Lưu trữ cho từ khóa: viêm mũi xoang

Thuốc dùng chữa bệnh tai mũi họng – Và những nguy cơ…

Thuốc dùng trong tai mũi họng rất đa dạng, có thể dùng theo đường tại chỗ (nhỏ,  xịt, bôi) hay toàn thân (uống, tiêm). Tuy nhiên, khi dùng thuốc điều trị các bệnh về tai mũi họng cần chú ý tới các nguy cơ do thuốc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.

[b]Các tai biến phản ứng toàn thân[/b]

Do tai mũi họng là cửa ngõ đường ăn, đường thở, có hệ mạch và thần kinh rất phong phú nên luôn nhớ khi sử dụng thuốc, ngay cả khi tại chỗ cũng có thể gây tai biến, phản ứng nguy hiểm. Ví dụ, cho trẻ sơ sinh nhỏ thuốc nhỏ mũi loại co mạch naphazolin 0,1% đã gây tử vong (theo thông báo của Bệnh viện Nhi TƯ). Nguyên nhân do độ lan tỏa và co mạch quá mạnh của thuốc làm co thắt các mạch máu não. Hay dùng corticoid qua đường xịt mũi hay khí dung kéo dài sẽ gây xuất huyết đường tiêu hóa ở những người có loét dạ dày, tá tràng, tăng tiến triển các bệnh đường hô hấp ở những người có bệnh đường hô hấp, lao phổi.

Nên thận trọng khi dùng thuốc trong tai mũi họng. Ảnh: TL
Các tai biến, phản ứng phụ

Vì tai mũi họng có hệ thống thần kinh giao cảm phong phú nên các phản ứng phụ của thuốc thường gặp đều có liên quan đến tai mũi họng như chóng mặt, ù tai, buồn nôn. Các phản ứng phụ của thuốc nhiều khi khó tránh khỏi, nếu không được giải thích, căn dặn sẽ có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ: kháng histamin (kháng H1) thường được dùng trong viêm mũi xoang nhưng lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Nếu người bệnh không biết, hoặc không được giải thích kỹ về thời gian uống thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu uống  thuốc xong lại làm ngay công việc cần sự tỉnh táo như làm việc trên cao, hay lái tàu, lái xe.

[b]Gây tổn thương chức năng của tai, mũi, họng[/b]

Tai mũi họng là cơ quan giữ nhiều chức năng quan trọng nên cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các thuốc có ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan này.

Chức năng nghe: nhiều trường hợp do dùng thuốc dẫn đến điếc, nguy hại hơn nếu xảy ra với bà mẹ mang thai dễ làm cho đứa trẻ bị câm điếc sau này. Kháng sinh gây tác dụng phụ loại này phổ biến nhất là nhóm aminozid. Cần nhớ có những người mẫn cảm thì chỉ với một lượng nhỏ như rắc, nhỏ vào tai cũng gây nên điếc tiếp âm, không có khả năng hồi phục.

Chức năng ngửi: Các thuốc nhỏ mũi có thủy ngân (Hg) sẽ gây mất ngửi, thường không hồi phục.

Gây tổn hại niêm mạc

Niêm mạc mũi xoang với hệ thống lông - nhày hoạt động rất tinh tế. Khi làm thay đổi pH, nhiệt độ, độ nhớt như nhỏ mật ong nguyên chất vào mũi sẽ gây tổn hại niêm mạc do độ pH và độ nhớt quá cao.

Các thuốc dùng dài ngày cũng gây tác hại lớn như nhỏ các thuốc co mạch (ephedrin, naphazolin) tuy đúng hàm lượng nhưng nhiều lần, kéo dài liên tục sẽ gây viêm mũi do thuốc.

Gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Với trẻ nhỏ cần tạo lập hệ thống miễn dịch. Việc sử dụng thuốc kháng sinh, hạ nhiệt trong viêm mũi họng cấp thông thường làm cản trở việc tạo hệ thống miễn dịch hoặc tạo hệ thống miễn dịch không hoàn chỉnh. Ngược lại nhỏ các loại dịch thuốc chưa được nghiên cứu kỹ (các đông dược với hoa lá tươi) có thể sẽ là cách vô hình đưa các dị nguyên vào cơ thể. Nếu nhỏ liên tục thì các dị nguyên này sẽ tác động đến hệ thống miễn dịch và là nguyên nhân gây các phản ứng dị ứng sau này.
[b]
Gây kích thích phản ứng tại chỗ[/b]

Tai mũi họng là cơ quan có bộ phận cảm giác rất nhạy cảm, do đó các thuốc dùng tại chỗ phải đảm bảo không gây kích ứng để tránh tổn hại niêm mạc hoặc các phản ứng bất thường nguy hại đến cơ thể. Ví dụ: nhỏ nước tỏi tươi ép vào mũi, họng để sát khuẩn sẽ gây nóng rát, bỏng, tổn hại niêm mạc. Thuốc nhỏ tai về mùa lạnh hay để trong tủ lạnh có nhiệt độ dưới 20 độ C, nếu nhỏ ngay vào tai sẽ kích thích tiền đình gây chóng mặt, buồn nôn…

BS. Nguyễn Bích Ngọc
(suckhoe-doisong)

Không nên chủ quan với dị ứng mắt

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiViệc phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm loét giác mạc sẽ giúp giảm hoặc ngăn được di chứng và giúp cải thiện thị lực.

