Lưu trữ cho từ khóa: viêm gan c

Có thai khi chồng đang điều trị viêm gan C có ảnh hưởng đến thai nhi?

Theo cơ chế lây bệnh thì viêm gan siêu vi C lây qua đường máu và quan hệ tình dục hoặc mẹ sang con.

Do vỡ kế hoạch nên tôi có thai khi chồng tôi đang điều trị bệnh viêm gan siêu vi C. Hiện thai mới có 7 tuần. Bác sĩ sản khoa thì nói là khoảng 18 tuần thì chọc ối nhưng tôi đang rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp là thuốc chồng tôi đang điều trị có ảnh hưởng đến thai nhi không? Có thuốc ngừa không viên gan C không? - Tôn Nữ Quỳnh Giao (quận 10, TPHCM).

co-thai-khi-chong-dang-dieu-tri-viem-gan-c-co-anh-huong-den-thai-nhi

Ảnh minh họa.

ThS.BS Võ Minh Quang

, chuyên khoa gan – Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM:

Theo cơ chế lây bệnh thì viêm gan siêu vi C lây qua đường máu và quan hệ tình dục hoặc mẹ sang con. Do vậy, nếu chỉ có chồng bạn bị bệnh viêm gan siêu vi C mà bạn không mắc bệnh thì con của bạn sẽ không bị bệnh này. Lưu ý phải chú ý vấn đề tiếp xúc giữa máu hay dịch tiết của chồng bạn với trẻ.

Một điểm đáng quan tâm khác là không biết chồng bạn đang được điều trị viêm gan siêu vi C bằng thuốc gì. Nếu đang dùng interferon thì do tác dụng phụ của thuốc,  người ta khuyên không nên có con trong thời gian điều trị (mặc dù bạn không mắc bệnh). Phác đồ điều trị viêm gan siêu vi C là dùng Peginterferon phối hợp với Ribavirin. Nếu chồng bạn chỉ dùng thuốc uống thì chưa đủ.

Với các triệu chứng bạn nêu có lẽ tình trạng viêm gan của chồng bạn chưa ổn định, anh ấy nên tái khám ở bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên phù hợp. Hiện nay, bệnh viêm gan siêu vi C chưa có thuốc tiêm ngừa.

Theo Kienthuc.net.vn

Cha bị viêm gan C, con có bị di truyền?

Vợ chồng tôi đã có bé gái năm tuổi, nay muốn sinh thêm đứa nữa. Tuy nhiên, chồng tôi mới phát hiện bị bệnh viêm gan C. Bác sĩ nói chồng tôi là người lành mang bệnh. Xin hỏi nếu sinh con thì bé có bị di truyền bệnh này từ cha không?Cỏ Xanh (coxanh20092…)

Human Abdominal Anatomy

TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa

, phụ trách phòng khám viêm gan bệnh viện đại học Y dược TP.HCM:

Bệnh viêm gan siêu vi C có khả năng lây từ chồng sang vợ qua quan hệ tình dục hoặc lây từ mẹ sang con lúc sinh nhưng nguy cơ không cao. Viêm gan C không phải là bệnh di truyền, không truyền từ cha sang con. Không có khái niệm “người lành mang mầm bệnh” trong viêm gan C. Chỉ có trạng thái nhiễm siêu vi C trong quá khứ nhưng tự thải trừ tốt và HCVRNA âm tính. Chồng bạn nên đi khám định kỳ để được tham vấn theo dõi đúng.

Theo SGTTT.vn

Tại sao phải xét nghiệm viêm gan C nhiều lần?

Viêm gan B hay viêm gan C ban đầu không có triệu chứng, thường phát hiện tình cờ như đi hiến máu hay khám sức khoẻ định kỳ.
Cách đây 2 năm em có đi hiến máu và được bác sĩ nói liên quan đến C nhưng không nói viêm gan C, nên em không đi xét nghiệm. Mới đây, đi xét nghiệm có kết quả dương tính với viêm gan C. Bác sĩ ở đó đã cho em làm xét nghiệm hai lần liên tục như định lượng HCV TaqMAN, AST, ALT, GGT, A.F.P.

Kết quả là định lượng HCV taqman 4.740.000 IU/mL (ngưỡng 40 copies/ml), ~ 12 798 000 copies/ml, 4.74E+6(6.68)IU/mL, AST: 26.9… Xin bác sĩ tư vấn giúp tại sao phải xét nghiệm nhiều lần như vậy? Em thấy chi phí xét nghiệm đắt quá so với tiền lương công nhân hiện nay.

