Lưu trữ cho từ khóa: viêm niêm mạc

Trời trở lạnh, đề phòng viêm mũi dị ứng

Tiết trời cuối thu đầu đông và suốt mùa đông với các đợt gió mùa Đông Bắc khô hanh lạnh, lại thêm môi trường ô nhiễm, nhiều khói, bụi là những yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng tăng cao. Không khí khô lạnh còn làm cho niêm mạc mũi bị nứt nẻ, càng dễ bị viêm mũi dị ứng.

Ai dễ bị viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý viêm niêm mạc mũi do các dị ứng nguyên gây ra. Khi bị viêm, niêm mạc mũi này trở nên nhạy cảm, vì vậy rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố dễ gây dị ứng như: bụi, khói, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc, lông thú, nấm mốc, thực phẩm có tính kích thích như hạt tiêu, ớt, không khí lạnh…

Viêm mũi dị ứng gay ngứa mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, mất ngửi.

Do cơ địa của người bệnh và sự tiếp xúc với chất gây dị ứng, có thể gặp các thể bệnh viêm mũi dị ứng sau đây: viêm mũi dị ứng theo mùa, chất gây dị ứng thường gặp là bụi nấm mốc, phấn hoa, không khí lạnh…; Viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp gặp ở những người làm các nghề phải tiếp xúc với các yếu tố như: bụi gỗ, hóa chất, hơi xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hơi nhựa, cao su…

Viêm mũi dị ứng quanh năm gặp ở bệnh nhân mà trong nhà của họ có các chất là dị ứng nguyên như: bụi nhà, lông chó mèo, bụi vải, quần áo, chăn màn, đồ chơi, côn trùng như gián, dĩn, mò, bọ chét... Tuy nhiên, bệnh chỉ xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nói trên, khi không tiếp xúc nữa thì các triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng hết.

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn

Các bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn có điểm chung là… dị ứng; mũi và phế quản thuộc cơ quan hô hấp nên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một nghiên cứu cho thấy: trên 80% người bị suyễn có bị viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát hen suyễn. Nhưng khi điều trị tốt, viêm mũi dị ứng có thể làm giảm cơn suyễn. Viêm mũi dị ứng gây nghẹt mũi, làm cho bệnh nhân mất ngủ và mất ngủ lại dễ bị lên cơn hen.

Điều trị viêm mũi dị ứng thường dùng glucocorticoid xịt mũi để chống viêm, cũng tương tự thuốc điều trị hen suyễn. Do đó khi dùng thuốc loại này có tác dụng cho cả hai bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Vì triệu chứng của hen suyễn thường che lấp triệu chứng viêm mũi dị ứng, nên đối với bệnh nhân bị hen suyễn, cần kiểm tra xem có bị viêm mũi dị ứng không. Mùa lạnh, cả hai bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn đều có thể bùng phát và tăng nặng nên bệnh nhân cần lưu ý đề phòng.

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng

Sau khi tiếp xúc với các dị ứng nguyên nói trên, bạn thấy xuất hiện một số hay nhiều triệu chứng sau đây là đã bị viêm mũi dị ứng: đau họng thường xuyên, khàn giọng ngứa mũi, đôi khi kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng; nhảy mũi, thường là từng tràng dài; chảy nước mũi, nghẹt mũi; mũi mất ngửi; thường phải thở bằng miệng, nhất là lúc ngủ, hay ngáy ngủ, nhức đầu; trẻ em hay bị viêm tai giữa, ho, nhất là lúc nằm ngủ ban đêm.

Những lưu ý trong điều trị và phòng bệnh

Người ta sử dụng nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng hiệu quả nhất là các thuốc xịt glucocorticoid, bởi thuốc làm giảm viêm niêm mạc mũi, nhưng phải xịt đều đặn và lâu dài mới đạt được kết quả tốt nhất. Những người bị viêm mũi dị ứng theo mùa thì không cần phải dùng thuốc liên tục. Còn người đã bị bệnh lâu năm, khi biết sắp có triệu chứng viêm mũi dị ứng nên dùng thuốc xịt khoảng 6 tuần rồi ngưng, thường thuốc xịt đạt được tác dụng sau 2 tuần dùng thuốc. Thuốc kháng histamin dạng uống có thể dùng một hay phối hợp với các thuốc khác, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi...

