Lưu trữ cho từ khóa: viêm mũi xoang

Điều trị viêm mũi xoang ở người cao tuổi

Việc điều trị viêm mũi xoang dị ứng ở những người lớn tuổi thường gặp nhiều khó khăn do nhóm tuổi này thường mắc phối hợp nhiều bệnh lí và gặp khó khăn trong việc tuân thủ điều trị.

Các yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh thường gặp đối với viêm mũi xoang dị ứng ở người lớn tuổi là bụi nhà, phấn hoa, thay đổi thời tiết, khói thuốc lá, bụi.

dieu-tri-viem-mui-xoang-o-nguoi-cao-tuoi

Trong điều trị, trước tiên cần xác định và loại bỏ các yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh nếu có thể. Các loại corticosteroid xịt mũi như budesonide, fluticason propionate, beclomethason là các thuốc được lựa chọn đầu tiên do có hiệu quả trong tất cả các thể viêm mũi và độ an toàn tương đối cao. Để đảm bảo hiệu quả, cần lưu ý rửa sạch mũi và lắc đều lọ thuốc trước khi xịt.

Nếu có biểu hiện chảy máu cam sau dùng thuốc xịt, nên chuyển sang một chế phẩm corticosteroid xịt mũi khác có chứa propylen glycol hoặc một thuốc kháng histamin xịt mũi. Nếu corticosteroid xịt mũi đơn thuần không có hiệu quả nên dùng phối hợp thêm các thuốc kháng histamin uống hoặc xịt mũi như loratadin, cetirizin, fexofenadin, azelastin.

Ở người lớn tuổi, nên tránh dùng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như promethazin, chlorpheniramin vì có thể gây buồn ngủ, lo lắng, lú lẫn, bí tiểu, táo bón, tụt huyết áp… Những trường hợp chỉ có viêm mũi xoang đơn thuần không đi kèm với viêm kết mạc, nên dùng các thuốc kháng histamin xịt mũi như azelastin vì có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.

Trong trường hợp các thuốc trên không hiệu quả hoặc không thể được dung nạp, có thể cân nhắc việc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu với dị nguyên gây bệnh nếu có thể xác định được các dị nguyên này. Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời gian và có thể gây ra một số phản ứng phụ như kích ứng tại chỗ tiêm, dị ứng, sốc phản vệ…

ThS. Nguyễn Thu Hiền

Theo Suckhoedoisong.vn

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Hơn 1 tuần nay, tôi bị chảy nước mũi, lúc đầu màu trắng sau chuyển sang màu vàng, mũi bị nghẹt, đau tức và rất khó chịu. Có phải tôi bị viêm mũi xoang không?

Hỏi: Hơn 1 tuần nay, tôi bị chảy nước mũi, lúc đầu màu trắng sau chuyển sang màu vàng, mũi bị nghẹt, đau tức và rất khó chịu. Có phải tôi bị viêm mũi xoang không? Có thuốc nào điều trị được không?

Trần Đức Chi (Nghệ An)

Trả lời: Theo như thư bác kể có thể bác đã bị viêm xoang mũi cấp tính. Viêm mũi xoang được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, dị ứng… Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm 3 thể là viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài 4 - 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất 8 - 12 tuần bất chấp việc điều trị. Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang cấp tính. Viêm mũi xoang cấp thường gây ra do các tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc virut) với các triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi vàng đục (mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả 2), nghẹt tắc mũi và đau tức, sưng nề vùng mặt.

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính, Sức khỏe, viem mui, viem xoang, viem mui xoang cap tinh, suc khoe, benh viem mui, bao phu nu,
Điều trị viêm mũi xoang cấp tính thường đòi hỏi sử dụng một loại
kháng sinh thích hợp. (Ảnh minh họa)

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính thường đòi hỏi sử dụng một loại kháng sinh thích hợp với đủ liều lượng trong thời gian trung bình là 10-14 ngày. Kháng sinh nên được lựa chọn đầu tiên là amoxicillin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 3 ngày dùng thuốc có thể chuyển sang các kháng sinh có phổ tác dụng rộng hơn như cefuroxime, amoxicillin-clavulanate, clarithromycin hoặc levofloxacin. Các biện pháp điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang cấp là dùng các thuốc co mạch như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ, rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tăng cường bù dịch và nhỏ mũi bằng các dung dịch có chứa corticosteroid như hydrocortisone, dexamethasone để giảm phù nề ở mũi và mở rộng các lỗ xoang.

Bác nên đi khám để được tư vấn và chỉ định cụ thể hơn. Chúc bác mau khỏe!

BS. Nguyễn Hữu
Meo.vn (Theo  SK&ĐS)

Ăn mắm tôm và hải sản sẽ làm bệnh viêm xoang nặng hơn phải không?

Chào bác sĩ,

Em nghe nói, các loại mắm như mắm nêm, mắm tôm,... và các loại hải sản (cua, tôm) sẽ làm xoang nặng thêm, gây đau nhức, có đúng không ạ? Ngoài ra, người bị viêm xoang nên kiêng cữ những món ăn gì nữa, mong BS hướng dẫn giúp em. Em cảm ơn BS rất nhiều ạ! (Như Hoa - [email protected])

http://suoma.files.wordpress.com/2010/06/thitluoctomchua.jpg

Trả lời

Chào bạn Như Hoa!

Vấn đề bạn Hoa hỏi cũng là mối quan tâm của rất nhiều người mắc bệnh viêm mũi xoang.

Các loại thức ăn như bạn nói: mắm nêm, mắm tôm,... và các loại hải sản khi ăn vào cơ thể sẽ làm khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm mũi xoang gặp ở những người có cơ địa dị ứng.

Dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ xâm nhập vào cơ thể, những chất lạ đó mang tên kháng nguyên (dị nguyên) và thường vào cơ thể bằng đường hô hấp, hoặc các con đường khác như: tiêu hóa, da.

- Những kháng nguyên do đường hô hấp như: phấn hoa, bột, mốc men, lông súc vật, bông độn gối, bụi...

- Những kháng nguyên do đường tiêu hóa như: sứa bể, tôm bể, dứa, dâu tây, mắn tôm, trứng gà, thịt bò...

- Những kháng nguyên vào bằng đường da như: sơn mài, hắc ín, cao su...

Khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể thì gây ra các phản ứng dị ứng, có thể ở mũi, mắt, họng - thanh quản và đường hô hấp dưới. Đợt dị ứng ở mũi biểu hiện bằng cơn hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, giảm khứu giác.

Viêm mũi dị ứng có 2 thể:

+ Viêm mũi dị ứng theo mùa: bệnh xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng.

+ Viêm mũi dị ứng quanh năm: bệnh không có chu kỳ, xuất hiện không theo thời tiết, dị nguyên thường là nấm mốc, bụi nhà, lông thú vật, thức ăn, hoặc liên quan đến nghề nghiệp (uốn tóc, làm bánh...).

Ngoài nguyên nhân viêm mũi xoang viêm mũi xoang do dị ứng ra thì còn có các nguyên nhân khác như: virus, vi khuẩn, nấm, do răng, do các dị hình vách ngăn mũi (vẹo, gai, mào vách ngăn)...

Vì vậy ở những ngườiviêm mũi xoang không do nguyên nhân dị ứng gây ra (đặc biệt không dị ứng với các loại thức ăn như bạn hỏi) thì cho dù có viêm xoang vẫn ăn uống bình thường, không phải kiêng cữ, thức ăn không làm nặng thêm tình trạng bệnh lý viêm xoang.

Thân ái!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Cam kết chữa dứt viêm xoang: cảnh giác!

Việc điều trị xoang phức tạp và kéo dài, phải cân nhắc có thật sự cần mổ hay không vì ngay cả khi đã mổ rồi, thì dù bằng phương pháp nào chăng nữa cũng không có nghĩa sẽ hoàn toàn hết bệnh và không bị tái phát, như cam kết của một số cơ sở điều trị trong các mẩu quảng cáo.

Viêm xoang là bệnh rất hay gặp trong dân chúng (40 – 50%) và cũng là bệnh dễ tái phát. Viêm xoang gặp nhiều ở người trẻ và trung niên, đặc biệt những người bị suy nhược, bị bệnh đường hô hấp, đang bị những bệnh khác kết hợp hoặc bị những bệnh gây suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể như nhiễm HIV/AIDS, lao, hoặc những người phải cấy ghép các bộ phận cơ thể...

Thủ phạm gây viêm xoang

Hệ thống xoang gồm có hai xoang hàm, hai xoang trán (đôi khi không có xoang trán), hai xoang bướm và hai dãy xoang sàng (mỗi dãy có từ 16 – 18 xoang nhỏ), hai dãy xoang này nằm sát sàn sọ và nằm sâu trong hốc mũi, đặc biệt các xoang kể trên đều có lỗ riêng với lớp lót niêm mạc có cấu trúc chung để đổ vào hốc mũi ở mỗi bên. Viêm xoang tức là bị viêm một hay nhiều xoang vừa kể. Triệu chứng khi mắc viêm xoang là nhức đầu vùng trán, hai bên thái dương hoặc sau gáy (thường gặp nhất), nghẹt mũi, sổ mũi nhầy dần đục và hôi, chảy dịch ra sau họng, đau họng, ho về đêm, đôi khi đau tai, mắt, đau răng và sốt.


Về nguyên nhân gây viêm xoang, nhiễm siêu vi là nhiều nhất, kế đến là nhiễm vi trùng: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Trong số này thì Haemophilus influenzae chiếm đa số, tuy nhiên còn phải kể một số vi trùng khác như Staphylococcus aureus và một số dòng của nhóm streptococci, ngoài ra còn có vi trùng yếm khí và một số loại vi trùng gram âm, viêm xoang do nấm (đang có xu hướng tăng).

Một số yếu tố có thể tạo thuận lợi cho viêm xoang phát triển là ô nhiễm môi trường, các loại phấn hoa, lông thú bay trong không khí (gây viêm mũi dị ứng rồi bội nhiễm viêm xoang), những bất thường trong cấu trúc mũi (vẹo vách ngăn, lỗ thông của xoang quá nhỏ, phình cuốn mũi giữa – concha bullosa và polyp mũi), viêm xoang do răng, do bất thường ở vòi nhĩ...

Điều trị chủ yếu: dùng thuốc

Những sai lầm trong điều trị viêm xoang

Sai lầm lớn nhất hiện nay là người bệnh tự ý mua thuốc để điều trị, thông thường họ tự mua chỉ một vài liều trong hai hoặc ba ngày, thường thì sau thời gian này những triệu chứng thuyên giảm và người bệnh không dùng thuốc nữa. Như vậy bệnh sẽ không được điều trị triệt để, sẽ làm vi trùng có cơ hội kháng thuốc, lần điều trị sau sẽ dài hơn, tốn kém hơn với những biến chứng có thể nặng hơn.

Một sai lầm thường gặp khác là điều trị theo kinh nghiệm được cho là “gia truyền” thổi thuốc bột hoặc nhỏ dung dịch vào mũi, một số trường hợp cảm thấy giảm sổ mũi, thực ra những thứ thuốc này bước đầu gây co mạch, có tác dụng kháng viêm, kháng phù nề nên mang lại cảm giác trên, tuy nhiên sau khi vào hốc mũi thuốc có thể làm bịt các lỗ thông của xoang vào mũi, góp phần gây ứ dịch trong xoang, về lâu dài gây viêm xoang nặng hơn. Nếu điều trị không tôn trọng diễn biến sinh lý và quá trình của viêm xoang, hậu quả là khôn lường với nhiều loại biến chứng khác nhau.