Nhiều người cho rằng, da, mũi mới dễ bị dị ứng, chứ mắt, do luôn có nước mắt 'bảo vệ' nên khó nhiễm bệnh. Nhưng trong thực tế, mắt thuộc nhóm cơ quan có nguy cơ cao bị dị ứng do mắt thường xuyên tiếp xúc với môi trường.

Do phần bên ngoài của mắt luôn ẩm ướt, nên khả năng bám dính và kích ứng của các kích thích và dị nguyên sẽ tăng lên. Tuy rằng nhờ có nước mắt, các dị nguyên có thể nhanh chóng bị rửa trôi nhưng chỉ cần một thời gian rất ngắn, chúng cũng đã có thể gây ra các biểu hiện dị ứng tại mắt.

Người ta chia dị ứng mắt thành nhiều dạng:  

Viêm kết mạc dị ứng: các vật lạ gây ra viêm dị ứng ở kết mạc có thể thấy như bụi phấn hoa, các loại bụi, nước hoa, mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da, khói thuốc và cũng có thể do vi khuẩn gây nên. Viêm kết mạc gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, đau, chảy nước, tăng tiết gỉ mắt; nặng hơn thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng. Tại mi cũng có thể có các biểu hiện viêm nhiễm.... Tuy nhiên, nó không gây tổn thương bên trong mắt.  

Viêm giác mạc: Thường do dị ứng với những yếu tố nội sinh như: viêm giác mạc kẽ do dị ứng độc tố vi khuẩn: lao, xoắn khuẩn giang mai, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu, viêm giác mạc sau nhiễm virut herpes, thủy đậu, zona... Hoặc xảy ra sau một sai lầm y khoa như dùng kính sát tròng không đúng cách, tự dùng thuốc nhỏ mắt không đúng, đặc biệt dùng thuốc nhỏ mắt có chất dexa khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt...  

Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm loét giác mạc sẽ giúp giảm hoặc ngăn được di chứng và giúp cải thiện thị lực. Đặc biệt khi viêm loét giác mạc không nên băng kín mắt, vì khi băng kín mắt sẽ làm mắt nóng, ẩm và bẩn giúp cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.  

Viêm bên trong nhãn cầu: tuy khó có dị nguyên nào lọt vào được nhưng chúng ta vẫn có thể gặp các bệnh lý dị ứng. Chất nhân thể thủy tinh với bản chất là một dị nguyên nội sinh có thể gây ra những bệnh cảnh nặng nề cho mắt như: viêm màng bồ đào dị ứng chất nhân, glaucoma do thể thủy tinh.

Nguyên nhân viêm mắt  

Dị ứng phấn hoa, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, hen, chàm, mất cân bằng dinh dưỡng, hóa chất, dùng mỹ phẩm bừa bãi... đều có thể là nguyên nhân gây dị ứng mắt. Trong đó dị ứng mắt theo mùa là bệnh nhẹ, chỉ gây ngứa ngáy, mắt đỏ, chảy nước mắt.

Cơ nguyên dị ứng mắt là phản ứng do tế bào mast cell bị kích thích bởi immunoglobin E, khởi sự do bụi dị ứng sinh ra. Những chất trung gian từ tế bào mast cells như histamin, prostaglandin, leucotriene và kinin lần lượt kích thích giây thần kinh, làm nở mạch máu, tiết ra chất nhờn, làm mắt ngứa, cay và đỏ, sưng thành bọng nước trong mắt và ra ghèn.

Dị ứng mắt khác với các bệnh mắt khác do triệu chứng không rõ ràng. Bởi vậy, cần phân biệt dị ứng mắt với nhiều bệnh mắt khác, nhất là phân biệt thương tích vào mắt, nhiễm khuẩn mắt, dùng kính áp tròng, thuốc rửa mắt không hợp, viêm vành mắt, mắt khô, hay đường dẫn mắt bị nghẹt...  

Điều trị và phòng ngừa

Điều trị tùy thuộc bệnh dị ứng mắt nặng hay nhẹ. Nhưng cách hay nhất là phải loại trừ nhanh chóng các dị nguyên ra khỏi mắt. Bệnh nhân không nên dùng tay dụi mắt, vì sẽ kích thích tế bào mast cells làm bệnh tăng nặng thêm. Bệnh nhân có thể rửa mắt bằng nước lạnh, nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo (nếu dùng nước mắt nhân tạo mà còn bị đau mắt thêm, hay đỏ mắt hơn, hay bị kích thích thì nên ngưng dùng). Chườm lạnh cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm phù mi, giảm ngứa và kích thích do làm co mạch và ổn định màng tế bào có chức năng miễn dịch.  

Khi thấy khó chịu tại mắt, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa, không tự tiện mua thuốc nhỏ. Cần tuân thủ nghiêm ngặt thời gian dùng và liều lượng thuốc, bởi việc dùng tùy tiện hay lạm dụng các thuốc này có thể gây một số biến chứng ở mắt. Nếu không may bị dị ứng với các thuốc tra hoặc nhỏ mắt thì phải dừng thuốc lại, sau đó đem đơn và thuốc đã dùng đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được chẩn đoán và hiệu chỉnh.  

Để phòng dị ứng, bệnh nhân phải tránh tiếp xúc với những dị nguyên, các chất kích thích có thể gây dị ứng cho mắt. Để bảo vệ mắt khi có dị vật, nên nháy mắt liên tục trong một ly nước sạch. Nếu cảm thấy vẫn còn dị vật nên đến kiểm tra ở bệnh viện chuyên khoa mắt.