Bệnh nhân vừa bị viêm mũi dị ứng vừa bị hen suyễn, phải chú ý rằng các thuốc kháng histamin mà dùng kéo dài có thể làm tình trạng hen suyễn nặng thêm. Người bị nghẹt mũi nhiều nên dùng thuốc giảm sung huyết mũi vì rất hiệu quả, nhưng chỉ nên dùng vài ba ngày, người bị tăng huyết áp phải dùng thận trọng. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là biện pháp tốt giúp làm sạch niêm mạc mũi, hạn chế viêm.
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần tránh: hút thuốc và ngồi gần người hút thuốc lá, vì khói thuốc làm cho viêm mũi dị ứng và hen suyễn nặng hơn. Một dị ứng nguyên có thể gây ra cả hen suyễn lẫn viêm mũi dị ứng, nên bệnh nhân cần biết để tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên này.

Bạn nên thường xuyên giặt sạch chăn màn, ga, vỏ gối... Không nên nuôi chó mèo, chim trong nhà, tránh tắm cho thú hoặc tiếp xúc với thú nuôi. Nếu không nuôi thú nữa thì phải làm vệ sinh sạch sẽ tường, sàn nhà, chú ý rằng các chất gây dị ứng từ thú nuôi có thể còn dính trong quần áo và một số bề mặt đồ vật trong nhà một thời gian dài sau khi đã loại bỏ thú nuôi. Bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tránh hít phải khói thuốc, khói xe, nước hoa, mùi hoa quả thực phẩm ôi thiu, xăng dầu, bụi đường..

ThS. PHẠM THANH TÙNG

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Hơn 1 tuần nay, tôi bị chảy nước mũi, lúc đầu màu trắng sau chuyển sang màu vàng, mũi bị nghẹt, đau tức và rất khó chịu. Có phải tôi bị viêm mũi xoang không?

Hỏi: Hơn 1 tuần nay, tôi bị chảy nước mũi, lúc đầu màu trắng sau chuyển sang màu vàng, mũi bị nghẹt, đau tức và rất khó chịu. Có phải tôi bị viêm mũi xoang không? Có thuốc nào điều trị được không?

Trần Đức Chi (Nghệ An)

Trả lời: Theo như thư bác kể có thể bác đã bị viêm xoang mũi cấp tính. Viêm mũi xoang được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, dị ứng… Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm 3 thể là viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài 4 - 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất 8 - 12 tuần bất chấp việc điều trị. Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang cấp tính. Viêm mũi xoang cấp thường gây ra do các tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc virut) với các triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi vàng đục (mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả 2), nghẹt tắc mũi và đau tức, sưng nề vùng mặt.

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính, Sức khỏe, viem mui, viem xoang, viem mui xoang cap tinh, suc khoe, benh viem mui, bao phu nu,
Điều trị viêm mũi xoang cấp tính thường đòi hỏi sử dụng một loại
kháng sinh thích hợp. (Ảnh minh họa)

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính thường đòi hỏi sử dụng một loại kháng sinh thích hợp với đủ liều lượng trong thời gian trung bình là 10-14 ngày. Kháng sinh nên được lựa chọn đầu tiên là amoxicillin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 3 ngày dùng thuốc có thể chuyển sang các kháng sinh có phổ tác dụng rộng hơn như cefuroxime, amoxicillin-clavulanate, clarithromycin hoặc levofloxacin. Các biện pháp điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang cấp là dùng các thuốc co mạch như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ, rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tăng cường bù dịch và nhỏ mũi bằng các dung dịch có chứa corticosteroid như hydrocortisone, dexamethasone để giảm phù nề ở mũi và mở rộng các lỗ xoang.

Bác nên đi khám để được tư vấn và chỉ định cụ thể hơn. Chúc bác mau khỏe!

BS. Nguyễn Hữu
Meo.vn (Theo  SK&ĐS)

Dâu tây giúp giảm tổn thương dạ dày

Ăn dâu tây khi uống rượu có thể giảm thiểu những tác động có hại cho niêm mạc dạ dày.