Viêm xoang được chia làm ba loại: viêm xoang cấp tính (thời gian bị dưới 4 tuần), bán cấp (4 – 8 tuần) và viêm xoang mãn tính (trên 8 tuần).

Viêm xoang là tình trạng xoang bị ứ dịch trong các xoang và bội nhiễm sau đó do các lỗ thông mỗi xoang bị tắc, chính vì vậy việc điều trị viêm xoang chủ yếu là làm sao giảm phù nề, mở các lỗ thông. Trong quá trình điều trị thì những giải thích của thầy thuốc về căn bệnh và sự thống nhất, thông hiểu của bệnh nhân về các bước điều trị là yếu tố quan trọng phải có.

Điều trị viêm xoang chủ yếu là điều trị nội khoa, tức là dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng như giảm nghẹt mũi, chống chảy mũi, hoặc tan đàm bằng đường uống hoặc xịt mũi, kết hợp với một số thủ thuật như hút dịch mũi hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý (NaCl 9%), xông mũi... Thời gian điều trị kéo dài từ 2 – 4 tuần cho mỗi đợt. Thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm chỉ sử dụng trong trường hợp viêm xoang có bội nhiễm vi trùng hoặc có sự hiện diện của nấm qua việc sinh thiết bệnh tích, hoặc cấy nấm lấy được từ bệnh phẩm khi thăm khám hoặc khi mổ.

Cân nhắc với chỉ định mổ

Nếu phải dùng đến phẫu thuật thì đó là giải pháp sau cùng khi những phương pháp điều trị nội khoa kể trên thất bại. Thông thường các xét nghiệm hình ảnh hỗ trợ như nội soi mũi, chụp CT scan xoang sẽ rất quan trọng cho việc chỉ định mổ cũng như hướng dẫn trong khi mổ.

Mổ nội soi xoang chức năng (FESS): kỹ thuật mổ hiện đại được dùng phổ biến hiện nay trong điều trị viêm mũi xoang vì nhiều ưu điểm như thời gian phẫu thuật ngắn, ít xâm lấn mô lành, ít sưng, ít tai biến, thời gian nằm viện ngắn và thời gian hồi phục nhanh.

Phương pháp mổ xoang kinh điển (Caldwell-Luc): vẫn được sử dụng trong những trường hợp viêm xoang do răng hoặc mổ nội soi mà không lấy hết bệnh tích trong xoang. Mục đích của mổ xoang là lấy đi những cấu trúc bất thường (nếu có và làm ảnh hưởng đến việc dẫn lưu từ xoang), làm thông những lỗ của xoang ra mũi, dẫn lưu dịch từ xoang qua lỗ tự nhiên.

Việc “hết bệnh” đến đâu phụ thuộc vào chỉ định mổ, phạm vi các xoang phải mổ (quan trọng nhất), kinh nghiệm của bác sĩ và các hướng dẫn sau mổ của thầy thuốc cho bệnh nhân và việc người bệnh thực hiện như thế nào, việc vệ sinh, kiêng cữ ra sao, ngoài ra người bệnh có tái khám đúng lịch, dùng đúng thuốc, dùng đủ liều và đủ thời gian hay không. Do đó, không nên ngộ nhận rằng, cứ mổ xoang xong thì coi như trọn quãng đời còn lại sẽ không bao giờ bị viêm xoang trở lại.

TS.BS Nguyễn Trọng Minh

Meo.vn (Theo SGTT)

Chữa viêm xoang cấp như thế nào?

Gần tuần nay, tôi bị chảy nước mũi, rất khó chịu, có lúc lại nghẹt mũi không thở được. Xin hỏi, có phải tôi bị viêm xoang cấp không và dùng thuốc nào điều trị cho nhanh khỏi?

Đỗ Hữu Vinh (Nghệ An)

Viêm mũi xoang được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, dị ứng… Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm 3 thể là viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài 4 - 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất 8 - 12 tuần bất chấp việc điều trị. Viêm mũi xoang cấp thường gây ra do các tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc virut) với các triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi vàng đục (mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả 2), nghẹt tắc mũi và đau tức, sưng nề vùng mặt.

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính: thường đòi hỏi sử dụng một loại kháng sinh thích hợp với đủ liều lượng trong thời gian trung bình là 10-14 ngày. Kháng sinh nên được lựa chọn đầu tiên là amoxicillin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 3 ngày dùng thuốc có thể chuyển sang các kháng sinh có phổ tác dụng rộng hơn như cefuroxime, amoxicillin-clavulanate, clarithromycin hoặc levofloxacin. Các biện pháp điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang cấp là dùng các thuốc co mạch như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ hoặc pseudoephedrine, (lưu ý không dùng quá 5 -7 ngày), rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tăng cường bù dịch và nhỏ mũi bằng các dung dịch có chứa corticosteroid như hydrocortisone, dexamethasone để giảm phù nề ở mũi và mở rộng các lỗ xoang.

Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và có chỉ định điều trị kịp thời, nhanh chóng.

BS. Như Ý

Vì sao bị ho kéo dài?

