Lưu trữ cho từ khóa: vỏ đại

Tác dụng của xoa bóp đối với người cao tuổi

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiXoa bóp (XB) có lợi đối với mọi lứa tuổi. Đối với những người tuổi trung niên và đứng tuổi, giá trị của XB là ở cỗ nó tác động tốt đối với những chức năng hoạt động sống đã bị yếu đi do tuổi tác.

Tác dụng của XB

XB có tác dụng về nhiều mặt. Thí dụ bằng cách cải thiện dinh dưỡng của các cơ, thúc đẩy nhanh sự đào thải của các sản phẩm phân hủy, XB đặc biệt là XB sâu có tác dụng nâng cao độ co giãn của các cơ. Do tác động của XB, khả năng hoạt động của các cơ đã bị mệt mỏi được hồi phục nhanh hơn so với trong điều kiện hoàn toàn yên tĩnh. Bằng các thủ thuật XB khác nhau, có thể tác động đến hệ thần kinh theo nhiều hướng. Thí dụ, các động tác day có tác động kích thích, còn các động tác xoa có tác dụng làm dịu thần kinh theo nhiều hướng.

Ngoài ra, XB còn tạo ra cảm giác dễ chịu. XB làm đẩy nhanh sự di chuyển máu và bạch huyết, tăng cường chức năng các tuyến mồ hôi, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Hưng phấn (xung động) xuất hiện ở trong da và cơ khi XB theo các dây thần kinh đưa tới vỏ đại não và tác động vào hệ thần kinh trung ương. Kết quả là tác động tốt hơn đến các cơ quan chức năng như hệ tiêu hóa, hô hấp và tim mạch. Mạch máu được mở rộng do ảnh hưởng của XB sẽ thúc đẩy sự di chuyển của máu trong hệ tuần hoàn.

Các thủ pháp XB

Vuốt: Được tiến hành bằng đầu ngón tay, gan bàn tay, cùi tay trên bề mặt da. Động tác xoa vuốt được làm liên tục theo chiều dọc từ khớp nọ đến khớp kia.

Xát: Cũng như vuốt nhưng tay đè mạnh lên da hơn.

Bóp: Là thủ pháp dùng các ngón tay nắm, kéo và ấn nhẹ cơ, nhẹ nhàng mềm mại di chuyển dần dần các ngón tay từ đầu này đến đầu kia của cơ. Bóp có tác dụng sâu đến phần được XB hơn.

Vỗ, chặt: Được thực hiện bằng gan bàn tay hơi cong lại hoặc bằng cạnh bàn tay.

Rung, lắc: Được thực hiện ở tay, chân khi cơ bị mất trương lực.

Nguyên tắc khi XB

Tự XB trong khoảng 10-15 phút sau thể dục buổi sáng hay sau khi đi dạo là tốt nhất. Nguyên tắc chung khi XB là những cơ, nhóm cơ, những dây chằng các khớp cần được thả lỏng. Nếu không, XB sẽ không có tác dụng. Cũng đừng quên rằng, XB và tự XB phải bằng hai bàn tay sạch và tiến hành trên bề mặt da sạch. Không được tiến hành XB khi cơ thể bị viêm nhiễm cấp tính, bị áp-xe, bị nhọt, chàm, phát ban… Móng tay người XB cần được cắt ngắn sạch sẽ. Không XB làm đau, gây đỏ, tím, hoặc làm xuất huyết dưới da.

Một số tư thế khi tự tiến hành XB

Tư thế 1: Ngồi trên giường, tựa thoải mái, hai chân hơi co và thả lỏng. Ở tư thế này có thể vuốt, xát các ngón chân, khớp cổ chân, gân A-sin. Vuốt, xát, bóp, rung cơ bắp chân và các cơ ở mặt trước cẳng chân, khớp gối.

Tư thế 2: Ngồi trên giường, chân được XB hơi co, còn chân kia thả xuống sàn, có thể vuốt, xát, bóp, rung các cơ ở mặt trước và trong đùi.

Tư thế 3: Nằm nghiêng, có thể vuốt, xát, bóp, vỗ, lắc mặt ngoài đùi.

Tư thế 4: Đứng dồn sức nặng sang một chân để được XB thả lỏng. Có thể tiến hành vuốt, xát, bóp, vỗ cơ mông.

Tư thế 5: Đứng bằng hai chân, dùng gan bàn tay sau đó là mu các ngón tay để vuốt, xát vùng thắt lưng, các khớp và cơ của lưng.

