Lưu trữ cho từ khóa: viêm tai giữa cấp

Biến chứng của viêm tai giữa cấp hoại tử là gì?

Viêm tai giữa cấp hoại tử thường có nguyên nhân do các nhiễm khuẩn lây đường hô hấp như sởi, cúm, bạch hầu.

Cháu tôi bị sởi đã khỏi sau đó sốt lại, đi ngoài và đau tai, đi khám được kết luận: Viêm tai giữa cấp hoại tử. Xin cho biết về bệnh và biến chứng có thể gặp? - Phạm Minh Thi (Ba Đình, Hà Nội).

bien-chung-cua-viem-tai-giua-cap-hoai-tu-la-gi

Ảnh minh họa.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh

, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư:

Viêm tai giữa cấp hoại tử thường có nguyên nhân do các nhiễm khuẩn lây đường hô hấp như sởi, cúm, bạch hầu. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có cơ thể yếu, sau mỗi đợt nhiễm khuẩn nặng; thể điển hình hay gặp sau bệnh sởi; khi sởi đã bay đi bệnh nhân sốt trở lại; thể trạng mệt mỏi thường có rối loại tiêu hóa; đau tai, đau lan lên thái dương và 1/2 đầu; nghe kém rõ kèm theo có ù tai và chóng mặt; ấn mặt xương chũm thường có phản ứng đau.

Khám tai thường thấy màng nhĩ đục, ướt, có nhiều đám xuất huyết trên màng nhĩ. Nếu đã thủng, màng nhĩ bị thủng rộng, bờ nham nhở, đáy sần sùi đỏ, mủ có mùi thối, có lẫn máu. Bệnh nếu được điều trị tốt có thể khỏi nhưng thường gây sẹo rúm màng tai, tổn thương xương còn làm ảnh hưởng đến chức năng nghe. Biến chứng dễ thành viêm tai xương chũm.

Theo Kienthuc.net.vn

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Giao mùa, thời tiết nóng lạnh thất thường khiến không ít trẻ bị cảm, ho và sổ mũi. Đặc biệt, chuyên gia tai mũi họng cho rằng, đây là thời điểm nhiều trẻ dễ bị viêm tai giữa, một bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa. Trong số đó, chủ yếu là trẻ dưới 6 tuổi.

Theo bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, có hai dạng viêm tai giữa ở trẻ gồm nguyên thủy và thứ phát (hệ quả của viêm đường hô hấp trên).

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa cấp thường là đau tai và sốt. Nếu trẻ lớn sẽ kêu đau trong tai hoặc nghe kém, ù tai; trẻ nhỏ thường kéo tai để làm giảm bớt sự khó chịu. Riêng với trẻ nhũ nhi sẽ hay quấy khóc, vật vã, dụi tai vào ngực mẹ. Bên cạnh đó, trẻ bị viêm tai giữa cấp còn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, ăn kém, nôn, tiêu chảy.


Ảnh: Internet

Viêm amidan và viêm VA  cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa: trẻ bị nhiễm trùng từ bên trong ra (từ khối Amidan và VA), một dạng nhiễm trùng ngược chiều ăn vào tai giữa. Ở mức độ nhẹ thường thấy trẻ nghe kém, chậm nói, tăng tiết dịch bên trong dễ dẫn đến tình trạng điếc âm thầm, nếu bị nặng, bên trong tai trẻ bị làm mủ thì quá trình điều trị lâu dài hơn.

Viêm tai keo cũng là một dạng của viêm tai giữa. Nếu rơi vào tình trạng này, trẻ sẽ được đặt ống lưu thông màng nhĩ để không bị điếc hoặc giúp hạn chế tình trạng không tiếp thu lời nói của người xung quanh.

Phụ huynh cần lưu ý để đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có các dấu hiệu kể trên. Ở thời điểm này, nếu xác định trẻ bị viêm tai giữa cấp, bác sĩ sẽ cho điều trị nội khoa, thời gian điều trị sẽ nhanh hơn.

Trong trường hợp phụ huynh không để ý để đến khi tai trẻ bị chảy mủ thì có thể màng nhĩ của bé đã bị thủng. Nếu không được điều trị đúng hướng, tình trạng nhiễm trùng sẽ lan đến xương chủm dẫn đến viêm tai xương chủm, áp xe vùng đó. Lúc này, bắt buộc phải mổ bỏ áp xe. Lỗ thủng này hầu hết đều không lành nên sẽ tạo ra một đường rãnh, vi trùng dễ đi từ ngoài vào và trẻ thường đau tái đi tái lại.