Con tôi 12 tuổi, cháu bị ho đã 4 tuần nay mà chưa khỏi. Cháu không ho về đêm mà ho tăng lên khi bị căng thẳng hay lo lắng. Xin hỏi, vì sao con tôi có biểu hiện này, cháu nên đi khám ở đâu?Nguyễn Hoàng Quỳnh Hoa (Nam Định)Ho là một phản xạ tốt của cơ thể nhằm làm sạch hoặc tống dị vật ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu bị ho liên tục trên 4 tuần thì được gọi là ho kéo dài và có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, có thể do nguyên nhân tại phổi hoặc ngoài phổi như viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh tim mạch,… hoặc cũng có thể do nguyên nhân tâm lý, ô nhiễm môi trường. Một số gợi ý có thể xác định nguyên nhân của ho là: nếu ho từng cơn đỏ mặt có thể do ho gà, dị vật đường thở; ho có đờm có thể do dị ứng, hen; ho sau khi vận động là biểu hiện của hen phế quản; ho nhiều về đêm do viêm mũi xoang hoặc hen; không ho khi ngủ có thể chỉ do tâm lý… Trong trường hợp trẻ bị ho kéo dài cần được khám cụ thể tại chuyên khoa tai – mũi – họng hoặc hô hấp, được làm một số xét nghiệm như kiểm tra chức năng hô hấp, nội soi phế quản khi nghi ngờ dị vật, chụp xoang, chụp Xquang phổi, xét nghiệm huyết thanh tìm vi trùng… nhằm xác định nguyên nhân mới có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu đã loại trừ các nguyên nhân trên mà trẻ vẫn bị ho nhiều, ho khan, không ho về đêm, ho tăng khi căng thẳng, lo lắng, có hoặc không kèm theo máy giật ở mắt thì có thể chỉ là ho do tâm lý thì cần được khám, điều trị ở chuyên gia tâm lý.

Theo suckhoedoisong

Viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang có thể gặp ở trẻ em kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tần suất rất hiếm, khoảng 0,1% trong tổng số các bệnh nhân bị viêm xoang và viêm xoang ở trẻ sơ sinh chủ yếu là viêm hệ thống xoang sàng.

Viêm xoang ở trẻ em khác gì với người lớn?

Viêm xoang trẻ em khác với người lớn, đây không phải là người lớn thu nhỏ mà ở lứa tuổi này hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Hệ thống xoang mặt bắt đầu được hình thành từ tuần thứ tư của thời kỳ bào thai, xuất phát từ một tế bào sàng. Tế bào sàng phát triển xâm lấn vào các xương để tạo thành các xoang khác nhau như xâm lấn vào xương trán tạo xoang trán, xâm lấn xương hàm trên tạo xoang hàm và xâm lấn vào xương bướm để hình thành xoang bướm.

Chính vì vậy các xoang có liên hệ mật thiết với nhau nên thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Xoang sàng có ngay từ khi trẻ ra đời nhưng những các xoang khác được tạo thành dần: xoang hàm có khi trẻ 3-4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ được 7- 8 tuổi. Hệ thống xoang chỉ hoàn thiện ở người 20 tuổi.

Điều trị viêm xoang phải do chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng

Kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi mới chỉ là một rãnh hằn vào xương làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng thường không điển hình và khó khai thác được chính xác.

Trẻ nào thường bị viêm xoang?

Trong các thập niên gần đây, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em có xu hướng gia tăng, hay gặp nhất là các trẻ có cơ địa dị ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá thụ động, hơi khói của các khu công nghiệp, bếp than..., sự giảm dần của diện tích cây xanh trong môi trường sống. Tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em lên tới 1,7% số bệnh nhân bị mắc bệnh tai mũi họng học đường (điều tra của Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương năm 2005).

Tỷ lệ trẻ em trai mắc bệnh viêm mũi xoang tương đương với trẻ em gái (trai là 54%, gái là 46%).

Phân biệt viêm xoang với viêm đường hô hấp trên

Làm thế nào để phân biệt trẻ bị viêm xoang với một đợt viêm đường hô hấp trên cấp tính vì trong một năm trẻ có thể mắc từ 6-8 lần? Chẩn đoán viêm mũi xoang ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng khi thăm khám. Diễn biến và biểu hiện bệnh như sau:

Sau một đợt viêm mũi họng cấp kéo dài trên 1 tuần (viêm nhiễm đường hô hấp trên chỉ kéo dài trung bình 5-7 ngày là hết), trẻ vẫn còn sốt nhẹ, người mệt mỏi, xì mũi màu vàng, xanh đặc, có mùi hôi. Trẻ thường xuyên có cảm giác chảy đờm từ mũi xuống họng nên hay bị ho, nhất là ban đêm khi ngủ. Hơi thở hôi và dễ nôn oẹ.

Trẻ bú không được dài hơi như khi đang khỏe do tắc mũi. Trẻ hay quấy khóc, thở ngáy, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi kèm theo hốc mắt có quầng thâm. Trẻ lớn hơn hay phàn nàn bị đau đầu nặng mặt, dễ buồn ngủ. Đôi khi trong đợt viêm cấp mặt trước của má bị sưng nề đỏ, ấn đau hoặc có biểu hiện sưng nề, đóng bánh ở góc trong ổ mắt do hiện tượng viêm xoang sàng rò mủ ra ngoài da.

Khám bệnh thấy tình trạng niêm mạc mũi bị phù nề, xuất tiết nhiều dịch, khe giữa đọng nhiều mủ vàng xanh. Một số trường hợp viêm mũi xoang lâu ngày dẫn tới hình thành polip mũi. Tổ chức V.A ở trần vòm trong tình trạng quá phát và đọng mủ.

Quan sát họng miệng thấy mủ vàng xanh bám đầy thành sau họng xuống tận dưới hạ họng.

Màng tai thường dày đục và lõm, một số trẻ có hiện tượng ứ đọng dịch trong hòm tai-viêm tai giữa thanh dịch - do sự thông khí kém giữa tai và mũi họng.