Tư thế 6: Nằm, có thể vuốt, xát, bóp, các cơ của ngực, các cơ liên sườn, vuốt bụng theo chiều kim đồng hồ.

Tư thế 7: Ngồi trên giường, chân co ở khớp gối, đặt cẳng tay lên đùi (tay trái lên đùi trái) hoặc ngồi sau bàn tay thoải mái ở phía trước. Có thể vuốt, xát, bóp các ngón tay, gan bàn tay, khớp cổ tay, cơ vai và gáy.

(Sức khoẻ và Đời sống)

‘Chuyện ấy’ khi vợ mang bầu

Vợ có bầu, đó là niềm vui của hai vợ chồng. Tuy nhiên, nếu thiếu hiểu biết, niềm vui ấy có khi lại làm sứt mẻ hạnh phúc chốn phòng the.

Thái độ e dè, lo lắng của chồng khiến nhiều chị em trong thời kỳ mang bầu phật ý. Nhiều người vợ dằn dỗi cho rằng anh chồng không còn ham muốn vợ vì trông họ  thật xấu xí, nặng nề!

Thật ra không đúng như vậy, có rất nhiều ông chồng tiết lộ rằng, lúc ấy vợ thật đẹp. Họ bị mê hoặc bởi nét rạng ngời của vợ (vì hormone trong cơ thể phụ nữ tăng lên rất nhiều). Những thay đổi trên cơ thể vợ như hình dáng đẫy đà hơn, ngực căng lên khiến đàn ông... tăng ham muốn.

Nhưng điều khiến họ cảm thấy e sợ chính là ý nghĩ về sinh linh bé nhỏ đang lớn dần trong bụng vợ. Họ sợ khi sinh hoạt vợ chồng sẽ ảnh hưởng đến đứa con trong tương lai. Sự giằng co này khiến nhiều ông chồng lúng túng hết tiến lại... lùi và ngược lại!

Phải giải quyết sao đây? Theo các bác sĩ phụ sản, nếu cả mẹ và bé hoàn toàn khoẻ mạnh thì việc sinh hoạt vợ chồng trong suốt thời gian người vợ mang bầu hoàn toàn không ảnh hưởng tới thai nhi, kể cả thời gian đầu và cuối của thai kỳ.  Hãy cho anh ấy thấy ham muốn của bạn. Và hãy là người khởi xướng, quyến rũ anh ấy.

Có thể nói, trong thời kỳ này,  người vợ nên trở thành 'phái mạnh', chủ động giúp chồng thoát khỏi những lúng túng mà chàng có thể chưa hề trải qua. Hai người sẽ lại có những giờ phút nóng bỏng bên nhau.  

Tác hại của việc 'kiềm chế tinh binh'

Các bác sĩ Trung tâm Nam học Bệnh viện Việt - Đức cho biết, vì lý do nào đó, một số người đàn ông chọn phương án 'kiềm chế' trong khi đó quá trình giải toả sinh lý rất quan trọng. Và điều này đã đem lại nhiều hậu quả đáng tiếc, đó là:

Ngược dòng: Trong trường hợp thông thường, khi 'xuất binh', cơ ở niệu đạo lại giãn nở, mở rộng, tinh dịch chỉ có thể thuận chiều chui xuống dưới mà không thể trào ngược lên trên để chui vào bàng quang, nước tiểu trong bàng quang, cũng không thể theo tinh dịch ra ngoài. Nhưng nếu trong quá trình giao hợp, nín nhịn không xuất, 'đôi quân' buộc phải đi theo đường khác, sẽ đi lên trên và chui vào bàng quang, hình thành xuất tinh ngược chiều, lâu dần hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến vô sinh.

Không 'xuất' được nữa: Nếu thường xuyên nín nhịn không chịu 'xuất binh', sẽ xuất hiện những phản ứng sinh lý, chức năng vỏ đại não rối loạn, chức năng phóng tinh bị ức chế, lâu dần sẽ mắc bệnh không còn khả năng 'xuất'.

Viêm tinh hoàn: Nếu bị ép 'ngưng chiến', không xuất tinh, tốc độ phục hồi máu ở cơ quan sinh dục bị chậm rõ rệt, tinh hoàn trong trạng thái xung huyết kéo dài, các mao mạch ở vách bên trong tinh hoàn bị rách, dẫn đến viêm tinh hoàn.

