Lưu trữ cho từ khóa: viêm dây thần kinh

Viêm xoang và một số lưu ý khi điều trị

Viêm xoang là một bệnh mãn tính, nhưng nếu phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp chúng ta hoàn toàn có thể khống chế bệnh này. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng với những người mắc bệnh viêm xoang.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Viêm xoang là căn bệnh rất khó chịu, gây mệt mỏi, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh, thậm chí nếu để bệnh nặng, có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mãn tính, lao phổi giả, viêm họng mạn hay viêm dây thần kinh thị giác.

Vì vậy khi nhận thấy mình có dấu hiệu của bệnh viêm xoang, bạn cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời đúng và đúng cách. Sau đây sẽ là một số thông tin về căn bệnh này và những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh.       

Viêm xoang được chia làm 3 loại.

- Viêm xoang cấp tính là viêm xoang xảy ra trong vòng 1 tháng.

- Viêm xoang bán cấp là viêm xoang kéo dài từ 1 đến 3 tháng.

- Viêm xoang mãn tính là viêm xoang kéo dài trên 3 tháng.

Nguyên nhân của bệnh ban đầu thường do virus, sau đó có sự bội nhiễm của vi trùng. Khi bị viêm xoang cấp, bệnh nhân thường có các triệu chứng: Sốt, nhức đầu, sổ mũi xanh hoặc vàng, ghẹt mũi, ho có đờm, người uể oải, mệt mỏi.

Việc điều trị viêm xoang cấp bằng kháng sinh phù hợp trong trường hợp có nhiễm trùng. Kháng sinh giúp tan đờm, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Tùy theo từng trường hợp nặng - nhẹ mà việc điều trị có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày hoặc 14 ngày. Không quá kiêng cữ trong ăn uống khi điều trị viêm xoang cấp. Cần bổ sung thật nhiều chất bổ dưỡng để hệ miễn dịch có thể hoạt động mạnh chống lại vi trùng. Nếu phải dùng kháng sinh lâu ngày, nên bổ sung thêm men tiêu hóa.

Lưu ý: bạn nên tránh các tất cả món ăn đã từng gây dị ứng, tránh các sản phẩm bơ sữa, tránh nước uống quá lạnh và cần cách ly với môi trường ô nhiễm.

Meo.vn (Theo VTV)

Tức ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim?

Em 24 tuổi hay bị tức ngực, cả bên phải và bên trái, chủ yếu là tức bên phải, em không biết mình bị bệnh gì?

Hỏi: Em năm nay 24 tuổi, đợt đầu năm em hay bị tức ngực, cả bên phải và bên trái, nhưng mà chủ yếu là tức bên phải, mỗi lần tức là khoảng mấy giây đến nhiều nhất là 1 phút, rất khó chịu ạ. Sau đó em có đi chụp X-quang tim phổi thì bác sĩ bảo không có vấn đề gì cả, em đi điện tâm đồ tim thì bác sĩ cũng bảo em không sao hết. Em không biết là mình bị bệnh gì, đến bây giờ thì em không đau liên tục như trước nữa, chỉ thỉnh thoảng mới bị tức bên ngực phải, và đợt này em lại còn cảm thấy mỗi lần mình hít thở như thiếu oxi, hít thở xong cứ nhói ở phần ngực phải. Em không rõ về việc hít thở đau ở ngực phải với việc ngày trước em hay bị tức ngực phải có liên quan gì không. Em nên khám ở đâu ạ? Em cám ơn bác sĩ nhiều!

