Lưu trữ cho từ khóa: vòi voi

Cây vòi voi có độc?

Cây vòi voi còn gọi là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo. Tên khoa học là Heliotropium indicumL., gọi vòi voi vì cụm hoa của cây giống như hình vòi con voi. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, vòi voi có hai tác dụng chủ yếu là chống viêm, giảm đau.

Những năm 1961 – 1962, Bệnh viện Hải Dương đã dùng cao rượu vòi voi điều trị cho 856 bệnh nhân bị bong gân, tụ huyết sưng bầm do chấn thương, viêm tấy, chín mé, viêm hạch và đã đi tới một số kết luận:

- Cao rượu vòi voi có tác dụng với những trường hợp viêm hay cương tụ huyết chưa làm mủ. Chỉ cần đắp cao rượu vòi voi trong 3 – 4 ngày, đắp ướt liên tục.
Cây vòi voi.

- Nếu đã có mủ rồi, cao rượu vòi voi không có tác dụng làm tan mủ, nhưng cũng làm cho mủ không lan rộng hơn và làm bớt sưng tấy ở những vùng xung quanh ổ mủ.

- Sau khi chích mủ, nếu băng bằng cao rượu vòi voi, vết thương chóng lành và đỡ đau hơn là băng thường.

- Cao rượu vòi voi đắp lên chỗ sưng làm dịu đau ngay, bệnh nhân có cảm giác mát dịu, dễ chịu, không nhức nhối như khi chưa đắp thuốc.

- Chữa sưng tấy gối với những triệu chứng sau: trước phát bệnh mỏi đầu gối, 3 hôm sau vùng đầu gối đỏ và sưng to lên, người lên cơn sốt nhẹ, không đi lại được. Dùng cây tươi, chặt thành từng đoạn nhỏ, giã cho dập, bỏ vào nồi sao với dấm hoặc với rượu gói vào miếng vải, buộc vào chỗ sưng. Làm như vậy khi có kết quả thì ngừng.

Vòi voi là một vị thuốc chữa tê thấp viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa. Dùng trong hay đắp bên ngoài. Ngày uống 15 – 20g tươi. Có người còn dùng làm thuốc điều kinh nhưng liều quá cao có thể gây sảy thai.

Tuy nhiên, người ta phát hiện một số loài vòi voi như H.lariocarpum Fish et Mey chứa ancaloid có nhân pyrolizidinn rất độc đối với gan và gây hủy hoại tổ chức gan, đau bụng tiêu chảy, xuất huyết lan tỏa và có thể gây ung thư. Tính độc này thường không thể hiện ngay khi dùng, mà thường xuất hiện một cách âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc và Bộ Y tế Việt Nam (năm 1985) cũng đã có chỉ thị cần thận trọng khi dùng vòi voi chữa bệnh, mặc dù chỉ dùng ngoài để đắp theo kinh nghiệm cổ truyền: trong các trường hợp tụ huyết bầm tím do chấn thương, viêm tấy áp-xe, sưng vù, sưng khớp, đinh nhọt giai đoạn chưa có mủ. Chú ý không nên dùng cho người già yếu và khi có kết quả nên ngừng ngay.

Từ những thông tin trên, lời khuyên với mọi người dù là thuốc từ cây lá cũng phải có chỉ định thận trọng của thầy thuốc.

(suckhoe&doisong)

Hoà trộn Đông Tây

Sài Gòn có vô vàn hàng quán và món ngon vật lạ. Vì thế cũng chẳng là ngoa ngôn khi nói đây là nơi xuất hiện và phát triển nhiều dòng ẩm thực mới của cả nước.

Món quê lên phố

Ốc vòi voi Mexico ăn với mù tạt. Ảnh: Trần Việt Đức

Các nhà hàng, quán ăn đặc sản vùng miền tiếp tục phát triển trong năm 2011. “Nhiều nhà hàng món ăn địa phương sẽ có mặt ở thành phố nhằm giới thiệu những món đặc sản riêng của vùng miền”, ông Đinh Công Bảy, chủ tịch hội Dược liệu thành phố nhận định.

