Lưu trữ cho từ khóa: viêm gan mạn

Canh hến linh chi trị hen phế quản

Theo Đông y, linh chi có vị ngọt, tính ôn, với công năng làm ích tinh khí, mạnh gân cốt, công dụng làm thuốc bồi bổ cơ thể, đặc biệt sử dụng cho những người hay bị đánh trống ngực, mất ngủ, mệt mỏi, viêm phế quản mạn, hen suyễn, tiêu hóa kém, viêm gan B...

Ngoài ra, còn có khả năng nâng cao miễn dịch cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch tế bào... Trong Đông y, canh hến linh chi có tác dụng đặc biệt điều trị hen phế quản.

Trong Đông y, canh hến linh chi có tác dụng đặc biệt điều trị hen phế quản.

Nguyên liệu: Linh chi 20 - 30g, thịt hến hoặc trai 200 - 300g, đường phèn 50g.

Chế biến: Linh chi thái lát mỏng cho vào nồi đất đun sôi từ 1 - 1 giờ 30 phút, lọc bỏ bã, thịt trai làm sạch đem nấu chung với nước linh chi. Khi thịt trai chín cho đường phèn vào đun nhẹ cho tới khi đường phèn tan hết múc ra ăn. Mỗi ngày ăn một lần có thể dùng liên tục.

Theo đại danh y Tuệ Tĩnh, thịt trai hến có tính lạnh, không độc, có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt thông nhuận phế, mát gan, bổ thận, trị lở, thông tiểu, hạ áp, an thần...

Bài thuốc có tác dụng nâng cao miễn dịch, mạnh gân cốt tăng cường quá trình trao đổi chất và cung cấp oxy cho tế bào, đặc biệt là tim, gan và phổi, ức chế cơ thể phóng thích histamin (tác nhân gây dị ứng) và kìm hãm sự phóng thích amin gây co thắt phế quản...

Dùng trị các chứng bệnh: Viêm phế quản người già, hen phế quản, viêm gan mạn tính, giảm bạch cầu, rối loạn thần kinh tim, suy nhược thần kinh, mất ngủ, bệnh mạch vành, xơ gan thời kỳ đầu...

Lương y Chu Văn Tiến

Meo.vn (Theo Bee)

Bệnh ngứa da – Đừng coi thường

Một khi ngứa ngáy ở đùi và cánh tay, ngoài ra cơ thể suy nhược, chán ăn và đau khớp – có thể là tín hiệu viêm gan mạn tính. Nhiều khả năng virus Hepatitis dạng C là thủ phạm. Bệnh thậm chí viêm nhiễm sau nhiều năm không bộc lộ triệu chứng rõ rệt. Không chữa trị sẽ dẫn đến tổn thương và xơ gan.

1. Rắc rối thời gian

Một khi ngứa ngáy ở đùi và cánh tay, ngoài ra cơ thể suy nhược, chán ăn và đau khớp – có thể là tín hiệu viêm gan mạn tính. Nhiều khả năng virus Hepatitis dạng C là thủ phạm. Bệnh thậm chí viêm nhiễm sau nhiều năm không bộc lộ triệu chứng rõ rệt. Không chữa trị sẽ dẫn đến tổn thương và xơ gan.

Cách khắc phục: Cần gõ cửa bệnh viện, xin làm xét nghiệm máu tìm kháng thể HCV. Cần chữa trị bằng biệt dược, thí dụ Interferon và Rybavaryne – trường hợp kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm virus. Tạm thời có thể làm dịu cơn ngứa bằng cách chườm khăn lạnh.

2. Phiền toái khó nói (phụ nữ)

Nếu cảm thấy hơi ngứa khu vực âm đạo, gần như chắc chắn cơ quan này đã bị nhiễm độc nấm. Tình trạng ngứa ngáy khó chịu hơn sau vài ba ngày, trên đồ lót thường xuất hiện dấu vết khí hư màu trắng hoặc hơi vàng. Cảm thấy bỏng rát trong lúc “chiều chồng” hoặc mỗi khi đi tiểu tiện.

Cách khắc phục: Cần nhanh chóng gõ cửa bác sĩ phụ khoa, thầy thuốc sẽ kê đơn thuốc diệt trừ nấm. Việc sử dụng viên vi khuẩn axit sữa thường nhanh mang lại hiệu quả. Lý do: chúng giúp cho duy trì môi trường axit âm đạo hợp lý.

Trong trường hợp này những vi khuẩn nguy hiểm với sức khỏe sẽ không thể phát triển. Bệnh cũng có thể khỏi nhờ nước rửa vệ sinh thầm kín đặc biệt.


