Lưu trữ cho từ khóa: viêm hạch

Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Sốt siêu vi (virus, vi rút) là gì, triệu chứng và cách điều trị.

1. Sốt siêu vi là gì ?

  • Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) khác nhau.
  • Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đố với trẻ em.
sốt siêu vi

2. Triệu chứng sốt siêu vi.

Sốt cao

  • Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt siêu vi, thường từ 38-39 độ C, thậm chí lên đến 40-41 độ C.

Đau đầu

  • Đây cũng là biểu hiện thường gặp của sốt siêu vi, bệnh nhân thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ hội, trong đầu có cảm giác chao đảo, nguyên nhân do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra.
  • Khi sờ vào hai huyệt thái dương của người bệnh đang đau đầu thì có thể cảm giác thái dương đập mạnh.
  • Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng. Lúc này trông người bệnh khuôn mặt như phù nề, mắt sưng húp.
  • Đối với trẻ em, một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo…Bệnh nhân sốt siêu vi có thể chảy mũ tai hoặc tai có nhầy và ngứa hơn lúc bình thường.

Viêm đường hô hấp

  • Kèm theo sốt và đau đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…

Viêm kết mạc mắt

  • Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt, mắt người bệnh lờ đờ.

Nôn

  • Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn, người lớn cũng có thể nôn mửa, chủ yếu là do viêm họng, kích thích chất nhầy.

Phát ban

  • Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt siêu vi, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.

Đau nhức mình mẩy

  • Thường xảy ra ở trẻ em ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Người lớn cũng có thể có triệu chứng này.

Rối loạn tiêu hóa

  • Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu, chất nhầy.

Viêm hạch

  • Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

3. Điều trị sốt siêu vi

Các bệnh do sốt siêu vi gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

  • Hạ sốt : Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.
  • Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
  • Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
  • Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
  • Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
  • Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.
  • Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.
  • Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sốt siêu vi : Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.
  • Sốt siêu vi dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường.

Đau vùng quanh rốn là bệnh gì?

Hiện tại em đang bị đau vùng quanh rốn. Em đang phân vân là bị ruột thừa hay bị dạ dày.

Thưa bác sĩ,

Hiện tại em đang bị đau vùng quanh rốn. Em đang phân vân là bị ruột thừa hay bị dạ dày.

Em thường xuyên thức khuya (12h-3h), dậy muộn (9h-12h) ăn uống thất thường, thường xuyên bỏ bữa ăn sáng.

Hiện tại đau quanh rốn, theo từng cơn, có dấu hiệu sốt. Có ra tiệm thuốc tây mua 2 liều thuốc đau dạ dày, đã uống trước khi ăn 2 tiếng. Tình trạng không khả thi lắm.

Hiện tại em không thể đi khám được, khoảng sáng hoặc trưa mai mới đi được. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn bác sĩ! -

(Thanh Phú – kubom…@gmail.com)

Thân chào em Phú,

Em “thường xuyên thức khuya, dậy muộn, ăn uống thất thường và bỏ bữa ăn sáng”. Đây là những yếu tố thuận lợi cho bệnh lý dạ dày.

Khi dùng thuốc dạ dày em cần tránh những yếu tố trên thì bệnh mới có thể đáp ứng được, uống thuốc trước ăn và sau ăn cũng rất quan trọng. BS không rõ em đã dùng thuốc gì rồi, nhưng các thuốc điều trị viêm dạ dày như Ranitidain, Omeprazol…phải uống trước ăn, nhưng chỉ uống trước ăn 30 phút thôi em à.

Với biểu hiện đau như em mô tả, thì chưa thể loại trừ các bệnh lý dạ dày, viêm tụy, viêm túi mật, viêm hạch mạc treo… với vị trí đau ở vùng quanh rốn thì không phải là vị trí đau ruột thừa. Tuy nhiên, cũng cần loại trừ trường hợp ruột thừa lạc chỗ (không nằm ở vị trí bình thường ở hố chậu bên phải).

