Lưu trữ cho từ khóa: viêm gan mạn

Chữa ho bằng hoa bí đỏ

Hoa bí đỏ không chỉ nấu canh và xào ăn rất ngon, mà còn là vị thuốc chữa ho có đờm, da có mẩn đỏ, quáng gà...

Hoa đỏ (bí ngô) vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, có thể dùng để điều trị các chứng suy gan, thận. Dưới đây là một số bài thuốc từ loại hoa này.

Trị  nhiệt, ho có đờm: Lấy 5 bông hoa bí ngô, một thìa đường phèn, hãm trà uống.

Trị  chứng vàng da, viêm gan mạn tính: 0,2 lạng hoa bí ngô, 0,1 lạng hoa kim ngân, cây long đởm, nấu lấy nước uống.

Trị  chứng viêm đại tràng, tiểu dắt: 0,2 lạng hoa bí ngô nấu cùng đậu dẹp để ăn.

Trị  chứng u xơ tuyến vú, viêm tuyến vú: Lấy 30 gr hoa bí ngô, 20 gr hoa kim ngân, 20 gr vỏ quýt, rửa sạch, sắc uống ngày một thang, uống liền 5 - 7 ngày.

Trị vết thương sưng đau, lở loét: Hoa bí phơi khô, nghiền bột mịn rắc lên vết thương, sẽ đỡ sưng, đỡ đau. Nếu vết thương không lở loét thì trộn bột hoa bí với rượu trắng, nếu đã lở loét thì trộn bột hoa bí với dầu vừng đắp lên vết thương, rất công hiệu.

Trị  chứng quáng gà: Lấy 80 gr hoa bí ngô nấu cùng 200 gr gan lợn, ăn ngày một lần.

Làm tan chứng mẩn đỏ ở  da: Lấy 5 bông hoa bí ngô, 4 lạng thịt lợn băm, hành, muối, hạt tiêu đủ dùng, nửa thìa to bột thái bạch. Rửa sạch hoa bí ngô để ráo nước, hành bỏ rễ rửa sạch, thái nhỏ trộn với bột thái bạch, gia vị, thịt băm, viên thành viên nhỏ, đun sôi nước, thả vào đợi khi viên thịt nổi lên mặt nước thì cho hoa bí ngô vào, sôi lại, nêm vừa ăn là được.

Học cách sống chung với virut viêm gan B

Nhiễm virut viêm gan có nhiều loại (virut viêm gan A, B, C, D, E), trong đó nhiễm virut viêm gan B là đáng lo ngại nhất. Sau nhiễm virut viêm gan B có thể biểu hiện lâm sàng điển hình hoặc không điển hình (bệnh cấp tính và bệnh mạn tính) và người lành mang virut viêm gan B (còn gọi là người mang mầm bệnh không triệu chứng). Đây chính là dạng nhiễm virut viêm gan B không hoạt động.

Người lành mang virut viêm gan B có nguy hiểm không?

Chúng ta biết rằng, khi virut viêm gan B vào cơ thể người, nếu cơ thể đó chưa có miễn dịch chống virut viêm gan B thì nguy cơ bị virut tấn công là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy, người ta thấy rằng có tới 90% người bị nhiễm virut viêm gan B sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn một cách vĩnh viễn và không để lại di chứng gì mặc dù không cần dùng bất cứ một loại thuốc nào hoặc một tác động nào. Số 10% còn lại nhiễm virut viêm gan B hoặc có biểu hiện lâm sàng. Ở người trưởng thành, người viêm gan B thể nhẹ thì chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, nôn), nước tiểu vàng đậm. Loại biểu hiện lâm sàng nặng (viêm gan cấp tính) thì triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn rất nhiều như vàng da, vàng niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, vàng mắt, lưỡi vàng, nước tiểu sẫm màu như nước vối, có thể phân bạc màu. Tuy vậy, nhiễm virut viêm gan B ở trẻ sơ sinh lây truyền từ mẹ thì biểu hiện của bệnh không giống như ở người trưởng thành mà bệnh diễn biến hoàn toàn khác hẳn người trưởng thành. Người ta tổng kết cho thấy rằng có khoảng 90% số trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ trở thành trẻ viêm gan mạn tính kéo dài trong nhiều năm (có thể không có biểu hiện lâm sàng gì) và hậu quả cuối cùng là bị xơ gan cổ trướng hoặc bị ung thư gan sau này. Muốn xác định người bị nhiễm viêm gan B trở thành viêm gan mạn tính thể người lành mang virut viêm gan B, người ta phải làm các xét nghiệm cần thiết như HBsAg, HBeAg, xét nghiệm men gan như GSOT và SGPT. Nếu có điều kiện cần xét nghiệm định lượng HBVDNA. Khi HBsAg dương tính chứng tỏ virut viêm gan B đang tồn tại trong cơ thể người đó và vì vậy virut viêm gan B vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng đường máu (tiêm chích, châm, đánh răng, cạo râu, xăm mình, cho máu) hoặc theo đường tình dục, mẹ truyền cho con. Tuy nhiên khi HBeAg và HBVDNA âm tính, điều này nói lên rằng virut viêm gan B không nhân lên (không sinh sôi nảy nở thêm) và virut không còn tấn công tế bào gan nên chức năng gan trở lại bình thường (men gan không tăng).

Người mang virut viêm gan B nên xét nghiệm máu kiểm tra định kỳ.

Người lành mang virut viêm gan B có nên điều trị và tiêm phòng vaccin viêm gan B không?

Như trên đã trình bày, người lành mang virut viêm gan B tạm thời virut không hoạt động nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan cho nên không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào. Hiện nay có khá nhiều thuốc tây y có tác dụng ức chế làm hạn chế  virut viêm gan B phát triển nhưng chỉ dùng cho loại viêm gan B cấp tính và mạn tính. Đối với người lành mang virut viêm gan B, không cần dùng bất cứ một loại thuốc gì. Khi xác định bị viêm gan hoặc người lành mang virut viêm gan B thì không cần tiêm vaccin viêm gan B nữa, nói một cách khác là nếu tiêm thì thừa (vô tác dụng).

