Lưu trữ cho từ khóa: virus cúm

Cách phòng chống Virus cúm A/H7N9

Rửa tay thật sạch, tránh tiếp xúc với gia cầm chết, nấu thật kỹ thịt gia cầm khi chế biến thức ăn là những nguyên tắc hàng đầu giúp mọi người phòng ngừa cúm A/H7N9.

Virus cúm A/H7 là 'đại gia đình virus cúm' gồm nhiều thành viên nhưng thường chỉ gây bệnh ở các loại gia cầm. Các thành viên khác trong "gia đình" này là H7N2, H7N3 và H7N7 từng lây nhiễm sang người, nhưng H7N9 thì thế giới mới ghi nhận đầu tiên từ những ca ở Trung Quốc.

Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa tìm ra lời đáp chính xác cho câu hỏi tại sao H7N9 từ gia cầm lại có thể lây cho người. Tuy nhiên, kết quả phân tích gene cho thấy virus này có những biến đổi để có thể phát triển trên các động vật có vú bao gồm cả con người. Cụ thể, virus H7N9 có khả năng bám dính vào được các tế bào của động vật có vú và có khả năng phát triển được trong môi trường nhiệt độ cơ thể bình thường của động vật có vú, vốn thấp hơn so với các loài gia cầm.

Một số trường hợp bị bệnh tại Trung quốc được xác định đã tiếp xúc với động vật trước đó. Virus đã được tìm thấy trong phân của chim bồ câu trong chợ chim ở Thượng Hải. Hiện tại Tổ chức y tế thế giới vẫn đang tiến hành nghiên cứu khả năng lây truyền từ động vật sang người cũng như là khả năng lây truyền từ người sang người của dòng virus cúm A/H7N9.

cach-phong-chong-virus-cum-ah7n9

Cách phòng bệnh

Rửa tay là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu. Rửa tay trước, trong, và sau khi chuẩn bị thức ăn; trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi tiếp xúc, giết mổ, dọn dẹp chất thải động vật. Cuối cùng là rửa tay khi chăm sóc người bệnh hoăc khi có người trong nhà bị bệnh.

Cần rửa tay bằng xà bông và dưới vòi nước chảy khi thấy tay bị dính bẩn. Nếu không thấy tay bị dính bẩn, rửa tay bằng xà phòng với nước hoặc sử dụng một chất rửa tay có pha cồn.

Vệ sinh hô hấp cũng là điều cần chú ý. Khi ho hoặc hắt hơi, cần che miệng và mũi bằng khẩu trang y tế, hoặc khăn giấy hoặc dùng tay che lại. Vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác đậy kín. Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp.

Virus cúm A/H7N9 không lây truyền qua thực phẩm được nấu chín vì virus cúm sẽ bị tiêu diệt trên 70 độ C, do đó có thể ăn thịt lợn hay thịt gia cầm đã được nấu chín hoàn toàn. Không nên ăn thịt tái, huyết động vật hay tiết canh. Tránh ăn thịt động vật bị bệnh và động vật đã chết vì bệnh.

Hiện chưa có văcxin để phòng ngừa cúm A/H7N9, tuy nhiên, các nhà khoa học đã phân lập được virus từ các trường hợp mắc bệnh ban đầu. Tổ chức y tế thế giới cũng đang cùng các đối tác phân lập ra những chủng virus cúm A/H7N9 hiện có nhằm tìm phương cách hữu hiệu điều chế văcxin.

Về cách điều trị, theo Tổ chức y tế thế giới, qua thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, virus cúm A/H7N9 rất nhạy với các loại thuốc chống cúm (oseltamivir và zanamivir) từng được dùng trong điều trị cúm A/H1N1 và H5N1. Theo Bộ Y Tế Việt Nam, phác đồ điều trị hiện tại vẫn là hỗ trợ và hồi sức hô hấp cùng với sử dụng sớm thuốc chống virus cúm nêu trên.