Lương Văn Lý (quận 7, TPHCM).

tai-sao-phai-xet-nghiem-viem-gan-c-nhieu-lan
Ảnh minh họa.

ThS.BS Võ Hồng Minh Công

, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM:
Viêm gan do siêu vi viêm gan B hay do siêu vi viêm gan C (trong tư vấn các nhà chuyên môn hay gọi tắt là viêm gan B hay viêm gan C). Trong giai đoạn sớm người bệnh không có triệu chứng, thường phát hiện tình cờ như đi hiến máu hay khám sức khoẻ định kỳ…
Khi phát hiện nhiễm siêu vi viêm gan B hay siêu vi viêm gan C thì trước tiên phải xét nghiệm để đánh giá đây là nhiễm cấp hay mạn và ở giai đoạn nào. Bạn được phát hiện viêm gan siêu vi C được bác sĩ tư vấn cần làm xét nghiệm trong đó có xét nghiệm định lượng HCV (HCV RNA).
Kết quả xét nghiệm trên chứng tỏ bạn đã nhiễm viêm gan siêu vi C nhưng men gan AST bình thường còn ALT bạn không cung cấp nên không rõ men gan có tăng hay không. Nếu ALT >_   2 lần giới hạn trên thì bạn có chỉ định điều trị viêm gan siêu vi C, còn nếu ALT bình thường bạn cần sinh thiết gan hay fibroscan để quyết định điều trị hay không, vì khoảng 10 – 15% viêm gan siêu vi C hoạt động nhưng men gan bình thường.
Khi điều trị bạn nên thực hiện tất cả các xét nghiệm gồm: Xác định chức năng gan, công thức máu yếu tố đông máu, AFP, chức năng tuyến giáp, siêu âm bụng khảo sát gan… và Genotype HCV để tiên lượng cuộc điều trị này dễ hay khó, thời gian điều trị trung bình 24 tuần hay 48 tuần (xét nghiệm này khá đắt tiền).
Theo Kienthuc.net.vn
The post Tại sao phải xét nghiệm viêm gan C nhiều lần? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Người bị viêm gan C ăn nhiều đường có nguy cơ bị xơ gan

Đó là kết luận vừa được nhóm nghiên cứu thuộc Trường ĐH Palermo, Ý công bố trên tạp chí chuyên ngành ”Journal of Hepatology”.

Kết quả theo dõi chế độ ăn uống của 147 bệnh nhân bị nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính nhóm 1 cho thấy, các bệnh nhân có gan bị xơ hóa nặng có khẩu phần ăn nhiều đường hơn hẳn các bệnh nhân gan bị xơ hóa nhẹ. Chi tiết hơn, khi so sánh với người bị nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính nhóm 1 và ăn ít đường tinh chế (chủ yếu ăn đường trái cây); người bị viêm gan C mạn tính nhóm 1 và có chế độ ăn nhiều đường tinh chế sẽ có tỷ lệ diễn tiến thành xơ gan cao hơn gấp 1,1 lần.

nguoi-bi-viem-gan-c-an-nhieu-duong-co-nguy-co-bi-xo-gan

Ảnh minh họa – Internet

Viêm gan siêu vi C mạn tính là bệnh do vi rút lây qua đường máu, nhưng chưa có thuốc chủng ngừa và có thể dẫn đến xơ gan. Có sáu phân nhóm vi rút gây bệnh, trong đó phân nhóm 1 là nặng nhất vì dễ kháng thuốc, dễ tái phát và diễn tiến đến xơ gan nhanh hơn.

Đường ăn được chúng ta sử dụng trong ăn uống hàng ngày có tên khoa học là sucrose hay saccharose. Tùy theo sản phẩm đường được tinh chế ra sao mà còn có các tên gọi khác nhau như: đường kính (đường có độ tinh khiết cao), đường cát, đường trắng, đường nâu (đường có lẫn tạp chất màu), đường phèn (đường ở dạng kết tinh). Còn đường tạo vị ngọt trong trái cây chủ yếu là đường fructose.

BS CK II Trần Ngọc Lưu Phương

(Phó Khoa Nội Tiêu hóa – BV Nguyễn Tri Phương)

Theo Phunuonline.com.vn

Bệnh viêm gan C có di truyền?