Người lành mang virut viêm gan B nên làm gì?

Khi đã trở thành người lành mang virut viêm gan B thì phải được kiểm tra sức khoẻ và làm các xét nghiệm định kỳ có liên quan đến virut viêm gan B như HBsAg, HBeAg, HBVDNA để được theo dõi thật chặt chẽ đề phòng virut viêm gan B tái hoạt động. Tuyệt đối kiêng rượu, bia. Không hút thuốc lá, không ăn mỡ động vật. Cần có cuộc sống thoải mái và nên rèn luyện sức khoẻ phù hợp với  điều kiện của bản thân (như tập thể dục buổi sáng, đi bộ, bơi hoặc chơi cầu lông). Không để người khác dùng chung dao cạo râu (nam giới), bàn chải đánh răng, nếu sinh hoạt tình dục cần có biện pháp phòng lây truyền là dùng bao cao su đúng quy cách. Không cho máu, khi bị chấn thương chảy máu, cần cho người xử lý vết thương, người tiêm thuốc cho mình biết bản thân đang là người mang virut viêm gan B để họ có ý thức tránh tai nạn nghề nghiệp.

PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu

(suckhoe&doisong)

U máu trong gan có thành ung thư gan?

Rất nhiều bệnh nhân bị u máu trong gan thường rất lo sợ đây là một biểu hiện của ung thư gan. Phần lớn họ được phát hiện một cách tình cờ. Cho tới nay chưa có một loại thuốc nào có tác dụng làm mất hoặc giảm kích thước của khối u. Người ta chỉ điều trị khi khối u lớn và gây các triệu chứng như đau nhiều bằng nút mạch gan hoặc phẫu thuật cắt một phần của gan. Tuy nhiên nếu u gan vỡ ra cũng gây nguy hiểm đến tính mạng.

U máu trong gan có đáng sợ?

U máu trong gan là khối u lành tính hay gặp nhất của gan. 5-7% người khỏe mạnh có thể xuất hiện u máu ở gan. Tỉ lệ có u máu trong gan ở nữ gặp nhiều hơn 6 lần so với nam giới. U máu trong gan ở nữ giới thường có kích thước lớn so với nam giới. U máu thường gặp ở gan phải và ở vùng dưới bao gan.

Ung thư gan thường xuất hiện ở người bị viêm gan mạn tính hay gặp là do viêm gan mạn do virut viêm gan B, C, do rượu, viêm gan tự miễn. Ít gặp ung thư gan trên người có gan lành hoàn toàn. Xét nghiệm máu có thể thấy FP (Feto Protein) tăng cao, đây là một protein được sản sinh trong thời kỳ bào thai ở người lớn chỉ tồn tại trong máu với lượng rất thấp dưới 10ng/ml.

Nguyên nhân gây u máu trong gan đến nay chưa được rõ, hormon sinh dục nữ có thể đóng vai trò trong việc hình thành và phát triển của u máu. Tuy gọi là khối u nhưng đây là khối u lành tính rất ít khi ác tính. U máu không chỉ xuất hiện ở gan mà có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể. U máu trong gan có 2 thể: thể mao mạch (capillary hemangioma) và thể hang (Cavernous hemangioma)

Phần lớn bệnh nhân được phát hiện tình cờ

Phần lớn u máu trong gan không có triệu chứng mà do tình cờ phát hiện ra trong các trường hợp như: kiểm tra sức khỏe, siêu âm gan hoặc chụp cắt lớp vi tính. Khi phát hiện ra, khối u có khi nhỏ dưới 1cm, đôi khi có thể rất to với kích thước lớn hơn 4cm. U máu có thể một khối hoặc nhiều khối.

Trong một số ít trường hợp u máu có kích thước lớn hơn 4cm hoặc nằm ở vị trí gần bao gan gây chèn ép hoặc có huyết khối trong khối u gây ra các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn hoặc gan to. Hiếm khi u máu trong gan tự nhiên bị vỡ mà thường vỡ khi bị ngã hoặc bị chấn thương vào vùng gan. Tuy nhiên, u máu khi vỡ cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chụp máy nhấp nháy phóng xạ chẩn đoán u máu trong gan.

Cần phát hiện sớm u máu trong gan

Bởi vì u máu trong gan thường không gây ra các triệu chứng bởi vậy việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm, chụp C.T, hoặc cộng hưởng từ hạt nhân, chụp nhấp nháy phóng xạ (Scintigraphy) hoặc SPECT (Single Photon Emission Computed Tomography... Có thể dùng kim nhỏ chọc hút vào khối u tại gan thấy có nhiều hồng cầu. Trên siêu âm, u máu trong gan có thể là khối tăng âm đối với thể mao mạch hoặc giảm âm trong u máu thể hang. Trên hình ảnh điển hình của CT hoặc MRI khi tiêm thuốc cản quang hoặc đối quang từ ban đầu thuốc chỉ ngấm viền xung quanh sau đó ngấm dần vào trung tâm, càng ngấm nhiều ở thì muộn và quá trình thải thuốc rất chậm.

Hình ảnh trên chụp nhấp nháy phóng xạ điển hình là tăng mật độ phóng xạ khu trú tại khối u dạng đồng nhất tại pha muộn, có thể có hình khuyết xạ do hoại tử, xơ hóa ở trung tâm.

Các xét nghiệm máu thường không có thay đổi gì, tuy nhiên trong trường hợp u máu kích thước lớn xét nghiệm công thức máu có thể thấy giảm số lượng tiểu cầu.

Theo dõi và điều trị bệnh thế nào?