Sức khỏe & Đời sống

Viêm tai giữa cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng  

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM cho biết vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh hiếm gặp, nguyên nhân từ bệnh viêm tai giữa làm biến chứng xương chũm gây viêm màng não, xuất huyết não.

Bệnh nhân đang được chăm sóc hồi phục tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: H.N

Bệnh nhân là chị Lê Ng. Đ.P (30 tuổi) ngụ tại TP.HCM được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, nhức đầu. Qua bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não mủ. Điều trị ngày đầu tiên, sức khỏe bệnh nhân đi vào ổn định, nhưng đến ngày thứ hai bệnh nhân đau đầu dữ dội và yếu đi, sau đó liệt nửa người, hôn mê.

Qua quá trình chẩn đoán hình ảnh và điều trị, bác sĩ phát hiện não bệnh nhân bị chèn ép do tắc xoang tĩnh mạch, máu từ động mạch không lên được tĩnh mạch gây phù não, xuất huyết não. Ê kíp mổ đã tiến hành mở hộp sọ, sử dụng dụng cụ làm tái thông lại mạch máu bị tắc nghẽn, lấy nhiều cục máu đông trong mạch máu.

Kết quả phân tích, chẩn đoán hình ảnh cho thấy, nguyên nhân do ổ nhiễm trùng từ viêm tai giữa, đưa đến viêm màng não gây xuất huyết và tắc tĩnh mạch. Hai tai của chị P. đều bị viêm xương chũm, trong tai có một cục máu Polip nhiều niêm mạc, bao gồm cả ổ mủ.

Bệnh nhân phải trãi qua 2 lần phẫu thuật giải áp não khẩn cấp, một lần can thiệp nội mạch viêm tai giữa, hồi sức tích cực. Hiện, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống được, trí nhớ hồi phục, tập vật lý trị liệu và một tuần nữa sẽ xuất viện.

PGS.TS.BS Phạm Văn Bùi, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhận định: Biến chứng viêm màng não không phải là bệnh hiếm, nhưng bệnh nhân này lại bị biến chứng từ viêm tai giữa, diễn tiến nhanh và có nhiều ổ nhiễm trùng, nhiều biến chứng. Nếu không phát hiện nguồn gốc của bệnh, bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm và ca điều trị sẽ thất bại.

Đây cũng là ca đầu tiên ở Việt Nam sử dụng những dụng cụ lấy huyết khối tĩnh mạch trên não bằng cơ học (xoang tĩnh mạch dọc trên).

Bác sĩ Nguyễn Chánh Đức, trưởng khoa Tai mũi họng, bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, bệnh viêm tai xương chũm thường khởi phát bởi viêm tai ngoài và tai giữa, thường gặp nhất ở bệnh viêm mũi xoang (ống thông từ mũi lên tai) gây nhiễm trùng. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần, vi khuẩn tấn công vào xương chũm, khi biến chứng bệnh nhân không biết. Do đó, những bệnh nhân bị viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, tai ngoài phải đi khám bệnh định kỳ hàng năm để phát hiện viêm tai, nấm tai. Bởi, những biến chứng xương chũm ngay tại màng não có thể gây chết người.

Viêm tai giữa cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM cho biết vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh hiếm gặp, nguyên nhân từ bệnh viêm tai giữa làm biến chứng xương chũm gây viêm màng não, xuất huyết não.  

Bệnh nhân đang được chăm sóc hồi phục tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: H.N

Bệnh nhân là chị Lê Ng. Đ.P (30 tuổi) ngụ tại TP.HCM được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, nhức đầu. Qua bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não mủ. Điều trị ngày đầu tiên, sức khỏe bệnh nhân đi vào ổn định, nhưng đến ngày thứ hai bệnh nhân đau đầu dữ dội và yếu đi, sau đó liệt nửa người, hôn mê.

Qua quá trình chẩn đoán hình ảnh và điều trị, bác sĩ phát hiện não bệnh nhân bị chèn ép do tắc xoang tĩnh mạch, máu từ động mạch không lên được tĩnh mạch gây phù não, xuất huyết não. Ê kíp mổ đã tiến hành mở hộp sọ, sử dụng dụng cụ làm tái thông lại mạch máu bị tắc nghẽn, lấy nhiều cục máu đông trong mạch máu.

Kết quả phân tích, chẩn đoán hình ảnh cho thấy, nguyên nhân do ổ nhiễm trùng từ viêm tai giữa, đưa đến viêm màng não gây xuất huyết và tắc tĩnh mạch. Hai tai của chị P. đều bị viêm xương chũm, trong tai có một cục máu Polip nhiều niêm mạc, bao gồm cả ổ mủ.

Bệnh nhân phải trãi qua 2 lần phẫu thuật giải áp não khẩn cấp, một lần can thiệp nội mạch viêm tai giữa, hồi sức tích cực. Hiện, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống được, trí nhớ hồi phục, tập vật lý trị liệu và một tuần nữa sẽ xuất viện.

PGS.TS.BS Phạm Văn Bùi, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhận định: Biến chứng viêm màng não không phải là bệnh hiếm, nhưng bệnh nhân này lại bị biến chứng từ viêm tai giữa, diễn tiến nhanh và có nhiều ổ nhiễm trùng, nhiều biến chứng. Nếu không phát hiện nguồn gốc của bệnh, bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm và ca điều trị sẽ thất bại.