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu của Ý, Serbia và Tây Ban Nha đã khẳng định tác dụng bảo vệ của dâu tây khi tiến hành thử nghiệm trên chuột. Các nhà khoa học cho chuột thí nghiệm ăn 40 mg chiết xuất dâu tây/kg trọng lượng của chúng trong 10 ngày. Sau đó, chúng được cho uống rượu. Cuối đợt thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phân tích tình trạng bao tử của chuột. Kết quả thu được là những con chuột ăn chiết xuất dâu tây có vết loét nhỏ hơn so với những con chuột khác.

Các nhà khoa học kết luận rằng, dâu tây có khả năng kích hoạt các enzyme của cơ thể và bảo vệ các chất chống oxy hóa. Theo họ, dâu tây có thể là một biện pháp dự phòng hiệu quả đối với các bệnh dạ dày có liên quan tới sự hình thành của các gốc tự do hoặc các dạng thức tích cực khác của oxy. Loại bệnh phổ biến nhất là viêm dạ dày hoặc viêm niêm mạc dạ dày.

Điều phối viên Maurizio Battino của nhóm nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Marche (UNIVPM, Italy) cho biết trong những trường hợp này, mức tiêu thụ của dâu tây trong hoặc sau bệnh lý có thể giúp giảm bớt tổn thương niêm mạc dạ dày. Theo Battino, mục đích của nghiên cứu không phải để giảm thiểu những tác động của việc nghiện rượu mà là đưa ra một cách để phát hiện các phân tử trong màng nhầy dạ dày có khả năng bảo vệ chống lại các tác hại của các tác nhân khác nhau.

Meo.vn (Theo Giadinh)

Viêm mũi lâu ngày gây viêm xoang, viêm tai

Không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng viêm mũi lâu ngày sẽ bị mạn tính, kéo dài và gây nhiều phiền toái và khó chịu.

Thời tiết chuyển mùa, rất nhiều người mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng bệnh thường mạn tính, kéo dài và gây nhiều phiền toái và khó chịu. Vậy làm thế nào để phòng tránh?

Hầu hết người bị viêm mũi dị ứng có những triệu chứng như: ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tiếp…Nếu bệnh đã thành mãn tình, người bệnh có thể bị nghẹt mũi thường xuyên kèm theo ù tai, nhức đầu. Một số trường hợp viêm mũi dị ứng kéo dài còn có hiện tượng loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy.

Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng là do dị nguyên gây bệnh như: phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, lông súc vật, các vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.coli…

Thời tiết chuyển mùa, rất nhiều người mắc bệnh viêm mũi dị ứng.(Ảnh minh họa)

Bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng khiến người bệnh luôn nhức đầu, khó chịu, buồn ngủ, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, có polyp trong mũi…

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng nhưng hiệu quả và an toàn nhất là các thuốc xịt glucocorticoid. Thuốc xịt loại này giúp làm giảm viêm niêm mạc mũi, cần xịt đều đặn và lâu dài để đạt được kết quả tốt nhất. Đặc biệt lưu ý là không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Bởi việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lí phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

Thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí để làm sạch niêm mạc mũi sẽ giúp giảm triệu chứng

Meo.vn (Theo Eva)

Hành ta – Thuốc tự nhiên dễ kiếm

Chất alicine trong hành ta diệt khuẩn rất mạnh nhưng lại dễ mất tác dụng khi nấu. Vì vậy, hành nên là thứ gia vị cuối cùng được cho vào món ăn.


Hành ta có lá dài, củ nhỏ, thường được sử dụng trong nấu ăn như một gia vị quen thuộc. Thế nhưng cây hành ta nhỏ bé còn chứa đựng trong nó nhiều bí mật mà không phải bà nội trợ nào cũng biết.

Hành chứa một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó.

Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.

Hành cũng chứa chất kháng khuẩn fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng

Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ

Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta

Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi

Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6-8 củ, gừng sống 10 g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2-3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

Động thai: Hành ta tươi 60 g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi.

Tăng huyết áp: Hành tây 2-3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước uống thường xuyên. Uống 4-5 lần, huyết áp sẽ hạ.

Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30 g giã nát, trộn với 30 g dầu vừng (dầu mè). Uống ngày 2-3 lần Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.

Các củ hành nhỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát rồi trộn với đường phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê nước ép này để làm dịu đi chứng ho và đau họng.

 

Meo.vn (Theo Benh)

Viêm họng đỏ dùng thuốc gì?

Viêm họng đỏ thực chất là viêm niêm mạc họng cấp tính hoặc viêm amiđan cấp tính hay gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi. Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện riêng biệt, nhưng thường gặp xuất hiện với các bệnh: viêm VA, viêm amiđan, bệnh phát ban, cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, vincent hoặc một số bệnh máu.

Nguyên nhân có thể do virut (cúm, sởi) hay vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng).

Khi bị viêm họng đỏ người bệnh thường có các triệu chứng như: sốt cao 390C- 400C, nhức đầu, đau mình, đau họng, ngạt tắc mũi hoặc chảy nước mũi nhày, ăn ngủ kém...

Bệnh diễn biến trong 3 - 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng nếu có bội nhiễm do liên cầu, tụ cầu, phế cầu dễ dẫn đến các biến chứng như viêm tai, viêm mũi hay viêm phế quản.


Hình ảnh viêm họng đỏ. Ảnh: TL

Để điều trị bệnh viêm họng đỏ có thể dùng các thuốc sau: Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như: paracetamol, aspirin... Cần chú ý đối với những người có tiền sử bị loét dạ dày tá tràng không nên dùng thuốc hạ sốt aspirrin (vì một trong những tác dụng phụ của aspirin là gây viêm loét dạ dày tá tràng). Chống đau họng bằng cách súc họng hàng ngày bằng các dung dịch: nước muối, dung dịch clorat kali 1% hoặc BBM; trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%. Dùng thuốc nhỏ mũi argyron 1% để chống xuất tiết mũi (nếu có) nhưng chỉ dùng tối đa 3 ngày. Có thể điều trị khí dung họng bằng kháng sinh phối hợp với corticoid.  Trường hợp có bội nhiễm hoặc nguyên nhân do vi khuẩn dùng kháng sinh đường uống (toàn thân). Người bệnh cần được nghỉ ngơi, giữ ấm.

Để phòng bệnh không dùng chung khăn mặt, bát đĩa cốc chén với người bệnh. Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng cấp tính. Cắt amiđan khi bị viêm tái phát nhiều lần.

Bác sĩ Nguyễn Bích Ngọc

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Viêm mũi lâu ngày kéo theo viêm xoang, viêm tai

Thời tiết chuyển mùa, rất nhiều người mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng bệnh thường mạn tính, kéo dài.

Vậy làm thế nào để phòng tránh?

Hầu hết người bị viêm mũi dị ứng có những triệu chứng như: ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tiếp…Nếu bệnh đã thành mãn tình, người bệnh có thể bị nghẹt mũi thường xuyên kèm theo ù tai, nhức đầu. Một số trường hợp viêm mũi dị ứng kéo dài còn có hiện tượng loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy.

Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng là do dị nguyên gây bệnh như: phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, lông súc vật, các vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.coli…


Bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng khiến người bệnh luôn nhức đầu, khó chịu, buồn ngủ, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, có polyp trong mũi…

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng nhưng hiệu quả và an toàn nhất là các thuốc xịt glucocorticoid. Thuốc xịt loại này giúp làm giảm viêm niêm mạc mũi, cần xịt đều đặn và lâu dài để đạt được kết quả tốt nhất. Đặc biệt lưu ý là không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Bởi việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lí phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

Thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí để làm sạch niêm mạc mũi sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh.

