảng khoái.

- Cháo vừng đen: 50g gạo tẻ đem nấu cháo với 30g vừng đen giã nhuyễn. Món này vừa lợi sữa và nhuận tràng, thích hợp với sản phụ sau sinh táo bón hoặc ít sữa.

- Lá khoai lang: Chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái nhuyễn, xào với thịt lợn hoặc luộc ăn cùng với cơm.

Mẹo cực hay giúp mẹ dồi dào sữa, Làm mẹ, de me nhieu sua, de nhieu sua, sua me doi dao sau sinh, thuc pham giup me nhieu sua, sua cho con, cho con bu, sua sau sinh, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Lá khoai lang luộc hoặc xào cũng là bài thuốc hay cho các mẹ ít sữa. (Ảnh minh họa).

4. Uống sữa để tăng dưỡng chất: Tại một số tỉnh miền Tây Nam bộ, các bà mẹ ít sữa thường tìm cách tăng lượng sữa bằng việc uống sữa pha với một ít bia. Người ta tin rằng hòa sữa trong bia sẽ có tác dụng kích thích, làm tăng lượng sữa mẹ, đặc biệt là các bà mẹ đã đi làm và nguồn sữa ít đi.

Tuy nhiên, lương y Đinh Công Bảy cho biết, người mẹ không nên dùng bia khi đang cho con bú. Bạn chỉ cần uống sữa ấm cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe và giúp tăng dưỡng chất trong nguồn sữa mẹ.

Nếu bạn đi làm trở lại và không cho bé bú trong nhiều giờ, khi thấy bầu ngực căng thì nên vắt sữa bỏ đi để cơ thể kích thích tạo sữa mới và duy trì nguồn sữa mẹ. Khi về nhà, bạn tranh thủ cho bé bú ngay và cả vào ban đêm.

Lưu ý: Một số người mẹ không có sữa ngay sau khi sinh và nghe nhiều người chỉ cách dùng men rượu bóp ra thành bột nhão để thoa lên ngực nhằm kích thích sữa. Lương y Đinh Công Bảy cho biết không nên làm điều này vì sẽ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Khoảng thời gian tiết sữa và tăng lượng sữa rất khác nhau, tùy theo thể trạng từng người. Nếu không có sữa hoặc quá ít, bạn nên hỏi bác sỹ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn giải pháp hoặc dùng thuốc tăng lượng sữa.

Meo.vn (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Người sa tử cung nên ăn gì?

Sa tử cung là gì?

Sa vách âm đạo xảy ra khi các cơ vùng chậu yếu đi khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu tuột xuống âm đạo. Các cơ quan này gồm: bàng quang, trực tràng và niệu đạo, nhưng cơ quan hay bị sa nhất là tử cung. Tử cung bị tuột xuống đẩy vách âm đạo xuống. Nếu nặng cổ tử cung có thể nhô ra khỏi âm đạo.

Nếu trực tràng phồng lên phía vách sau âm đạo được gọi là sa trực tràng. Niệu đạo phồng lên phía vách trước âm đạo là sa niệu đạo và bàng quang tuột xuống phía trước vách âm đạo là sa bàng quang.

Đau lưng, đau nhiều trong suốt thời gian giao hợp hoặc không thể đạt được cực khoái; tiểu tiện không tự chủ do căng thẳng thần kinh; cảm giác bị trì xuống trong vùng chậu; sa niệu đạo hay mót đi tiểu; sa bàng quang hay mót tiểu, có triệu chứng đau và nóng rát trong lúc đang tiểu giống như viêm bàng quang; sa trực tràng, khi đại tiện thấy khó chịu, khó đi ngoài.


Các bài thuốc đơn giản chữa sa tử cung:

- Rễ đào 60g, sắc uống ngày 2 lần.

- Rễ bạch bối 30g sắc uống ngày 2 lần.

- Vỏ chấp 30g, nghệ vàng 15g, một ít đường đỏ, sắc uống ngày 2 lần.

- Sâm 10g, hoài sơn 12g, ngô thù du 10g, đỗ trọng 12g, thăng ma 6g, sài hồ 5g, phúc bồn tử 12g, chi tử 10g, đương quy 10g. Sắc uống ngày 2 lần.
Củ nghệ và vừng đen.

