Lưu trữ cho từ khóa: virut

Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ qua 3 giai đoạn

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, bệnh đặc biệt dễ lây lan và khả năng tạo thành dịch cao vào mùa hè và mùa thu. Bệnh đau mắt đỏ thường có nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc có thể do phản ứng của dị ứng. Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ qua 3 giai đoạn:

dau-hieu-cua-benh-dau-mat-do-qua-3-giai-doan

Các dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ qua 3 giai đoạn

1- Giai  đoạn báo trước:

Người bệnh có một số dấu hiệu như: toàn thân sốt nhẹ, sợ ánh sáng, đau họng và nổi hạch trước tai dẫn đến người bệnh bị đau mỗi khi nuốt nước bọt.

2- Giai đoạn phát bệnh:

Giai đoạn này diễn ra trong khoảng từ 5- 7 ngày. Người bệnh có biểu hiện đầu tiên đó là đỏ một hoặc hai mắt, tuy nhiên thường thì cho dù lúc đầu đỏ một mắt thì cũng sẽ dễ dàng lây sang mắt lành. Bệnh có thể không cân xứng, có 1 mắt bị nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh còn có các dấu hiệu như: mắt ra gỉ nhiều, chảy nước mắt, cảm giác cộm rát, vướng mắt  như có sạn trong mắt, mi mắt sưng nhẹ hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Vì thế, nếu trẻ em bị đau mắt đỏ, các mẹ nên tránh để trẻ dụi mắt khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và dễ có biến chứng. Mặc dù có các dấu hiệu trên nhưng bệnh đau mắt đỏ lại không gây giảm thị lực.

dau-hieu-cua-benh-dau-mat-do-qua-3-giai-doan

3- Giai đoạn lui giảm và phục hồi:

Giai đoạn này thường là 3- 5 ngày. Các dấu hiệu đỏ mắt, sưng đau mắt, ra nhiều gỉ mắt, chảy nước mắt đều từ từ giảm dần và khôi phục lại trạng thái ban đầu.

Theo Suckhoe9.com

Anh: Ca tử vong đầu tiên do virút giống SARS

Giới chức y tế Anh ngày 19/2 xác nhận nước này vừa có ca tử vong đầu tiên do nhiễm virút mới có thể gây chết người tương tự virút SARS.

Bệnh nhân là người Anh, 39 tuổi,bị lây bệnh từ người cha vừa đi Trung Đông và Pakistan về. Một thành viên khác trong gia đình này cũng đã bị lây bệnh.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth ở Birmingham cho BBC biết họ đang làm việc với Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh để kiểm tra những người khác xem còn có ai nhiễm virút hay không. Trong khi đó theo Mirror News, hơn 100 người đang được xét nghiệm virút trên.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới đã có 12 người nhiễm virút giống virút gây SARS, 6 người trong số này đã tử vong.

Theo BBC, dù virút có dấu hiệu lây từ người sang người, các chuyên gia y tế nói mối đe dọa của nó lên cộng đồng lànhỏ.

Cũng giống virút gây SARS, virút mới có thể gây viêm hô hấp cấp nhưng khác là có thể gây suy thận. Hiện các nhà khoa học chưa xác định được nguồn gốc virút này cũng như khả năng lây lan của nó, nhưng giả thiết đang được nhiều người đồng ý nó có nguồn gốc từ động vật và có quan hệ gần gũi với một virút ở loài dơi.

Đại dịch SARS bùng phát năm 2003 giết chết 800 người trên thế giới, đa số ở châu Á.

(Theo Tuổi trẻ)

Cảnh báo viêm đường tiêu hóa do vi rút

Những tháng cuối năm luôn là ngưỡng của chứng bệnh viêm nhiễm này. Trên thế giới, những cảnh báo và biện pháp phòng chống bệnh đang diễn ra.

Triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy cấp kèm theo nôn ói và sốt nhẹ. Bệnh do vi rút, ký sinh trùng hay vi khuẩn gây ra và có mức độ lây nhiễm cao. Nó có thể trực tiếp lây sang người khác; gián tiếp qua trung gian nước uống hoặc thức ăn bị nhiễm. Để ngăn ngừa, các bác sĩ khuyên nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi thay tã lót cho em bé, trước - sau các bữa ăn và cả trong khi chuẩn bị thức ăn, chuyển từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. Cũng không nên mớm cơm cho bé trong khi ăn; uống cùng chai hoặc ly nước với người khác.


Giữ vệ sinh đôi tay là một cách bảo vệ đường tiêu hóa  - Ảnh: Shutterstock

Viêm đường tiêu hóa do vi rút thường bộc phát nhanh, song người bệnh có thể khỏe lại sau vài ba ngày nghỉ ngơi, với chế độ ăn thích hợp. Người lớn không bắt buộc phải đến bác sĩ nếu có thể tự kiểm soát việc bù nước đúng mực với nước đường - muối, canh hầm không chất béo, trà thảo dược. Ngược lại, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhạy cảm với vi rút hơn, khi có triệu chứng nên được nhanh chóng đưa đến bác sĩ nhằm tránh trường hợp mất nước trầm trọng.

Đối với các bé bú sữa mẹ thì không nên cắt ngang cữ bú của bé mà cần kèm theo đó là những cữ bù nước, đường và muối với định lượng nhất định, giữa các bữa ăn. Những người cao tuổi, có hệ miễn dịch suy yếu, cần quan tâm nhiều hơn khi có dịch bệnh về tiêu hóa.

(Theo Thanhnien)