Đây cũng là ca đầu tiên ở Việt Nam sử dụng những dụng cụ lấy huyết khối tĩnh mạch trên não bằng cơ học (xoang tĩnh mạch dọc trên).

Bác sĩ Nguyễn Chánh Đức, trưởng khoa Tai mũi họng, bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, bệnh viêm tai xương chũm thường khởi phát bởi viêm tai ngoài và tai giữa, thường gặp nhất ở bệnh viêm mũi xoang (ống thông từ mũi lên tai) gây nhiễm trùng. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần, vi khuẩn tấn công vào xương chũm, khi biến chứng bệnh nhân không biết. Do đó, những bệnh nhân bị viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, tai ngoài phải đi khám bệnh định kỳ hàng năm để phát hiện viêm tai, nấm tai. Bởi, những biến chứng xương chũm ngay tại màng não có thể gây chết người.

Hoàng Nhung
(sgtt)

Thuốc điều trị viêm mũi xoang

Viêm mũi xoang được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, dị ứng… Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm 3 thể là viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài 4 - 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất 8 - 12 tuần bất chấp việc điều trị. Trong khi nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang cấp tính thì viêm mũi dị ứng và không dị ứng là các nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm mũi xoang bán cấp và mạn tính.

Viêm mũi xoang cấp thường gây ra do các tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc virut) với các triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi vàng đục (mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả hai), nghẹt tắc mũi và đau tức, sưng nề vùng mặt.

Trong viêm mũi xoang mạn tính, nhiễm khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh, nhưng không rõ rệt như trong viêm mũi xoang cấp tính. 4 triệu chứng chủ yếu của viêm mũi xoang mạn tính là:

- Chảy nước mũi đục ở mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả hai.

- Nghẹt hoặc tắc mũi.

- Đau tức, sưng nề vùng mặt, đau đầu.

- Mất khả năng ngửi.

Để chẩn đoán bệnh cần sự xuất hiện của ít nhất 2 trong 4 triệu chứng kể trên. Đau căng tức vùng mặt và đau đầu là triệu chứng rất hay gặp, thường được mô tả là tình trạng đau âm ỉ ở vùng má trên, giữa 2 mắt hoặc trán. Chảy mũi trong viêm mũi xoang mạn tính thường là nước mũi trắng đục hoặc vàng nhạt, mặc dù nước mũi vàng đậm, xanh hoặc nâu cũng có thể gặp. Khứu giác có thể bị giảm sút một phần hoặc hoàn toàn và thường có liên quan với tình trạng dày niêm mạc hoặc mờ đục của xoang sàng trước. Đôi khi, tình trạng mất ngửi gây ra do thoái hóa dây thần kinh khứu giác.

Vị trí viêm xoang.

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính thường đòi hỏi sử dụng một loại kháng sinh thích hợp với đủ liều lượng trong thời gian trung bình là 10-14 ngày. Kháng sinh nên được lựa chọn đầu tiên là amoxicillin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 3 ngày dùng thuốc có thể chuyển sang các kháng sinh có phổ tác dụng rộng hơn như cefuroxime, amoxicillin - clavulanate, clarithromycin hoặc levofloxacin. Các biện pháp điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang cấp là dùng các thuốc co mạch (như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ hoặc pseudoephedrine 30 - 60mg uống 2 - 4 lần mỗi ngày, lưu ý không dùng quá 5 - 7 ngày), rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tăng cường bù dịch và nhỏ mũi bằng các dung dịch có chứa corticosteroid (như hydrocortisone, dexamethasone) để giảm phù nề ở mũi và mở rộng các lỗ xoang.

Điều trị viêm mũi xoang mạn tính

Kế hoạch điều trị tương tự như với viêm mũi xoang cấp tính, ngoại trừ việc phải dùng kháng sinh trong một thời gian lâu hơn (3 - 6 tuần) và sử dụng kéo dài các thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid như fluticasone propionate, budesonide, mometasone hoặc beclomethasone. Nên dùng sớm các kháng sinh phổ rộng như cefuroxime, clarithromycin, levofloxacin hoặc azithromycin ngay từ đầu thay vì lựa chọn amoxicillin như trong viêm mũi xoang cấp. Trong những trường hợp không đáp ứng với các kháng sinh kể trên mà bệnh nhân thở hơi thở có mùi hôi cần nghĩ đến nguyên nhân nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí và nên phối hợp thêm các kháng sinh có tác dụng với loại vi khuẩn này như metronidazole hoặc clindamycin. Viêm mũi xoang do nấm thường đòi hỏi điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc chống nấm. Các thuốc như montelukast, zifirlukast, zileuton cũng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi hoặc nhạy cảm với aspirin. Phẫu thuật xoang thường được chỉ định ở những bệnh nhân thất bại với điều trị nội khoa một cách triệt để sau ít nhất 4 - 6 tháng. Phương pháp thường sử dụng là mở rộng lỗ xoang hàm và xoang sàng, cắt bỏ polyp mũi. Bệnh nhân cần được rửa mũi tích cực và tiếp tục sử dụng corticosteroid xịt mũi sau phẫu thuật. Cần lưu ý là những bệnh nhân có polyp mũi thường có xu hướng tái phát polyp sau phẫu thuật.

