Lưu trữ cho từ khóa: viêm khí phế quản

Cây cải củ trừ đờm, tiêu thực

Cây cải củ còn có tên: lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú. Tên khoa học: Raphanus sativus L., họ Chữ thập (Brassicaceae). Cây cải củ cho ta 2 vị thuốc: Hạt cải củ (La bặc tử), củ cải phơi khô (địa khô lâu).

Theo Đông y, la bặc tử vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hoá). Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; Kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hoá tích khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh tiểu đường và hội chứng lỵ. Liều dùng: 6g - 12g.

Một số cách dùng củ cải chữa bệnh:

Cắt cơn hen suyễn:

- Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.

- Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.

- Hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hoá kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.

- Hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện.

Cây cải củ trừ đờm, tiêu thực, Bài thuốc dân gian, Sức khỏe đời sống, suc khoe, cay cu cai, hen suyen, khan tieng, benh tieu duong, chay mau cam

Cây củ cải

Một số món ăn - bài thuốc có dùng củ cải:

- Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.

- Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn.

- Củ cải hầm bì sứa: Bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.

- Cháo củ cải: Gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ.

- Củ cải hầm nước gừng: Củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.

- Nước ép củ cải hấp đường phèn: Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Kiêng kỵ: Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.

Theo TS. Nguyễn Đức Quang
Meo.vn (Sức khỏe & Đời sống)

Củ cải giúp tiêu hóa tốt

Cây cải củ còn có tên: lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú. Tên khoa học: Raphanus sativus L., họ Chữ thập (Brassicaceae). Cây cải củ cho ta 2 vị thuốc: Hạt cải củ (La bặc tử), củ cải phơi khô (địa khô lâu).

Theo Đông y, la bặc tử vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hoá). Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; Kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hoá tích khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh tiểu đường và hội chứng lỵ. Liều dùng: 6g - 12g.

Một số cách dùng củ cải chữa bệnh:

Cắt cơn hen suyễn:

- Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.

- Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.

- Hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hoá kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.

- Hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện.

Một số món ăn - bài thuốc có dùng củ cải:

Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.

- Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn.

- Củ cải hầm bì sứa: Bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.

- Cháo củ cải: Gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ.

- Củ cải hầm nước gừng: Củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.

- Nước ép củ cải hấp đường phèn: Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Kiêng kỵ: Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.

TS. Nguyễn Đức Quang

Meo.vn (Theo SKĐS)

Món ăn – bài thuốc từ hồ đào

Hồ đào còn gọi là óc chó, hạnh đào, khương đào, vạn tuế tử, lạc tây... Tên khoa học: Juglans regia L., họ óc chó (Juglandaceae). Cây hồ đào mọc ở nơi khí hậu ẩm mát quanh năm, là cây di thực, có ở một số tỉnh miền núi phía bắc nước ta.

Bộ phận dùng: nhân - hồ đào nhục; ngoài ra còn dùng lá, quả.

Thành phần hóa học: Nhân hồ đào chứa protein, dầu béo; các khoáng chất Mg, Mn, Ca, P, Fe, các sinh tố A, B2, C, E. Quả chứa chín chứa acid ascorbic. Lá chứa acid ascorbic caroten. Quả và nhiều bộ phận khác chứa glycosid. Do có lượng acid béo chưa no hàm lượng cao nên có tác dụng dinh dưỡng tốt, làm tăng lượng protein huyết thanh, giảm cholesterol trong máu nên thích hợp với các bệnh nhân tim mạch.

Theo Đông y, hồ đào vị ngọt, ấm; vào thận phế. Tác dụng bổ khí, nuôi huyết, nhuận táo, ôn phế, hóa đờm, định suyễn, ích mệnh môn, lợi tam tiêu. Dùng cho các trường hợp thận hư, lưng đau mỏi, run yếu hai chân, liệt dương di tinh, tiểu buốt, tiểu đục cặn, táo bón, viêm da lở ngứa, eczema.