Cần phòng tránh cho trẻ bằng cách tránh để trẻ bị nhiễm gió lạnh, viêm đường hô hấp trên. Khi trẻ bị viêm xoang, viêm tai giữa cần tránh đi tắm ở hồ bơi - môi trường làm cho bệnh của trẻ nặng hơn.

Meo.vn (Theo PNO)

Hậu quả từ thói quen ngoáy tai

Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch. Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai. Vậy ngoáy tai thường xuyên như thế có tốt không?

Hậu quả khi ngoáy tai nhiều

Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Khoa Cấp cứu Bệnh viện tai mũi họng Trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ngoáy tai bằng que sắt lấy từ một cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tổn thương nặng nề. 

Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.


Ngoáy tai có thể gây thủng màng nhĩ.

Viêm ống tai là hậu quả thường gặp

Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.

Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường. 

Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai

Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong vòng một tuần. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.

Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.

Nếu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.

Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.

Mỗi bộ phận của tai ngoài giữ chức năng riêng
Tai ngoài là bộ phận của tai (cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong). Tai ngoài – đúng như tên gọi của nó, nó nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai. Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da mỏng và lỏng lẻo. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn. Thần kinh chi phối chủ yếu là nhánh tách ra từ dây thần kinh sọ số IX, dây này vừa cảm giác tai, vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, bên cạnh đó khi ngoáy tai, người bệnh cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài làm nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt tùy từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài.

TS. Phạm Bích Đào

Meo.vn (Theo SKĐS)

Ngoáy tai thường xuyên có tốt?

Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch.

Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai. Vậy ngoáy tai thường xuyên như thế có tốt không?

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20110913-102145-1-thung-mang-nhi-vi-tam-bong.jpeg

Ảnh minh họa

Hậu quả khi ngoáy tai nhiều

Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Khoa Cấp cứu Bệnh viện tai mũi họng Trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ngoáy tai bằng que sắt lấy từ một cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tổn thương nặng nề.

Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.

Viêm ống tai là hậu quả thường gặp

Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.

Ngoáy tai thường xuyên có tốt?, Sức khỏe, ngoay tai thuong xuyen, ngoay tai, benh tai, benh o tai, suc khoe,

Ngoáy tai có thể gây thủng màng nhĩ. (Ảnh minh họa)

Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường.

Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai

Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong vòng một tuần. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.

Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.

Nếu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.

Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.

Mỗi bộ phận của tai ngoài giữ chức năng riêng

Tai ngoài là bộ phận của tai (cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong). Tai ngoài – đúng như tên gọi của nó, nó nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai. Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da mỏng và lỏng lẻo. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn.

Thần kinh chi phối chủ yếu là nhánh tách ra từ dây thần kinh sọ số IX, dây này vừa cảm giác tai, vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, bên cạnh đó khi ngoáy tai, người bệnh cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài làm nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt tùy từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài.

Meo.vn (Theo TS. Phạm Bích Đào/SK&ĐS)

Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa

Đau đầu và sốt, 3 ngày sau, chị Phương yếu nửa người rồi hôn mê do xuất huyết não. Sau hơn một tuần điều trị, nguyên nhân mới được xác định do chứng viêm tai giữa.

Người nhà bệnh nhân cho biết, ngày 6/1, thấy đau đầu, chị Phương đến bệnh viện ở quận 7 (TP HCM) khám thì được các bác sĩ nghi do rối loạn tiền đình. Tuy nhiên chỉ 3 ngày sau, bệnh nhân yếu nửa người rồi hôn mê.

Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, kết quả xét nghiệm cho thấy, chị Phương bị xuất huyết não, nguyên nhân do tắc tĩnh mạch ở não. Máu bơm từ động mạch lên não nhưng không thể thoát gây ùn ứ.

Do vùng máu tụ trong não quá lớn, các bác sĩ tiến hành mở hộp sọ và giải phóng máu, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM để thông các khối máu đông gây tắc tĩnh mạch não.

Bệnh nhân đang chờ xuất viện sau 3 tuần điều trị. Ảnh: Thiên Chương

Cuộc phẫu thuật tiến hành thành công, tuy nhiên sau đó bệnh nhân tiếp tục yếu dần. Truy tìm nguyên nhân, cuối cùng, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị viêm màng não, tắc tĩnh mạch não là do chứng viêm tai giữa. Bệnh nhân được mổ lần hai để điều trị chứng viêm tai.

Chiều 15/2, tức hơn 3 tuần sau khi nhập viện, bệnh nhân đã tỉnh táo song do biến chứng của việc tụ máu não nên vẫn còn liệt nửa người.