Dễ ung thư tiền liệt tuyến: Nếu bị ép phải ngưng lại, tiền liệt tuyến sẽ trong trạng thái xung huyết kéo dài, dẫn đến viêm tuyến tiền liệt và ung thư.

Có thể liệt dương: Khi đang 'ngon trớn', hoạt động thần kinh trung khu tình dục trong vỏ đại não và cơ quan sinh dục vẫn trong trạng thái hưng phấn, xung huyết, tình cảm vẫn đang căng thẳng, hưng phấn, khát vọng tình dục vẫn chưa được đáp ứng, như vậy sẽ tăng gánh nặng cho hệ thống thần kinh và cơ quan sinh dục, kết quả dẫn đến liệt dương.

Suy nhược thần kinh: Các tài liệu nghiên cứu đã cho thấy lo lắng xuất tinh sẽ có hại cho sức khỏe. Dùng cách kìm nén khiến đại vỏ não trong trạng thái căng thẳng, lo âu thần kinh luôn bị ức chế, tạo ra sức ép về tâm lý. Lâu dần thành suy nhược, mất ngủ, hay quên, đau đầu, chóng mặt và hoa mắt.  

Phạm Thanh (Theo Dantri)

Đông y chữa bệnh không phóng tinh

Không phóng tinh là hiện tượng tinh trùng không thể xuất ngay cả khi ở ngoài hay trong âm đạo. Người mắc bệnh không đạt được cực khoái khi tiến hành giao hợp, mặc dù dương vật vẫn duy trì sự cương cứng cần thiết.


Đây là một trở ngại về chức năng tình dục của nam giới. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu có những nguyên nhân sau:

- Do sự tác động của nhân tố thần kinh:

Đây là nguyên nhân cơ bản nhất gây ra hiện tượng không phóng tinh. Người mắc bệnh phần nhiều là thiếu kiến thức về tình dục, đồng thời có người trạng thái tâm lý quá căng thẳng khi giao hợp. Những tác động đó gây nên sự ức chế giữa vỏ đại não đối với trung tâm phản xạ, từ đó mà xuất hiện hiện tượng mất cực khoái tình dục và không thể phóng tinh.

- Do áp dụng không đúng phương pháp giao hợp:

Thực tế có một số cặp vợ chồng thực hiện hành vi giao hợp đã không cọ sát hoặc mức độ cọ sát bộ phận sinh dục khi giao hợp không đủ kích thích để gây được hưng phấn mạnh mẽ, dẫn đến hiện tượng không phóng tinh vì chưa đạt được cực khoái.

- Do mệt mỏi quá độ:

Cơ thể mệt mỏi quá mức sẽ làm cho “tỳ thận chí khí” bị tổn thương ở mức độ khác nhau, gây ra hiện tượng “mất sức phong tinh”. Hoặc cũng có trường hợp cá biệt, việc thủ dâm thái quá làm cho thận khí bị kém, ảnh hưởng đến trung tâm phóng tinh tuỷ sống, không thể phóng tinh được.

- Do ảnh hưởng của bệnh tật toàn thân:

Khi cơ thể mắc một số bệnh như: Chức năng tuyến giáp trạng tăng mạnh đột ngột, dịch keo bị thuỷ hoà loãng, chức năng thuỳ thể thấp kém hoặc đột biến giải phẫu của cơ quan sinh dục…cũng có thể gây ra hiện tượng không phóng tinh.

- Do ảnh hưởng khi dùng thuốc:

Thuốc hạ huyết áp, resecpin, thuốc tê, thuốc mê, thuốc ngủ nhưng sau khi dùng các loại thuốc trên lại không thể xuất tinh.

Theo y học cổ truyền thì tất cả các nguyên nhân gây ra hiện tượng không phóng tinh đều quy về yếu tố tâm lý và tình trạng sức khoẻ của người nam giới. Vì vậy khi điều trị cần dựa trên những cơ sở đó là trị liệu cho phù hợp.

- Nếu không phóng tinh do tác động của yếu tố tâm lý thì cách điều trị tốt nhất là phải giải quyết trạng thái tư tưởng căng thẳng. Người vợ có thể chủ động giúp chồng bằng tất cả sự nhiệt tình, kiên nhẫn không trách cứ, buồn rầu, hay bực mình, hằn học, đặc biệt người vợ phải tiến hành mọi biện pháp kích thích hưng phấn cao độ cho người chồng khi giao hợp.