Ngứa da không phải lúc nào cũng là hậu quả của tình trạng da khô. (Ảnh minh họa)

 

3. Dị ứng dị thường

Những triệu chứng khó chịu có thể xuất hiện sau sử dụng mỹ phẩm hoặc mặc quần áo giặt bằng loại bột giặt mới. Thường đi kèm ngứa ngáy là những đám da ửng đỏ hoặc nổi mụn lấm tấm. Phản ứng dạng này của da thường là biểu hiện dị ứng với thành phần hóa học nào đó của sản phẩm.

Cách khắc phục: Cần nhanh chóng rửa sạch bằng xà phòng – nếu ngứa ngáy vì sử dụng mỹ phẩm. Tốt nhất nhanh chóng cởi bỏ trang phục và tắm vòi hoa sen, để rửa sạch khỏi da mầm gây dị ứng.

Triệu chứng thuyên giảm rõ rệt sau khi uống viên canxi sủi bọt. Cũng cần uống thuốc chống histamin. Những chỗ da bị ngứa, có thể bôi kem làm dịu, thí dụ Panthenol.

4. Tuyến giáp đỏng đảnh

Da ngứa ngáy, trường hợp da bị quá khô. Lý do da khô có thể vì hậu quả suy tuyến giáp, khi cơ quan này sản xuất quá ít các hormone tryjodotyronin và Tyrocsin.

Cách khắc phục: Cần gõ cửa phòng khám bác sĩ nội tiết, để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Có thể bổ sung bằng cách uống thuốc – trường hợp tuyến giáp sản xuất không đủ hormone. Hàng ngày cần làm ẩm da. Có thể dùng kem rửa đặc hiệu thay vì xà phòng.

5. Nấm độc tấn công

Dấu hiệu da bàn chân bị nấm tấn công thường được khẳng định, khi những kẽ ngón chân bị ửng đỏ và bắt đầu bong da. Vài tuần sau đó bắt đầu thấy ngứa và đau rát, cũng có thể bị rách. Nếu không chữa trị kịp thời mầm bệnh có thể lan sang móng chân.

Cách khắc phục: Cần rắc bột thuốc kháng sinh vào kẽ chân sau khi đã rửa sạch để diệt nấm. Tìm gặp bác sĩ da liễu – trường hợp không khỏi.

Meo.vn (Theo Eva)

Dinh dưỡng cho người mắc bệnh gan

Khi mắc các bệnh về gan, nhất là viêm gan, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển hóa các loại thực phẩm và làm cho người bệnh mất cảm giác thèm ăn hay chán ăn. Mặt khác, nếu dùng chế độ dinh dưỡng không phù hợp khi mắc bệnh về gan sẽ làm cho bệnh lý về gan càng nặng thêm.

Dinh dưỡng phù hợp trong bệnh lý viêm gan là thực hiện chế độ ăn uống có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, các vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng này tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.

Dinh dưỡng hợp lý giúp gan hồi phục tốt khi mắc bệnh
Trong bệnh lý viêm gan cấp

Trong bệnh lý viêm gan cấp, các tế bào gan bị phá hủy cấp tính cho nên các chức năng hoạt động bình thường của gan bị xáo trộn và được biểu hiện bằng các dấu hiệu mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy, nhất là hay buồn nôn và nôn ói. Khi có một trong các dấu hiệu trên nhất thiết phải đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để được khám và được hướng dẫn phương pháp điều trị kịp thời. Đồng thời, người bệnh phải áp dụng chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý với các loại thức ăn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể, không nên kiêng ăn quá mức. Các loại thức ăn dành cho người bệnh trong giai đoạn này là những loại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Đối với chất đạm, nên chọn loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, cá nạc, sữa không béo, đậu hũ…với số lượng khoảng 50 - 70g mỗi ngày. Tuy nhiên, cần tránh quan niệm cho rằng “ăn chuối để chữa bệnh viêm gan”, vì chúng không có giá trị trong điều trị bệnh mà đó chỉ là những lời truyền miệng không có chứng cứ khoa học.

Trong trường hợp viêm gan quá nặng với các triệu chứng vật vã, lơ mơ thì phải giảm lượng đạm xuống dưới 40g mỗi ngày, vì chất được chuyển hóa từ đạm là amoniac (NH3) không còn được gan đào thải mà sẽ tích tụ trong máu dễ dẫn đến hôn mê gan. Mặt khác cũng cần thiết phải giảm cung cấp chất béo, chỉ sử dụng khoảng 15g mỗi ngày, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì viêm gan có thể dẫn đến tắc mật cho nên không tiêu hóa hết các chất béo mà cần phải ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất khoáng và các vitamin cần thiết giúp cho gan hoạt động tốt hơn

Khi mắc bệnh gan tuyệt đối phải ngưng hẳn rượu bia và các thức uống có cồn cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Khi sử dụng các loại thuốc tân dược cũng cần phải hết sức thận trọng vì có một số thuốc cũng có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, các thuốc giảm đau kháng viêm, trong đó có cả paracetamol mà trong cộng đồng hiện đang dùng rộng rãi. Những người có tiền căn viêm gan mà mắc các loại bệnh khác, khi đến khám bệnh, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để có sự lựa chọn thuốc cho phù hợp tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh lý của gan. Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc cũng là biện pháp hỗ trợ giúp cho gan hồi phục nhanh hơn. Khi gan hồi phục hoàn toàn, có thể ăn uống trở lại như bình thường.