Chụp Xquang xoang thường như phim Blondeau, Hirtz chỉ cân nhắc thực hiện khi nghi ngờ có biến chứng của viêm xoang do ảnh hưởng nặng nề của tia chụp với trẻ nhưng thật sự cũng khó đánh giá tình trạng viêm xoang của trẻ trên hai phim này vì mặt trước của xoang bị các mầm răng cản trở. Nếu thấy thật cần thiết chỉ nên chụp phim cắt lớp vùng xoang để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh.

Khi trẻ bị viêm xoang cần điều trị như thế nào?

Điều trị nội khoa là chính từ 4-6 tuần với kháng sinh toàn thân nhóm b lactam hoặc macrolid kết hợp với thuốc chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng.

Tại chỗ dùng các thuốc nhỏ mũi nhóm co mạch, chống viêm, giảm xuất tiết để làm thông thoáng lỗ dẫn lưu xoang.

Chỉ định phẫu thuật chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa sau 6 tháng thất bại hoặc có những biến chứng của viêm xoang theo chỉ định chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.

Theo TTO

Mùa nóng: Phòng và điều trị các bệnh về mũi

Thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm môi trường gia tăng là những nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh về mũi. Theo thống kê, bệnh lý này chiếm 30% các bệnh thường gặp và xảy ra ở 3 cơ quan tai, mũi, họng.

Bệnh dễ điều trị nhưng cũng dễ mắc lại. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc và nhất là những người đang ngày ngày làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhân viên văn phòng máy lạnh… Chúng ta nên chủ động phòng ngừa vẫn là giải pháp tốt nhất.    

Nguy cơ mắc các bệnh 'thời đại'

Thở còn gọi là hô hấp, một chức năng sống còn của con người cũng như của tất cả các động vật. Chỉ cần 5 phút ngưng thở là chết não không hồi phục. Bộ máy hô hấp đảm nhận đưa không khí vào để cơ thể sử dụng. Không khí thở vào phải được lọc sạch, được kiểm tra và điều chỉnh trước khi sử dụng. Mũi chính là bộ lọc khí, còn phổi là nơi trao đổi khí, chuyển không khí đã được mũi lọc sạch cho cơ thể sử dụng và tiếp nhận không khí 'dơ' đã qua sử dụng với nhiều khí thải để đưa về mũi trả lại cho tự nhiên.

Môi trường tự nhiên ngày càng ô nhiễm do nhiều tác động, sự gia tăng của các chất khí thải độc hại vào môi trường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người là điều mà chúng ta phải đối mặt. Mũi có vai trò như những bộ phận khác trên cơ thể con người nhưng đây là một bộ phận nhạy cảm, dễ bị tổn thương do chịu tác động trực tiếp từ môi trường. Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hoặc các mùi gây dị ứng, nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc với không khí máy lạnh… có nguy cơ nhiễm các bệnh về mũi cao nhất.    

Mỗi ngày có khoảng 8.000 - 9.000 lít không khí thở vào và như vậy mũi phải lọc một lượng không khí rất lớn, xấp xỉ gần chục khối. Mũi phải làm việc liên tục suốt ngày đêm, lúc nghỉ ngơi ít và mỗi phút cũng phải thở vào 12 - 16 lần, còn lúc lao động nặng, chạy nhảy… phải tới 60 - 70 chục lần hoặc hơn nữa. Với một khối lượng không khí thở vào khổng lồ như vậy, mũi phải giữ lại các dị vật, các chất độc hại, các chất gây kích thích và dị ứng cũng như các vi sinh vật gây bệnh đủ loại. Để cho cơ thể có khí thở trong lành, mũi đã phải chịu bao khó nhọc, nhận về phía mình tất cả các chất độc hại và gây bệnh, và trong thực tế mũi rất dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh cảm mạo, nhiễm siêu vi và vi khuẩn…

Các bệnh thường gặp

Bệnh mũi thường gặp nhất là viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có thay đổi khí hậu thất thường khi trái gió trở trời, khi nhiễm lạnh, dầm mưa… mũi bị bệnh đau trên ta thường gọi là cảm, cảm mạo, cảm lạnh. Viêm mũi do nhiễm siêu vi, do ô nhiễm không khí bởi chính chúng ta gây ra trong các nhà máy thải xuống và do dị ứng với các chất lạ có trong khi thở và thức ăn.

Hắt xì hoặc nhảy mũi là một phản ứng bảo vệ của mũi để tống khứ một vật lạ, một chất kích thích ra khỏi mũi. Thông thường có vài hắt xì là điều bình thường. Tuy nhiên hắt xì nhiều lại là một báo hiệu sắp bị bệnh. Nhiễm siêu vi hô hấp mở đầu bằng các cái hắt xì kèm theo uể oải, mệt mỏi, nặng đầu và có thể sốt nhẹ, gây rét. Dị ứng mũi là bệnh hay gặp ở nước ta và ở khắp nơi trên thế giới, có tới 15% dân số toàn cầu bị viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi liên tiếp, sau đó là chảy mũi nước trong, nghẹt mũi và ngứa mũi, có khi ngứa cả mắt, vòm miệng và tai là những dấu hiệu điển hình của viêm mũi dị ứng.