Chỉ cần một vài lần có thể phóng tinh được thì người chồng sẽ giải toả được tâm lý căng thẳng, tiến hành giao hợp và xuất tinh bình thường.

Theo y học cổ truyền, bệnh không phóng tinh có các thể bệnh khác nhau. Căn cứ vào thể bệnh mà dùng các bài thuốc thích hợp như dưới đây:

Thể âm hư hoả vượng:

Chứng trạng: Dương vật cương mà không xuất tinh, làm cho người bứt rứt không yên, đêm ngủ không ngon giấc, miệng khát muốn uống nước, tiểu tiện vàng, đại tiện bí, lưỡi đỏ ít rêu.

Phép điều trị: Tư âm giáng hoả

Bài thuốc:

Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g, Thục địa 15g, Sơn thù nhục 6g, Trạch tả 12g, Đan bì 12g, Phục linh 15g, Thỏ ty tử 15g, Hoàng tinh 15g, Ngô công phấn 1,5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thể mệnh môn hoả suy:

Chứng trạng: Khi giao hợp không xuất tinh, nhu cầu tình dục giảm, lưng gối mềm yếu, chân tay không ấm, tiểu tiện trong, đại tiện phân nát, lưỡi nhạt rêu trắng.

Phép điều trị: Ôn thận tráng dương.

Bài thuốc:

Chế phụ tử 6g, Nhục quế 3g, Thục địa 15g, Sơn dược 12g, Sơn thù nhục 6g, Câu kỷ tử 12g, Thỏ ty tử 15g, Đương quy 12g, Tiên mao 12g, Tiên linh tỳ 12g, Mộc hương 9g, Trần bì 6g, Ngô công phấn 1,5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thể tâm tỳ đều hư:

Chứng trạng: Không xuất tinh, gây nên tim hồi hộp hay quên, mất ngủ mộng mị nhiều, ăn không ngon, sắc mặt không tươi nhuận, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng.

Bài thuốc:

Đẳng sâm 15g, Bạch truật 9g, Hoàng kỳ 15g, Táo nhân 12g, Đương quy 12g, Mộc hương 9g, Sinh khương 3g, Nhục thung dung 12g, Chế hoàng tinh 12g, Viễn chí 6g, Bổ cốt chỉ 15g, Thỏ ty tử 15g, Ngô công phấn 1,5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thể huyết ứ:

Chứng trạng: Giao hợp không xuất tinh, đau tức hai mạng sườn và tinh hoàn, chất lưỡi đỏ tối, hoặc có ban ứ, rêu mỏng, mạch huyền tế sác.

Phép điều trị: Hoạt huyết hoá ứ, lý khí thông lạc.

Bài thuốc:

Đào nhân 12g, Hồng hoa 9g, Đương quy vĩ 12g, Xuyên khung 9g, Sinh địa 12g, Xích thược 12g, Sài hồ 9g, Chỉ xác 9g, Lộ lộ thông 15g, Cát hạch 9g, Cát diệp 9g, Thuỷ điệt 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

(Theo nongnghiep.vn)

Massage tại nhà: Tại sao không?

Khi làm việc căng thẳng mệt mỏi, massage là "phương thuốc" hữu hiệu giúp bạn cảm nhận được cảm giác thư giãn, sảng khoái, tăng khả năng hoạt động và phục hồi sức khỏe.

Massage có cải thiện quá trình ức chế và hưng phấn của chất vỏ đại não, tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh tuần hoàn máu, cải thiện hệ thống tiêu hóa, làm thư giãn gân cốt, tiêu viêm tản ứ, làm giãn nở các mao mạch và tiểu động mạch, điều hòa chức năng bài tiết mồ hôi, tuyến nhờn, làm tăng sự lưu thông máu...

Khi cơ thể mệt mỏi, không có thời gian để đến các điểm trị liệu, bạn có thể tự massage ở nhà vừa thoải mái vừa hiệu quả.

Nhờ đôi tay khéo léo

Massage mặt: Chỉ cần một vài phút massage có thể làm giảm sự căng thẳng của các cơ, làm dịu vết đau và giúp cho da mặt được 'thở'. Bắt đầu từ giữa trán sang hai bên thái dương, xoa đi xoa lại từ trái sang phải và ngược lại trên phần xương lông mày và ra tới phần ngoài của mắt.

Vuốt tay qua lông mày và đi vòng xuống dưới mắt sao cho tạo thành những vòng tròn quanh thái dương. Kiên trì làm như vậy mỗi ngày hai lần vào buổi sáng sớm và tối có tác dụng phòng chữa bệnh đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, giảm trí nhớ  do làm việc đầu óc quá căng thẳng.