Với dân cư đông đúc và tập trung từ nhiều vùng miền, nhiều nhà hàng quán ăn đã và đang chen chân nhau giới thiệu những đặc sản của riêng mình và đáp ứng nhu cầu “nhớ quê”. Cũng là món bún bò Huế, mì Quảng nhưng mỗi nơi nấu một kiểu khác nhau nhằm tạo nên một gu riêng biệt. Hoặc món cá lóc nướng trui quán thì nướng để cả da, nơi thì bỏ lớp da. Chính sự biến tấu tìm con đường riêng đã làm món ăn đi xa gốc ban đầu làm người thưởng thức bị mất định hướng, thậm chí không biết chắc món ăn nơi nào là đúng gốc. Vì thế, sự trở về truyền thống, đúng gốc của các món ăn sẽ được tôn trọng, chăm chút. Món ăn phải được thực hiện với đúng nguyên bản từ vật liệu, gia vị, rau thơm và cách chế biến tuân thủ đúng khẩu vị, thói quen ăn uống của các địa phương. Không thể nào nước mắm của các món miền Trung lại ngọt như nước mắm pha bằng nước dừa tươi của miền Nam. Món bánh hỏi Bình Định mỡ hành phải được làm bằng cọng hẹ nhỏ rít đặc trưng của địa phương thì mới đúng gu, nếu thay bằng hành lá thì không còn theo nguyên bản. Đó cũng là đòi hỏi của thực khách, khi ăn họ phải thưởng thức được sự tinh tuý cốt lõi nhất của món ăn vùng miền.

Cửa mở cho ẩm thực các nước

Những nguyên liệu mới, lạ ngoại nhập của các nước cũng như các sản vật trong nước được nuôi trồng mới sẽ xuất hiện nhiều trong năm 2011.

Tôm hùm Maine. Ảnh:

“Cua Alaska, tôm hùm Úc, tôm hùm Maine, óc vòi voi Canada… và các loại gia vị mới sẽ được đưa về thành phố”, bà Nhan Kim Loan, giám đốc nhà hàng Phong Lan cho biết.

Nếu trước đây cua vua Alaska chỉ có mặt dưới dạng hàng đông lạnh thì hiện nay hàng tươi sống cũng bắt đầu có mặt nhờ các công ty chuyên doanh thực phẩm nhập về theo mùa.

Song song là những nguyên liệu mới được nuôi trồng trong nước như cá tầm, cá bớp đại dương, cá mú… các loại rau củ mới vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vừa được quảng bá nhiều hơn nữa đối với thị trường ẩm thực trong nước. Ví dụ như cá tầm bắt đầu được quảng bá khá rộng rãi trên thị trường người ta có thể bắt gặp những gói philê thịt cá tầm hoặc những chú cá tầm còn bơi lội tung tăng trong các bể nuôi ở nhà hàng hoặc tại các siêu thị.
Không chỉ mới về nguyên liệu, bếp trưởng Đoàn Minh Tâm, nhà hàng Lion cho rằng “Những món ăn với cách chế biến mới phối hợp Đông – Tây (fusion) sẽ được phát triển nhiều hơn trong năm 2011”.

Trên nền những nguyên liệu của bản xứ, chúng sẽ được cách tân nhằm giới thiệu cho du khách, người nước ngoài chưa quen với ẩm thực Việt những món ăn Việt Nam có sự thay đổi hoặc đơn giản hơn, nhẹ nhàng mùi vị để khách có thể làm quen dần. Chẳng hạn những loại gỏi được làm thành từng cuốn như cuốn diếp. Gỏi cuốn thay vì chấm với mắm nêm được ăn bằng cách chấm tương… Đồng thời các nguyên liệu ngoại được chế biến theo gu Việt để đa dạng hoá món ăn từ nguyên liệu gốc như cá tầm nướng muối ớt, tôm hùm Maine trộn gỏi…

Không chỉ vậy, năm 2011 còn được dự báo là năm mà “Các tập đoàn ẩm thực nước ngoài và Việt kiều sẽ tham gia nhiều hơn”, bà Bùi Thị Sương, phó chủ tịch hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn nói.

Những nhà hàng chuyên doanh các món ăn cao cấp do các công ty, Việt kiều mở ra sẽ giới thiệu một xu hướng ẩm thực cao cấp. Thời gian qua các nhà hàng chuyên doanh các món ăn cao cấp như vi cá, bào ngư, yến, sushi, chocolate, món ăn Hàn, món Ý… với giá khá cao thường chỉ dành riêng cho khách trong các nhà hàng khách sạn sang trọng. Xu hướng mới sẽ có nhiều nhà hàng, cửa hiệu mở ra bên ngoài với các món ăn tương tự nhưng giá cả sẽ rẻ hơn do chi phí bên ngoài thấp hơn. Nhờ đó người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn về ẩm thực, từ chất lượng, tính độc đáo lẫn giá cả.

Cỏ xước lưu thông huyết

Cây cỏ xước còn gọi là ngưu tất nam, thành phần trong cỏ xước chủ yếu là nước protide, glucide, xơ, tro... chứa acide oleanolic. Hạt có chứa hentriacontane và saponin...

Theo Đông y, cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình (có tài liệu nói tính mát), tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm lưu thông huyết, còn có khả năng chống viên tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính, tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt, được sử dụng để chữa viêm khớp, phụ nữ sau sinh máu hôi không sạch làm giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch...

Liều dùng trung bình mỗi ngày cho dạng thuốc sắc là 3 - 9g.