Trong một số trường hợp, viêm mũi xoang mạn tính có thể rất “bướng bỉnh” cho dù được điều trị tích cực hoặc thậm chí được phẫu thuật, người bệnh vẫn tiếp tục xuất hiện các đợt viêm mũi xoang tái phát.

BS. Nguyễn Hữu Trường

(Bệnh viện Bạch Mai)

(suckhoe-doisong)

Chảy máu cam

Chảy máu mũi không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên.

Theo y văn thế giới, khoảng 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời, trong đó chỉ 6% cần được chăm sóc y tế.

Chảy máu mũi được phân thành 2 loại dựa trên điểm xuất phát: Chảy máu mũi trước - chiếm hơn 90% tất cả các trường hợp. Máu chảy bắt nguồn từ các mạch máu ở vách mũi, thường dễ kiểm soát bằng những cách có thể thực hiện được tại nhà; Chảy máu mũi sau ít gặp hơn và có khuynh hướng xảy ra ở người lớn tuổi nhiều hơn.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures/gfgdfsltipa.jpg

Nguyên nhân: Nguyên nhân tại chỗ: do viêm nhiễm  - viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, dị vật mũi do các loại hạt, côn trùng (đỉa, vắt), khối u (polyp mũi, u mạch máu ở mũi, u xơ vòm mũi họng), u ác tính (ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi), chấn thương (mũi, xoang, hàm - mặt...), sau phẫu thuật tai mũi họng - hàm mặt. Ở trẻ em sốt cao cũng dễ bị chảy máu mũi.

Thứ hai là nguyên nhân toàn thân: bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng (cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da xoắn trùng...), bệnh về máu: bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông chảy máu, bệnh tim mạch (cao huyết áp, xơ động mạch...). Ngoài ra, cũng có trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.

Phương pháp cầm máu mũi tại chỗ: Giữ bình tĩnh, ngồi thẳng, hơi cúi đầu ra phía trước một chút, dùng ngón tay trỏ và ngón cái bịt hai lỗ mũi lại trong khoảng 7-10 phút. Nhổ hết máu ra khỏi miệng, không nuốt máu vì sẽ bị ói sau đó và có thể trụy tim mạch nếu số lượng nhiều. Tạm ngưng sử dụng các chất có tác dụng chống đông máu (aspirin, thuốc kháng viêm, warfarin).

Đến bệnh viện gần nhất nếu chảy máu nhiều mà vẫn không thể tự cầm được.

Bác sĩ Phạm Thanh Sơn

Theo Thanhnien

Đau họng kéo dài

Từ năm 2008, cuống họng tôi có hiện tượng ấn hai tay vào hai bên thấy đau, đưa tay ấn lên trên mang tai cũng có hiện tượng đau. Đôi khi tôi cảm thấy mình bị sốt nhẹ do bị đau ở cuống họng. Xin được hỏi tôi bị bệnh gì?

Luyen Nguyen

- Trả lời của phòng mạch online:

Đau họng mãn tính (kéo dài trên ba tháng) có rất nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân thường gặp là viêm họng, amiđan mãn tính do vi trùng. Bệnh hay lặp đi lặp lại, triệu chứng thường gặp là đau họng nuốt vướng, nóng sốt, uể oải, ăn uống kém. Cách điều trị tốt nhất là thường xuyên súc miệng bằng nước muối, sử dụng kháng sinh hợp lý trong những đợt viêm cấp, nên cắt amiđan để làm giảm số lần mắc bệnh.

Nguyên nhân thường gặp thứ hai là trào ngược dịch vị. Bệnh lý này thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý dạ dày điều trị chưa dứt điểm, sau ăn thường ợ hơi, ợ chua, nóng rát sau xương ức. Điều trị bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống dễ tiêu, không ăn quá no, có thể chia thành bữa ăn để giảm áp lực trong dạ dày, nằm đầu cao, đi nằm hoặc ngủ phải cách bữa ăn 2-3 giờ, sử dụng thuốc giảm tiết axít dạ dày.

Nguyên nhân thứ ba là viêm họng do những kích thích mãn tính như viêm mũi xoang gây chảy mũi sau, hút thuốc lá, nói nhiều, thường ăn uống thức ăn nóng, nhiều chất kích thích. Cách diều trị tốt nhất là chấm dứt các yếu tố nguyên nhân như điều trị tốt bệnh viêm mũi xoang, tập thói quen uống nhiều nước để giữ cho niêm mạc họng không bị khô khi nói nhiều, súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Nguyên nhân thứ tư là đau họng do đau dây thần kinh, bệnh thường đau một bên cổ, lan lên tai, đầu, đau từng cơn, kiểu đau nhói, thường tăng lên hay xuất hiện khi ngáy, nhai, nuốt hoặc ho. Bệnh nhân cần khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có cách điều trị phù hợp.

Nhóm nguyên nhân sau cùng ít gặp hơn là các bệnh lý ung thư ở vùng họng, hạ họng thanh quản hay tuyến giáp, bệnh thường có xu hướng càng lúc càng trầm trọng, nuốt vướng nhiều, bệnh nhân ăn uống kém, sụt cân rõ rệt, có hạch cổ bất thường.

Trường hợp của bạn rất có thể đau họng do viêm họng, amiđan mãn tính, bạn nên đi khám lại bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có cách điều trị thích hợp.