Meo.vn (Theo Laodong)

Vô sinh thứ phát

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiTheo quan niệm của y học hiện nay, những trường hợp hai vợ chồng chung sống liên tục bên nhau, mong muốn có con, không sử dụng biện pháp tránh thai nào trong một năm trở lên, người vợ không thụ thai thì trường hợp đó gọi là vô sinh. Như vậy vô sinh là những trường hợp không thể có thai chứ không phải chỉ không có con.Về mặt nguyên nhân, nếu vô sinh này do người chồng (tinh trùng yếu, tinh trùng ít, không có tinh trùng...) gọi là vô sinh nam; nếu do người vợ (rối loạn nội tiết, tắc ống dẫn trứng...) gọi là vô sinh nữ; cũng có khi trên một cặp vợ chồng vừa có cả nguyên nhân do chồng, vừa có cả nguyên nhân do vợ. Nhưng cũng có cặp vợ chồng đã được khám và thăm dò đủ hết các xét nghiệm cần thiết vẫn không tìm thấy nguyên nhân nào gây vô sinh ở vợ hay chồng, người ta gọi là 'vô sinh không rõ nguyên nhân'. Một cách phân biệt khác với các loại vô sinh là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh nguyên phát để chỉ những cặp vợ chồng chưa hề có thai một lần nào mặc dầu họ mong muốn có con; còn vô sinh thứ phát là những trường hợp đã từng có thai ít nhất một lần (những lần có thai này có thể bị sảy như trường hợp của chị, có thể đã đẻ con) nay muốn sinh đẻ nữa không thể thụ thai được.

Vô sinh thứ phát thường có nguyên nhân ở phần người vợ. Điều này dễ hiểu vì người chồng đã được chứng minh là có khả năng sinh đẻ khi người này đã thành công trong lần có thai trước đó của người vợ; tất nhiên cũng phải loại trừ những trường hợp ngoại lệ.

Nguyên nhân gây vô sinh thứ phát ở người vợ thường gặp nhất là tình trạng viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục sau lần sảy hoặc đẻ trước đây. Cụ thể là:

Viêm nhiễm đường sinh dục gây tắc hai ống dẫn trứng: Muốn thụ thai, tinh trùng của người chồng phải đi qua tử cung, lên ống dẫn trứng để gặp noãn của người vợ phóng ra và thụ tinh tại 1/3 ngoài của ống dẫn trứng. Từ nơi thụ tinh này, phôi sẽ di chuyển dần vào trong buồng tử cung để phát triển tại đó. Nếu bị viêm nhiễm, tổn thương do vi khuẩn gây ra ở ống dẫn trứng sẽ làm chít hẹp lòng ống và ống này có thể bị tắc hoàn toàn. Khi ấy đường di chuyển của tinh trùng bị cản lại nên noãn có phóng ra cũng không thể có thụ tinh. Noãn và tinh trùng như vợ chồng ngâu, chỉ 'đứng nhìn nhau ở hai đầu cầu Ô Thước'. Nếu ống dẫn trứng không bị tắc hẳn, tinh trùng do khối lượng nhỏ có thể đi qua đoạn bị chít hẹp đó và có thể thụ tinh với noãn nhưng khi noãn thụ tinh thành phôi di chuyển về tử cung sẽ bị ách tắc lại vì khối phôi to không thể đi qua nơi bị chít hẹp đó gây nên tình trạng thai phát triển ngoài tử cung và ống dẫn trứng cứ dãn to dần ra đến một mức nào đó, khối thai nằm trong ống này bị vỡ gây ra tình trạng vỡ chửa ngoài tử cung có thể làm thai phụ tử vong do mất máu nặng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm nhiễm ở tử cung: Khi tử cung bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc phủ bên trong buồng tử cung bị tổn thương không thuận lợi cho việc phôi làm tổ tại đó sau khi được di chuyển vào. Điều này diễn ra trong trường hợp viêm niêm mạc tử cung không được điều trị tích cực từ ban đầu trở nên mạn tính. Nếu lớp niêm mạc này bị tổn hại nhiều hơn làm cho lớp tử cung ít nhiều không còn được niêm mạc bao bọc nên hai mặt tử cung dính vào nhau và khi đó phôi cũng không thể làm tổ trong tử cung bị dính như vậy được nữa.

Ngoài ra các nguyên nhân gây vô sinh nguyên phát như tình trạng rối loạn nội tiết, các bệnh toàn thân ảnh hưởng đến thụ thai... cũng có thể tham gia là nguyên nhân của vô sinh thứ phát nhưng ít gặp hơn.