Cha tôi chết vì bệnh viêm gan siêu vi gan C, liệu những người thân trong gia đình có bị di truyền bệnh này từ cha tôi không? Làm sao để biết có bệnh? – Tuấn Trình (letuantrinh78@…)

benh-viem-gan-c-co-di-truyen

Ảnh minh họa – Internet

TS.BS Lê Mạnh Hùng

, phó giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM:

Viêm gan siêu vi C là bệnh nhiễm trùng do siêu vi viêm gan C xâm nhập cơ thể đi đến gan gây bệnh.

Đây không phải bệnh di truyền, vốn do rối loạn cấu trúc di truyền (gen, nhiễm sắc thể) có thể truyền bệnh cho gia đình dòng họ; chỉ khi nào bị lây nhiễm siêu vi C thì mới có thể bị bệnh viêm gan siêu vi C.

Như vậy, nếu những người thân trong gia đình bạn không bị lây truyền siêu vi C từ cha bạn thì không mắc bệnh này. Để xác định, bạn và tất cả người trong gia đình nên đến bệnh viện chuyên khoa gan để được tư vấn và tầm soát.

Theo SGTT.vn

Bệnh viêm gan C lây qua những đường nào?

Tôi bị viêm gan C. Hiện tôi chưa lập gia đình nhưng không biết sau này có ảnh hưởng gì đến việc có con? Bệnh viêm gan C lây qua những đường nào? – THU MINH (ĐỒNG THÁP)

benh-viem-gan-c-lay-qua-nhung-duong-nao

Ảnh minh họa – Internet

TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa, trưởng phòng khám viêm gan bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM:

Viêm gan C lây qua da và đường máu. Tỷ lệ lây từ mẹ sang con thấp hơn nhiều so với viêm gan B. Bạn nên xét nghiệm HCVRNA định tính hay định lượng bán tự động, nếu âm tính tự nhiên thì không phải lo lắng việc lây cho con nữa.

Theo SGTT.vn

Bệnh viêm gan C lây qua những đường nào?

Bệnh viêm gan siêu vi C có nguy hiểm gì không?

Mọi người thường ít quan tâm đến viêm gan do siêu vi C (HCV) hơn so với viêm gan do siêu vi B (HBV), nhưng thực tế viêm gan siêu vi C nguy hiểm không kém viêm gan siêu vi B.

Ảnh được cung cấp bởi PK Á Châu

Một trong những đặc điểm quan trọng của nhiễm siêu vi C là đa số bệnh nhân không có khả năng tự loại trừ siêu vi ra khỏi cơ thể và họ sẽ trở thành người mang siêu vi C mãn tính. Trong số đó, 25% bệnh nhân có men gan bình thường, tình trạng tiến triển sang viêm gan mãn rất chậm và gan bị hư hại rất ít, họ được gọi là người “lành” mang siêu vi C. Các bệnh nhân còn lại sẽ chuyển sang viêm gan C mãn tính.

Do bệnh tiến triển chậm, đa số các bệnh nhân không có các triệu chứng gì trong suốt 20 năm sau khi bị nhiễm siêu vi C, cho nên gan bị hư hại ngày càng nhiều nhưng bệnh nhân lại không hề hay biết và dẫn đến xơ gan. Xơ gan sẽ xảy ra sớm hơn nếu như bệnh nhân uống rượu nhiều hay gan bị hư hại thêm do thuốc hay nhiễm thêm các siêu vi viêm gan khác như siêu vi B, D, HIV…

Bệnh viêm gan siêu vi C có giống bệnh viêm gan siêu vi A và B không?

Các siêu vi trùng A, B và C là những siêu vi có thể gây ra bệnh viêm gan, mỗi siêu vi lan truyền theo mỗi cách khác nhau. Đã có thuốc chủng ngừa cho bệnh viêm gan siêu vi A và B, tuy nhiên chưa có thuốc chủng ngừa cho bệnh viêm gan siêu vi C. Bạn có thể bị nhiễm các loại viêm gan siêu vi khác nhau cùng một lúc.

Làm thế nào để biết mình bị viêm gan siêu vi C?

Đa số những người bị nhiễm siêu vi C không hề hay biết mình bị bệnh vì phần lớn không có triệu chứng gì. Nếu có, triệu chứng cũng gần tương tự như một số bệnh khác ví dụ như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân hay đôi khi có đau tức vùng dưới sườn bên (P); rất ít trường hợp bệnh nhân có triệu chứng vàng da, vàng mắt. Một điều đáng lưu ý là không có sự liên quan rõ rệt giữa triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nói một cách khác, có những người than phiền rất nhiều triệu chứng nhưng mức độ viêm gan lại nhẹ; ngược lại có những người không cảm thấy có triệu chứng gì nhưng tình trạng viêm nhiễm ở gan lại đang tiến triển khá nhiều.