Sổ mũi là biểu hiện thường gặp nhất của viêm mũi xoang, nước mũi chảy ra có thể là nước trong hoặc nhày màu trắng thường gặp trong nhiễm siêu vi hô hấp, nhưng khi chuyển dần sang màu vàng hoặc xanh thì phải coi chừng đã bị nhiễm khuẩn. Trong bệnh viêm mũi xoang mãn tính, nhiều khi dịch mũi không chảy ra ngoài mũi mà chảy ra phía sau xuống họng gây khó chịu làm chúng ta phải khịt khạc suốt ngày, kích thích thanh quản gây ho kéo dài và ứ đọng ở sau mũi và họng mũi làm cho hơi thở có mùi hóc. Cần nhớ là do cảm lạnh hoặc nhiễm siêu vi hô hấp, sổ mũi chỉ kéo dài một đến hai tuần, còn sang tuần thứ ba trở đi mà vẫn còn sổ mũi, sổ mũi vàng hoặc xanh, phải đi khám bệnh chuyên khoa vì có thể đang chuyển sang viêm xoang và nếu không chữa trị đúng và đủ, viêm mũi xoang kéo dài nhiều tuần và trở thành mãn tính.

Ngạt mũi có cơ chế phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau và điều trị tận gốc không phải là dễ. Có 3 cơ chế gây ngạt mũi, một là do sưng niêm mạc trong lỗ mũi, đặc biệt sưng nề các cuốn mũi làm cho lòng hốc mũi bị hẹp lại, hai là do các khối u hoặc dị vật trong mũi, ba là do các bất thường cấu trúc trong mũi như vẹo vách ngăn, bóng khí cuốn mũi…

Ngạt mũi làm cho người bệnh phải thở qua miệng gây khô rát họng, dễ bị ho và luôn khó chịu, không thoải mái vì luôn cảm thấy như thiếu thở. Ngạt mũi về đêm làm ngủ không ngon giấc, có khi ngủ ngáy. Ngạt mũi kéo dài thường là hậu quả của nhiều đợt viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi xoang mãn. Ngạt mũi nói chung nhất là trường hợp phù nề phần trên của mũi làm cho các phần tử mũi hòa tan trong không khí không được với các tế bào khứu giác ở vòm mũi ngửi kém và trường hợp người bệnh mất mùi hoàn toàn.

Bệnh mũi thường gây đau đầu, nhăn mặt do ảnh hưởng đến hệ thống dẫn dây thần kinh và vi mạch máu mũi rất phong phú từ vùng đầu - mặt đến mũi. Do mũi và xoang bao quanh ba phía của hốc mắt, cho nên viêm mũi xoang lâu ngày có thể gây hại cho mắt từ đầu giữa như đau nhún hốc mắt, sưng nề mi mắt đến nặng nề như sụt giảm thị lực và mù mắt.

Phòng ngừa và điều trị bệnh mũi

Nếu có những dấu hiệu về bệnh lý ở mũi, bạn nên đến chuyên khoa để bác sĩ khám và điều trị. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị và phòng bệnh về mũi nhưng có 2 dạng chính: thuốc uống và dạng nhỏ, phun xịt mũi.

Thuốc uống bạn phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh được những tác dụng phụ với cơ thể .

Thuốc nhỏ mũi hoặc dạng phun xịt (công thức nước biển, nước muối sinh lý): có tác dụng rửa mũi, giải tỏa dịch nhầy trong mũi giúp thông thở và giảm sổ mũi. Nếu nghi ngờ có nguy cơ bị bệnh về mũi, có thể dùng chế phẩm này làm sạch mũi nhằm ngừa sự viêm nhiễm. Riêng với trẻ con nên dùng thuốc loại này giúp thông, sạch mũi. Dùng dạng nhỏ mũi sẽ gặp những hạn chế nhất định về độ lan tỏa tác dụng của thuốc với mũi.  

Sử dụng dạng phun xịt (hay phun sương) như vệ sinh mũi như Vesim với công thức nước biển chứa nhiều khoáng chất như bạc, kẽm, đồng, mangan... là loại thuốc giúp phòng ngừa và phối hợp điều trị các bệnh về mũi, vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: sổ mũi, ngạt mũi, hắt xì… Nhờ dạng phun sương tạo các hạt rất mịn dễ đi sâu, rộng vào khoang mũi, giúp mũi thông thoáng và dễ thở, an toàn cho cả trẻ em.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc vệ sinh mũi hàng ngày, chúng ta nên:

- Nên đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi, khí thải độc hại.

- Chú ý điều tiết sinh hoạt ăn uống điều độ, giữ ấm cơ thể hợp lý, không tắm lạnh khi người đang có mồ hôi.

- Không đi bơi hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khi đang nghi ngờ các dấu hiệu về bệnh ở mũi.

- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị các biến chứng khác xâm nhập cơ thể.

- Tránh lạm dụng thuốc đặc biệt kháng sinh, corticoid, aspirin... mà nên theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Luôn giữ nhà khô ráo, sạch sẽ, thoáng khí, hút bụi thường xuyên để loại bỏ những mạt, nấm mốc.

- Chú ý giữ vệ sinh vật nuôi trong nhà.

Theo PGS.TS - BS Nguyễn Hữu Khôi - Chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TP.HCM /Sức khỏe & đời sống

Bệnh ở mũi và cách xử trí

Mũi được hình thành từ tuần thứ tư của bào thai, xuất phát từ lớp nội mô của đầu cùng với xoang sàng. Trong quá trình phát triển đó, vì một nguyên nhân bất thường như nhiễm virut cúm, Rubella…, một số độc tố của thuốc người mẹ sử dụng trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến những thay đổi bất thường của trẻ trong đó có những dị dạng của mũi.