Do vậy, bệnh của em cần phải thăm khám trực tiếp và kết hợp làm thêm xét nghiệm máu, siêu âm…BS mới có thể tìm ra nguyên nhân rồi điều trị cho em.

Chúc em sớm hồi phục!

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo

Đau ở vị trí cuối xương hàm trái là bệnh gì?

Cảm giác nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường và hơi cấn ở vị trí khớp xương cuối hàm trái. Không có hạch nổi dưới quai hàm.

Em bị đau ở vị trí cuối xương hàm trái. Nhìn ở bên ngoài chỉ thấy hơi sưng, vị trí gần ngang với dưới dái tai. Em đi khám bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán em bị viêm tuyến mang tai và viêm họng, sau đó kê đơn cho thuốc uống 5 ngày, gồm kháng sinh mạnh viên tròn màu xanh dương 500mg; thuốc kháng viêm và paracetamol (1 viên sáng – 1 viên tối) sau khi ăn. Đến nay em uống đã hết 5 ngày thuốc nhưng vẫn còn bị đau.

Bác sĩ tư vấn cho em về tình trạng của em, vì em thấy trước và sau khi uống thuốc tình trạng không giảm nhiều. Cảm ơn bác sĩ.Nguyệt

Ths.BS Nguyễn Trương Khương – Phòng mạch online cho biết:

Theo bạn mô tả, đau sưng vùng góc hàm một bên có thể là viêm tuyến mang tai do vi trùng, viêm hạch cấp tính hoặc viêm khớp thái dương hàm.

Nếu bạn viêm tuyến mang tai do vi trùng thì thường tuyến mang tai sưng to, giới hạn không rõ, có thể có thêm sốt, toàn thân lừ đừ mệt mỏi, khi khám có mủ chảy ra ở lỗ đổ vào trong khoang miệng của tuyến mang tai.

Nếu bạn bị viêm hạch cấp tính, thường sờ thấy một hạch có giới hạn rõ, di động, ấn đau, khi khám có thể thấy có các cơ quan gần bên bị bệnh như viêm amiđan, viêm nướu răng, viêm loét niêm mạc miệng chẳng hạn.

Để điều trị cả hai loại bệnh viêm tuyến mang tai do vi trùng và viêm hạch cấp tính đều sử dụng kháng sinh, kháng viêm và giảm đau từ 5-7 ngày bệnh sẽ giảm.

Nếu bạn bị viêm khớp thái dương hàm thì triệu chứng đau thường nổi bật, đặc biệt khi nhai hoặc cắn vật cứng hoặc ấn vào sẽ thấy đau nhiều hơn bênh kia, cách điều trị bệnh lý này là giữ cho khớp được nghỉ ngơi bằng cách không ăn vật cứng hoặc nhai quá nhiều, đồng thời sử dụng kháng viêm và giảm đau 5-7 ngày bệnh sẽ khỏi.

Trường hợp của bạn đã uống thuốc năm ngày nhưng không giảm nhiều có thể là do kháng sinh chưa phù hợp, kháng viêm, giảm đau chưa đủ liều. Do vậy bạn nên đi khám lại một lần nữa để bác sĩ sẽ có cách điều trị mới phù hợp hơn.

(Theo Tuổi trẻ)

Cây vòi voi có độc?

Cây vòi voi còn gọi là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo. Tên khoa học là Heliotropium indicumL., gọi vòi voi vì cụm hoa của cây giống như hình vòi con voi. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, vòi voi có hai tác dụng chủ yếu là chống viêm, giảm đau.

Những năm 1961 – 1962, Bệnh viện Hải Dương đã dùng cao rượu vòi voi điều trị cho 856 bệnh nhân bị bong gân, tụ huyết sưng bầm do chấn thương, viêm tấy, chín mé, viêm hạch và đã đi tới một số kết luận:

- Cao rượu vòi voi có tác dụng với những trường hợp viêm hay cương tụ huyết chưa làm mủ. Chỉ cần đắp cao rượu vòi voi trong 3 – 4 ngày, đắp ướt liên tục.
Cây vòi voi.