Các món ăn hỗ trợ:

- Ruột lợn (lòng già) 250g, vừng đen 100g, thăng ma 9g. Rửa sạch lòng lợn, lấy vải màn gói lại cùng với vừng đen cho vào ruột lợn, cho vào nồi đất, đổ nước ninh nhừ, bỏ thăng ma, cho thêm gia vị. Ăn ngày 2 lần, ăn cái uống nước, mỗi tuần 2 - 3 lần.

- Cùi vải khô 200g, rượu vàng 1.000ml, ngâm sau 7 ngày lấy ra uống mỗi buổi sáng và buổi tối uống 30ml.

- Đầu ba ba từ 5-10 cái, rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào nồi đất sao vàng, nghiền thành bột, trước khi đi ngủ uống 3g với rượu.

Phải làm gì khi sa tử cung?

- Chú ý nằm nghỉ ngơi, khi ngủ kê cao mông hoặc chân giường kê cao hai hòn gạch; người gầy yếu sau khi sinh đẻ không nên lao động nặng sớm; tránh những động tác đè nén lên bụng như đứng lâu, ngồi lâu hoặc nín hơi…; giữ cho đại tiện dễ dàng, tránh táo bón; kịp thời điều trị những bệnh tật làm tăng áp lực đối với ổ bụng như: ho…; tăng cường dinh dưỡng, nên ăn những thức ăn có tác dụng bổ khí, bổ thận như: thịt gà, sơn dược, biển đậu, hạt sen, hạt súng, lươn, chạch, rau hẹ, đại táo; hạn chế sinh hoạt vợ chồng.

Chú ý: Người sa tử cung không lấy tay ấn vào âm đạo, không nên dùng băng đỡ tử cung, kể cả thời kỳ kinh nguyệt.

Nếu bộ phận sa xuống viêm nhiễm đau đớn, lở loét, chảy nước vàng hoặc chảy mủ, nên uống thuốc tiêu độc, rửa sạch phía ngoài, sau khi khỏi viêm nhiễm mới được dùng các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật nếu sa độ 3, 4.   

Lương y Hoài Vũ

Meo.vn (Theo SKĐS)

Cơm hạt dẻ – thơm bùi hương vị mùa thu

Cơm hạt dẻ ăn dẻo, mềm, với hương thơm thoang thoảng mùi rượu, mùi hạt dẻ. Đặc biệt, vị ngọt bùi của hạt dẻ thì không lẫn vào đâu được, ngon và hấp dẫn vô cùng!

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/3-2011/images/2011-09-29/1317265678-com-hat-de9.jpg
Ảnh minh họa

Nguyên liệu - cho 4 người ăn:

- 350g gạo tẻ
- 300g hạt dẻ
- 450ml nước
- 7 thìa rượu (35ml)
- 1 thìa xì dầu
- 1 thìa đường
- ½ thìa muối

Bước 1:

Vo gạo trước khi nấu cơm khoảng 30 phút. Để nguyên trên rá cho gạo ráo nước.

Bước 2:

Hạt dẻ cho vào bát tô hoặc nồi, đổ ngập nước sôi vào ngâm cho đến khi nước nguội để vỏ hạt dẻ mềm và dễ bóc.

Bước 3:

Khi vỏ hạt dẻ đã mềm, bạn dùng dao tách bỏ vỏ cứng bên ngoài và lớp màng chát bên trong rồi rửa sạch dưới vòi nước.

Bước 4:

Cho gạo vào nồi cùng 450ml nước.

Bước 5:

Cho xì dầu, rượu, đường, muối vào nồi cơm.

Dùng muôi trộn đều.

Xếp hạt dẻ đều lên trên cùng rồi nấu như nấu cơm bình thường là xong!

Khi ăn, bạn rắc thêm hạt vừng đen lên bát cơm cho thơm, nhìn lại đẹp mắt nữa. Cơm hạt dẻ ăn dẻo, mềm, với hương thơm thoang thoảng mùi rượu, mùi hạt dẻ. Đặc biệt, vị ngọt bùi của hạt dẻ thì không lẫn vào đâu được, ngon và hấp dẫn vô cùng. Vào những hôm trời se lạnh mà cầm trên tay bát cơm hạt dẻ nóng hổi, thơm nức thế này thì ai mà chẳng thấy ấm lòng! Hơn nữa, hạt dẻ lại đặc biệt chứa nhiều tinh bột và chất xơ, cùng các loại vitamin và khoáng chất, rất tốt cho cơ thể, nhất là đối với trẻ em.