Xoa đều đặn hai má theo hướng từ mũi sang tai, theo những vòng tròn, rồi từ má xuống cằm, nhẹ nhàng xoa bóp cằm. Cuối cùng là xoa nhẹ hai tai.

Dùng hai ngón cái và ngón trỏ xoa lấy vành tai, xoa lên phía trên rồi xoa xuống phía dưới và ngược lại. Làm thường xuyên sẽ có tác dụng phòng các bệnh về tai như ù, điếc...

Massage tay: Bắt đầu từ giữa cổ tay. Cổ tay là nơi lưu thông máu nên động tác này sẽ giúp nâng cao hiệu quả thúc đẩy tuần hoàn. Tiếp tục dùng ngón cái ấn nhẹ khoảng cách giữa ngón cái và ngón trỏ. Massage ngón tay bằng cách nắn  bóp và xoay nhẹ lần lượt từng ngón xuôi theo chiều từ trên xuống, khi vuốt tới đầu ngón thì kéo nhẹ ra phía ngoài.

 Chú ý

- Không thực hiện việc massage trên vùng da bị viêm, sưng tấy hoặc đang mắc các bệnh ngoài da.

- Mỗi lần xoa bóp chỉ nên kéo dài trong vòng 15 - 20 phút.

- Nên nhắm mắt để tận hưởng tối đa cảm giác thư giãn trong khi massage.

- Chọn nơi yên tĩnh hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trong khi tiến hành massage sẽ tăng cường hiệu quả.

- Massage trong phòng có nhiệt độ trong khoảng 20 - 250C là tốt nhất.

- Không massage khi đang rối loạn tim mạch, lúc vừa ăn no hay đói quá.

Làm như vậy lần lượt từng ngón. Sau đó, dùng ngón cái miết xoay tròn ở những vùng dày trong lòng bàn tay và ấn mạnh vào vùng trũng trong lòng bàn tay. 

Massage chân: Bàn chân là nơi tập trung khá nhiều huyệt đạo và hơn nữa, nó phải chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể. Vì thế, một vài động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp đôi chân giải tỏa bớt áp lực, hoạt huyết, giảm phong thấp, nhức mỏi.

Cách massage chân khá đơn giản. Trước tiên massage ở lòng,  má ngoài và mu bàn chân. Tiếp đó thực hiện động tác ấn, xoa quanh mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Vuốt dài từ mắt cá chân xuôi xuống các ngón chân (hơi mạnh tay sẽ hiệu quả hơn). Sau cùng, vuốt nhẹ gót chân, lòng bàn chân và massage các ngón chân (tương tự như cách massage các ngón tay). 

Hỗ trợ của máy massage

Nếu hỏi chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng máy massage để có hướng dẫn cụ thể thích hợp theo thể trạng của từng người.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện các thiết bị massage với nhiều chủng loại như gối massage, máy massage chân, bồn massage, máy rung cơ, ghế massage... xuất xứ từ các nước khác nhau.

Trong đó, nhiều loại máy có tính năng tiện ích hiện đại, có thể chữa bệnh như massage làm giảm đau, giảm viêm, an thần, phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc do điều hòa được thần kinh và thể dịch, lưu thông máu, tăng cường trao đổi các chất dinh dưỡng và chuyển hóa của cơ thể.

Ví dụ, nhiều loại máy massage cầm tay có thiết kế gọn nhẹ và nhiều tính năng. Người sử dụng có thể thực hiện động tác massage cho những vị trí nhức mỏi.

Chức năng hoạt động rung kết hợp búa đập bằng các chức năng như đầu nhọn bấm huyệt, đầu gai dùng toàn thân hoặc mút mềm dùng cho mặt tạo cảm giác tê lên vùng da tiếp xúc.

Với chức năng đèn lồng ngoại giúp diệt khuẩn cho vùng da mặt hoặc sưởi ấm cho lòng bàn tay, bàn chân. Hoặc máy massage cầm tay có thiết kế hình cong giúp thực hiện những động tác massage ở những vị trí nhức mỏi như vòng qua vai, lưng hoặc các cơ bắp trên cơ thể.

Tuy nhiên, phải chọn hàng có chất lượng và tìm hiểu cách sử dụng, nếu không, người sử dụng sẽ có nguy cơ bị giập cơ hay biến chứng có hại cho sức  khỏe.