Trong bệnh lý viêm gan mạn

Khi gan bị viêm mạn tính, hầu hết người bệnh không có biểu hiện gì đặc biệt mà vẫn cảm thấy sinh hoạt và ăn uống bình thường mặc dù chức năng gan đã có sự biến đổi ngày càng nhiều theo chiều hướng xấu hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người bệnh có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi.

Trong trường hợp này thì chế độ ăn cũng phải cân đối giữa các như chất đường, đạm, béo và tuyệt đối phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Vì có ăn uống đầy đủ chất và cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể thì mới có đủ sức kháng cự lại tình trạng viêm nhiễm của gan cũng như chống lại các tác dụng phụ do thuốc dùng trong quá trình điều trị gây ra. Khi người bệnh chưa có cảm giác mệt mỏi, chán ăn thì không nên quá kiêng khem trong ăn uống. Vì như thế sẽ làm cho người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn uống kém, từ đó người bệnh càng mệt mỏi hơn, thiếu sức đề kháng của cơ thể và làm cho bệnh gan bị nặng hơn.

Tuy nhiên, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cũng không nên ăn các thức ăn có quá nhiều gia vị và dầu mỡ vì sẽ làm cho đầy bụng vì khó tiêu, nên ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu nành, đậu hũ... Cũng cần cung cấp đầy đủ chất bột, đường thông qua các loại bánh, trái cây ngọt để tránh tình trạng hạ đường huyết. Mặt khác, trong bệnh lý viêm gan mạn tính, người bệnh tuyệt đối không được uống rượu bia và các loại thức uống có cồn vì như thế sẽ làm cho tình trạng viêm của gan càng nặng thêm. Để giúp gan hồi phục, trong quá trình điều trị cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Nếu viêm gan mạn do rượu, cần phải bổ sung thêm vitamin nhóm B và acid folic đồng thời phải nghỉ ngơi và sinh hoạt bình thường, nên tập thể dục, thể thao vừa sức, tránh lao động quá nặng nhọc.

Trong vàng da tắc mật

Trong trường hợp có vàng da do tắc mật, người bệnh thường bị tiêu chảy và phân sẽ có váng mỡ do mật không được bài tiết xuống ruột đầy đủ để tiêu hóa chất béo. Ở trường hợp này, trong chế độ ăn phải hạn chế các chất mỡ động vật mà nên dùng các loại dầu nhất là dầu đậu nành để giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

BS. HỒ VĂN CƯNG

(suckhoe-doisong)

Món ăn cho người viêm gan siêu vi B

Bệnh viêm gan siêu vi B có khả năng lan truyền rất cao. Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm siêu vi B trong dân số Việt Nam lên tới 15-20%, có nơi tới 25%.

Theo Đông y, viêm gan siêu vi B được chia làm hai thể:

- Dương hoàng tức viêm gan siêu vi B cấp tính. Cách chữa chủ yếu là dùng phương pháp thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, lợi tiểu.

- Âm hoàng tức viêm gan siêu vi B mạn tính. Cách chữa chủ yếu là dùng phương pháp bổ tỳ vị, giải độc, trừ thấp, tăng cường chức năng hoạt động của gan.

Sau đây là một số món ăn có ích cho người bị viêm gan siêu vi B:

* Cháo rau má

Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g. Rau má rửa sạch cắt nhỏ, gạo, đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Sau đó, cho rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng lúc đói với ít muối hoặc đường.

Món này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với người bị viêm gan B cấp tính.

* Canh trứng gà nấu câu kỷ, táo đỏ

Câu kỷ 30g, táo đỏ 20g, trứng gà hai quả, nước 300cc. Nấu đến khi trứng chín. Vớt trứng ra, bỏ vỏ rồi cho vào chung với đường đỏ, nấu đến khi đường tan. Chia một-hai lần, ăn trứng uống canh. Cách hai ngày ăn một lần. Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, bổ thận, trừ thấp, thích hợp dùng cho người bị bệnh viêm gan mạn tính.