Hẹp cửa mũi sau bẩm sinh là một loại dị hình bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị tắc một hoặc cả hai bên mũi. Nguyên nhân của bệnh là một tấm màng mỏng hoặc một khối xương bít lấp cửa mũi sau một phần hay toàn bộ. Bệnh nhi xuất hiện triệu chứng tắc mũi, trẻ không thở được bằng mũi: để gương phía trước mũi sẽ không thấy vết mờ. Mỗi lần bú trẻ ngạt thở và ho sặc sụa. Nhỏ thuốc màu thấy thuốc không xuống được họng mà trào ra ngoài. Dùng que thông mũi thăm dò không thấy xuống họng miệng. Nếu bít lấp hoàn toàn cửa mũi sau ở trẻ sơ sinh làm bệnh nhi không thở được thì phải giải quyết sớm. Nếu là lớp màng mỏng thì chọc thủng bằng một que thông. Nếu là khối xương thì cân nhắc đến tình trạng chung của trẻ và thường phẫu thuật khi trẻ ngoài 12 tuổi vì nếu mổ sớm quá trẻ không đủ sức chịu đựng sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

Hẹp cửa mũi trước bẩm sinh rất hiếm và thường chỉ là một màng mỏng che cửa mũi trước. Việc xử trí rất đơn giản bằng cách phẫu thuật khoét mảnh da ở cửa mũi là khỏi.

Hẹp cửa mũi do mềm sụn cánh mũi rất hiếm gặp ở người Á đông mà chủ yếu ở chủng người da trắng. Mỗi khi bệnh nhân hít mạnh thì hai cánh mũi xẹp xuống và dính chặt vào vách ngăn làm bệnh nhân không thở được. Dị dạng này được khắc phục bằng cách đặt thêm khung cho hai cánh mũi bằng rất nhiều chất liệu như sụn, xương tự thân hoặc những chất nhựa tổng hợp.

Dị dạng tháp mũi

- Mũi tẹt: Đầu mũi xẹp xuống và hai cánh mũi bè ra.

- Mũi quắm: Tháp mũi cao, sống mũi hẹp, dài, quặp xuống  như diều hâu.

- Rò sống mũi: Giữa sống mũi có một kén nhỏ vùng xương chính mũi, kén đó ăn thông ra ngoài da bằng một lỗ rò ở gần đầu mũi. Ở giữa có một lông dài. Khi  nắn sống mũi sẽ chảy ra một chất trắng giống như bã đậu. Thỉnh thoảng lỗ rò bị tắc dẫn đến viêm tấy toàn bộ sống mũi. Xử trí bằng phẫu thuật cắt bỏ nang kén và toàn bộ đường rò.

- Mũi xẻ dọc: Dọc theo sống mũi ở đường trung vị có một đường lõm đi từ trán xuống đầu mũi hoặc xuống đến môi trên. Hai mắt cách xa nhau hơn thường lệ. Mặt rộng về bề ngang.

Sứt môi kèm theo hở hàm ếch cũng gây ra dị dạng mũi như thiếu sàn mũi hoặc rách cửa mũi trước. Điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hình.

Vẹo vách ngăn, mào vách ngăn, gai vách ngăn mũi

Vách ngăn gồm một cốt cứng bằng xương và sụn còn hai bên được bao phủ bởi niêm mạc mũi. Các thành phần vách ngăn là mảnh đứng của xương sàng, xương lá mía và sụn tứ giác. Bình thường vách ngăn thẳng tương đối. Trong một số trượng hợp vách ngăn vẹo một bên có dạng chữ C, vẹo hai bên dạng chữ S. Nếu trên vách ngăn có một điểm nhô lên giống gai hoa hồng gọi là gai vách ngăn. Một dị hình xuất hiện dưới dạng một nếp gấp dài từ trước ra sau là mào vách ngăn. Biểu hiện của những dị hình vách ngăn là hiện tượng ngạt mũi, nhức đầu, nghe kém. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi gây viêm mũi và viêm mũi xoang dị ứng dễ dẫn đến hen. Điều trị bằng chỉnh hình vách ngăn trở về vị trí tương đối thẳng ban đầu sẽ hết các triệu chứng.

Nhọt mũi

Tiền đình mũi được phủ một lớp da nên bệnh tích vùng này giống với bệnh tích của da.
Nhọt mũi là hiện tượng viêm tuyến bã đậu dưới da do tụ cầu khuẩn. Nhọt tiền đình mũi là một loại bệnh cũng tương đối phổ biến với tỷ lệ đến 2% dân số, chủ yếu là do thói quen dùng tay bẩn để ngoáy mũi làm xước da vùng tiền đình mũi, qua đó vi khuẩn xâm nhập vào lớp dưới da gây bệnh.

Nhọt thường khu trú ở mặt trong cánh mũi đặc biệt thường hay ở nóc tiền đình. Giai đoạn đầu người bệnh thấy ngứa, rát, nóng ở ngay cửa mũi, cứ phải dùng tay đưa vào ngoáy mũi làm cho quá trình viêm tiến triển nhanh. Sau 2-3 ngày xuất hiện cánh mũi sưng, nóng, đỏ, đau. Bệnh nhân không dám ngoáy mũi, chùi mũi vì đau. Bệnh diễn biến 4 – 5 ngày rồi nhọt vỡ và các triệu chứng trên giảm. Nhọt khác có thể xuất hiện ở mũi kia hoặc nhiều nhọt kết hợp lại thành cụm nhọt. Trường hợp này bệnh nhân thường sốt, sưng má và môi trên gây biến chứng viêm tắc tĩnh mạch xoang hang có thể tử vong.

Nhọt tiền đình mũi rất hay tái phát nếu không biết cách phòng tránh.

Xử trí: Dùng thuốc sát khuẩn tại chỗ như bétadine làm sạch vùng tổn thương rồi bôi phủ bằng thuốc mỡ như clorocid H… Nếu nhọt đã căng mềm, hết đỏ, lúc đó dân gian thường gọi là nhọt đã “chín” có thể trích rạch nhọt dẫn lưu mủ, làm sạch bằng ôxy già, rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh, kháng viêm. Tránh không cạo thuốc bột rồi rắc lên trên làm cho nhọt không dẫn lưu được mủ sẽ nặng thêm và dễ gây các biến chứng.