Liều dùng cách dùng: 10 - 30g, nấu luộc, chưng hầm hay ăn sống.

Một số bài thuốc có hồ đào

Chữa đau lưng mỏi gối: Hồ đào nhân 30g, bổ cốt chỉ 100g, đỗ trọng 100g. Cho xay nhuyễn, làm viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

Chữa thận lạnh, đau ngang lưng, liệt dương, đái buốt, đái rắt. Hồ đào nhân 12g, ba kích 10g, ích trí nhân 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g.

Hồ đào nhân.

Các món ăn chữa bệnh có hồ đào:

Mứt hồ đào sơn tra đường phèn: Hồ đào nhân 150g, sơn tra tươi 50g, đường phèn 200g. Hồ đào nghiền trong nước thành dạng sệt loãng, sơn tra ép nghiền lọc lấy nước; thêm đường phèn, nấu tan đường và đun sôi là được. Ăn tùy ý. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản, ho khan ít đờm.

Mứt kẹo hồ đào, bổ cốt chỉ: Hồ đào nhục 60g, bổ cốt chỉ 30g. Hồ đào nghiền nát, bổ cốt chỉ sao rượu, tán mịn khuấy với mật thành dạng mứt kẹo cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản do hư hàn gây ho suyễn, đau mỏi lưng, thắt lưng.

Sirô hồ đào: Hồ đào 3kg, rượu 5 lít, sirô dược dụng 1500ml. Hồ đào nghiền vụn, cho rượu, đun nóng, đậy kín, phơi nắng 20 - 30 ngày đến khi chuyển màu đen, lọc lấy rượu, thêm sirô, khuấy đều. Cho uống mỗi lần 10 - 20ml; ngày 1 - 2 lần. Dùng cho bệnh nhân loét dạ dày, loét hành tá tràng (có thể ăn khi đau).

Hồ đào, rau hẹ xào dầu vừng: Hồ đào nhân 60g, rau hẹ  250g, dầu vừng 30g. Hồ đào đập giập, dùng dầu vừng xào hồ đào và rau hẹ chín, thêm muối gia vị vừa ăn. Dùng cho các trường hợp di tinh liệt dương. Thực đơn này nếu thêm một hoặc hai cái thận lợn càng tốt.

TS. Nguyễn Đức Quang

Tự xoa bóp phòng ngừa viêm khí phế quản mạn

Bệnh viêm khí quản mạn tính thường gặp khi thời tiết đổi mùa. Nguyên nhân do người bệnh khi bị viêm họng, viêm khí quản cấp tính nhưng không điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm nên chuyển thành mạn tính; hoặc do bị cảm cúm mà chuyển thành viêm khí phế quản.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Day huyệt đản trung.

Triệu chứng chủ yếu là ho kéo dài, có thể có đờm, đau ngực, đôi khi kèm theo thở khò khè. Khi mới phát bệnh thường nhẹ, sau khi ho thường nhổ ra đờm loãng có bọt trắng, dính. Bệnh nhân có thể sốt cao, lạnh run, ho nhiều, đờm nhiều quánh hoặc vàng đặc. Một số trường hợp nặng, viêm khí phế quản mạn tính kéo dài có thể dẫn tới giãn phế quản, suy tim. Theo Đông y, ngoài việc dùng thuốc theo nguyên tắc biện chứng luận trị, người bệnh có thể tự tiến hành một số thao tác xoa bóp để phòng bệnh và hỗ trợ tích cực cho các biện pháp trị liệu. Dưới đây, xin giới thiệu cách tự xoa bóp phòng chống viêm khí phế mạn tính đơn giản để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

1. Day huyệt đản trung: dùng ngón cái hoặc ngón giữa tay phải day huyệt đản trung trong khoảng 2 phút.

Day huyệt hợp cốc.