Những người nào cần tầm soát xem có nhiễm siêu vi C?

Trước tiên là những người đi hiến máu để đảm bảo các loại máu truyền cho người khác không gây nhiễm siêu vi C. Kế đến là những người đã từng được truyền máu và nhất là phải truyền máu nhiều lần như những người bị bệnh ưa chảy máu, chạy thận nhân tạo… Sau đó là những người chích xì ke – các đối tượng này không phải xét nghiệm tìm siêu vi C mà còn phải tìm cả siêu vi B, HIV… Ngoài ra, trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị nhiễm siêu vi C, những người được mổ nhiều lần, châm cứu, xăm mình, các nhân viên y tế… cũng nên được làm xét nghiệm tìm siêu vi C.

Một điều đáng lưu ý rằng trong giai đoạn viêm gan C mãn tính, men gan có thể thay đổi bất thường: lúc tăng lúc giảm về trị số bình thường, cho nên khi thấy xét nghiệm men gan bình thường không có nghĩa là bệnh đã ổn định mà cần theo dõi men gan mỗi tháng, ít nhất là 3 lần liên tiếp mới đánh giá được tình trạng hư hại của gan.

Hiện nay dù chưa có thuốc phòng ngừa viêm gan siêu vi C, nhưng bệnh nhân vẫn có khả năng được chữa khỏi bệnh nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đúng chuyên khoa, kiên trì tuân thủ điều trị liên tục. Bệnh viêm gan C mạn tính cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt mới đạt hiệu quả và kịp thời ngăn ngừa diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan.

Phiếu ưu đãi 200.000VNĐ

Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu gửi đến qu ý độc giả chương trình Phiếu ưu đãi 200.000 VNĐ dành cho các gói khám đặc biệt như sau:

  • Gói kiểm tra gan toàn diện
  • Gói kiểm tra gan căn bản
  • Gói nội soi tầm soát ung thư dạ dày/đại tràng
  • Gói kiểm tra tiêu hóa dưới

Thể lệ chương trình: Quý khách vui lòng nhấp chuột vào đây và chọn Phiếu ưu đãi mình quan tâm để lưu file vào máy và in ra, đem đến Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu để nhận được ưu đãi giảm ngay 200.000 VNĐ cho Gói khám quý khách quan tâm.

  1. Mỗi phiếu chỉ áp dụng cho gói khám được in trên phiếu và có thể dùng kèm các phiếu ưu đãi khác của các gói khám còn lại
  2. Phiếu ưu đãi không dùng kèm với các chương trình ưu đãi khác của phòng khám.
  3. Phiếu ưu đãi có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/04/2013

Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu

201 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM.

ĐT (08) 39259772 – 0934869951 – www.alc.vn

 

Người bị viêm gan C dễ tử vong nếu uống rượu

Những người bị viêm gan C thì ngay cả uống rượu rất ít cũng tăng nguy cơ tử vong, theo Reuters.

Tiến sĩ Zobair Younossi và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Inova Fairfax, bang Virginia (Mỹ) phân tích dữ liệu một cuộc khảo sát quốc gia về sức khỏe và lối sống của người dân.

Họ so sánh 8.767 người không bị viêm gan C và 218 người bị bệnh này.

nguoi-bi-viem-gan-c-de-tu-vong-neu-uong-ruou

Một ít rượu cũng có hại cho bệnh nhân viêm gan C – Ảnh: Internet

Viêm gan C là bệnh do siêu vi viêm gan C gây ra, chủ yếu lây qua đường máu. Căn bệnh có thể làm hư hại gan nghiêm trọng. Có người điều trị bằng thuốc, có người phải thay ghép gan.

Đối tượng được theo dõi trong 13 đến 14 năm. Trong khoảng thời gian này, 19% người bị viêm gan C và 11% không bị viêm gan C đã tử vong.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, những người bị viêm gan C và uống nhiều rượu, khoảng 3 đến 4 ly một ngày, thì tăng nguy cơ tử vong lên 5 lần, so với người nghiện rượu nặng nhưng không bị bệnh viêm gan C.

Ngay cả người bị viêm gan C và uống đến 2 ly rượu mỗi ngày thì nguy cơ tử vong tăng lên gấp 2 lần, so với người có thói quen uống rượu tương tự nhưng không bị nhiễm bệnh.