- Nếu đã có mủ rồi, cao rượu vòi voi không có tác dụng làm tan mủ, nhưng cũng làm cho mủ không lan rộng hơn và làm bớt sưng tấy ở những vùng xung quanh ổ mủ.

- Sau khi chích mủ, nếu băng bằng cao rượu vòi voi, vết thương chóng lành và đỡ đau hơn là băng thường.

- Cao rượu vòi voi đắp lên chỗ sưng làm dịu đau ngay, bệnh nhân có cảm giác mát dịu, dễ chịu, không nhức nhối như khi chưa đắp thuốc.

- Chữa sưng tấy gối với những triệu chứng sau: trước phát bệnh mỏi đầu gối, 3 hôm sau vùng đầu gối đỏ và sưng to lên, người lên cơn sốt nhẹ, không đi lại được. Dùng cây tươi, chặt thành từng đoạn nhỏ, giã cho dập, bỏ vào nồi sao với dấm hoặc với rượu gói vào miếng vải, buộc vào chỗ sưng. Làm như vậy khi có kết quả thì ngừng.

Vòi voi là một vị thuốc chữa tê thấp viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa. Dùng trong hay đắp bên ngoài. Ngày uống 15 – 20g tươi. Có người còn dùng làm thuốc điều kinh nhưng liều quá cao có thể gây sảy thai.

Tuy nhiên, người ta phát hiện một số loài vòi voi như H.lariocarpum Fish et Mey chứa ancaloid có nhân pyrolizidinn rất độc đối với gan và gây hủy hoại tổ chức gan, đau bụng tiêu chảy, xuất huyết lan tỏa và có thể gây ung thư. Tính độc này thường không thể hiện ngay khi dùng, mà thường xuất hiện một cách âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc và Bộ Y tế Việt Nam (năm 1985) cũng đã có chỉ thị cần thận trọng khi dùng vòi voi chữa bệnh, mặc dù chỉ dùng ngoài để đắp theo kinh nghiệm cổ truyền: trong các trường hợp tụ huyết bầm tím do chấn thương, viêm tấy áp-xe, sưng vù, sưng khớp, đinh nhọt giai đoạn chưa có mủ. Chú ý không nên dùng cho người già yếu và khi có kết quả nên ngừng ngay.

Từ những thông tin trên, lời khuyên với mọi người dù là thuốc từ cây lá cũng phải có chỉ định thận trọng của thầy thuốc.

(suckhoe&doisong)

Trái rạ có phải là bệnh nhẹ?

Câu hỏi: Người ta thường quan niệm bệnh trái rạ là bệnh nhẹ không có gì nguy hiểm, ai cũng sẽ có lần mắc bệnh tự nhiên để có kháng thể. Điều đó có đúng không?

Trả lời:

90% những trẻ sống chung với người bệnh, học tập, sinh hoạt với trẻ mắc bệnh trái rạ có nguy cơ lây bệnh. Trẻ mắc bệnh mang nhiều siêu vi gây bệnh ở vùng mũi hầu, đường hô hấp. Những siêu vi này phát tán ra không khí xung quanh khi trẻ khóc, la, nói, ho, hắt hơi. Siêu vi cũng có thể từ đó bám lên các vật dụng, đồ chơi làm cho những trẻ chung quanh ngậm, hít phải bị lây bệnh. Trẻ sơ sinh, trẻ chưa chích ngừa hoặc bị bệnh suy giảm miễn dịch bị bệnh nặng hơn những trẻ khác. Sau khi mắc bệnh trẻ sẽ có miễn dịch lâu dài, ít mắc bệnh lần thứ 2. Tuy nhiên vẫn gặp các trường hợp tái nhiễm thể nhẹ hoặc không có biểu hiện lâm sàng.