* Canh táo đỏ nấu đậu phộng

Táo đỏ, đậu phộng, đường phèn mỗi thứ 30g. Cho đậu phộng vào nồi đất trước, cho nước vào, nấu khoảng 20 phút. Táo đỏ bỏ hột, cho vào nồi đất nấu chung với đậu phộng, thêm 20 phút nữa. Sau đó cho đường phèn vào, nấu tiếp năm phút. Dùng mỗi tối trước khi ngủ, liên tục 30 ngày.

Món này có tác dụng thông tỳ ích khí, khử thấp giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính, xơ cứng gan.

* Canh thịt heo nạc nấu nấm rơm

Nấm rơm tươi 200g, thịt heo nạc 200g. Nấm rơm tươi rửa sạch, cắt miếng, bỏ chung vào nồi đất, thêm nước, dùng lửa vừa nấu đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng. Dùng ăn trong bữa cơm. Tác dụng giúp tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.

* Canh cần tây, thịt heo nạc

Rau cần tây 100g, thịt heo nạc 100g, nấm hương (nấm đông cô) 20g, tỏi 5g, ít muối. Rau cần tây chỉ lấy cuống và lá rửa sạch, cắt nhỏ. Nấm hương ngâm nước nóng có chút gừng sau 20 phút thì rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch, xắt nhỏ (có thể thay bằng bột đậu xanh), tỏi bóc vỏ, đập dập.

Đun sôi nửa lít nước, cho thịt nạc vào, thịt chín thì cho cần tây, nấm hương, tỏi vào. Tiếp tục đun cho sôi. Ăn nóng lúc đói. Tác dụng giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính.

* Cháo gạo lức, hải sâm

Gạo lức 80g, hải sâm 40g, cải cúc (hoặc cải bẹ xanh) 40g, táo đỏ tám trái. Gạo lức vo sạch, hải sâm ngâm mềm, cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch, bỏ hột. Nấu gạo thành cháo nhừ, cho các nguyên liệu vào nấu thêm với lửa nhỏ vài phút. Ăn nóng lúc đói.

Món này thích hợp với người bị viêm gan B mạn tính, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém.

* Cháo nhân trần

Nhân trần cao 50g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ. Dùng 600ml nước để sắc nhân trần trong 30 phút. Bỏ bã lấy nước đổ vào nồi, cho gạo tẻ vào, dùng lửa nhỏ hầm thành cháo, thêm đường trắng, trộn đều để ăn.

Món cháo này giúp thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu.

Người bị viêm gan B cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng cữ để duy trì sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan. Cần tránh rượu, thuốc lá, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.

- Không dùng các thức ăn nướng cháy, các loại chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.

- Cần thận trọng khi sử dụng các loại hóa dược. Tốt nhất nên tuân thủ chỉ định của thầy thuốc.

- Không lao động tay chân hoặc lao động trí óc quá sức. Tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần.

- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, bơi lội…

Lương y Đinh Công Bảy

(PN)

Tiêm ngừa viêm gan B cho bé sau khi sinh 3 giờ

[i]Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Trước khi mang thai, khi đi xét nghiệm viêm gan B (VGB), bác sĩ nói em bị VGB ở dạng người lành mang bệnh.

Sau khi em sinh mổ, bệnh viện có cho con em xét nghiệm VGB nhưng không nói kết quả và cũng đã tiêm ngừa lao, VGB. Hiện nay, con em được 20 tháng; đã tiêm 3 mũi VGB, hiện bé vẫn bú mẹ. Bác sĩ cho em hỏi, liệu con em có thể bị viêm gan B không? Xin cảm ơn bác sĩ. (utmien81)[/i]

Trả lời:

Nhiễm virut VGB mạn tính hiện là vấn đề sức khỏe đang được quan tâm tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Biến chứng của bệnh có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Virut VGB lây theo đường máu, tình dục và mẹ truyền sang con lúc sinh. Để ngăn ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con, chương trình tiêm chủng mở rộng đã thực hiện tiêm phòng cho tất cả trẻ sơ sinh.

Con bạn đã được  tiêm đủ 3 mũi VGB như vậy là rất tốt. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con tùy thuộc vào thời điểm tiêm mũi đầu tiên (càng sớm càng tốt, nhất là 3 giờ đầu sau sinh), nồng độ virut VGB trong cơ thể người mẹ, mức độ cảm nhiễm của bé… Con bạn bú mẹ cũng không làm tăng tỷ lệ lây từ mẹ sang con. Như vậy, bạn đã làm những việc tốt nhất cho sức khỏe của bé và có thể làm giảm lây nhiễm từ mẹ sang con. Tuy nhiên, muốn biết được bé có bị lây từ mẹ hay không chỉ có cách xét nghiệm cho bé. Khi có điều kiện bạn có thể cho bé làm xét nghiệm để xác định tình trạng của bé một cách tốt nhất. Chúc bạn vui và bé khỏe mạnh.