Bệnh nhân khi phát hiện u máu trong gan thường có tâm trạng lo lắng và tìm cách điều trị. Hầu hết u máu trong gan không cần điều trị, đây là khối lành tính hiếm khi gây ác tính. Cho tới nay chưa có một loại thuốc nào có tác dụng làm mất hoặc giảm kích thước của khối u. Người ta chỉ điều trị khi khối u lớn và gây các triệu chứng như khi có đau nhiều bằng nút mạch gan hoặc phẫu thuật cắt một phần của gan.

Người ta cho rằng hormon sinh dục nữ (oestrogen) có thể làm cho khối u máu lớn nhanh do vậy khi phát hiện có u máu trong gan không nên dùng các thuốc có chứa oestrogen kéo dài, chẳng hạn như dùng thuốc tránh thai. Đối với những người có u máu trong gan cần kiểm tra định kỳ bằng siêu âm 6 tháng 1 lần để theo dõi kích thước của u máu. Đối với người có khối u máu lớn cần thận trọng để tránh va đập vào vùng mạng sườn phải gây vỡ khối u.

ThS. Vũ Trường Khanh

(suckhoe&doisong)

Đã có thuốc chủng ngừa viêm gan E

Sáng 23/9, bác sĩ Chuyên khoa II Trịnh Hữu Tùng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho hay, các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố một loại vaccin chủng ngừa bệnh viêm gan E đã được thử nghiệm an toàn và hiệu quả.

Virus viêm gan E chứa nhiều trong phân, lây lan qua nước và thực phẩm bị nhiễm virus. Virus có thể gây bệnh nặng ở người lớn tuổi và tỷ lệ tử vong từ 1-3%. Bệnh có thể gây tử vong từ 5-25% ở phụ nữ mang thai và ở những người còn sống có thể có tỉ lệ sảy thai cao.

Tuy nhiên cũng theo các nhà khoa học, vì đã loại những người bị bệnh viêm gan mạn tính ra khỏi nghiên cứu trên, nên cũng cần thêm thời gian để có thể đánh giá những lợi ích của việc dùng vaccin đối với những bệnh nhân này và sự an toàn của vaccin.

(CAND)

Mối nguy viêm gan do thuốc và hoá chất

Hơn 1.000 loại thuốc và hoá chất đã được xác nhận có khả năng gây độc cho gan. Viêm gan do thuốc và hoá chất cũng đang gia tăng. Bên cạnh do tăng sử dụng thuốc, hoá chất; môi trường sống ngày càng ô nhiễm… thì việc dùng thuốc không đúng cách cũng góp phần làm cho các trường hợp viêm gan xảy ra nhiều, với mức độ nặng hơn.

Vì đâu nên nỗi?

Trước tiên, là do ý thức người dân về y tế còn rất kém. Mỗi khi bị bệnh, người ta rất ngại đi khám mà chỉ ra nhà thuốc mua uống tạm. Căn cứ vào lời khai của bệnh nhân và kinh nghiệm của mình, một số nhân viên nhà thuốc tự kê đơn, do đó có thể không rành tác dụng phụ cũng như sự tương tác giữa các thuốc. Thậm chí có những trường hợp thay thế thuốc không đúng hoạt chất hoặc nhầm lẫn tên thuốc. Bản thân người bệnh cũng thường lạm dụng thuốc, nhất là các thuốc giảm đau, kháng viêm... trong khi đa số trường hợp viêm gan do thuốc là do các loại này gây ra. Chưa kể việc dùng thuốc của nhiều người còn rất tuỳ tiện, khi đau mới uống và khi bớt là tự ngưng, có khi giảm liều vì sợ uống nhiều bị nóng hoặc tự ý tăng liều để mau khỏi bệnh. Khi uống toa nào thấy hợp là tiếp tục mua y chang cho những lần đau tương tự, hoặc giới thiệu người khác mua giống vậy. Ngay cả với thầy thuốc cũng có hiện tượng lạm dụng kê đơn, cho quá nhiều thuốc không cần thiết, có khi chưa cân nhắc kỹ các tương tác và tác dụng phụ. Thực trạng thuốc kém chất lượng, nguồn gốc không rõ nhưng vẫn còn lưu hành cũng là một mối nguy hại.

Ngoài ra, quan niệm của người dân về thuốc nam, thuốc bắc hoặc các thực phẩm chức năng cũng còn chưa đúng đắn. Người ta cứ nghĩ các thuốc đông y có nguồn gốc thảo dược, thiên nhiên là vô hại, chỉ có tác dụng trị bệnh và bồi bổ. Thật ra bất kỳ loại thuốc nào, dù đông dược hay tân dược cũng đều có tác dụng trị bệnh và tác dụng phụ. Nếu sử dụng không đúng chỉ định hoặc quá liều đều có thể gây độc hại. Thực tế đã có nhiều trường hợp ngộ độc thuốc nam gây viêm gan nặng và làm cho da xám đen.

Gan dễ quá tải, kiệt sức

Hầu hết các thuốc chúng ta sử dụng đều phải qua gan để chuyển hoá. Có những loại thuốc khi đến gan mới biến thành hoạt chất có tác dụng, nhờ vào hệ thống enzyme cytochrome ở gan. Do vậy, khi dùng thuốc liều cao, lâu dài hoặc dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme này, làm cho gan quá tải, kiệt sức. Thậm chí, có những chất sau khi chuyển hoá ở gan lại sinh ra một số độc chất khác tấn công và làm hư hại gan hoặc ngăn chặn sự bài tiết mật, gây ra vàng da. Ngoài ra, còn có một số thuốc và hoá chất gây viêm gan qua cơ chế dị ứng thuốc, do cơ thể người bệnh đặc biệt không hợp với thuốc. Có thể chia các thuốc, hoá chất gây độc cho gan thành hai nhóm:

Nhóm biết trước độc tính: chẳng hạn như một số thuốc giảm đau, hạ sốt thường dùng (acetaminophen), một số thuốc kháng viêm không steroid, một số thuốc trừ sâu, rượu bia, nấm độc… Các chất này hầu như khi sử dụng bất cứ lúc nào cũng đều có tác dụng độc với gan. Độc tính của chúng tuỳ liều lượng và thời gian sử dụng, nghĩa là khi dùng liều càng cao, kéo dài thì càng làm cho gan bị hư hại nặng.

