Lưu trữ cho từ khóa: viêm phế quản mạn tính

Bệnh viêm phế quản mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn cần đạt được 3 mục tiêu là chống nhiễm khuẩn mới, phục hồi lưu thông không khí, chống nguy cơ suy hô hấp.

Xin hỏi bệnh viêm phế quản mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Nếu được thì dùng biện pháp trị liệu như thế nào?Nguyễn Trà Ly (Hà Nội).

benh-viem-phe-quan-man-tinh-co-the-chua-khoi-hoan-toan-khong

Ảnh minh họa.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh

, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng T.Ư:

Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn cần đạt được 3 mục tiêu là chống nhiễm khuẩn mới, phục hồi lưu thông không khí, chống nguy cơ suy hô hấp. Về điều trị, khi có bội nhiễm, phải dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Ngoài ra, người bệnh phải dùng các thuốc long đờm, thuốc chống co thắt phế quản, vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế, chống viêm bằng nhóm corticoid.

Để phòng bệnh, cần bỏ hút thuốc (nếu có hút thuốc lá), tránh lạnh, tránh bụi, phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng cách súc họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Ngoài ra, nếu có bệnh liên quan đến tai mũi họng, cần điều trị dứt điểm. Nói chung, viêm phế quản mạn tính là bệnh khó điều trị khỏi hẳn. Nếu có bệnh, bạn nên đến khám và điều trị tại chuyên khoa hô hấp để được tư vấn cụ thể.

Theo Kienthuc.net.vn

Bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản mạn tính

Tiết trời mùa thu đông là điều kiện thuận lợi để bệnh lý đường hô hấp phát sinh và tái phát, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi. Để phối hợp với tân dược trong giai đoạn điều trị, để phòng bệnh và chống tái phát, Đông y có khá nhiều phương cách rất đáng lưu tâm xem xét và sử dụng.

Dưới đây xin được giới thiệu một số bài thuốc điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1:

Lá sơn tra (bỏ lông) 70g, xuyên bối mẫu 7g, đường mạch nha 70g, mật ong lượng vừa đủ. Đem lá sơn tra sắc 2 lần lấy nước rồi hòa với bột xuyên bối mẫu, mật ong và đường mạch nha, cô thành cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Công dụng: Tuyên phế, hóa đàm, chỉ khái. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30g với nước ấm.

Bài 2:

Vừng đen 250g, gừng tươi 120g, đường phèn 120g, mật ong 120g. Vừng đen sao chín sấy khô, tán bột rồi trộn với nước cốt gừng, mật ong và đường phèn đập vụn đem hấp chín, đựng trong lọ kín dùng dần. Công dụng: Nhuận phế vị, bổ can thận, chỉ khái bình suyễn. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20g.

bai-thuoc-chua-benh-viem-phe-quan-man-tinh

Vừng đen…

Bài 3:

Củ cải 1.000g, mật ong 100g, nước muối nhạt lượng vừa đủ. Củ cải rửa sạch thái miếng cỡ bằng ngón tay, đem ngâm trong mật ong 1 ngày rồi lấy ra đem sao lửa thật nhỏ trong 30 phút (chú ý đảo liên tục tránh bị cháy), sau đó lại cho thêm mật ong sao đi sao lại vài lần cho đến khi mật ong kết lại là được, đựng trong lọ kín dùng dần. Công dụng: Tiêu trệ tán ứ, bổ trung ích khí. Ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 – 3 miếng, dùng nước muối nhạt chiêu cùng.

Bài 4:

Hạt củ cải trắng 250g, quả lê 250g, ngó sen 250g, quất hồng 120g, đào nhân 120g, mật ong 500g. Các vị thuốc đem sắc kỹ lấy nước, cô đặc thành dạng cao rồi cho mật ong vào đảo đều, bảo quản trong lọ sành dùng dần. Công dụng: Nhuận phế hóa đàm, bổ thận nạp khí, chỉ khái bình suyễn. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 20g.

bai-thuoc-chua-benh-viem-phe-quan-man-tinh

… Củ cải, mật ong… vị thuốc chữa viêm phế quản mạn tính.

Bài 5:

Trứng gà 1 quả, mật ong 35g. Đun sôi mật ong bằng lửa nhỏ, cho thêm một chút nước rồi đập trứng vào nấu chín. Công dụng: Nhuận phế chỉ khái. Ăn mỗi ngày 1 lần.

Bài 6:

Cam thảo 6g, giấm ăn 10g, mật ong 30g. Tất cả cho vào chén, hãm nước sôi uống thay trà. Công dụng: Nhuận phế chỉ khái.

Bài 7:

Nước ép ngó sen, gừng tươi, lê tươi, củ cải, mía tươi, măng tre tươi đem trộn với mật ong rồi hấp cách thủy, uống tùy thích. Công dụng: Sinh tân dưỡng dịch, thanh nhiệt hóa đàm, dùng tốt cho người bị viêm phế quản mạn tính thể đàm nhiệt.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn

Theo Suckhoedoisong.vn

Điều trị viêm phế quản mạn tính

Không ít người bị viêm phế quản mạn tính thường xuyên phải sử dụng các thuốc làm giãn phế quản. Lợi, hại của việc dùng thuốc này ra sao?