Ths – BS Nguyễn Minh Ngọc
Khoa Khám bệnh, Viện Pasteur TP.HCM

(PNO)

Người bệnh gan nên ăn gì?

Khi mắc các bệnh về gan, nhất là viêm gan, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển hóa các loại thực phẩm và làm cho người bệnh mất cảm giác thèm ăn hay chán ăn. Mặt khác, nếu dùng chế độ dinh dưỡng không phù hợp khi mắc bệnh về gan sẽ làm cho bệnh lý về gan càng nặng thêm.

Dinh dưỡng phù hợp trong bệnh lý viêm gan là thực hiện chế độ ăn uống có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, các vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng này tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.


Dinh dưỡng hợp lý giúp gan hồi phục tốt khi mắc bệnh

Trong bệnh lý viêm gan cấp

Trong bệnh lý viêm gan cấp, các tế bào gan bị phá hủy cấp tính cho nên các chức năng hoạt động bình thường của gan bị xáo trộn và được biểu hiện bằng các dấu hiệu mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy, nhất là hay buồn nôn và nôn ói. Khi có một trong các dấu hiệu trên nhất thiết phải đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để được khám và được hướng dẫn phương pháp điều trị kịp thời. Đồng thời, người bệnh phải áp dụng chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý với các loại thức ăn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể, không nên kiêng ăn quá mức. Các loại thức ăn dành cho người bệnh trong giai đoạn này là những loại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Đối với chất đạm, nên chọn loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, cá nạc, sữa không béo, đậu hũ…với số lượng khoảng 50 - 70g mỗi ngày. Tuy nhiên, cần tránh quan niệm cho rằng “ăn chuối để chữa bệnh viêm gan”, vì chúng không có giá trị trong điều trị bệnh mà đó chỉ là những lời truyền miệng không có chứng cứ khoa học.

Trong trường hợp viêm gan quá nặng với các triệu chứng vật vã, lơ mơ thì phải giảm lượng đạm xuống dưới 40g mỗi ngày, vì chất được chuyển hóa từ đạm là amoniac (NH3) không còn được gan đào thải mà sẽ tích tụ trong máu dễ dẫn đến hôn mê gan. Mặt khác cũng cần thiết phải giảm cung cấp chất béo, chỉ sử dụng khoảng 15g mỗi ngày, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì viêm gan có thể dẫn đến tắc mật cho nên không tiêu hóa hết các chất béo mà cần phải ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất khoáng và các vitamin cần thiết giúp cho gan hoạt động tốt hơn

Khi mắc bệnh gan tuyệt đối phải ngưng hẳn rượu bia và các thức uống có cồn cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Khi sử dụng các loại thuốc tân dược cũng cần phải hết sức thận trọng vì có một số thuốc cũng có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, các thuốc giảm đau kháng viêm, trong đó có cả paracetamol mà trong cộng đồng hiện đang dùng rộng rãi. Những người có tiền căn viêm gan mà mắc các loại bệnh khác, khi đến khám bệnh, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để có sự lựa chọn thuốc cho phù hợp tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh lý của gan. Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc cũng là biện pháp hỗ trợ giúp cho gan hồi phục nhanh hơn. Khi gan hồi phục hoàn toàn, có thể ăn uống trở lại như bình thường.

Trong bệnh lý viêm gan mạn

Khi gan bị viêm mạn tính, hầu hết người bệnh không có biểu hiện gì đặc biệt mà vẫn cảm thấy sinh hoạt và ăn uống bình thường mặc dù chức năng gan đã có sự biến đổi ngày càng nhiều theo chiều hướng xấu hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người bệnh có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi.

Trong trường hợp này thì chế độ ăn cũng phải cân đối giữa các như chất đường, đạm, béo và tuyệt đối phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Vì có ăn uống đầy đủ chất và cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể thì mới có đủ sức kháng cự lại tình trạng viêm nhiễm của gan cũng như chống lại các tác dụng phụ do thuốc dùng trong quá trình điều trị gây ra. Khi người bệnh chưa có cảm giác mệt mỏi, chán ăn thì không nên quá kiêng khem trong ăn uống. Vì như thế sẽ làm cho người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn uống kém, từ đó người bệnh càng mệt mỏi hơn, thiếu sức đề kháng của cơ thể và làm cho bệnh gan bị nặng hơn.