Nhóm không biết trước độc tính: ví dụ như thuốc isoniazide (trị bệnh lao), sulfamide (kháng sinh), phenytoin (trị động kinh)… Độc tính trên gan có thể xảy ra ở người này nhưng lại không gặp ở người khác. Thường chỉ có một số ít bệnh nhân khi dùng các loại thuốc này bị viêm gan và bác sĩ khi kê đơn cũng không thể biết trước bệnh nhân nào sẽ bị phản ứng thuốc. Độc tính trên gan của thuốc không liên quan đến liều lượng, có khi chỉ dùng một liều hoặc một viên mà vẫn có thể bị viêm gan. Những trường hợp này được gọi là viêm gan đặc dị (đặc biệt dị ứng với thuốc, xảy ra chỉ ở bệnh nhân đó).

Người ta nhận thấy có một số yếu tố liên quan đến chuyển hoá thuốc ở gan, góp phần làm cho viêm gan do thuốc dễ xảy ra hơn như: tuổi tác (người lớn tuổi), chủng tộc, đang mang thai, sử dụng nhiều thuốc (gây tương tác thuốc), nghiện rượu, bệnh gan (xơ gan), suy thận, suy dinh dưỡng… Do vậy, ở những đối tượng này việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng.

Bệnh có chữa khỏi?

'Đôi khi viêm gan do thuốc xảy ra rất nặng, gây tử vong trong vài tuần do suy gan tối cấp. Ngược lại, cũng có trường hợp bệnh tiến triển âm thầm sang viêm gan mạn và xơ gan'

Biểu hiện viêm gan do thuốc và hoá chất rất đa dạng. Một số trường hợp không có triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện tình cờ tăng men gan khi làm xét nghiệm. Một số khác có biểu hiện cấp tính như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sốt, nổi mẫn ngứa ngoài da, sau đó vàng da, vàng mắt, đi tiểu có màu vàng sậm… Đôi khi, viêm gan do thuốc xảy ra rất nặng, gây tử vong trong vòng vài tuần do suy gan tối cấp. Ngược lại, cũng có trường hợp bệnh tiến triển âm thầm sang viêm gan mạn và xơ gan. Việc chẩn đoán thường dựa vào điều tra bệnh nhân có sử dụng những thuốc hoặc độc chất có hại cho gan không. Tuy nhiên, với các trường hợp viêm gan do phản ứng đặc dị thì rất khó nhận biết, phải loại trừ các nguyên nhân khác gây viêm gan và đôi khi dựa vào chi tiết là bệnh nhân sẽ bị viêm gan tái phát khi sử dụng trở lại các thuốc trên. Nhiều khi viêm gan do thuốc không được phát hiện do bệnh nhân không nhớ và không biết chính xác đang xài thuốc gì.

Việc đầu tiên khi phát hiện viêm gan do thuốc hoặc hoá chất là phải lập tức ngưng ngay sử dụng các thuốc và hoá chất đó. Thông thường, gan sẽ hồi phục dần nếu được điều trị hỗ trợ thêm bằng các thuốc nâng đỡ và bảo vệ gan. Một số trường hợp có thể dùng các thuốc giải độc đặc biệt như trường hợp ngộ độc acetaminophen (dùng N-acetyl cystein). Việc quan trọng tiếp theo là không nên sử dụng tiếp các thuốc trên nếu như không có sự hướng dẫn đặc biệt của bác sĩ. Phải hết sức thận trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc gì, cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và phải tuân thủ theo chỉ định bác sĩ. Khi có biểu hiện khác thường trong lúc đang dùng thuốc phải thông báo ngay cho bác sĩ biết để đánh giá xem có phải do thuốc gây ra không.

TS.BS Bùi Hữu Hoàng

(SGTT)

Người lành mang virút viêm gan B nên làm gì?

Hiện nay, tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B (HBV) ở nước ta chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng từ 15 – 20% và được coi là một trong những nước bị nhiễm HBV cao nhất thế giới. Ngoài nhiễm HBV có thể biểu hiện lâm sàng điển hình hoặc không điển hình (bệnh cấp tính và bệnh mạn tính) là người lành mang HBV (còn gọi là người mang mầm bệnh không triệu chứng), đây chính là dạng nhiễm HBV không hoạt động.

Người lành mang HBV có nguy hiểm không?