Vào mùa thu, khi không khí bắt đầu se lạnh cũng là lúc hạt dẻ rộ mùa. Với mình, hạt dẻ trở thành một phần không thể thiếu của mùa thu, và thưởng thức hạt dẻ chính là thưởng thức hương vị tinh tế của mùa thu!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món cơm hạt dẻ!

Meo.vn (Theo MaskOnline)

Bài thuốc chữa táo bón ở trẻ

Nhiều bà mẹ kêu ca rằng con mình rất khó đi đại tiện, vì thế bài viết này xin cung cấp một số bài thuốc bằng các thứ cây lá thông thường quanh ta, các phương pháp xoa bóp để phòng và chống bệnh táo bón ở trẻ em.

Một số bài thuốc

Bài 1: Cam thảo nam 20 gam, chỉ xác 8 gam.

Cách dùng: Đổ xâm xấp nước, cách thủy 15 phút, lấy ra để còn ấm cho trẻ uống. Trẻ 1 tuổi trở xuống uống 1-2 thìa cà phê một lần. Trẻ 2-3 tuổi uống 2-3 thìa cà phê một lần. Ngày uống 2-3 lần.

Bài 2: Rau khoai lang 60 gam

Cách dùng: Nấu canh hoặc ăn luộc cả nước và cái, ăn vài lần.

Bài 3: Rau dền 30 gam, rau sam 30 gam

Cách dùng: Rau rửa sạch, nấu canh hoặc luộc ăn cả cái và nước, ngày ăn vài lần.

Bài 4: Lá muồng muồng hoặc cây muồng 10-15 gam.

Cách dùng: Nấu nước uống sau mỗi bữa cơm.

Bài 5: Kẹo mạch nha 1.500 gam, mật ong 500 gam, con nhộng 500 gam, lá dâu 1.000 gam, vừng đen 500 gam.

Cách dùng: Lá dâu lấy ngọn non, rửa sạch, đồ chín phơi khô. Vừng đen sao qua, xát bỏ vỏ. Con nhộng đồ chín, phơi khô sao vàng. Ba vị trên tán bột. Đổ kẹo mạch nha vào mật ong, đánh cho tan. Cho ba vị trên đã tán thành bột vào luyện dẻo, viên mỗi viên 12 gam. Dùng giấy chống ẩm bọc lại hoặc bỏ vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 viên, thuốc này còn có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, hư hao ngủ kém.

Bài 6: Khi trẻ bí đại tiện, cho trẻ em ăn chuối tiêu già có thể làm nhuận tràng thông tiện hoặc lấy táo tàu (loại táo, loại táo đen hay bán ở hiệu thuốc Bắc). Hầm nhừ, ăn cả nước lẫn cái (bỏ hạt).

Xoa bóp giúp nhuận tràng

Cho trẻ nằm ngửa trên giường, người thao tác dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Sau lại tiến hành xoa xoay day đẩy theo chiều tuần tự ngược trở lại.

Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Day xoa bụng như thế sẽ thúc đẩy tuần hoàn ở vùng dạ dày và vùng bụng, tăng nhu động ruột, không những có thể làm thông thoát đại tiện mà còn làm tăng khả năng thèm ăn, kích thích ăn ngon miệng ở trẻ.

Phòng bệnh táo bón cho trẻ

- Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ. Có thể hằng ngày vào một giờ nhất định cho trẻ ngồi vào bô đại tiện, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.

- Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ… kết hợp hoa quả như cam, bưởi, uống nước đun sôi để ấm.

- Tích cực cho trẻ hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, nô đùa.

- Phải chữa trị ngay những bệnh là nguyên nhân dẫn đến táo bón của trẻ, không nên để kéo dài.

Sức Khoẻ & Tiêu Dùng

Thức ăn cho người cao huyết áp

Tăng huyết áp đôi khi còn gọi  là cao huyết áp là một bệnh hay chỉ là một triệu chứng của bệnh khác, thường hay gặp ở người cao tuổi, chiếm 10- 15% dân số, được coi là bệnh của thời đại văn minh, bệnh của những người  làm công tác quản lý, bệnh của người ăn uống quá dư thừa.

Người bị cao huyết áp có thể dùng các món ăn để chữa. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc có tác dụng làm hạ huyết áp.