Tuy nhiên, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cũng không nên ăn các thức ăn có quá nhiều gia vị và dầu mỡ vì sẽ làm cho đầy bụng vì khó tiêu, nên ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu nành, đậu hũ... Cũng cần cung cấp đầy đủ chất bột, đường thông qua các loại bánh, trái cây ngọt để tránh tình trạng hạ đường huyết. Mặt khác, trong bệnh lý viêm gan mạn tính, người bệnh tuyệt đối không được uống rượu bia và các loại thức uống có cồn vì như thế sẽ làm cho tình trạng viêm của gan càng nặng thêm. Để giúp gan hồi phục, trong quá trình điều trị cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Nếu viêm gan mạn do rượu, cần phải bổ sung thêm vitamin nhóm B và acid folic đồng thời phải nghỉ ngơi và sinh hoạt bình thường, nên tập thể dục, thể thao vừa sức, tránh lao động quá nặng nhọc.

Trong vàng da tắc mật

Trong trường hợp có vàng da do tắc mật, người bệnh thường bị tiêu chảy và phân sẽ có váng mỡ do mật không được bài tiết xuống ruột đầy đủ để tiêu hóa chất béo. Ở trường hợp này, trong chế độ ăn phải hạn chế các chất mỡ động vật mà nên dùng các loại dầu nhất là dầu đậu nành để giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

BS. HỒ VĂN CƯNG

Meo.vn (Theo SKĐS)

Chế độ ăn uống cho người viêm gan mãn tính

Tôi năm nay 45 tuổi, bị viêm gan mạn tính, hiện bệnh đã ổn định. Xin hỏi bác sĩ, để duy trì kết quả điều trị tốt tôi nên có chế độ ăn uống như thế nào?Đoàn Thị Phương (Hà Tĩnh)Gan được ví như một nhà máy sinh học, mọi loại thức ăn nước uống dưới hình thức nào cũng phải qua gan. Khi gan bị tổn thương thì mọi hoạt động trở nên rối loạn. Chính vì vậy, khi gan bị bệnh cần ăn uống những gì có lợi cho gan mà không ảnh hưởng đến chức năng gan là điều quan trọng nhất mà người bị viêm gan nên biết. Thực phẩm sử dụng cần hết sức đa dạng trong 4 nhóm rau cải và trái cây, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá hay trứng. Thức ăn cần cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân, phù hợp với trọng lượng, chiều cao và hoạt động của cơ thể. Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để chống lại bệnh tật, tái tạo gan. Các thức ăn cần có nhiều vitamin A (gan gà, gan lợn..) và vitamin C (cam, quýt, rau sống…).

Rau cải và trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ…). Mỗi ngày, bệnh nhân nên dùng khoảng 500ml sữa để có đủ vitamin D, có thể sử dụng chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai. Mỗi ngày dùng 75g thịt hay cá, trứng. Nên ăn cá béo giàu omega – 3; thịt cung cấp các chất như protid, lipid và các chất khoáng như sắt, kẽm, magie… nên dùng thịt tươi, không nên dùng thịt hộp, thịt nguội. Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè.  Tuyệt đối bỏ rượu để bảo vệ tế bào gan và giúp gan chóng bình phục, giảm thiểu tối đa các chất quá béo, quá ngọt. Người bị viêm gan mạn tính cần siêu âm, kiểm tra chức năng gan định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị các biến chứng.

Theo suckhoedoisong

Các bài thuốc từ cà chua

Để chữa loét miệng, có thể ngậm nước ép cà chua ngày vài lần, mỗi lần vài phút. Còn nếu thấy miệng khô lưỡi rát, hãy lấy nước ép cà chua 150 ml và nước mía ép 20 ml trộn đều để uống, ngày 2 lần.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Sau đây là một số ứng dụng khác của cà chua:

- Chữa chảy máu chân răng: Ăn cà chua sống ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.

- Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.

- Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi.

Hoặc: Nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

- Chữa viêm loét dạ dày: Nước ép cà chua và nước ép khoai tây mỗi thứ 150 ml, trộn đều, uống vào buổi sáng và tối hằng ngày.

- Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả.

- Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200 g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được.

Hoặc: Nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200 ml, trộn đều, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250 mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100 g thái mỏng, xào ăn hằng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

- Chữa tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống gì), lấy 1-2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài 15 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.

- Chữa phồng tĩnh mạch do bị nghẽn: Cà chua sống thái lát mỏng hoặc nghiền nát, đắp lên chỗ mạch máu bị phồng mỗi ngày 1 lần, khi bắt đầu thấy rát thì bỏ thuốc ra. Thuốc có tác dụng thông huyết, chống đau nhức.

Lương y Huyên Thảo, NNVN

Viêm gan mạn tính tự miễn

Viêm gan mạn tính tự miễn được định nghĩa là bệnh viêm gan mạn tính chưa rõ nguyên nhân với sự sai lạc trong phản ứng miễn dịch và có yếu tố di truyền.

Có những loại viêm gan tự miễn nào?