Chúng ta biết rằng, khi HBV vào cơ thể người, nếu cơ thể đó chưa có miễn dịch chống HBV thì nguy cơ bị virút tấn công là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy, người ta thấy rằng có tới 90% người bị nhiễm HBV sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn một cách vĩnh viễn và không để lại di chứng gì, mặc dù không cần dùng bất cứ một loại thuốc hoặc một tác động nào. Số 10% còn lại nhiễm HBV hoặc có biểu hiện lâm sàng. Ở người trưởng thành, viêm gan B thể nhẹ thì có chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn), nước tiểu vàng đậm. Loại biểu hiện lâm sàng nặng (viêm gan cấp tính) thì triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn rất nhiều như: vàng da niêm, nước tiểu sẫm màu như nước vối, có thể phân bạc màu. Tuy vậy, nhiễm HBV ở trẻ sơ sinh lây truyền từ mẹ (nhất là trẻ mới lọt lòng) thì biểu hiện của bệnh không giống như ở người trưởng thành mà bệnh diễn biến hoàn toàn khác hẳn người trưởng thành. Người ta tổng kết cho thấy rằng, có khoảng 90% số trẻ bị lây nhiễm HBV từ mẹ trở thành trẻ viêm gan mạn tính kéo dài trong nhiều năm (có thể không có biểu hiện lâm sàng gì) và hậu quả cuối cùng là bị xơ gan cổ trướng hoặc hiếm hơn là bị ung thư gan. Muốn xác định người bị nhiễm HBV trở thành viêm gan mạn tính thể người lành mang HBV, người ta phải làm các xét nghiệm bổ sung cần thiết như: HBsAg dương tính, HBeAg âm tính, xét nghiệm men gan như GSOT và SGPT bình thường. Nếu có điều kiện, cần xét nghiệm định lượng HBVDNA âm tính. Ở đây nên hiểu là khi HbsAg dương tính, chứng tỏ HBV đang tồn tại trong cơ thể người đó và vì vậy HBV vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng đường máu (tiêm chích, châm, đánh răng, cạo râu, xăm mình, cho máu mà không xét nghiệm sàng lọc HBV…) hoặc theo đường tình dục, mẹ truyền cho con. Tuy nhiên, khi HbeAg và HBVDNA âm tính điều này nói lên rằng HBV không nhân lên (không sinh sôi nảy nở thêm) và virút không còn tấn công tế bào gan nên chức năng gan trở lại bình thường (men gan không tăng so với chỉ số bình thường).

Có nên điều trị và tiêm phòng vắc-xin không?

Người lành mang HBV tạm thời virút không hoạt động, cho nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan, vì vậy không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào. Hiện nay, có khá nhiều thuốc Tây y có tác dụng ức chế làm hạn chế HBV phát triển nhưng chỉ dùng cho loại viêm gan B cấp tính và mạn tính. Đối với người lành mang HBV không cần dùng bất cứ một loại thuốc gì. Thuốc Nam, thuốc Bắc nếu dùng có khi còn phản tác dụng mà bản thân người sử dụng không hề biết. Lý do là những tác dụng phụ của thuốc Nam, thuốc Bắc hầu hết chưa biết, vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của tế bào gan. Khi xác định bị viêm gan hoặc người lành mang HBV thì không cần tiêm vắc-xin viêm gan B nữa. Nói một cách khác là nếu tiêm thì thừa (vô tác dụng của vắc-xin). Tuy vậy, khi đã trở thành người lành mang HBV thì phải được kiểm tra sức khỏe và làm các xét nghiệm định kỳ có liên quan đến HBV như: HBsAg, HBeAg, HBVDNA để được theo dõi thật chặt chẽ đề phòng HBV tái hoạt động.

Người lành mang HBV nên làm gì?

Cần khám sức khỏe và xét nghiệm định kỳ theo lời dặn của bác sĩ. Tuyệt đối kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn. Không hút thuốc lá, hạn chế mỡ động vật. Cần có cuộc sống thoải mái và nên rèn luyện sức khỏe phù hợp với điều kiện của bản thân như: tập thể dục buổi sáng, đi bộ, bơi hoặc chơi cầu lông. Không để người khác dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, nếu sinh hoạt tình dục cần có biện pháp phòng hữu hiệu cho đối tác là dùng bao cao su đạt chất lượng (không thủng, không rách) và dùng đúng qui cách. Không cho máu hoặc nếu có bị chấn thương làm chảy máu, tổn thương cần cho người xử lý vết thương, người tiêm thuốc cho mình biết mình đang là người mang HBV.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

(suckhoe&doisong)

Sự thật về cây kim cương

Những tháng gần đây rộ lên tin đồn loại cây kim cương chữa bệnh rất tốt nên được mua với giá cao, 520.000 – 650.000 đồng/kg khiến nhiều người địa phương đổ xô vào rừng săn tìm. Theo những chủ đầu nậu, cây kim cương được thu gom rồi bán sang Trung Quốc và Đài Loan. Cây kim cương thực tế là cây lan gấm hay còn gọi là cây thạch tằm. Tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata, thuộc họ lan (Orchidaceae).

Ngày trước, khi cây kim cương chưa có giá, người dân thường đi hái về để nấu canh ăn. Cây có vị ngọt, tựa như rau mồng tơi. Theo nhiều tài liệu khác nhau cho thấy, nó chính là loài địa lan thân bò rồi đứng, lan mọc sát đất, có rễ bám vào đá trông dáng như con tằm; Cao khoảng 20cm, thân tròn, có nhiều đốt màu đỏ hay tím hồng. Lá trơn, gần tròn hoặc bầu dục, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Gân lá nhỏ màu vàng kim rất đẹp, phân bổ như mạng nhện từ 5 chủ mạch gân chính nên gọi là kim tuyến liên. Gốc có cuống thành bẹ, màu nâu tím óng ánh có vân trắng hình mạng rất rõ, mặt dưới màu hung đỏ. Mùa đông xuân, cây nở hoa màu trắng, nhụy hoa có lông. Cụm hoa nằm ở ngọn thân, ít hoa, có lông dày đặc. Hoa nhỏ, màu trắng với cánh môi màu vàng hình chữ T, đỉnh chia hai thuỳ, gốc có túi. Quả nang. Thường thấy cây ra hoa vào tháng 7 – 9 , có khi còn kéo dài đến dịp Tết âm lịch.

Bộ phận dùng là toàn cây - Herba Ludisiae Discoloris. Được thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Theo Đông y, lan gấm có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu. Do đó, trong Đông y, lan gấm được dùng để chữa lao phổi, khô phổi, ho, khạc ra máu, thần kinh suy nhược chứ không phải để chữa tim mạch hay ung thư như mọi người vẫn đồn đại.