Phạm Thu Hồng

Trả lời: Tức ngực có thể là triệu chứng của bệnh lý thiếu máu cục bộ cơ tim. Đặc điểm của tức ngực hay đau ngực do tim như sau: cảm giác đau, tức ở ngực phía sau xương ức như bị bóp nghẹn, đè nén hay cảm giác co thắt, đau dữ dội trong lồng ngực. Đau ở ngực do tắc nghẽn mạch máu tim thường đau từ phía sau xương ức lan lên cổ, cằm, lưng, vai và tay bên trái đôi khi lan xuống cả hai cánh tay.
Thời gian cơn đau tức chỉ trong thời gian ngắn và không kéo dài quá 30 phút. Bạn đã đi chụp X-quang tim phổi, điện tim đồ và kết quả bình thường. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp thiếu máu cơ tim cục bộ nhưng không thấy biểu hiện trên điện tâm đồ bình thường và bệnh nhân phải thực hiện điện tâm đồ gắng sức hay các xét nghiệm đặc hiệu khác. Ngoài ra, tức vùng ngực còn do nhiều nguyên nhân khác như: viêm khớp sụn sườn, viêm dây thần kinh liên sườn, bệnh ở phổi… Bạn đừng quá lo lắng, có thể đến một bệnh viện chuyên khoa sâu kiểm tra lại.
---
Hỏi: Em năm nay 30 tuổi, mỗi khi việc nhiều em thấy đau nhói ở ngực, mỗi lần đau vài giây, khó thở, hay hồi hộp, cáu gắt. Em có phải bị tim mạch không?

Bui Thi Loi

Trả lời: Theo như bạn mô tả có khả năng cao là bạn đang có vấn đề về tim mạch. Bạn nên đi khám để biết rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

BS Phạm Văn Đài
Meo.vn (Theo GĐXH)

Châm cứu chữa liệt mặt

Liệt dây thần kinh mặt, còn gọi là “liệt mặt”, được chia thành thể ngoại biên và thể trung ương. Liệt mặt ngoại biên chủ yếu là viêm dây thần kinh mặt do cảm nhiễm gió lạnh.

Phát bệnh thường đột ngột, đau vùng sau tai, sau đó liệt các cơ biểu lộ tình cảm của mặt, mất các nếp nhăn trán, và không nhắm được mắt. Rãnh mũi – má bị lu mờ, miệng bị kéo lệch về bên lành. Có thể mất vị giác ở hai phần ba phía trước lưỡi về phía bị liệt và nghe kém. Những nơi bệnh tồn tại lâu, các cơ mặt bị co kéo, góc miệng bị lệch về phía bị bệnh. Có thể bị co rúm cơ, gây cảm giác khó chịu, vẻ mặt trở nên cứng đờ.
Liệt mặt thể trung ương chủ yếu do bệnh về mạch máu não hoặc u não gây ra. Các triệu chứng khu trú ở nửa dưới mặt, nơi các cơ bị liệt. Các nếp nhăn trán và cử động nhắm mắt vẫn bình thường, nhưng có thể bị liệt nửa người hay liệt hai tay.
Điều trị: chọn huyệt tại chỗ và các huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Hướng mũi kim châm ngang hoặc chếch tại những huyệt bên liệt, kích thích vừa phải. Cũng có thể cứu ở bên liệt.
Chỉ định huyệt: Dương bạch (châm xiên), Ty trúc không (châm xiên), Tứ bạch (châm xiên), Địa thương (châm xiên), Hợp cốc.
Huyệt vị theo triệu chứng:
Rãnh mũi – má bị lu mờ: Nghinh hương (châm xiên).
Rãnh nhân trung bị lệch: Nhân trung (châm xiên)
Rãnh dưới cằm bị lệch: Thừa tương.
Đau vùng xương chũm: Ế phong, Hội tông. Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 15 – 20 phút.
Phụ chú: Co giật cơ mặt
Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ và châm kích thích vừa phải.
Chỉ định huyệt: Tứ bạch.
Ghi chú: Hướng mũi kim về hõm dưới ổ mắt. Lưu kim nửa giờ sau khi có cảm giác châm. Mỗi ngày châm một lần.

Theo benhhoc.com

Mắt cần những dưỡng chất gì?

Việc chăm sóc mắt, nhất là với trẻ, đòi hỏi sự quan tâm toàn diện từ chế độ ăn uống, học tập, tư thế... nhằm ngăn ngừa các tật khúc xạ vốn đang ngày càng tăng. Cũng như các cơ quan khác, mắt cần nhiều loại vi chất như vitamin A, B, phốt pho, chondroitin...