Nước rau cần: Dùng 250g rau cần tươi, rửa sạch, nhúng vào nước sôi trong 2 phút, vắt lấy nước.

Mỗi lần uống một cốc nước rau cần , mỗi ngày 2 lần. Có tác dụng hạ huyết áp, an thần. Bài thuốc này dùng điều trị các chứng cao huyết áp, nhức đầu, hoa mắt, mặt đỏ hưng phấn.

Chè hạ huyết áp: Dùng lá cây gai (6g), sơn tra (15g), ngũ vị tử (5g), đường trắng vừa phải (người bệnh béo không cần cho đường).

Hãm với nước sôi, uống thay nước chè. Uống thường xuyên loại chè này có tác dụng chữa chứng huyết áp cao, phòng bệnh động mạch vòng.

Rong biển sắc với thảo quyết minh: Rong biển (20g), thảo quyết minh (15g), sắc lấy nước uống. Qua thực nghiệm  lâm sàng, cho thấy bài thuốc này có tác dụng giảm huyết áp, giảm mỡ trong máu.

Cháo hà thủ ô, gạo tẻ, táo tàu
:  Hà thủ ô (60g), sắc lấy nước bỏ bã. Cho 100g gạo tẻ, 3 quả táo, một ít đường phèn vào nước hà thủ ô nấu thành cháo. Đây  là món ăn rất quý cho người mắc chứng huyết áp cao. Những người huyết áp cao do âm hư dương thịnh điều trị bằng bài thuốc này lâu dài sẽ khỏi bệnh.

Mật ong với nước sôi:  Dùng 3 thìa mật ong uống với nước sôi. Khoa học hiện đại đã khẳng định hiệu quả điều trị rất tốt của mật ong đối với chứng huyết áp cao.

Bài thuốc này cũng có hiệu quả điều trị bệnh  táo bón, do gan, thận, âm hư. Chú ý, những người tiêu chảy mãn tính không được dùng bài thuốc này.

Canh sứa biển, mã thầy: Dùng 50g thịt sứa, 100g mã thầy bỏ vỏ thái lát cho nước vừa đủ nấu chín kỹ. mỗi ngày ăn 2 lần có tác dụng chữa bệnh huyết áp cao do âm hư dương thịnh. Chú ý, những người tỳ, thận hư hàn được dùng ít

Canh côn bố (rong biển), tảo biển, đậu vàng:  Mỗi lần dùng côn bố và tảo biển mỗi thứ 30g, đậu vàng 200g đun nhỏ lửa, chín nhừ, cho vào ít đường trắng. Mỗi ngày ăn 2  lần, có tác dụng bổ dưỡng   hạ huyết áp. Chú ý, những người mắc chứng tỳ, vị hư hàn không được dùng.

Canh hoa cúc, sơn tra, thảo quyết minh:  Hoa cúc 10g, sơn tra tươi 15g, hạt thảo quyết minh 15g(giã  nát). sắc lấy nước uống thay chè, có thể cho vào một ít đường. có tác dụng chữa chứng huyết áp cao, táo bón và bệnh động mạch vành.

Đường phèn, dấm chua: Dùng 1.000ml dấm, 500g đường phèn hòa tan với nhau. Mỗi lần uống 10ml, mỗi ngày uống 3 lần. Uống sau bữa ăn. bài thuốc thích hợp chữa huyết áp cao (nghiêng về âm hư, tắc mạch máu). Những người mắc chính loét dạ dày, tá tràng, bệnh dạ dầy acid quá nhiều không được dùng bài thuốc này.

Canh hạ khô thảo nấu với thịt lợn nạc
: 20g hạ khô thảo, thịt lợn nạc 50g (thái mỏng) đun nhỏ lửa, nấu chín ăn.Mỗi ngày ăn  hai lần vào bữa cơm. Bài thuốc có tác dụng hạ huyết áp.

Nước râu ngô:  Dùng 100g dâu ngô, sắc lấy 3 bát nước, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.

Canh cẩu khởi, quả dâu:  Dùng 500 cây cầu khởi (cả cành lá), 200g quả dâu tươi, sắc lấy nước uống. Có tác dụng hạ huyết áp , khỏi táo bón.

Chuối tiêu chấm vừng đen:  Dùng 500g chuối tiêu, 15g vừng đen rang chín, chuối tiêu chấm vừng đen, ăn hết trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, khỏi táo bón.

Theo TienPhong