Còn theo một số chuyên gia có nói rằng ở Đài Loan, cây lan gấm là một loại cây nổi tiếng vô cùng quý giá, có bán tại các tiệm thuốc Bắc hoặc dùng trong nhân dân. Cây lan gấm có tác dụng làm tăng cường sức khỏe và lưu thông khí huyết. Ngoài ra, người ta còn dùng cây này để chữa thần kinh suy nhược, chữa ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, chữa di tinh, đau lưng, phong thấp, làm tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mạn tính.

Ở nước ta, cây lan gấm được dùng cả cây tươi hoặc khô để sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20g tươi hoặc 5g khô. Dùng ngoài là cả cây tươi giã nát đắp lên chỗ vết thương sưng đau.

Dùng chữa lao phổi, khạc ra máu; thần kinh suy nhược, chán ăn: cây lan gấm 2 – 10g, sắc ngày 1 thang, chia 3 lần uống.

Chữa phổi kết hạch, khạc ra máu và thần kinh suy nhược, kém ăn, ít ngủ, tinh thần suy sụp: Dùng lan gấm 20 – 40g, mạch môn 20g, huyền sâm 20g, ngưu tất 20g, quyết minh tử (sao) 20g, hoài sơn 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Trong dân gian còn dùng cây lan gấm sắc uống chữa đau dạ dày.

Như vậy, để mọi người hiểu rõ về loại cây này, mong rằng các cơ quan khoa học cần vào cuộc để có kết luận khoa học đúng đắn nhất về giá trị của cây kim cương, thông qua đó bác bỏ được sự đồn đại vô căncứ.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Diên niên, ích thọ từ móng giò

Trung y cho rằng, con người chúng ta đến độ tuổi nhất định, thì thận suy yếu dần, sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau lưng, mỏi mệt, còng lưng đi đứng không linh họat như trước... Lúc này nếu ăn móng giò, có thể khiến cho đôi chân khỏe khoắn, bổ thận, đỡ đau lưng. Vì móng giò được coi là thức ăn giàu dinh dưỡng, “loại thuốc bổ” diên niên, ích thọ. Nên vào ngày thu đông, món móng giò từ trước đến nay vẫn được coi là phương thuốc bổ khí huyết.

Móng giò rất giàu dinh dưỡng, chứa một hàm lượng canxi, sắt, vitamin A, B, C nhất định, nhất là chất protit trong móng giò sau khi tan ra có 11 khoáng chất không kém gì móng gấu. Đông y cho rằng, móng giò có tác dụng bổ máu, thông sữa, làm cho da mềm mại, bổ tinh thận....

Móng giò nấu lạc là món ăn bổ dưỡng.

Nhờ trong móng giò giàu chất keo protit, nên có hiệu quả nhất định đối với việc cải thiện chức năng sinh lý của các nội tạng trong cơ thể. Cơ thể con người sau khi hấp thu chất keo của móng giò, làm cho các tế bào da giữ được thủy phần, nên đỡ bị khô nhăn, khiến cho da bóng và căng.

Thường xuyên ăn móng giò còn có thể phòng ngừa những chướng ngại về dinh dưỡng một cách hiệu quả và có tác dụng nhất định đối với các chứng bệnh như chảy máu đường hô hấp, hôn mê do mất máu, đồng thời cải thiện vi tuần hoàn của cả cơ thể, qua đó có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ bệnh tim và não thiếu máu. Đối với những người trong khi hồi phục sức khỏe sau khi mổ do bị bệnh nặng thì ăn móng giò có lợi cho việc hồi phục sinh lý bình thường của các nhóm tế bào, tăng nhanh sự thay đổi chất, khiến cho cơ thể con người không bị lão hóa. Đặc biệt là móng giò có tác dụng rất rõ rệt trong việc chữa trị bệnh suy nhược thần kinh, cải thiện trạng thái trầm cảm.

Móng giò có mùi vị thơm ngon, nhất là khi ninh cùng với lạc, hoa kim ngân… thì dinh dưỡng càng cao. Nhưng ăn cần có mức độ, do chức năng đường tiêu hóa của người già dần yếu đi, mà chất béo trong móng giò lại nhiều, vì vậy mỗi lần không nên ăn nhiều, để tránh việc khó tiêu hóa, ăn không ngon miệng.

Song đối với những người già bị viêm gan mạn tính, viêm ống mật, sỏi thận, thì tốt nhất không nên ăn móng giò, bằng không sẽ khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng hoặc căn bệnh cũ lại tái phát. Lưu ý trước khi đi ngủ cũng không nên ăn móng giò.

BS. HOÀNG TUẤN LINH

Lươn vàng – Vị thuốc tăng cường trí nhớ

Lươn còn gọi là cá lươn, hoàng thiện, tên khoa học là Monopterus albus Zuiew, họ Lươn (Symbranchidae hoặc Flutidae). Lươn là loài cá xương, thân hình ống, dài 30 - 40cm, không có vảy. Đầu tròn to, mõm ngắn, miệng và mắt nhỏ, không có vây ngực và vây bụng, đuôi dẹt bên, da dày và trơn bóng, màu vàng nhạt hoặc nâu sẫm.

Lươn có nhiều ở vùng đồng bằng và miền núi nước ta, sống chui rúc trong bùn ở ao hồ, ruộng nước mương máng. Thức ăn của chúng là giun, ốc, cua, tôm tép, cá con, ấu trùng... Mùa bắt lươn vào tháng 3 - 4 và tháng 10 - 11. Toàn thân con lươn được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là hoàng thiện, thiện ngư. Trong lươn chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Mg, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP và D.

Lươn là một trong "bốn món tươi ngon dưới sông" (tứ đại hà tiên), là "sâm động vật dưới nước". Lươn tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt; thích hợp với các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt. Y học hiện đại chứng minh rằng lươn vàng còn có thể trị được bệnh tiểu đường và tăng cường trí nhớ, là thức ăn bồi bổ rất tốt cho người có lượng đường trong máu cao và người lao động trí óc. Đầu lươn tính ôn bổ não.