Theo bác sĩ Phạm Anh Tuấn Phó khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, đây là trường hợp tắc tĩnh mạch não do biến chứng của viêm tai giữa khá hiếm gặp, đồng thời đây cũng là trường hợp được cứu sống hy hữu bởi diễn tiến bệnh quá nhanh.

Bác sĩ Nguyễn Chánh Đức, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cũng khẳng định đây là trường hợp biến chứng viêm tai giữa hiếm gặp. "Thông thường mủ trong tai người bị viêm tai giữa sẽ chảy ra ngoài, còn với bệnh nhân Phương, chứng viêm khiến niêm mạc dày lên bít hết tai giữa khiến mủ bị ứ và đây là nguyên nhân gây biến chứng nội sọ", ông Đức nói.

Cũng theo bác sĩ Đức, tuy ít người bị biến chứng nội sọ, song người bệnh viêm tai giữa không nên chủ quan. Bởi ngoài việc gây điếc, viêm tai giữa còn dễ dẫn đến viêm màng não và những diễn tiến phức tạp sau đó.

"Cách tốt nhất là người mắc bệnh nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn hướng điều trị. Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chi phí cho mỗi ca phẫu thuật viêm tai giữa 5-7 triệu đồng", bác sĩ Đức cho biết.

Viêm tai giữa là tên gọi chung để chỉ tình trạng viêm nhiễm ở bộ phận tai giữa, tức khoảng trống sau màng nhĩ. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ. Bệnh có thể do nguyên nhân tự phát hoặc do sự tác động từ bên ngoài như để tai tiếp xúc với môi trường gây viêm nhiễm.

Triệu chứng biểu hiện thường gặp của bệnh viêm tai giữa cấp là đau tai, chảy dịch. Nếu không điều trị tận gốc, bệnh trở thành mạn tính và có những biến chứng. Ở dạng nhẹ, bệnh nhân có thể bị điếc do thủng màng nhĩ. Ngoài ra bệnh còn có thể gây viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng dễ gây tử vong.

Mùa đông, coi chừng bé dễ bị nhiễm trùng tai

Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em trước tuổi đến trường, đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Nếu trẻ ho, chảy nước mũi và đột nhiên bị sốt khoảng 3-5 ngày sau đó thì bố mẹ cũng nên kiểm tra tai của bé bởi nó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tai. Trẻ có thể sẽ tỏ ra quấy khóc hơn bình thường, khó khăn khi ăn và nuốt như là trẻ đang bị đau đớn.

Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em trước tuổi đến trường, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.   

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa?

Vấn đề bắt đầu ở ống Eustachian, nơi kết nối tai giữa với đường mũi, cổ họng và chuyển vi khuẩn từ đó đến tai giữa, bất cứ khi nào trẻ ngáp hay nuốt. Ống Eustachian hoạt động bình thường sẽ giúp các chất lỏng thoát trở ra. Nhưng nếu ống bị sưng do dị ứng, cảm lạnh, hoặc nhiễm trùng xoang, chất lỏng có thể bị kẹt trong tai giữa.

Khi đó, bất kỳ vi khuẩn hay virus sống trong môi trường tai có chất lỏng ẩm ướt sẽ phát triển mạnh, gây mủ, tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng và viêm thành viêm tai giữa cấp tính. Sốt xuất hiện như một phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Một lý do nữa khiên trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai là ống Eustachian ngắn và nằm ngang. Khi con bạn lớn lên, các ống sẽ dài ra, thẳng hơn nên sẽ giảm khả năng nhiễm trùng tai.  

Điều gì sẽ làm tăng khả năng trẻ bị nhiễm trùng tai?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, bao gồm:

- Trẻ bú nằm dễ gây sặc, sữa chảy vào tai

- Trẻ uống sữa công thức sữa thay vì sữa mẹ nên cơ thể khó chống chọi lại với các vi khuẩn gây hại.

- Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

- Trẻ bị ho và cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng tai hơn



Viêm tai có nghiêm trọng không?

Viêm tai gây đau đớn và ảnh hưởng đến ăn, ngủ, sinh hoạt hàng ngày của bé. Nhiễm trùng tai nặng hoặc không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ của trẻ gây ra sẹo hoặc mất thính lực. Bởi vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bé bị viêm tai giữa, bố mẹ cần cho trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và điều trị tích cực. Bé có thể được tư vấn sử dụng kháng sinh và sau 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

(Theo afamily)

Nhận biết trẻ bị viêm tai giữa

Con tôi 8 tháng tuổi, vừa qua bị viêm tai giữa cấp phải vào viện chọc hút màng nhĩ mới khỏi. Tôi băn khoăn không biết có ảnh hưởng đến sức nghe của cháu sau này  không? Làm thế nào nhận biết trẻ bị viêm tai giữa cấp?