ThS.BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG

(Khoa tai mũi họng BV FV TP.HCM)

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected]. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần thiết.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

Theo tuoitreonline

Đông y trị huyết áp thấp

Đông y không có bệnh danh về huyết áp - bởi vì cách đây hàng ngàn năm chưa có máy đo huyết áp. Nhờ máy đo huyết áp thầy thuốc biết được chỉ số huyết áp. Huyết áp là áp lực của máu vào thành mạch máu. Qua tổng kết, các nhà khoa học y học qui định khi tim bóp là huyết áp tối đa (thì tâm thu) khi tim dãn (thì tâm trương) là huyết áp tối thiểu.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Đông y khám bệnh qua 4 bước (gọi là tứ chuẩn).

- Vọng là nhìn thần sắc và hình dáng người bệnh, người thấp huyết áp thường: da xanh, dáng mệt mỏi, lưỡi nhiệt liệu - môi nhợt.

- Văn là nghe ngửi: tiếng nói cơ thể nhỏ, yếu hơi thở bình thường hoặc hôi.

- Vấn là hỏi bệnh:

+ Người bệnh đổi tư thế dễ chóng mặt hoa mắt.

+ Đau lưng cổ gáy, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi. Có thể hồi hộp, mất ngủ, có thể sa trực tràng, sa tử cung.

Những người có triệu chứng trên thường đến sau giai đoạn ốm kéo dài, hoặc tiêu chảy mất nước, hoặc nhiễm độc nôn mửa nhiều, hoặc có các bệnh đường tiêu hóa, làm cho ăn kém, chán ăn bệnh đường hô hấp như: họng viêm mũi xoang hoặc bệnh ở tim mạch, bệnh ở thận... Khi hỏi người bệnh thấy thuốc sẽ tìm được nguyên nhân.

- Thiết là sờ khi sờ da thường thấy lạnh ẩm.

Xem mạch: mạch trầm nhược, hay trầm tế.

Đông y chia chứng bệnh này làm 4 thể. Tùy triệu chứng mỗi loại bệnh mà có thuốc khác nhau

Thể tỳ khí hư: Ăn kém, đại tiện lỏng, phân thường nát.

Triệu chứng: Cơ nhẽo, chân tay lạnh, mạch trầm.

Bài thuốc: Hương sa lục quân gia giảm: cát lâm sâm 12g, thêm mạch môn 12g, hoàng kỳ 20g, phá cổ chi 12g, bạch linh 16g, nhục đậu 8g, bạch truật 16g, hoài sơn 16g, mộc hương 12g, cam thảo 6g, sa nhân 12g, nhục quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể tâm tỳ khí hư: Triệu chứng: hồi hộp, ngủ mê, ăn kém, người mệt mỏi, ngại hoạt động. Đổi tư thế dễ chóng mặt, có thể sa trực tràng, tử cung, mạch trầm nhược.

Bài thuốc: Hoàng kỳ 20g, quế chi 12g, bạch truật 16g, bạch thược 12g, can khương 8g, táo nhân 12g, nhục quế 8g, bá tử nhân 12g, đương qui 12g, cam thảo 6g, đẳng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể tỳ thận dương hư: Triệu chứng: váng đầu, ù tai, ngủ kém. Đau mỏi lưng gối chân tay lạnh, sợ lạnh, di tinh, tiểu đêm, lưỡi nhợt, mạch trầm nhược.

Bài thuốc: Chân vũ thang: sâm tốt 12g, liên thục 20g, hà thủ ô 20g, bạch linh 6g, đại táo 16g, bạch truật 16g, bá tử nhân 8g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, sinh khương 3 lát, táo nhân 10g. Sắc uống ngày 1 thang

Thể khí âm lưỡng hư: Triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, họng kho khát, mạch tế sắc.

Bài thuốc: Sinh mạch tán: nhân sâm 12g, hoàng kỳ 16g, mạch môn 12g, đương qui 12g, ngũ vị 8g, kỷ tử 12g, hoàng tinh 16g, nhục quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Huyết áp thấp với các thể trên đều thuộc hư chứng. Khi huyết áp quá thấp, mạch nhanh nhỏ khó thấy. Huyết áp tối đa dưới 60mmHg là tình trạng trụy mạch phải cấp cứu. Phải phối hợp với tân dược, truyền máu hay truyền dịch. Đông dược có thể thêm nhân sâm, phụ tử (chế).

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Phòng bệnh: Vì huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch máu. Áp lực này phụ thuộc vào 4 yếu tố:

+ Một là sức co bóp tim: Tim co bóp yếu thì huyết áp thấp.

+ Hai là khối lượng tuần hoàn - bình thường mỗi người trưởng thành có từ 4 đến 5 lít máu. Nếu khối lượng này dưới 4 lít huyết áp sẽ thấp.

+ Ba là độ quánh hay độ nhớt của máu: đó là các thành phần có trong máu: đạm, đường, mỡ, muối, khoáng, vitamin, tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), nội tiết tố... Các chất này giảm, làm huyết áp giảm đặc biệt là khi dòng máu thiếu đạm, đường, mỡ, thiếu tế bào máu.

+ Yếu tố thứ tư là sức cản ngoại vi là chỉ sự đàn hồi của thành mạch. Do vậy phòng huyết áp thấp là tập thể dục cho tim co bóp đều. Ăn uống đủ lượng nước và chất ăn hàng ngày - Uống không đủ nước khối lượng tuần hoàn sẽ thấp - các nghề gây ra mồ hôi nhiều hay  bệnh gây nôn mửa, tiêu chảy  có thể phải uống nhiều nước hơn người thường.  Chú ý ăn các loại hoa quả có nhiều nước.