Từ lươn người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như miến lươn, súp lươn, lươn nướng... Lươn nấu với cá, rau rút và một số rau gia vị thành món lẩu canh chua, là món ăn - vị thuốc bổ rất phổ biến, ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương. Thịt lươn ngon và bổ, còn là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người thiếu máu, gầy còm mệt mỏi; trẻ em gầy yếu, xanh xao, bụng ỏng đít beo, phụ nữ sau sinh cơ thể hư nhược, khí huyết không điều hòa. Thịt lươn nấu với ngó sen ăn chữa rong kinh, băng huyết; cuốn lá lốt nướng ăn chữa tê thấp; hầm với rau dừa nước là thuốc bổ máu. Xương lươn đem phơi hoặc sấy khô giòn, rây bột mịn, uống với nước ấm chữa đau lưng.

Sau đây là một số món ăn - bài thuốc làm từ lươn:

Chữa mồ hôi tay chân ra nhiều: Lươn 1 con làm sạch, luộc qua, gỡ lấy thịt; ý dĩ nhân 20g để sống, phơi khô hoặc sao vàng, giã nhỏ thành bột; gạo nếp 30g vo kỹ, để ráo nước, giã thành bột. Trộn chung 3 thứ, thêm ít muối, cho nước vừa đủ nấu thành cháo ăn khi còn nóng.

Chữa trẻ em suy dinh dưỡng (bụng ỏng, đít beo, phân sống, gầy còm, biếng ăn):

- Thịt lươn 300g; đương quy, đẳng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15g; hành tây 25g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng, muối, nấu thêm 1 giờ nữa là được. Ăn thịt lươn và nước.

- Lươn 1 con to, kê nội kim 6g, hành, gừng, nước tương, muối, rượu vang, bột ngọt vừa đủ. Lươn làm thịt, bỏ nội tạng rửa sạch, cắt đoạn dài 6cm; kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn thêm hành, gừng, rượu, muối, nước tương dùng lửa lớn chưng chín, rắc bột ngọt vào trộn đều là được.

Người già khí huyết hư nhược, gân cốt rã rời, mỏi mệt vô lực, bồi bổ cho sản phụ sau sinh:

- Lươn 1 con to, đẳng sâm 25g, đương quy 15g, gân bò 30g. Lươn bỏ ruột rửa sạch, chặt thành khúc, lấy một cái nồi đất sạch cho lươn, đẳng sâm, đương quy, gân bò vào, thêm lượng nước thích hợp đun lên, khi chín thì bỏ ra ăn.

- Lươn to vài con, mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc sống lưng, dùng muối làm sạch ướp nước tương, gừng, xì dầu, ít rượu trắng. Chờ cơm sắp cạn trải đều lươn trên mặt cơm, hấp cho chín. Ăn nóng.

- Thịt lươn (15g) thái nhỏ, nấu với nước gừng (10 - 20ml) và ít gạo thành cơm. Ăn trong ngày.

Chữa bạch đới - khí hư: Lươn 1 con to, lấy phần giữa (khoảng 30cm) đốt ra tro; hồ tiêu 15 hạt tán nhỏ, trộn với rượu, uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa phụ nữ viêm vú căng tức đau nhức: Da lươn đốt tồn tính, tán bột uống với rượu. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng.

Chữa liệt mặt, méo mồm: Tiết lươn (1 phần), nhựa cây duối hoặc bột hạt thầu dầu tía (2 phần). Đánh cho nhuyễn, phết lên giấy, dán vào má (bị bên này thì dán bên kia và ngược lại).

Chữa kiết lỵ: Đầu lươn rang khô, tán thành bột, trộn với ít đường đỏ, rồi hòa rượu uống.

Chữa viêm gan mạn tính: Lươn vàng (2 - 3 con) làm thịt, bỏ ruột; tầm gửi cây dâu (60g); rễ lau (30g); nước vừa đủ. Tất cả đem nấu chín, ăn cả cái và nước.

Chữa thần kinh suy nhược: Thịt lươn 250g thái nhỏ, hấp cách thủy với hoài sơn, bách hợp mỗi thứ 30g và nước vừa đủ. Ăn trong ngày, dùng nhiều ngày.

Canh lươn dùng cho người đái tháo đường: Lươn 200g, bắc sa sâm 10g, bách hợp 10g, gừng, gia vị vừa đủ. Lươn làm sạch, bỏ ruột, bỏ xương, cắt đoạn nhỏ, cho gừng sống vào đun sôi rồi cho sa sâm, bách hợp vào, đun nhỏ lửa trong nửa giờ. Ăn trong bữa cơm.  Bài thuốc này có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, dưỡng âm, thích hợp với bệnh nhân tiểu đường. Hoặc lươn sốt cà chua ăn hằng ngày cũng rất tốt.

- Đầu lươn còn nấu om với thịt ba chỉ, chân gà, cánh vịt, nấm hương, tỏi, gừng, thích hợp với người già khí huyết hư, lú lẫn.

BS. Nguyễn Văn Trường (Sức khoẻ và đời sống)

Tiểu đường và bệnh gan mạn tính

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tiểu đường được gọi là 'cơn sóng thần tàn phá sức khỏe toàn cầu'. Tuy nhiên, người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng còn thờ ơ với căn bệnh nguy hiểm này.

Theo ước đoán của WHO, số bệnh nhân tiểu đường tại Đông Nam Á năm 2000 là 35 triệu người nhưng đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên 80 triệu người. Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á bệnh tiểu đường có tốc độ tăng cao nhất thế giới.