2. Day huyệt khuyết bồn: dùng ngón giữa day huyệt khuyết bồn hai bên trong khoảng 2 phút.

3. Day huyệt nhũ căn: dùng ngón cái hoặc ngón giữa day huyệt nhũ căn cả hai bên trong khoảng 2 phút.

4. Xoa ngực: Trước hết, dùng lòng bàn tay phải xoa từ ngực bên phải sang bên trái. Sau đó đổi tay, dùng tay trái xoa ngực từ bên trái sang bên phải. Khi xoa, tay đưa đi đưa lại theo một đường thẳng. Bàn tay xoa có lực nhưng không nên ép mạnh quá gây tổn thương da. Động tác phải đều đặn, hít thở đều. Tốc độ xoa khoảng 100 - 120 lần/phút tới khi ngực nóng lên thì thôi.

5. Day huyệt phong môn: Trước hết, tay phải đưa về phía sau vai trái, ngón tay giữa áp vào huyệt phong môn day trong khoảng 2 phút. Sau đó đổi tay trái đưa về phía sau vai phải, ngón tay giữa áp vào huyệt phong môn day trong khoảng 2 phút.

6. Day huyệt phế du: Tay phải đưa về phía sau vai trái, ngón giữa áp vào huyệt phế du day trong 2 phút. Sau đó đổi tay trái đưa về phía sau vai phải, ngón giữa áp vào huyệt phế du và day trong 2 phút.

7. Bấm huyệt hợp cốc: Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ, ngón giữa bấm vào huyệt hợp cốc mỗi bên khoảng 10 lần. Khi bấm, động tác theo nhịp một mạnh, một nhẹ.

8. Day huyệt túc tam lý: Dùng ngón cái tay phải bấm vào huyệt túc tam lý bên chân phải và day trong 1 phút. Lặp lại tương tự với chân trái. Cũng có thể bấm đồng thời cả hai bên.

Dù là day, bấm hay vuốt vào huyệt vị, nếu thấy cảm giác tê tức là được.

Để phòng bệnh, cần thực hiện những điều sau:

- Bỏ hút thuốc.

- Phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng súc họng, nhỏ mũi. Nên tiêm vaccin phòng bệnh cúm. Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời và khi phải tiếp xúc với người bị ho hoặc hắt hơi.

- Uống nhiều nước, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin để tăng cường thể lực.

- Nhà ở phải thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Đối với người già và trẻ em, cần giữ ấm chân, cổ, ngực, nhất là khi ngủ và lúc ra ngoài trời. Mùa rét không tắm nước lạnh, nơi tắm phải kín, không có gió lùa dễ gây viêm họng, viêm khí phế quản.

- Điều trị tốt các bệnh ở tai mũi họng. Khi có bội nhiễm cần kết hợp dùng thuốc theo y học hiện đại.

Vị trí huyệt

- Huyệt đản trung: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường đi qua 2 núm vú (nam giới) hay đường đi ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (nữ giới).

- Huyệt khuyết bồn: Huyệt ở chỗ lõm chính giữa mép trên xương đòn, thẳng xuống dưới là đầu vú.

- Huyệt nhũ căn: Ở giữa gian sườn 5, thẳng dưới đầu vú, cách đường giữa ngực 4 tấc.

- Huyệt phong môn: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 2 đo sang ngang 1,5 tấc.

- Huyệt phế du: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 3, đo sang ngang ra 1, 5 tấc.

- Huyệt hợp cốc: Huyệt nằm ở điểm giữa xương bàn tay 1 và 2 về phía mu tay. Hoặc khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

- Huyệt túc tam lý: Úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó ngang ra phía ngoài 1 tấc là huyệt.