Phạm Thị Phương(Bắc Ninh)

Viêm tai giữa (VTG) là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa. Bệnh VTG cấp có thể diễn tiến dẫn đến nhiều bệnh lý tai giữa khác như VTG thanh dịch, VTG mủ, VTG có biến chứng... Nguyên nhân thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên. Ở trẻ hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Ngoài ra, tình trạng viêm VA phổ biến ở trẻ em cũng dễ dẫn đến bệnh VTG. Hai triệu chứng chính của VTG cấp ở trẻ em là đau tai và sốt. Ở trẻ lớn đã biết nói, thường kêu đau trong tai hoặc bị nặng tai, trẻ bé thường kéo tai để làm giảm bớt sự khó chịu. Ở trẻ nhũ nhi chưa biết nói, thường có biểu hiện quấy khóc, kích thích vật vã, dụi tai vào ngực mẹ, ngoài ra trẻ có rối loạn tiêu hóa, ăn kém, nôn, tiêu chảy. Khám tai bằng đèn soi thấy màng nhĩ phồng, có màu vàng hoặc đỏ hoặc có dịch  đọng. Điều trị VTG cấp bằng các thuốc giảm đau, hạ sốt. Nếu đau vẫn không giảm, phải  chỉ định chọc màng nhĩ như trường hợp bác sĩ đã xử trí  cho con chị. Chỉ định chọc màng nhĩ khi bệnh có dấu hiệu  nhiễm khuẩn huyết, không đáp ứng với điều trị kháng sinh, VTG cấp mưng mủ, màng nhĩ phồng dọa vỡ. VTG nếu điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến sức nghe do vậy chị cứ yên tâm. Vấn đề quan trọng là phòng biến chứng của VTG, nếu thấy trẻ có biểu hiện đau và sốt lại thì phải đi khám ngay. Chú ý giữ vệ sinh mũi họng để phòng VTG.

(Theo suckhoedoisong.vn)

Bệnh thối tai

Thối tai là cách nói dân gian chỉ những trường hợp viêm tai mạn tính có chảy mủ. Nếu mủ có mùi thối, đó là dấu hiệu của loại viêm tai nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Tại sao lại có hiện tượng chảy mủ tai? Bình thường, niêm mạc trong tai giữa được ngăn cách với môi trường bên ngoài bởi màng nhĩ. Khi bị viêm tai kèm theo thủng màng nhĩ, tai giữa sẽ thông trực tiếp với môi trường bên ngoài qua lỗ thủng, niêm mạc tai giữa sẽ rất hay bị viêm nhiễm và tăng xuất tiết, tạo thành dịch chảy ra ngoài cửa tai.

Mủ tai chảy từng đợt hoặc chảy liên tục. Dịch chảy ra có thể màu trắng, lổn nhổn như bã đậu, có thể màu vàng xanh, mùi tanh hôi. Nếu dịch tai có mùi thối thì đó là dấu hiệu của bệnh lý viêm tai có chất cholesteatoma. Đây là một loại viêm tai nguy hiểm vì chất này có khả năng ăn mòn xương, đưa viêm nhiễm từ tai vào não, gây những biến chứng nội sọ như: viêm màng não, viêm tĩnh mạch bên, áp xe não... dẫn tới tử vong.

Những đợt chảy mủ tai, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, rất hay đi kèm với những đợt viêm nhiễm mũi họng. Chảy mủ tai thường kéo theo nghe kém và ù tai ở mức độ khác nhau, tùy thuộc mức độ và tính chất của từng loại viêm tai. Bệnh nhân đau đầu vùng thái dương đỉnh, đau âm ỉ, liên tục, thỉnh thoảng lại có cơn kịch phát khi bệnh viêm tai đã lan vào xương chũm.

Bệnh nhân thường phải làm thuốc tai ở các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng hoặc theo hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc. Nếu dịch chảy ra có mùi thối thì phải đi khám ngay để được phẫu thuật kịp thời, trách các biến chứng.

Viêm tai mạn tính là một bệnh có thể phòng tránh được bằng cách điều trị đúng và kịp thời các chứng viêm tai giữa cấp tính, viêm mũi họng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

ThS Phạm Bích Đào, Sức Khỏe & Đời Sống