Các y văn thường miêu tả hai loại tiểu đường, trong đó chủ yếu là loại hai và thường ở tuổi từ 40 trở lên. Nhưng những năm gần đây, ngày càng có nhiều người dưới 40 tuổi mắc bệnh loại 2, đặc biệt là tại châu Á, tức là lứa tuổi trung bình mắc bệnh ngày càng nhỏ hơn. Tiểu đường đôi khi còn gọi là kẻ giết người thầm lặng, bởi vì nhiều người không biết là mình đang mắc bệnh. Họ không cảm thấy dấu hiệu đặc biệt nào trong nhiều năm trời.

Các triệu chứng cơ bản của bệnh tiểu đường:

Bệnh nhân hay mệt mỏi, buồn nôn, mắt mờ, dễ nhiễm độc đường niệu, da và miệng. Bệnh ít nhiều tổn thương thận, mắt, thần kinh, tim mạch, làm vết thương lâu lành, đôi khi đưa tới khô héo ngón chân, tê chân hoặc châm nhói như kiến đốt. Bệnh nhân ăn nhiều, uống nước nhiều nhưng ốm nhiều và hay kiệt sức.

Tiểu đường có thể là nguyên nhân gây bất thường ở gan. Sự tồn đọng glycogen ở nguyên sinh chất và nhân, sự tích tụ mỡ ở gan, sự xơ khoảng quanh cửa là hình ảnh mô bệnh học phổ biến của bệnh tiểu đường. Xơ gan là hậu quả của tiểu đường, thống kê tiểu đường chiếm 25%-75% bệnh viêm gan mạn không do rượu và béo phì chiếm 90% nguyên nhân của viêm gan mạn không do rượu. Vì vậy sự nhiễm virus cộng thêm tiểu đường là nguyên nhân phối hợp của bệnh gan mạn tính và xơ gan.

Bệnh gan mạn tính có thể là triệu chứng liên quan tiểu đường. Cụ thể là gan liên quan chuyển hóa carbonhydrate và khoảng 70% bệnh nhân xơ gan có tổn thương về bất dung nạp glucose, tăng insulin, kháng insulin, tăng glucagon có thể là hậu quả của bệnh gan mạn tính hoặc xơ gan. Ở bệnh nhân gan mạn tính điều trị corticosteroids, interferon hoặc kháng virus đều có nguy cơ bệnh tiểu đường.

Điều trị tiểu đường:

Việc đầu tiên của việc điều trị là giữ mức đường trong máu càng gần với bình thường càng tốt, bằng các thuốc tân dược. Bên cạnh đó, vấn đề cẩn thận trong ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân, vừa để giữ mức đường bình thường, vừa giảm cân như: giảm tối đa các bánh kẹo, đồ ngọt, hạn chế chất béo, chất bột, ăn nhiều quả tươi, rau tươi, chất đạm, hạn chế rượu bia.

Không những thế, người bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc sau bữa ăn.

Hơn nữa, đối với những bệnh nhân bị tiểu đường đơn độc hoặc có kèm các bệnh lý gan mạn tính hoặc thuộc những đối tượng có nguy cơ cao kể trên, việc sử dụng sản phẩm Linh chi bào tử phá vách Tasly Lingzhi 300 là một giải pháp đặc biệt. Bào tử là những hạt giống được phát tán sau kỳ sinh sản của linh chi, sinh học gọi là bào đảm bào tử. Bào đảm bào tử sau khi tập trung lại thường có dạng bột nên gọi là bột bào tử linh chi - chỉ vài năm gần đây mới được phát hiện, nghiên cứu và sử dụng.

Việc thu thập bột bào tử linh chi trong môi trường tự nhiên hết sức khó khăn. Các thành phần đặc biệt như polisaccharide, polypeptide, adenosine, protein, enzyme, hay nguyên tố Se có trong bào tử phong phú hơn linh chi nhiều với công dụng tăng cường miễn dịch, điều hòa đường huyết, ức chế u bướu vượt trội hơn hẳn linh chi mẫu thể.

Bào tử linh chi có hai lớp vỏ rất cứng nên buộc phải phá vách thì cơ thể mới hấp thu dễ dàng, đồng thời những thành phần hoạt tính và tinh chất của bào tử linh chi gia tăng sự phơi nhiễm và phát huy các tác dụng quý giá trong trị liệu.

Trên thị trường hiện nay, linh chi thì nhiều nhưng linh chi bào tử phá vách lại rất ít. Tập đoàn Dược phẩm Tasly (Trung Quốc) gần đây đã chiết xuất thành công viên nang linh chi bào tử phá vách TASLY LINGZHI 300 từ xích linh chi theo tiêu chuẩn nuôi trồng tự nhiên GAP và tiêu chuẩn chiết xuất Đông dược GEP là sản phẩm có giá trị cao.

Thành phần giảm đường huyết có trong Tasly Lingzhi 300 là Ganoderan B; nguyên lý giảm đường huyết là thúc đẩy độ tận dụng của các cơ quan đối với đường, có thể hỗ trợ thay thế insulin, ức chế sự giải phóng acide béo, giảm nồng độ đường trong máu. Mặt khác, Tasly Lingzhi có thể hỗ trợ giảm, ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường không phụ thuộc Insulin.

Nguyên lý giảm đường huyết của Tasly Lingzhi 300 là thúc đẩy độ tận dụng của các cơ quan đối với đường nhờ thành phần Ganoderma. Mặt khác, nó có tác dụng bảo vệ các tổn thương mạn tính của gan, hỗ trợ đưa các chỉ số sinh hóa chức năng của gan về bình thường, giảm thiểu nguy cơ biến chứng giữa các bệnh gan mạn tính và tiểu đường. Sử dụng Tasly Lingzhi 300 thực sự an toàn, vừa có tác dụng điều hòa đường huyết, vừa bảo vệ và hỗ trợ điều trị các bệnh lý mạn tính của gan, giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm từ cả hai căn bệnh trên.