Theo PGS.TS. Dương Trọng Hiếu (suckhoedoisong)

Để tránh đau tai khi đi máy bay

Lúc máy bay cất cánh và đặc biệt lúc hạ cánh có sự thay đổi đột ngột giữa áp suất bên ngoài và bên trong tai giữa. Do ống vòi nhĩ nối từ tai xuống vòm mũi họng mở không kịp hoặc mở không được vì phù nề, viêm nhiễm nên hành khách thường có cảm giác ù tai, nghe kém. Đa số hành khách tự khỏi ngay sau đó nhưng không ít trường hợp bị tràn dịch, tràn máu trong tai giữa.


Để phòng tránh những tình trạng này, khi đi máy bay nên thực hiện vài mẹo nhỏ sau:

Thứ nhất: nhai kẹo cao su, mút kẹo, ngáp, nuốt nước bọt, cử động hàm dưới tích cực khi máy bay hạ cánh hoặc cất cánh để lỗ vòi nhĩ mở ra.

Thứ hai: nếu đi cùng trẻ em, trước khi máy bay hạ cánh cần đánh thức trẻ dậy vì khi ngủ phản xạ nuốt sẽ giảm, làm lỗ vòi nhĩ không mở ra được. Đồng thời cho bé bú để tạo phản xạ nuốt mở lỗ vòi nhĩ.

Thứ ba: nếu đang bị viêm đường hô hấp cấp do cảm, viêm mũi xoang cấp, viêm mũi dị ứng… thì không nên đi máy bay vì lúc này vòi nhĩ cũng bị viêm, tắc nghẽn.

Trong trường hợp bắt buộc phải đi máy bay, bạn cần được bác sĩ tai mũi họng tư vấn để có sự chuẩn bị phù hợp.

Nếu sau chuyến bay vẫn còn đau tai, ù tai kéo dài quá một ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm mũi xoang

Mũi và xoang có mối liên hệ chặt chẽ cả về cấu trúc giải phẫu và hoạt động chức năng, nên trong thực tế, viêm xoang rất hiếm khi xảy ra đơn lẻ mà thường lan ra mũi và các xoang khác cạnh mũi. Ngoài ra, triệu chứng của viêm xoang và viêm mũi cũng có nhiều điểm tương đồng nên các nhà khoa học đã khuyến cáo việc sử dụng thuật ngữ viêm mũi xoang thay cho thuật ngữ viêm xoang.

Thế nào là viêm mũi xoang?

Vùng đầu mặt của cơ thể con người có 4 nhóm xoang chính là xoang hàm, xoang sàng, xoang trán và xoang bướm. Bên trong bề mặt của các xoang này có một hệ thống các lông chuyển luôn chuyển động đồng thời theo một hướng, làm nhiệm vụ đẩy chất dịch nhày do niêm mạc xoang bài tiết ra lỗ xoang và đưa vào hốc mũi. Để đảm bảo hoạt động chức năng bình thường của các xoang đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng thời của 3 yếu tố:

1/ Sự thông thoáng của các lỗ xoang.

2/ Hoạt động bình thường của hệ thống lông chuyển.

3/ Khả năng miễn dịch của cơ thể.

Tắc lỗ xoang thường gặp do viêm niêm mạc mũi xoang cấp tính và mạn tính, trong khi đó, chức năng của các lông chuyển có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau như khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, trong bệnh xơ nang, hội chứng Kartagener, nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus... Khả năng miễn dịch của cơ thể có thể bị suy giảm bởi các nguyên nhân bẩm sinh (như giảm globulin miễn dịch máu, rối loạn chức năng tế bào lympho T…) hoặc mắc phải (do nhiễm HIV/AIDS, dùng thuốc ức chế miễn dịch…). Bất cứ yếu tố nào trong số này xuất hiện đều gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của xoang và làm tăng nguy cơ viêm mũi xoang.

Viêm mũi xoang được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, dị ứng… Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm 3 thể là viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài 4 - 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất 8 - 12 tuần bất chấp việc điều trị. Trong khi nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang cấp tính thì viêm mũi dị ứng và không dị ứng là các nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm mũi xoang bán cấp và mạn tính.

Viêm mũi xoang – do đâu?

Viêm mũi xoang cấp thường gây ra do các tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc virus) với các triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi vàng đục (mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả 2), nghẹt tắc mũi và đau tức, sưng nề vùng mặt.

Trong viêm mũi xoang mạn tính, nhiễm khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh, nhưng không rõ rệt như trong viêm mũi xoang cấp tính. Bốn triệu chứng chủ yếu của viêm mũi xoang mạn tính là:

1/Chảy nước mũi đục ở mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả hai.

2/Nghẹt hoặc tắc mũi.

3/Đau tức, sưng nề vùng mặt, đau đầu.

4/ Mất khả năng ngửi.

Để chẩn đoán bệnh cần sự xuất hiện của ít nhất 2 trong 4 triệu chứng kể trên. Đau căng tức vùng mặt và đau đầu là triệu chứng rất hay gặp, thường được mô tả là tình trạng đau âm ỉ ở vùng má trên, giữa 2 mắt hoặc trán. Chảy mũi trong viêm mũi xoang mạn tính thường là nước mũi trắng đục hoặc vàng nhạt, mặc dù nước mũi vàng đậm, xanh hoặc nâu cũng có thể gặp. Khứu giác có thể bị giảm sút một phần hoặc hoàn toàn và thường có liên quan với tình trạng dày niêm mạc hoặc mờ đục của xoang sàng trước. Đôi khi, tình trạng mất ngửi gây ra do thoái hóa dây thần kinh khứu giác.