Ths.BS Trần Ngọc Lưu Phương

(Theo VnExpress)

Chất béo có trong dầu cá có thể ngăn chặn vi rút cúm

Các nhà khoa học tại Nhật phát hiện một loại chất béo có trong dầu cá có thể ngăn chặn vi rút cúm sinh sản, theo Daily Mail.

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm gây ra, lây lan nhanh khi người bệnh hắt hơi và ho.

Vi rút cúm làm người bệnh sốt cao, nhức đầu, đau nhức toàn thân, mệt mỏi và đau họng. Vi rút cúm cũng có thể gây bệnh viêm phổi nguy hiểm đến tính mạng.

cahoi
Cá hồi có chứa nhiều omega-3.

Hiện tại đã có thuốc chích ngừa cúm nhưng do vi rút biến đổi liên tục, các chủng mới liên tục xuất hiện nên thuốc ngừa cúm hiện tại chỉ có tác dụng bảo vệ khoảng 60%. Các thuốc kháng vi rút thì không hiệu quả khi chích cho người đã bị nhiễm bệnh được ít nhất hai ngày.

Nhà khoa học Yumiko Imai tại Trường đại học Akita (Nhật Bản) và các đồng nghiệp nghiên cứu để tìm ra loại thuốc hữu hiệu chống lại bệnh cúm. Họ nghiên cứu chất béo PD1 ở tế bào phổi người đã nhiễm nhiều chủng vi rút cúm. Đây là chất béo tự nhiên có trong axit béo omega-3 ở dầu cá.

Nhóm nghiên cứu phát hiện PD1 có thể ngăn vi rút sinh sản, bao gồm cả vi rút cúm gia cầm H5N1.

Các cuộc thử nghiệm khác ở chuột nhiễm cúm cũng cho thấy khi dùng PD1 kết hợp với các thuốc kháng vi rút khác thì có thể làm tăng tỉ lệ sống sót.

Kết quả cũng tương tự ngay cả khi đối tượng đã nhiễm bệnh được 2 ngày.

Kết quả nghiên cứu hứa hẹn khả năng phát triển được loại thuốc chống lại vi rút cúm hữu hiệu hơn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell.

(Theo TNO)

Phân biệt cảm cúm nặng, nhẹ để biết cách phòng tránh

Khi trời bắt đầu trở lạnh cũng chính là lúc các virus cảm cúm có cơ hội phát triển. Không có ít người vẫn chỉ nghĩ cảm cúm là một bệnh xoàng, chỉ cần dùng vài viên thuốc trị cảm là giải quyết xong vấn đề. Song, sự thật về cảm cúm không đơn giản như thế.

Một trong những nội dung tập huấn quan trọng của chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng “Bác sĩ tại gia” là phân biệt cảm cúng nặng và nhẹ, vì nó có những triệu chứng tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Chương trình đã lần lượt diễn ra tại 13 tỉnh thành phố trong cả nước.

Theo các chuyên gia tư vấn của chương trình, nếu cảm nhẹ (hay còn gọi là cảm lạnh), cơ thể sẽ có 3 triệu chứng thường gặp nhất là: hắt hơi, sổ mũi (hoặc nghẹt mũi), đau đầu và có thể kèm sốt nhẹ hoặc nhức mình mẩy… Nguyên nhân gây ra cảm nhẹ là do cơ thể có sức đề kháng kém nên sẽ dễ bị nhiễm các siêu vi trùng có trong không khí trong mùa cảm cúm. Bạn cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh và rửa tay đúng cách để tránh bị lây nhiễm.

(Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Panadol Extra)

Trong khi đó, người bị cảm nặng (cảm cúm) sẽ có 6 triệu chứng thường gặp nhất là: sốt cao kèm đau nhức mệt mỏi toàn thân, ho, đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do virus cúm truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, hơi thở, nước mũi. Khi xác định bị cảm cúm nặng, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.