(Sức khoẻ và Đời sống)

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh

Khí hậu gió mùa của nước ta cùng với môi trường nhiều khói, bụi ô nhiễm hiện nay đã làm cho bệnh viêm mũi dị ứng (VMDƯ) ngày một tăng. Mùa đông giá lạnh và hanh khô khiến cho niêm mạc mũi khô nẻ là yếu tố nguy cơ tăng bệnh.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do dị ứng nguyên gây ra. Do viêm nên lớp niêm mạc này trở nên nhạy cảm bất thường và có thể bị kích ứng bởi các chất dễ gây dị ứng như: không khí lạnh, khói, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc lá, lông thú nuôi, nấm mốc, thực phẩm có tính kích thích như hạt tiêu, ớt…

Các thể bệnh VMDƯ

Tùy theo thể trạng của người bệnh và sự tiếp xúc với chất gây dị ứng, có thể gặp các dạng bệnh viêm mũi dị ứng sau:

- VMDƯ theo mùa dị ứng nguyên gây viêm dị ứng thường là phấn hoa, bụi, nấm mốc, thời tiết. Bệnh nhân dị ứng với phấn hoa này có thể dị ứng với các loại phấn hoa khác.

- VMDƯ do nghề nghiệp vì bệnh nhân phải tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng tại nơi làm việc như bụi công nghiệp, bụi gỗ, lông thú, hóa chất, hơi xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu…

- VMDƯ quanh năm là do dị ứng nguyên có ở trong nhà như: bụi, lông chó mèo, quần áo, chăn màn, đồ chơi, côn trùng trong nhà như gián, dĩn, mò,…

- VMDƯ chỉ xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, thức ăn, bụi, nấm mốc, thời tiết nóng hoặc lạnh đột ngột… Khi hết tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng thì không còn triệu chứng VMDƯ.

Phấn hoa là một tác nhân gây viêm mũi dị ứng.

Ảnh hưởng của VMDƯ với hen suyễn

 

Bệnh VMDƯ và hen suyễn đều là bệnh dị ứng. VMDƯ có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát hen suyễn. Nhưng nếu điều trị tốt VMDƯ có thể làm giảm lên cơn suyễn. VMDƯ gây nghẹt mũi, từ đó làm mất ngủ và mất ngủ lại dễ bị lên cơn hen. Khi điều trị VMDƯ thường dùng glucocorticoid xịt vào mũi để ngăn chặn viêm. Các thuốc glucocorticoid này cũng tương tự với các thuốc xịt glucocorticoid trong điều trị hen suyễn. Vì vậy khi dùng thuốc loại này sẽ có tác dụng cho cả hai bệnh VMDƯ và hen suyễn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng triệu chứng của hen suyễn có thể che lấp triệu chứng VMDƯ, vì thế đối với bệnh nhân bị hen suyễn, cần kiểm tra xem có bị vVMDƯ không. Mùa lạnh, bệnh VMDƯ và bệnh hen suyễn đều có thể bùng phát và tăng nặng nên bệnh nhân cần lưu ý đề phòng.

Dấu hiệu của bệnh VMDƯ

Bệnh nhân bị VMDƯ thường có các dấu hiệu: ngứa mũi, đôi khi kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng. Nhầy mũi, thường thành từng tràng dài liên tục. Chảy nước mũi, nghẹt mũi. Đau họng thường xuyên, khàn giọng. Mũi mất ngửi. Bệnh nhân thường phải thở bằng miệng, nhất là lúc ngủ, thường hay ngáy ngủ, nhức đầu. Ở trẻ em hay bị nhiễm khuẩn tai giữa, ho nhất là lúc nằm ngủ ban đêm.