Hình ảnh cấu tạo xoang.

Phân loại

Trên lâm sàng, viêm mũi xoang mạn tính được chia thành 3 dưới nhóm là:

1/ Viêm mũi xoang mạn tính không có polyp mũi.

2/ Viêm mũi xoang mạn tính có kèm theo polyp mũi.

3/ Viêm mũi xoang mạn tính do dị ứng nấm.

Viêm mũi xoang mạn tính không có polyp mũi chiếm xấp xỉ 60% các trường hợp, nó có thể gây ra do sự phối hợp ở các mức độ khác nhau của nhiều yếu tố như dị ứng, bất thường về cấu trúc của mũi xoang hoặc nhiễm vi khuẩn, virus. Biểu hiện căng đau và sưng nề vùng mặt thường gặp trong thể viêm mũi xoang này hơn so với các thể khác. Các loại vi khuẩn thường phân lập được từ xoang là phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Tắc nghẽn lỗ xoang thường là sự kiện khởi phát, gây ứ trệ dịch nhày trong xoang, hậu quả gây ra nhiễm khuẩn xoang. Về mô bệnh học, tăng sinh tuyến và xơ hóa dưới niêm mạc cũng là những đặc trưng của viêm mũi xoang mạn tính không có polyp mũi. Viêm mũi xoang mạn tính có kèm theo polyp mũi chiếm 20-33% các trường hợp, triệu chứng tương tự như trong thể viêm mũi trên nhưng biểu hiện giảm  hoặc mất ngửi thường gặp hơn. Polyp cuốn mũi thường gặp ở cả 2 bên, nguyên nhân khởi phát gây polyp còn chưa được rõ. Viêm mũi xoang mạn tính do dị ứng nấm đi liền với sự xuất hiện của dịch nhày có chứa các bạch cầu ái toan thoái hóa và bào tử nấm cùng với các bằng chứng của tình trạng dị ứng nấm gây ra do kháng thể IgE. Trên lâm sàng, bệnh nhân thường có polyp mũi, các triệu chứng thực thể cũng tương tự như các thể viêm mũi xoang mạn tính khác. Thường phải tiến hành phẫu thuật xoang để loại bỏ và lấy các dịch nhày này xét nghiệm nhằm thiết lập chẩn đoán xác định.

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Thường đòi hỏi sử dụng một loại kháng sinh thích hợp với đủ liều lượng trong thời gian trung bình là 10-14 ngày. Kháng sinh nên được lựa chọn đầu tiên là amoxicillin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 3 ngày dùng thuốc có thể chuyển sang các kháng sinh có phổ tác dụng rộng hơn như  cefuroxime, amoxicillin-clavulanate, clarithromycin hoặc levofloxacin. Các biện pháp điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang cấp là dùng các thuốc co mạch (như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ hoặc pseudoephedrine 30-60mg, rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tăng cường bù dịch và nhỏ mũi bằng các dung dịch có chứa corticosteroid (như hydrocortisone, dexamethasone) để giảm phù nề ở mũi và mở rộng các lỗ xoang.

Điều trị viêm mũi xoang mạn tính

Kế hoạch điều trị tương tự như với viêm mũi xoang cấp tính, ngoại trừ việc phải dùng kháng sinh trong một thời gian lâu hơn (3-6 tuần) và sử dụng kéo dài các thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid như fluticasone propionate, budesonide, mometasone hoặc beclomethasone. Nên dùng sớm các kháng sinh phổ rộng như cefuroxime, clarithromycin, levofloxacin hoặc azithromycin ngay từ đầu thay vì lựa chọn amoxicillin như trong viêm mũi xoang cấp. Trong những trường hợp không đáp ứng với các kháng sinh kể trên mà bệnh nhân thở hơi thở có mùi hôi cần nghĩ đến nguyên nhân nhân nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí và nên phối hợp thêm các kháng sinh có tác dụng với loại vi khuẩn này như  metronidazole hoặc clindamycin.Viêm mũi xoang do nấm thường đòi hỏi điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc chống nấm. Các thuốc có tác dụng kháng leukotriene như montelukast, zifirlukast, zileuton cũng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi hoặc nhạy cảm với aspirin. Phẫu thuật xoang thường được chỉ định ở những bệnh nhân thất bại với điều trị nội khoa một cách triệt để sau ít nhất 4-6 tháng. Phương pháp thường sử dụng là mở rộng lỗ xoang hàm và xoang sàng, cắt bỏ polyp mũi. Bệnh nhân cần được rửa mũi tích cực và tiếp tục sử dụng corticosteroid xịt mũi sau phẫu thuật. Cần lưu ý là những bệnh nhân có polyp mũi thường có xu hướng tái phát polyp sau phẫu thuật.

Trong một số trường hợp, viêm mũi xoang mạn tính có thể rất “bướng bỉnh”, cho dù được điều trị tích cực hoặc thậm chí được phẫu thuật, người bệnh vẫn tiếp tục xuất hiện các đợt viêm mũi xoang tái phát.

BS. Nguyễn Hữu Trường