Chữa chứng sổ mũi, sốt: Cỏ xước 30g, đơn buốt 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa quai bị: Lấy cỏ xước giã nhỏ chế thành nước súc miệng và uống trong; còn bên ngoài lấy lượng vừa đủ giã đắp vào nơi quai bị sưng đau.

Chống co giật (kể cả bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu): rễ cỏ xước 40 – 60g sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa viêm gan, viêm thận (kể cả viêm bang quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi): Cỏ xước 15g, cỏ tháp bút 15g, mộc thông 15g, mã đề (hay hạt lá bông) 15g, sinh địa 15g, rễ cỏ tranh 15g, sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch 15g, chia ba lần.

Chữa trị viêm cầu thận (phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan virus, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bang quang, đái ra máu): Rễ cỏ xước 30g, rễ cỏ tranh 15g, mã đề 15g, mộc thông 15g, huyết dụ 15g, lá móng tay 15g, huyền sâm 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chữa các chứng bốc hỏa

(nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón): Rễ cỏ xước 30g, hạt muồng sao 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần; thuốc có công hiệu an thần.

 

Chữa thấp khớp đang sưng: rễ cỏ xước 16g, nhọ nồi 16g, hy thiêm thảo 16g, phục linh 20g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, sao vàng sắc lấy ba lần nước thuốc, sau trộn chung cô sắc đặc chia 3 lần uống. Ngày uống 1 thang trong 7 – 10 ngày liền. Hoặc cỏ xước 40g, hy thiêm 30g, thổ phục linh 20g, cỏ mực 20g, ngải cứu 12g, quả ké đầu ngựa 12g, sắc lấy nước thuốc đặc uống trong ngày.

Viêm đa khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trong 10 ngày.

Chữa bệnh gút: Lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, tất cả thái mỏng sao vàng, rồi sắc lấy nước đặc chia ba lần uống trong ngày. Ngày dùng 1 thang, trong 7 – 10 ngày liền.

Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư: Rễ cỏ xước  20g,  cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai (gai lá làm bánh) 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống 10 ngày. Không dùng cho người có thai.

Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong  7 – 10 ngày.

Chữa trị mỡ máu cao (kể cả xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt): Cỏ xước 16g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, hy thiêm 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cỏ mực 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ chiêu với nước thuốc. Cần uống liên tục 20 – 30  ngày.

BS. Hoàng Xuân Đại

Xử trí khi bị trật khớp, sai khớp

Trật khớp, sai khớp y học hiện đại xếp vào 'Thương khoa'. Tuy tên gọi hơi khác nhau. Về mặt xử trí cũng như nguyên tắc chữa trị thì có nhiều điểm tương đồng. Nguyên nhân của bệnh: do trật ngã, tai nạn lao động, chấn thương thể dục thể thao, sập hầm, cây đổ...

Biểu hiện bệnh: Tại khớp bị chấn thương, triệu chứng rõ nhất là đau, sưng nề do tụ huyết, không cử động được. Hình ảnh tại ổ khớp bị gồ ghề cong vẹo, không đúng với hình dạng sinh lý. Khi khám thường so sánh bên đau với bên lành để nhận định đánh giá mức độ của sai lệch.

Các bước xử trí

Nắn chỉnh: Đã là trật khớp, sai khớp thì việc đầu tiên là phải nắn chỉnh. Đưa đầu xương vào đúng ổ khớp, đúng vị trí, cả về chiều và hướng. Sau đó đắp thuốc rồi băng cố định.

Cây gạo cho vị thuốc chữa trật khớp.

Thuốc thoa: Hồng hoa 10g, tô mộc 20g, xương bồ 20g, uất kim 16g, xuyên khung 16g, thiên niên kiện 16g, quế 16g, hương phụ 16g. Các vị trên thái nhỏ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Dùng bông chấm thuốc xoa đều vào chỗ đau. Xoa 2-3 lần để thuốc thấm qua da vào các tổ chức bên trong.

Công dụng: Giảm đau, hoạt huyết. Tán huyết, chống viêm, chống cương tụ.

Bài thuốc uống: Ngải diệp 16g, xương bồ 16g, kinh giới 12g, tục đoạn 16g, cốt toái 12g, vòi voi 16g, xuyên khung 16g, bồ công anh 20g, đinh lăng 20g, quy 16g, cam thảo 10g. Sắc thuốc ngày 1 thang. Chia 3 lần.

Thuốc đắp: Vỏ cây gạo: tùy vào vị trí đau để định ra trọng lượng. Có thể từ 100g trở lên. Cách chế: vỏ cây gạo đưa vào cối đá giã nhỏ. Trộn đồng tiện vào, xào nóng. Đắp thuốc vào chỗ đau băng lại. Ngày 1 lần. Tối đến bỏ miếng thuốc đó đi, làm miếng thuốc mới đắp vào.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

(suckhoe&doisong)