Bệnh chủ yếu xảy ra ở phụ nữ với biểu hiện tăng globulin máu, có kháng thể lưu hành trong máu và phối hợp với HLA – DR3 và HLA – DR4. Bệnh cần được phân biệt với phản ứng tự miễn dịch thứ phát sau nhiễm virut viêm gan. Bệnh thường đáp ứng với điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, nếu không được điều trị sẽ tiến triển liên tục tới xơ gan và suy gan, tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, viêm gan mạn tính tự miễn được chia 3 loại:

Loại 1: Trước đây gọi là viêm gan mạn tính dạng luput. Đây là thể chủ yếu rất thường gặp của viêm gan mạn tính tự miễn dịch. Nó thường phối hợp với tự kháng thể kháng nhân lưu hành cao trong máu và kháng thể kháng actin (kháng thể kháng cơ trơn). Thường biểu hiện tổn thương tự miễn dịch ngoài gan như: viêm tuyến giáp tự miễn dịch, viêm loét đại trực tràng, viêm đa khớp dạng thấp, thiếu máu tự miễn dịch, xơ cứng bì, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thận, hồng ban dạng nốt, xơ phế nang…

Loại 2: Loại này phối hợp với tự kháng thể kháng tiểu thể gan thận (LKM) týp 1. Nó được chia làm 2 týp nhỏ là 2a và 2b.

Týp 2a: Bệnh chủ yếu xảy ra ở phụ nữ, nhất là ở châu Âu và ở Mỹ. Bệnh đáp ứng tốt với điều trị corticoid. Các biểu hiện tự miễn dịch khác ngoài gan như đái tháo đường cũng thường gặp. Bệnh có thể rất nặng ở trẻ em.

Týp 2b: Bệnh nhân týp 2b thường là nam giới lớn tuổi nhiều hơn phụ nữ. Không có sự phối hợp rõ với các bệnh tự miễn dịch khác và đáp ứng với điều trị kháng virut hơn là với thuốc ức chế miễn dịch.

Loại 3: Mang đặc trưng bởi các kháng thể kháng kháng nguyên gan hoà tan… Loại này ít gặp hơn trên lâm sàng.

Biểu hiện của bệnh như thế nào?

Bệnh thường xảy ra ở người trẻ tuổi, chủ yếu ở xung quanh tuổi dậy thì, nhưng cũng có các trường hợp xảy ra ở những người 50 – 60 tuổi; bệnh chủ yếu xuất hiện ở nữ (khoảng 75%).

Bệnh khởi phát âm thầm, chỉ với một chút cảm giác mệt mỏi, khó chịu kết hợp với vàng da không nhiều trong một thời gian dài vài tháng đến vài năm; chỉ có một số ít (khoảng 25%) có khởi phát với biểu hiện như một viêm gan virut cấp tính. Bệnh chỉ được thực sự quan tâm khi triệu chứng vàng da trở nên rõ ràng và chẩn đoán được thực hiện.

Rối loạn kinh nguyệt là một triệu chứng thường gặp và rất có giá trị gợi ý, thường là mất một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt và điều này xảy ra đồng thời với một đợt vàng da nặng.

Chảy máu cam, chảy máu chân răng và xuất huyết  dưới da là các biểu hiện cũng hay gặp.

Khi khám bụng có thể thấy gan to chắc và thùy trái thường lớn hơn, tuy nhiên, đó là giai đoạn sớm, còn ở giai đoạn muộn, gan thường teo nhỏ và có các biểu hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa như lách to, cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ.

Tuy nhiên, rất cần chú ý các biểu hiện kết hợp khác:

Da thay đổi, có tình trạng viêm mao mạch dị ứng, có mụn trứng cá, hồng ban hoặc ban đỏ rải rác.

Lách to và thường kèm theo hạch to.

Rối loạn nội tiết với biểu hiện có nhiều mụn trứng cá, rậm lông và nứt da, ở nam giới còn có các biểu hiện như vú to, viêm tuyến giáp tự miễn, nhiễm độc giáp, đái tháo đường.

Viêm loét đại tràng có thể xảy ra đồng thời hoặc sau khi xuất hiện viêm gan tự miễn.

Ngoài ra, còn rất nhiều các biểu hiện kèm theo khác như viêm cầu thận, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi, xơ hóa phế nang, tình trạng thiếu máu trường diễn và hay bị nhiễm khuẩn.

Các biện pháp điều trị

Như trên đã nói, trước khi điều trị, cần loại trừ các nguyên nhân gây viêm gan khác như viêm gan do virut, đặc biệt là do virut C, viêm gan do thuốc, xơ gan mật tiên phát hay bệnh gan do rượu.