 Chú ý

- Mỗi lần massage khoảng từ 10 - 15 phút. Không nên massage liên tục quá 30 phút mỗi lần và quá 2 lần mỗi ngày.

- Không sử dụng thiết bị trực tiếp lên xương, các khớp xương, đầu, phía trước cổ hay vùng sinh dục.

- Nếu bạn cảm thấy đau hoặc không thoải mái trong khi massage thì phải dừng lại ngay và hỏi ý kiến các bác sĩ hoặc chuyên gia.

- Không dùng máy nếu bạn đang mang thai, bị bệnh tim, bệnh lý nội khoa như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh gout... hoặc bị viêm  cơ, trật khớp, thấp khớp, viêm nhiễm, có vết thương ngoài da, bong gân, đau lưng...

(Theo Tintuconline)

 

Những điều cần biết khi uống chè

Từ lâu, uống chè đã trở thành thú ẩm thực thanh tao, nhưng còn nhiều người chưa nắm rõ một số điểm cần lưu ý khi dùng nước chè.
Tác dụng phòng chữa bệnh của chè

Người Nhật coi uống trà (chè) là một phương thức chữa bệnh. Trong chè tươi có chứa nhiều cafein, theophylin, tanin, vitamin C, và còn chứa Rutoside có tác dụng tốt hơn cả vitamin E. Chè có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, làm cho tinh thần sảng khoái, trí óc sáng suốt. Chất cafein trong chè có tác dụng lợi tiểu kích thích hô hấp. Một tác dụng đặc biệt nữa của chè là giúp lưu thông máu tốt, có ích cho những người xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não...

Uống chè có tác dụng làm giảm các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi, ung thư vòm họng. Trong chè chứa một số chất chống ôxy hóa cần thiết có thể chống ung thư. Chè xanh có thể phòng chống được ung thư da - nếu uống 4 chén chè xanh mỗi ngày thì có thể ngăn ngừa được ung thư da và nó cũng có hiệu lực tương tự nếu được đưa vào kem bảo vệ da. Vì thế mà Hải Thượng Lãn Ông đã chỉ ra rằng:

'Chè xanh giải nhiệt sinh tân, hóa đàm,
Giải độc lợi tiểu, tiêu  cơ,
Váng đầu, chóng mặt lại càng được than.
Uống vừa khoan khoái thần minh... '

Những điều cần tránh

Nếu uống chè quá đậm sẽ làm cho tâm thất co thắt quá mạnh, dẫn đến nhịp tim nhanh gây các hiện tượng như: tức ngực, hồi hộp, hơi thở ngắn. Uống trà đậm thời gian dài, còn có thể ảnh hưởng đến việc dạ dày và ruột hấp thu chất sắt có trong thức ăn gây nên chứng thiếu máu hoặc thiếu vitamin B. Nhưng nếu uống quá nhạt cũng sẽ không ngon. Uống chè nóng có thể phát huy đầy đủ công hiệu của nó, hương thơm có trong chè chỉ có thể phát huy khi nhiệt độ nước tương đối cao. Vì thế uống chè nóng có ích hơn uống chè lạnh, nhưng nước quá nóng dễ phá hoại thành phần có ích chứa trong chè. Vì vậy, uống chè theo cách pha hãm trong ấm, nóng tương đối là thích hợp hơn cả.

Lúc đói không nên uống chè vì nó sẽ trung hòa dịch tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thu tiêu hóa thức ăn; sau khi ăn no cũng không nên uống chè ngay, vì chất tanin có trong chè có thể cùng với protein, chất sắt trong thức ăn kết tủa lại, ảnh hưởng đến sự hấp thu của cơ thể; người bị bệnh động mạch vành không nên uống chè trước khi đi ngủ vì cafein ở trong chè có tác dụng hưng phấn vỏ đại não; không dùng nước chè để uống thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Ngoài ra, về khía cạnh y học cổ truyền, không uống nước chè vào lúc sáng sớm khi chưa ăn gì, vì có thể làm tổn thương thận khí. Chè có tính hàn (lạnh), nếu uống lạnh sẽ gây tích đờm, nên uống nóng, uống ít. Uống nhiều làm giáng khí, thương khí, thương tinh, mất ngủ. Người cao tuổi nếu khí huyết hư nhược, uống nhiều nước chè có thể làm tỳ vị hư nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi hãm chè nên cho vài lát gừng tươi.