Các số liệu mới nhất thu thập được tại Chương trình khám mắt học đường do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Galepo thực hiện cho thấy, tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội và TP HCM là 49%, tỷ lệ cận thị là 48%. Nguyên nhân có thể là tình trạng làm việc quá tải của mắt do thời gian và không gian vui chơi bị thu hẹp, trẻ dành quá nhiều thời gian để đọc sách báo, xem tivi, chơi điện tử, dùng máy tính... Ngoài việc thay đối lối sống, các bà mẹ cần lưu ý đến dinh dưỡng cho mắt trẻ. Những chất sau đây rất cần cho đôi mắt:

Vitamin E:

Làm chậm quá trình phát triển đục thủy tinh thể. Các nghiên cứu cho thấy, việc dùng thường xuyên vitamin E sẽ giúp tránh tình trạng đục thủy tinh thể. Vitamin E hiện diện nhiều trong các loại lạc, dầu mè ; trứng (một quả trứng có thể cung cấp đến 6% lượng vitamin E khuyến cáo hằng ngày), cà chua, khoai tây, măng tây.

Vitamin A:

Cơ thể thiếu vitamin A thì tế bào mô tuyến lệ sẽ bị tổn hại, dẫn đến bệnh khô mắt, quáng gà. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh sẽ rất khó nhìn thấy khi trời tối, hoặc đèn mờ. Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như gan động vật, sữa bò, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá.

Vitamin B1, B2 và niacin:

Hiện tượng viêm dây thần kinh thị giác, gây sung huyết dây thần kinh thị giác có nguyên nhân từ việc không cung cấp đủ lượng vitamin B1. Vitamin B1, B2 giúp võng mạc và giác mạc chuyển hóa bình thường. Thiếu vitamin B2, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm bờ mi, việc giác mạc, đục thủy tinh thể. Tình trạng thiếu niacin gây rung giật nhãn cầu, gây yếu thị giác. Chất này có nhiều trong các loại đậu, thịt nạc, đậu, các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô.

Chondroitin:

Là một thành phần được chiết xuất từ sụn vi cá mập thiên nhiên; là chất sinh lý giác mạc, giúp giác mạc và thủy tinh thể giữ được độ trong suốt, làm tăng tính đàn hồi của thấu kính và thể mi khi mắt điều tiết. Chondroitin cũng nuôi dưỡng các tế bào của giác mạc, tái tạo lớp phim nước mắt trước giác mạc, chống tình trạng khô mắt, mỏi mắt, hoa mắt do làm việc quá nhiều. Hiện trên thị trường đã có loại thuốc bổ mắt chứa chondroitin.

Selen:

Giữ vai trò về độ nhạy của thị lực. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung selen mỗi ngày qua thực phẩm sẽ giúp giảm sự phát sinh cận thị và cả các bệnh về mắt. Ở nước ta, selen tìm thấy trong các thực phẩm phong phú như cá, tôm, sò, hến, gạo lức, ớt, tỏi, hành tây, nấm, cà rốt.

Phốt pho:

Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của võng mạc. Do đó, thức ăn chứa nhiều phốt pho là rất cần thiết cho mắt. Các thức ăn giàu phốt pho là cá tôm, sò biển, sữa, rau câu.

TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh Dưỡng )

Theo VnExpress

Thức ăn cho người cận thị

Cận thị có thể cải thiện được nhờ ăn uống. Dưới đây là những món ăn người cận thị nên dùng.

Thức ăn chứa nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng quáng gà, đến mức không nhìn rõ được thứ gì dưới ánh đèn yếu. Ngoài ra còn sẽ làm cho tế bào biểu mô tuyến lệ bị tổn hại, dẫn đến bệnh khô mắt. Thức ăn chứa nhiều vitamin A có các loại gan động vật, sữa bò, sữa cừu, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá, v.v...

* Thức ăn chứa nhiều caroten. Sau khi được cơ thể hấp thu, nó sẽ chuyển hoá thành vitamin A. Những thức ăn này chủ yếu có rau xanh, cải trắng, rau cải xanh,  rau  chân vịt, cài dầu, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, gấc.

* Thức ăn có chứa nhiều vitamin B1  và niacine. Thiếu vitamin B1 sẽ gây viêm dây thần kinh thị giác, sung huyết nhú dây thần kinh thị, xuất huyết thị võng mạc, giảm thị lực nhanh. Thiếu niacine sẽ gây ra  rung giật nhãn cầu, thị giác yếu. Thức ăn chứa hai loại chất này tương đối nhiều, có đậu các loại, thịt nạc, lạc, gạo lứt, rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô.