Điều trị bằng corticoid dài ngày giúp cải thiện được tình trạng mệt mỏi, chán ăn, sốt và đau khớp; kinh nguyệt cũng xuất hiện trở lại. Các chỉ tiêu sinh hóa cũng được cải thiện tốt. Tuy nhiên, cần để ý đến các biến chứng có thể xảy ra do dùng corticoid kéo dài như hội chứng Cushing, béo phì, rậm lông, loãng xương, loét tiêu hóa…

Dùng thuốc cyclosporin: Dùng trong trường hợp không đáp ứng điều trị với corticoid, tuy nhiên, độc tính thuốc rất cao, chỉ điều trị khi các thuốc khác không có hiệu quả.

Ghép gan: Vấn đề này được đặt ra khi thất bại với điều trị nội khoa và chuyển qua giai đoạn xơ gan. Tuy nhiên, thời gian sống tương đương với bệnh nhân đáp ứng điều trị với corticoid, sau ghép gan vẫn có thể bị viêm gan mạn tính tự miễn tái phát.

(Theo suckhoedoisong)

Món ăn giúp trị viêm gan mạn

Trong trị liệu bệnh chứng, Đông y có nhiều cách như dùng thuốc thang, thuốc hoàn tán, cứu và châm cứu… nhưng đặc biệt là món ăn thuốc vừa tiện lợi, lại dễ ăn khiến cho mỗi khi người bệnh uống thuốc mà vẫn cho rằng là món ăn chứ không phải là thuốc.


Song trong trị liệu chứng viêm gan mạn vấn đề ăn uống nhiều khi còn quan trọng hơn cả dùng thuốc. Đông y có những món ăn bài thuốc giúp chữa trị hoặc hỗ trợ quá trình trị liệu chứng viêm gan mạn, đã được kiểm chứng trên thực tế và có thể áp dụng trong điều kiện gia đình. Tùy vào bệnh cảnh biểu hiện mà chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp, an toàn.

Nhân trần mạch nha hồng táo thang: phù hợp cho trường hợp viêm gan mạn với các triệu chứng như hai bên sườn trướng đau, bụng trướng, ngực khó chịu hoặc lợm giọng, nôn ọe nước chua, kém ăn, đau bụng, tiêu chảy, khắp mình đau buốt, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền.

Nhờ phương này có công hiệu xúc tiến chứng năng gan, thông mật, thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu thực, trừ trướng.

Phương gồm: Nhân trần 15g, mạch nha (hoặc cốc nha, tức mầm thóc) 20g, hồng táo (táo tàu) 10 quả, đường trắng vừa đủ ngọt. Táo tàu đem ngâm nước ấm một lúc rồi rửa sạch. Cho nhân trần, mạch nha và táo vào nồi, đổ nước vào cho ngập thuốc, đun sôi, giữ lửa nhỏ khoảng 30 phút, sau đó cho thêm chút đường vào. Chia làm hai phần dùng 2 lần trong ngày; uống nước, ăn táo, bỏ bã.

Gan lợn xào củ cải: Có công dụng điều trị nhất định đối với bệnh viêm gan mạn và viêm túi mật, phòng biến chứng từ viêm gan sang ung thư gan. Nhờ công hiệu của phương là bổ gan, sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu thực.

Phương gồm: Gan lợn 250g, củ cải 250g, dầu thực vật, bột mỳ, muối, mì chính, gia vị vừa đủ. Gan lợn đem rửa sạch, thái lát mỏng, trộn đều với muối, tẩm chút bột mỳ. Củ cải cũng thái mỏng, cho một thìa dầu thực vật vào chảo đun nóng già, cho gan lợn vào xào độ 3 phút rồi đổ củ cải vào tiếp khoảng 3 phút, thêm mắm muối, gia vị rồi múc ra là ăn được. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm hằng ngày.

Ba ba hấp với gừng: Đây là món ăn có nhiều chất bổ, rất tốt với những bệnh nhân viêm gan mạn, cơ thể suy nhược. Nên dùng tốt cho những trường hợp viêm gan kèm theo sốt nhẹ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm. Nhờ công hiệu của phương là dưỡng âm thanh nhiệt.

Phương gồm: Ba ba một con cỡ 200-300g, gừng tươi 5g, muối, rượu nếp mỗi thứ một chút. Dùng nước nóng rửa sạch bên ngoài, mổ bụng, bỏ ruột, giữ lại gan và trứng, rửa sạch, lau khô. Đặt ngửa con ba ba lên một cái đĩa, cho gừng đã thái lát, muối và một chút rượu nếp vào bụng. Đem hấp cách thủy 30-45 phút. Có thể dùng làm món điểm tâm hoặc làm thức ăn trong bữa cơm, chú ý là cần ăn lúc nóng.

(Theo Sức khoẻ đời sống)