Trung bình sau khi tiếp xúc với trẻ bệnh từ 2 đến 3 tuần, trẻ bị lây bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, phát ban dạng sẩn ngứa ngoài da, sau đó thành bóng nước. Những bóng nước này gọi là nốt rạ. Vị trí nốt rạ thường mọc bắt đầu ở thân mình, sau đó lan rộng đến mặt, tay chân, có khuynh hướng mọc nhiều ở thân mình, nơi quấn tã lót nhiều hơn ở vùng tay chân. Nốt rạ cũng mọc ở trong miệng, mắt và niêm mạc những nơi khác. Số nốt rạ càng nhiều thì bệnh càng nặng.

Trong thời gian mọc nốt rạ trẻ bị ngứa rất khó chịu, gãi nhiều làm các nốt rạ vỡ gây nhiễm trùng hoặc bong vảy sớm để lại sẹo. Nhiễm trùng da gây sẹo do vi khuẩn bên ngoài hoặc thường trú trên da như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn sinh mủ… là biến chứng thường gặp ở trẻ bệnh trái rạ. Bệnh xảy ra do vi khuẩn xâm nhập qua nốt rạ bị vỡ hoặc da bị trầy xước do gãi ngứa. Nhiễm trùng da làm nốt rạ chứa nước hóa mủ và có thêm nhiều bóng mủ mới. Nốt mủ nếu không được đánh giá và điều trị kịp thời sẽ lan rộng gây viêm mô tế bào, áp xe dưới da, viêm hạch lân cận, thậm chí nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, bệnh còn gây những biến chứng thần kinh như viêm màng não, viêm não, viêm tủy cắt ngang gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng.

Bệnh trái rạ tưởng chừng là nhẹ nhưng để lại những biến chứng nghiêm trọng đến bệnh nhân. Để phòng tránh bệnh trái rạ, nên chủ động phòng ngừa bằng vắc-xin. Nên tiêm 2 liều cho cả trẻ em và người lớn để tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ phòng bệnh, 2 liều cách nhau tối thiểu tốt nhất là 6 tuần.

BS CKI Nguyễn Viết Thịnh

(PNO)

Không những giảm béo, thanh long còn chữa ho

Cây thanh long còn gọi là tường liên, tên khoa học là Hylocereur undatus (Haw) Britt. Et Rose, thuộc họ xương rồng (Cataceae).

Theo Đông y, quả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm. Thân cây có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khoẻ khoắn và làm thông suốt các kinh lạc) và giải độc. Hoa có tác dụng bổ phế, trừ ho.

Người mập phì, người có hàm lượng cholesterol huyết áp tăng cao nên ăn thanh long. Ảnh:Myopera

Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức ăn và muối mật. Do đó, người mập phì, người có hàm lượng cholesterol huyết áp tăng cao nên ăn thanh long. Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, táo bón kinh niên.

Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chữa bỏng lửa, bỏng nước sôi, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt, gãy xương.

Hoa khi nở có màu trắng đẹp như hoa quỳnh, được dùng chữa viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, giải độc rượu. Liều dùng 15 - 30g tươi, sắc uống hoặc 10 - 12g khô sắc uống, hãm trà để uống.

Có thể nấu hoa thanh long với thịt heo nạc để làm món súp bổ dưỡng, chữa tình trạng phổi yếu hay bị ho đàm. Thanh long là nguồn vitamin C cần thiết cho cơ thể giúp chữa một số chứng bệnh do thiếu vitamin C.

(theo bee.net.vn)

Đông y chữa bệnh hiệu quả cao. tham khảo tại địa chỉ thaythuoccuaban.com

Khi nào cắt amiđan cho trẻ?

Vào mỗi dịp hè, phụ huynh thường đưa con đến bệnh viện để cắt amiđan. Trong số đó không ít quí phụ huynh còn thắc mắc con mình được cắt amiđan như vậy có đúng không?