Chẩn đoán chính xác VMDƯ bằng cách xét nghiệm dịch mũi, hoặc tìm phản ứng dị ứng bằng cách tiêm một số kháng nguyên nghi ngờ vào da bệnh nhân. Tuy không nguy hiểm nhưng VMDƯ gây cho người bệnh nhức đầu, buồn ngủ, khó chịu, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, sức khỏe suy giảm. Để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang…

Chữa trị và phòng bệnh

Có nhiều loại thuốc điều trị VMDƯ, nhưng hiệu quả và an toàn nhất là các thuốc xịt glucocorticoid. Thuốc xịt loại này giúp làm giảm viêm niêm mạc mũi, cần xịt đều đặn và lâu dài để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, những người bị VMDƯ theo mùa, không cần phải dùng thuốc liên tục. Bệnh nhân bị bệnh lâu năm, khi biết sắp có triệu chứng VMDƯ xảy ra, nên dùng thuốc xịt khoảng 6 tuần rồi ngưng, bình thường thuốc xịt đạt được đầy đủ tác dụng sau 2 tuần dùng thuốc. Các thuốc kháng histamin dạng uống có thể được dùng một loại hay phối hợp với các thuốc khác, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa… Đối với những người vừa bị VMDƯ vừa bị hen suyễn, phải chú ý rằng các thuốc kháng histamin mà  dùng kéo dài có thể làm tình trạng hen suyễn nặng thêm. Thuốc giảm sung huyết mũi rất hiệu quả trong những trường hợp bị nghẹt mũi. Nhưng chỉ nên dùng vài ba ngày và thận trọng ở người bị tăng huyết áp. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là biện pháp tốt giúp làm sạch niêm mạc mũi.

Phòng bệnh cần thực hiện nhiều biện pháp như: giặt sạch chăn màn, ga, nệm, vỏ gối… Không nuôi chó mèo, chim trong nhà và tránh tắm cho thú hoặc tiếp xúc với thú nuôi. Sau khi loại bỏ thú nuôi, cần làm vệ sinh sạch sẽ tường, sàn nhà và chú ý rằng các phần tử gây dị ứng từ thú nuôi có thể còn dính trong quần áo và một số bề mặt đồ vật, tồn tại  trong nhà một thời gian dài sau khi đã loại bỏ thú nuôi. Đeo khẩu trang khi ra ngoài. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nghi là gây dị ứng cho bệnh nhân. Không nên hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc.

ThS. Nguyễn Hữu Định

Trẻ nhiều dãi có phải bệnh?

Con tôi 14 tháng tuổi, từ nhỏ miệng cháu lúc nào cũng chảy dãi. Nhưng gần đây nước dãi có mùi hôi. Xin hỏi cháu bị bệnh gì? Làm thế nào để cháu hết chảy dãi?

Bùi Thị Hạnh (Thái Nguyên)

Chảy dãi là hiện tượng thường thấy ở trẻ trong thời kỳ đầu sơ sinh. Tuy nhiên, sự chảy dãi ở trẻ cũng không phải đều là hiện tượng bình thường, có trường hợp do tính bệnh lý, các bậc cha mẹ nên biết phân biệt.

Như chúng ta đều biết, nước bọt là do tuyến nước bọt tiết ra. Trẻ từ 3 - 4 tháng tuổi là giai đoạn tuyến nước bọt phát triển và hoàn thiện nên lượng nước bọt tiết ra cũng tăng lên nhưng lúc này chức năng nuốt nước bọt chưa kiện toàn, khoang miệng còn nông, động tác ngậm miệng và nuốt còn chưa phối hợp chặt chẽ nên có hiện tượng chảy dãi. Từ 6 - 7 tháng trẻ bắt đầu mọc răng, sự kích thích thần kinh trong xoang miệng do mọc răng cũng dẫn đến tăng tiết nước dãi. Thường sau quá trình mọc đủ răng sữa, hịên tượng chảy nước dãi sinh lý này sẽ tự nhiên mất đi. Tuy nhiên, cần phân biệt nước dãi bệnh lý, có một số trẻ bị viêm niêm mạc miệng hoặc lở loét lưỡi, viêm họng, amidan cũng gây chảy dãi vì khi nuốt nước bọt trẻ bị đau nên ngại nuốt. Loại chảy nước dãi này thường có màu vàng và mùi hôi, phải cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa. Một số trẻ bị di chứng bại não, bệnh Down... cũng có biểu hiện chảy dãi nhiều do phản xạ nuốt nước bọt kém. Tóm lại nếu nước dãi hơi là bệnh lý cần cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân để điều trị kịp thời.

Theo Bác sĩ Nguyễn Kim Giang (suckhoedoisong.vn)