* Thức ăn có nhiều vitamin B2, nhằm đảm bảo cho thị võng mạc và giác mạc chuyển hoá được bình thường. Thiếu vitamin B2 sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm viền mi, viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể. Những thức ăn chứa vitamin B2 tương đối nhiều có nội tạng động vật, sữa bò, cừu, thịt nạc, trứng các loại, đậu các loại, rau lá xanh.

* Thức ăn có chứa nhiều crom, nguyên tố liên quan chặt chẽ với việc gây cận thị. Thiếu crom sẽ kích thích thuỷ tinh thể mắt lồi ra, gây tăng độ cận thị. Nguồn thức ăn chủ yếu có chứa crom là men bia rượu, gan động vật, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, nấm các loại.

* Thức ăn chứa nhiều kẽm. Võng mạc mắt chứa nhiều kẽm cao nhất, trong mi mắt hàm lượng cũng tương đối nhiều. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới thị lực. Thức ăn chứa nhiều kẽm có sò biển, cá trích, gan, trứng.

http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=217933

* Thức ăn chứa nhiều calcium (canxi), liên quan tới nhãn cầu. Thiếu calcium, sự đàn hồi của củng mạc nhãn cầu sẽ bị giảm, nhãn cầu giãn, phát triển thành cận thị. Thức ăn chứa nhiều calcium có tôm moi, rau câu, tương vừng, đậu tương, bơ, lòng đỏ trứng.

* Thức ăn chứa selen, liên quan  tới độ nhanh nhạy của thị lực. Nếu mỗi ngày không  đưa vào một lượng selen nhất định, sẽ phát sinh cận thị và các bệnh về mắt khác. Thức ăn chứa nhiều selen có cá tôm, các loại sò, hến và các món ăn bằng bột mì, gạo lứt, đậu tương, vừng, ớt, tỏi, hành tây, nấm, rau mã thầy, cà rốt.

* Thức ăn chứa nhiều phosphor, chất quan trọng để duy trì độ dẻo dai của củng mạc. Thức ăn chứa nhiều phosphor có cá, tôm, sò biển, sứa, tảo đỏ, rau câu

* Thức ăn kiềm tính. Nếu đưa vào quá nhiều các thức ăn acide (axit)  tính, dễ gây ra cận thị. Thức ăn kiềm tính chủ yếu là rau xanh, trái cây, đậu các loại. Cá thịt, trứng, đường, gạo mì, v.v…, thuộc loại thức ăn axit tính.

Theo Kiên Tâm

Vitamin B2 dùng khi nào?

Vitamin B2 (ribiflavin) khi vào cơ thể được biến đổi thành các dạng co-enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô và cần cho sự hoạt hóa pyridoxin (vitamin B6). Nếu thiếu hụt vitamin B2 dẫn đến vitamin B6 không được hoạt hóa có thể dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, khô nứt môi...) và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu.

Khi thiếu riboflavin, người bệnh sẽ có biểu hiện sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng. Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Một số triệu chứng này thực ra cũng là những biểu hiện của thiếu các vitamin khác như pyridoxin (vitamin B6) hoặc acid nicotinic do các vitamin này không thực hiện được đúng chức năng của chúng khi thiếu vitamin B2. Thiếu vitamin B2 cũng có thể xảy ra đồng thời với thiếu các vitamin nhóm B, ví dụ như ở bệnh Pellagra.

Một số thực phẩm giàu vitamin B2.

Thiếu vitamin B2 có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc bị kém hấp thu, hoặc ở những người nghiện rượu, người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu ngày, sốt, tiêu chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, trẻ em có lượng bilirubin huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt vitamin B2 chứ không xảy ra ở những người khỏe, ăn uống hợp lý. Vì vậy, vitamin B2 chỉ được dùng để phòng và điều trị các trường hợp do thiếu hụt chất này.

DS. Hoàng Thu Thuỷ

Bệnh đái tháo đường: Phòng rẻ hơn chữa rất nhiều

Tại nước ta, mặc dù bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) mắc khá phổ biến (chiếm tỷ lệ 5,7% dân số) và hoàn toàn có thể phòng chống được ở mức cộng đồng, song nhận thức của đa phần người dân về bệnh này còn hạn chế, thường nhập viện muộn 7-10 năm, khi bệnh đã bắt đầu xuất hiện biến chứng, dẫn đến chi phí điều trị vô cùng tốn kém.