* Trẻ mấy tuổi có thể cắt amiđan được?

- Đây là câu hỏi thường gặp nhất, và cũng là vấn đề thường bị hiểu sai nhiều nhất do sự truyền miệng với nhau giữa các bậc phụ huynh hoặc cũng có thể do sự tư vấn không chính xác của các nhân viên y tế. Thật sự việc cắt amiđan hoàn toàn không phụ thuộc vào tuổi mà phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh do amiđan gây ra.

* Cắt amiđan có làm giảm sức đề kháng hoặc ảnh hưởng đến miễn dịch của trẻ không?

- Amiđan là một trong những cơ quan miễn dịch ở đường tiêu hóa và hô hấp trên, có chức năng tiết ra một số globuline để phòng chống một số bệnh đi vào cơ thể qua đường miệng. Tuy nhiên, cho tới nay các nghiên cứu trên thế giới cho thấy khi theo dõi ở các trẻ đã được cắt amiđan thì lượng globuline miễn dịch này có sự thay đổi không đáng kể và không hề ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ.

* Cắt amiđan khi nào?

- Các chỉ định cắt amiđan ở trẻ em bao gồm. Thứ nhất, cắt amiđan khi amiđan phì đại gây tắc nghẽn, có hội chứng ngưng thở trong khi ngủ, bé thường có các triệu chứng như ngủ ngáy, trong giấc ngủ có cơn ngưng thở tím tái, giật mình, quấy khóc, đái dầm... Hoặc khi bé chậm lớn, kém ăn, hay bị ói, khó nuốt, khó nói do amiđan quá to.

Thứ hai, cắt amiđan khi bé bị viêm amiđan mãn tính, tái phát nhiều lần trong năm làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe và tài chính.

Thứ ba, cắt amiđan khi viêm amiđan gây ra các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim do vi trùng ở amiđan, viêm cầu thận, viêm khớp do vi trùng ở amiđan, ápxe quanh amiđan, viêm hạch cổ. Ngoài ra còn có những chỉ định cắt amiđan khác như trong trường hợp nghi ngờ bị ung thư, hoặc hôi miệng do amiđan có nhiều ngách hay đọng lại thức ăn, sỏi amiđan, nấm amiđan.

* Cắt amiđan có nằm viện không?

- Hiện nay tại các bệnh viện lớn, các trẻ từ bốn tuổi trở lên có thể cắt amiđan và xuất viện trong cùng một ngày, nếu ở xa có thể nằm lại bệnh viện một đêm, các trẻ dưới bốn tuổi cắt amiđan vì những lý do đặc biệt bắt buộc thì nhập viện 2-3 ngày cho đến khi thật sự ổn định mới xuất viện.

* Cắt amiđan có tai biến nguy hiểm không?

- Tuy là một phẫu thuật đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, thường tối đa không quá 30 phút, nhưng cũng như các phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt amiđan cũng tiềm ẩn những tai biến như tai biến do gây mê, tai biến do chảy máu sau mổ. Để phòng ngừa những tai biến này, quí phụ huynh báo cho bác sĩ biết rõ những tiền căn dị ứng hoặc những bệnh lý nội ngoại khoa mà bé đã hoặc đang có. Đồng thời sau mổ kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay. Ăn các thức ăn lỏng, nguội, mềm trong vòng 15 ngày đầu để tránh chảy máu sau mổ.

* Sau khi cắt amiđan trẻ có cần cữ nói?

- Khác với quan niệm trước kia là sau khi cắt amiđan phải cữ nói, ngày nay với các phương pháp mổ hiện đại như cắt amiđan bằng dao điện, bằng laser hoặc bằng coblation, sau khi cắt trẻ có thể nói chuyện được ngay. Tuy nhiên vẫn tránh những hoạt động thể lực như chạy chơi, bơi lội, đá bóng...

Theo Tuổi Trẻ