Sức khoẻ và Đời sống

Phòng các bệnh về mũi

Bệnh tai - mũi - họng rất phổ biến ở nước ta, chiếm 30% các bệnh thường gặp. Trong đó, thường xảy ra các bệnh: viêm mũi họng cấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn (do ô nhiễm môi trường và thời tiết thay đổi thất thường). Số người mắc có khuynh hướng tăng cao. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu.

Nguy cơ tiềm ẩn

Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, bị mắc mưa khi đang đi giữa trời nóng, hoặc đi dưới nắng gắt, bạn có thể bị sổ mũi, ngạt mũi, hắt xì. Khói bụi ngoài phố là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về mũi xoang (mỗi ngày mũi phải lọc một lượng không khí rất lớn, khoảng 8.000 – 9.000 lít không khí thở vào, trong đó có nhiều loại khí thải độc hại như NO2, SO2, CO). Nếu không biết cách chăm sóc, vệ sinh mũi hàng ngày sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tai, họng…

Các bệnh về mũi thường gặp

Bệnh mũi thường gặp nhất là viêm, thường gọi là cảm, cảm mạo, cảm lạnh; viêm mũi do nhiễm siêu vi, ô nhiễm không khí.

Hắt xì hoặc nhảy mũi là một phản ứng bảo vệ của mũi để tống khứ một vật lạ, một chất kích thích ra khỏi mũi. Thông thường hắt xì vài cái là bình thường, nhưng hắt xì nhiều là dấu hiệu sắp bị bệnh.

Nhiễm siêu vi hô hấp thường là hắt xì kèm theo uể oải, mệt mỏi, nặng đầu và có thể sốt nhẹ, gây rét. Có tới 15% dân số toàn cầu bị viêm mũi dị ứng. Tiếp theo những cơn hắt hơi liên tiếp là chảy mũi nước trong, nghẹt mũi và ngứa mũi, có khi ngứa cả mắt, vòm miệng và tai.

Sổ mũi là biểu hiện thường gặp nhất của viêm mũi xoang. Nước mũi chảy ra có thể là nước trong hoặc màu trắng, thường gặp trong nhiễm siêu vi hô hấp - nhưng khi chuyển dần sang màu vàng hoặc xanh thì coi chừng đã bị nhiễm khuẩn.

Trong bệnh viêm mũi xoang mạn tính, nhiều khi dịch mũi không chảy ra ngoài, mà chảy ra phía sau xuống họng gây khó chịu, phải khạc suốt ngày, kích thích thanh quản gây ho kéo dài và ứ đọng ở sau mũi và họng mũi, làm cho hơi thở có mùi hôi.

Cần nhớ là nếu do cảm lạnh hoặc nhiễm siêu vi hô hấp, sổ mũi chỉ kéo dài 1-2 tuần, nếu sang tuần thứ ba trở đi mà vẫn còn sổ mũi, sổ mũi vàng hoặc xanh phải đi khám bệnh chuyên khoa vì có thể đang chuyển sang viêm xoang. Nếu không chữa trị đúng và đủ, viêm mũi xoang kéo dài nhiều tuần và trở thành mạn tính.

Ngạt mũi có cơ chế phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau và không dễ điều trị tận gốc. Có 3 cơ chế gây ngạt mũi. Một là do sưng niêm mạc trong lỗ mũi, đặc biệt sưng nề các cuống mũi, làm cho lòng hốc mũi bị hẹp lại. Hai là do các khối u hoặc dị vật trong mũi. Ba là do các bất thường trong cấu trúc mũi (như vẹo vách ngăn, bóng khí cuống mũi….).

Ngạt mũi làm người bệnh phải thở qua miệng, gây khô rát họng, dễ bị ho và luôn khó chịu, không thoải mái, vì luôn cảm thấy như thiếu không khí. Ngạt mũi về đêm làm ngủ không ngon giấc, có khi ngủ ngáy. Ngạt mũi kéo dài thường là hậu quả của nhiều đợt viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi xoang mạn.

Bệnh mũi thường gây đau đầu do ảnh hưởng đến hệ thống dẫn dây thần kinh và vi mạch máu mũi từ vùng đầu – mặt đến mũi. Do mũi và xoang bao quanh ba phía của hốc mắt nên viêm mũi xoang lâu ngày có thể gây hại cho mắt như đau nhức hốc mắt, sưng nề mi mắt, sụt giảm thị lực và mù mắt.

Có thể tự phòng ngừa hàng ngày

Người dễ mắc bệnh liên quan đến mũi thường có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Vì vậy cần thực hiện các biện pháp:

* Giữ ấm khi trời trở lạnh, tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng; làm sạch, thông thoáng môi trường để không tiếp xúc với bụi nhà, khói thuốc lá; không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo) gây dị ứng.

* Không sử dụng cây hít mũi thường xuyên như một thói quen vì sẽ gây nghẹt mũi do thuốc.

* Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi.

* Kiên trì rèn luyện thân thể, tránh uống rượu, tránh hít khói thuốc lá để nâng cao mức đề kháng của cơ thể.

* Thường dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Hiện nay, có thuốc vệ sinh mũi dùng dạng phun xịt (hay phun sương) chứa nhiều khoáng chất như bạc, kẽm, đồng, mangan...

Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang. Dạng thuốc phun sương tạo các hạt rất mịn, dễ đi sâu, rộng vào khoang mũi, tạo cảm giác dễ chịu, an toàn cho cả trẻ em...

(Theo SGGP)