(Theo suckhoedoisong)

Đông y chữa bệnh hiệu quả cao. Tham khảo thông tin tại địa chỉ: Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn Lô 22 Đường Lê Hồng Phong - Hải Phòng. Chi tiết xem tại website: http://www.thaythuoccuaban.com

Sốt siêu vi ở trẻ em

Các tin tức dồn dập gần đây cho thấy một hiện tượng bùng phát các bệnh nhiễm virus ở trẻ em, bao gồm những bệnh lý đặc thù như quai bị và sốt xuất huyết và các dạng bệnh phát triển thành dịch gọi chung là nhiễm siêu vi mà tác nhân gây bệnh cần phải được xác định cụ thể hơn. Gây chú ý nhiều nhất là dịch 'sốt siêu vi' đang hoành hành ở trẻ em và học sinh tại Hà Nội và một số tỉnh, thành, với biểu hiện chính là sốt và các triệu chứng đường hô hấp (ho, sổ mũi, đau họng...).

Có nhiều loại tác nhân siêu vi (trên 250 phân típ kháng nguyên thuộc 8 giống khác nhau) có thể gây hội chứng hô hấp. Có lẽ đây là nhóm bệnh lý cấp tính phổ biến nhất - mà mỗi người bình quân hằng năm mắc phải 3 - 5 lần, nhiều nhất là ở trẻ nhỏ. Đại đa số các bệnh nhiễm này liên hệ đường hô hấp trên, nhưng bệnh đường hô hấp dưới cũng có thể phát sinh, đặc biệt ở trẻ nhỏ và một số nhóm dịch tễ. Thường gặp nhất là:                                            

- Các rhinovirus, tác nhân chính gây hội chứng cảm lạnh (sổ mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi), đôi khi gây biến chứng viêm tai, viêm xoang, viêm phổi hay các cơn kịch phát hen suyễn hoặc viêm phế quản.

- Coronavirus: cũng thường gây cảm lạnh.

- Adenovirus: gây cảm lạnh, viêm họng và đôi khi viêm phổi ở trẻ em, có thể phát thành dịch ở trường học và doanh trại quân đội.

- Virus cúm A, B: gây bệnh cúm, có thể gây biến chứng viêm phổi hay viêm mũi - họng.

- Phó cúm: viêm thanh quản, viêm phổi ở trẻ em, viêm họng, cảm lạnh, viêm khí phế quản ở người lớn.

- RSV (virus hợp bào hô hấp): viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ em, cảm lạnh ở người lớn, viêm phổi ở người già...

- Enterovirus (các virus Echo và Coxsackie): gây bệnh sốt cấp tính không đặc thù ('cúm mùa hè'), bệnh Bornholm (sốt, tức ngực, đau bụng trên), bệnh sốt phát ban, bệnh tay - chân - miệng (nổi mụn nước, bóng nước, loét, phát ban)...

Nhưng dịch sốt siêu vi hiện nay là do tác nhân nào? GS. Đỗ Quang Hà, một chuyên gia về virus học ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, nhận định: 'Muốn xác định tác nhân gây bệnh, phải phân lập virus. Nhưng đó là những dạng bệnh nhẹ, với diễn tiến thường lành tính, cho nên các nơi thường không làm xét nghiệm phân lập...'. Và cho dù có nhận diện được một virus, thì điều ấy không có nghĩa là đợt bùng phát 'sốt siêu vi' hiện nay chỉ do một tác nhân duy nhất gây nên. Trong khi đó, một giới chức y tế ở Hà Nội cho rằng tác nhân gây dịch sốt siêu vi hiện nay ở Hà Nội là một adenovirus. Là một virus thuộc giống Mastadenovirus, bao gồm ít nhất 47 típ huyết thanh, adenovirus của người thường gây bệnh cho trẻ em và nhũ nhi, đặc biệt vào thời điểm hiện nay (từ mùa thu đến mùa xuân). Một số típ adenovirus (4, 7, 3, 14, 21) có kết hợp với những cơn bột phát bệnh cấp đường hô hấp nơi các tân binh vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh nhiễm adenovirus được điều trị theo triệu chứng cùng với các biện pháp hỗ trợ (không dùng thuốc kháng virus). Vaccin cho adenovirus 4 và 7 đã được triển khai nhằm phòng chống dịch trong các trại lính tân binh.

BS. Phạm Quốc Vỹ

Nguồn: Khoahocphothong