Những người uống rượu ở mức vừa phải nhưng có nhiễm bệnh viêm gan C thì nguy cơ tử vong tăng lên 3 lần, theo báo cáo được công bố trên tạp chí Alimentary Pharmacology & Therapeutics.

Một khi đã bị nhiễm vi rút viêm gan C thì bệnh nhân nên tuyệt đối không uống rượu, dù là rất ít, theo tiến sĩ Zobair Younossi, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.

(Theo Thanhnien)

Truyền virus viêm gan C cho 30 người bằng ống kim tiêm

David Kwiatkowski sắp phải ngồi tù vì tội cố tình lây nhiễm virus viêm gan siêu vi C cho 30 bệnh nhân bằng ống kim tiêm đã dùng cho mình.

David Kwiatkowski bị bắt hồi tháng 7 và sắp hầu tòa khi đang điều trị viêm gan C

David Kwiatkowski (33 tuổi) là một kỹ thuật viên y tế của Bệnh viện Exeter ở phía bắc New Hampshire bị buộc tội cố ý truyền bệnh virus viêm gan siêu vi C cho 30 bệnh nhân. Ngoài ra, anh này còn sắp phải ngồi tù vì tội làm giả thuốc của bệnh nhân và gian lận trong quá trình làm việc.

Các công tố viên cho biết dù biết mình mắc bệnh viêm gan C nhưng Kwiatkowski vẫn lấy trộm ống kim tiêm bệnh nhân và tiêm vào cơ thể mình cùng thuốc gây tê. Sau đó, người đàn ông này đã đổ đầy dung dịch nước muối vào các ống tiêm và cho người bệnh dùng.

Được biết, căn bệnh viêm gan C có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, là nguyên nhân dẫn đến số người chết nhiều hơn cả HIV ở Mỹ.

Theo cơ quan điều tra, Kwiatkowski đã biết mình bị viêm gan siêu vi Ctừ tháng 6 năm 2010 nhưng anh này vẫn cố tình truyền bệnh bằng đường kim tiêm cho bệnh nhân trong thời gian dài sau đó.

Nếu bị kết tội, Kwiatkowski sẽ phải đối mặt với án phạt 10 năm tù giam cho mỗi sản phẩm thuốc giả mạo và tối đa 4 năm cho mỗi trường hợp gian lận.

Ngoài bệnh viện nêu trên, Kwiatkowski còn làm việc ở các bang Georgia, New York, Pennsylvania, Maryland, Arizona và Kansas từ năm 2007. Trong đó, bệnh nhân ở các bệnh viện tại Kansas, Maryland và New Hampshire đã xét nghiệm dương tính với bệnh viêm gan siêu viC.

(Theo Người lao động)

Hàn Quốc: Xác định được cơ chế viêm gan C phá hủy gan

Ngày 4/9, lần đầu tiên trên thế giới, một nhóm các nhà khoa học Hàn Quốc đã tuyên bố xác định được cơ chế viêm gan C phá hủy gan, mở ra triển vọng phát triển các biện pháp điều trị mà không gây ra những tác dụng phụ mạnh.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí quốc tế Hepatology số tháng Chín.

Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và chủ yếu ảnh hưởng đến gan. Hiện nay tuy đã có phương pháp điều trị căn bệnh này nhưng lại tạo ra những tác dụng phụ làm hại cả gan.

Theo nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Cộng nghệ Tiên bộ Hàn Quốc (KAIST), điều này chủ yếu do không thể xác định cơ chế virus viêm gam C tác động đến gan trên thực tế.

Ông Choi Cheol-hee, giáo sư chuyên ngành sinh học tại KAIST, cho biết: "Nghiên cứu này sẽ cho phép đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị các bệnh nhân viêm gan C vì nó đã xác định được virus viêm gan C tương tác như thế nào với các tế bào gan."

Theo thông cáo báo chí từ KAIST, nghiên cứu đã xác nhận rằng virus viêm gan C kích thích tumor necrosis factor-alpha (TNF-α), khiến loại protein này kích thích hiện tượng chết tế bào theo chương trình (apoptotic) và do đó gây ra cái có thể được miêu tả là sự tự hủy hoại ở gan.

Điều này có nghĩa là TNF-α, vốn nhằm chống virus viêm gan, trên thực tế lại đồng thời giết chết các tế bào gan khỏe mạnh. Do đó nghiên cứu trên cho phép phát triển một loại thuốc mới không có tác dụng phụ có thể giảm tối đa tác hại đối với gan trong quá trình điều trị căn bệnh do virus này.

BACSI.com(Theo Vietnam+)