Ảnh minh họa

Viêm phế quản mạn tính do các nguyên nhân khác nhau làm phá huỷ biểu mô phế quản, giảm tế bào lông, quá sản các tế bào hình đài, tăng sản và phì đại tuyến nhầy, làm tăng chỉ số của bề dầy tuyến/thành phế quản. Khi đường thở nhỏ tổn thương viêm mạn tính: phì đại cơ trơn, loạn sản tế bào chế nhầy, bong biểu mô gây hẹp lòng đường thở nhỏ và tăng sức cản đường thở.

Biểu hiện của viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục, hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền có kèm theo khó thở mức độ khác nhau có thể từ nhẹ đến nặng (loại trừ các bệnh gây ho khạc mạn tính khác: lao phổi, giãn phế quản…).

Người bị viêm phế quản mạn tính phải sử dụng các thuốc làm giãn phế quản, làm thông thoáng đường thở, tránh khó thở. Các thuốc giãn phế quản thường được dùng để điều trị triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính gồm ba nhóm sau đây:

Thuốc kích thích thụ thể B2 giao cảm làm giãn phế quản gồm hai nhóm: – Các thuốc có tác dụng ngắn: Albuterol, Terbutaline, Fenoterol. Các thuốc nhóm này có đặc điểm xuất hiện tác dụng nhanh (trong vài phút) và thời gian tác dụng kéo dài 4 – 6 giờ nên còn gọi là thuốc cấp cứu. Người bị viêm phế quản mạn tính nên luôn đem theo các thuốc nhóm này bên mình để dùng khi bị khó thở. Nếu phải dùng hơn 12 lần/ngày, tức là bệnh chưa được kiểm soát tốt, hãy lập tức báo cho thầy thuốc. Khi dùng các thuốc này có thể gặp một số tác dụng phụ: nhịp tim nhanh, nhức đầu, run tay thì cũng nên báo cho bác sĩ ngay.

Các thuốc có tác dụng dài: Salmeterol (Serevent), Formoterol (Forandil). Các thuốc nhóm này có thời gian khởi phát tác dụng thường chậm, nhưng tác dụng kéo dài từ 12 -24h nên thường dùng 1- 2 lần/ngày. Thuốc giúp kiểm soát triệu chứng nên được xếp vào nhóm “thuốc phòng ngừa”. Nhóm thuốc này được dùng đều đặn mỗi ngày chứ không phải dùng khi bị khó thở. Khi dùng các thuốc này có thể gặp một số tác dụng phụ: Salmeterol có thể gây nhức đầu (trong vài tuần đầu sử dụng), run tay, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh. Formoterol có các tác dụng phụ là: run tay, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn. Dùng các thuốc nhóm kích thích thụ thể B2 giao cảm cần thận trọng ở những người bị suy mạch vành, tăng huyết áp, cường giáp trạng, cơn hen liên tục, đang điều trị trầm cảm bằng các thuốc ức chế MAO.

Thuốc kháng phó giao cảm có tác dụng giãn cơ trơn và giảm tiết dịch phế quản gồm 2 nhóm: Tác dụng ngắn: Ipratropium (AtroventR), oxitropium. Khởi phát tác dụng trong 5 – 15 phút và thời gian tác dụng kéo dài 4 – 6 giờ, cần dùng nhiều lần trong ngày. Đây không phải là các thuốc cấp cứu. Tác dụng dài: Tiotropium (SpirivaR) chỉ dùng ngày 1 lần. Tác dụng phụ có thể gặp là khô miệng và vị đắng ở miệng. Không được để thuốc dính vào mắt, nên nhắm mắt lại khi hít thuốc vì có thể gây mờ mắt, hoặc làm nặng hơn bệnh tăng nhãn áp (thiên đầu thống) góc đóng.

Theophylin và các dẫn xuất có tác dụng làm giãn phế quản, đồng thời kích thích trung tâm hô hấp ở hành tủy, làm tăng nhịp và biên độ hô hấp. Khi dùng thuốc nhóm này có thể gặp tác dụng phụ: mất ngủ, bồn chồn, đánh trống ngực. Đối với trẻ em, theophylin có thể gây cơn co giật liên tục. Do tác dụng phụ nhiều nên gần đây hạn chế sử dụng thuốc này trên lâm sàng, nhưng do giá thành rẻ nên một số nơi vẫn sử dụng. Nồng độ theophyllin trong máu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (thuốc, thực phẩm, thuốc lá…), nên khi dùng cần phải định lượng thuốc trong máu định kỳ để điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Hiện nay để nâng cao hiệu quả điều trị, các hãng dược phẩm đã bào chế kết hợp thuốc kích thích thụ thể B2 giao cảm với hoặc kháng phó giao cảm hoặc corticoid gồm: Ipratropium kết hợp Albuterol (CombiventR), Ipratropium và Fenoterol (BerodualR); Salmeterol kết hợp Fluticasone (Seretide); Formoterol kết hợp Budesonide (Symbicort).

BS. Nguyễn Trọng

(Theo Daidoanket)