Lý do cần phải lưu ý 2 loại cảm nhẹ và nặng là vì thuốc cảm là thuốc không kê toa nên đang có tình trạng: người muốn mua cứ mua, người bán cứ bán. Cả 2 đối tượng đều bỏ qua giai đoạn tìm hiểu và gọi tên bệnh cho đúng để dùng đúng thuốc và điều trị cho hiệu quả. Nếu người cảm nhẹ mà dùng các loại thuốc trị cảm liều mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng ngà ngật, buồn ngủ thiếu tỉnh táo ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hằng ngày. Ngược lại, người bị cảm nặng nhưng lại dùng thuốc điều trị cảm nhẹ sẽ không dứt được bệnh làm cho bệnh kéo dài lâu ngày dễ dẫn đến bội nhiễm, thậm chí viêm phổi rất nguy hiểm.

“Bác sỹ tại gia” là chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Hội liên hiệp Phụ nữ ViệtNamkhởi xướng và được tài trợ bởi công ty GlaxoSmithKline – nhãn hàng Thuốc Panadol cảm cúm Extra.

Nội dung lớp tập huấn nêu ra thông điệp rất đơn giản giữa cảm nhẹ và cảm nặng khi dùng các con số 3, 6 để phân biệt triệu chứng cảm cúm nhẹ và cảm cúm nặng. Thông điệp khẳng định dùng thuốc 3 thành phần trị cảm nhẹ và 6 thành phần  trị cảm nặng. Việc này cũng giúp ích cho các chị em xử lý bệnh cảm ngay tại nhà trước khi phải đến các cơ sở y tế tuyến trên.

 

Vật nuôi cũng bị người lây virus cúm

Các nhà khoa học tại Mỹ nhận thấy vật nuôi như chó mèo có thể bị chủ lây bệnh cảm cúm, theo trang tin myhealthnewsdaily.

Giáo sư Christiane Loehr và các đồng nghiệp tại Trường Thú y, thuộc Trường đại học bang Oregon (Mỹ) tiến hành nghiên cứu tìm hiểu mức độ nhiễm bệnh cảm cúm ở chó, mèo.

Các số liệu y tế cho thấy mèo đã bị nhiễmvirus cúm từ những năm 1970 và chó thì từ năm 2000.

Họ thu thập mẫu máu của mèo trên khắp nước Mỹ, và nhận thấy mèo có thể bị lây virus cảm cúm nhưng không thể xác định được mức độ thường xuyên của việc nhiễm bệnh.

Các nhà nghiên cứu cũng không thể xác định được đâu là nguồn lây bệnh chủ yếu vì mèo có thể bị lây bệnh từ người, các con mèo khác hay các động vật khác.

Tuy vậy, khi người truyền bệnh cảm cúm cho vật nuôi thì điều đáng lo ngại là sự tiến hóa của virus gây bệnh.

Tiếp xúc với vật nuôi khi đang cảm cúm có thể khiến căn bệnh lây lan. Ảnh: Shutterstock

Viruscó khả năng thay đổi mã gien để trở nên độc hại hơn và nguy hiểm hơn đối với con người.

Tất cả virusđều có thể đột biến, đặc biệt là viruscúm vì chúng có thể biến đổi những đoạn dài ADN (phân tử mang thông tin di truyền mã hóa) một cách dễ dàng, theo Giáo sư Loehr.

Các nhà khoa học đã phát hiện 13 trường hợp chó mèo bị lây cúm H1N1 từ người, tính từ năm 2009.

Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chưa xác định liệu chó mèo có thể truyền virus cúm cho người hay không.

Vật nuôi khi bị cúm sẽ có triệu chứng giống như ở người, bao gồm hô hấp khó khăn, chảy nước mắt, nước mũi và mệt mỏi.

Để tránh lây bệnh cho vật nuôi, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với vật nuôi khi đang nhiễm bệnh.

(Theo Thanh niên)