Tuổi cao và béo phì là 2 yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường

Nhiều người không biết mình bị bệnh

Có mặt tại BV Nội tiết Trung ương sáng 5-10, có rất đông bệnh nhân đến khám, điều trị các bệnh liên quan đến nội tiết, trong đó người trung, cao tuổi chiếm số đông và quá nửa trong số họ mắc bệnh ĐTĐ (tiểu đường).

Bà Phạm Thị Nga, 58 tuổi, một mình lặn lội từ Vũ Thư (Thái Bình) lên Hà Nội để khám sức khỏe định kỳ. Bà Nga cho biết, năm 2003, bà đã phải nằm điều trị gần một tháng tại BV Nội tiết do bị viêm dây thần kinh dưới mắt khiến mi mắt bị sụp xuống, không nhìn được. Các bác sĩ chẩn đoán rằng đó là biến chứng thần kinh vận động do bệnh ĐTĐ gây ra. Từ đó, sau khi được điều trị đỡ, hàng năm cứ 6 tháng bà Nga lại phải lên BV Nội tiết một lần kiểm tra định kỳ các chỉ số sức khỏe, đường huyết nhằm theo dõi tình hình diễn tiến của bệnh. Mỗi lần khám sức khỏe như vậy tốn khoảng trên 700.000 đồng, chưa tính tiền mua thuốc về uống.

Ngoài những bệnh nhân trung, cao tuổi, tại BV Nội tiết những năm gần đây ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ đến khám, điều trị ĐTĐ, số này chiếm khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ. Điều đáng nói hơn nữa là có đến hơn 64% số bệnh nhân ĐTĐ đến khám không hề biết mình bị bệnh và thường đến khám muộn, khi bệnh đã bắt đầu xuất hiện các biến chứng kèm theo... TS. Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc BV Nội tiết Trung ương cho biết, có đến hơn 40% bệnh nhân ĐTĐ đến khám đã bị biến chứng thần kinh, trên 70% bị biến chứng về thận, khoảng 10% bị biến chứng về mắt...

Chi phí cho điều trị bệnh ĐTĐ rất cao vì người bệnh buộc phải chung sống với nó, với thuốc men mỗi ngày và một chế độ tập luyện, dinh dưỡng nghiêm ngặt. Điều tra của BV Nội tiết cho thấy, trong số các bệnh nhân bị ĐTĐ hoặc biến chứng do ĐTĐ, chỉ có 26,3% số bệnh nhân đủ khả năng tự chi trả chi phí điều trị; 21,2% bệnh nhân phải bán đồ dùng trong nhà và 51,5% số bệnh nhân phải vay mượn để có tiền điều trị.

Các yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được

Theo TS Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc BV Nội tiết Trung ương, bệnh ĐTĐ do nhiều nguyên nhân, trong đó có các yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể phòng tránh được và yếu tố nguy cơ gây bệnh không thể phòng tránh được. Mặc dù bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được ở mức cộng đồng bằng cách tác động vào các yếu tố nguy cơ, song trên thực tế có đến trên 80% số người bệnh không hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây bệnh để phòng tránh.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ không thể phòng tránh được thường bao gồm các yếu tố về di truyền, tuổi tác và sắc tộc. Những người có mối liên quan huyết thống với người ĐTĐ như bố, mẹ, anh chị em ruột của bệnh nhân ĐTĐ thì có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 4-6 lần so với người không có tiền sử gia đình bị ĐTĐ. Khi bố hoặc mẹ bị ĐTĐ thì nguy cơ ĐTĐ ở con tăng đến 30%, còn nếu cả bố và mẹ cùng bị thì nguy cơ ở người con tăng đến 50%. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ĐTĐ càng lớn và đây được coi là nguy cơ hàng đầu mắc ĐTĐ, nhất là người trên 50 tuổi.

Các yếu tố như béo phì (rất phổ biến), tăng huyết áp, ít hoạt động thể lực, uống rượu nhiều hàng ngày, nghiện thuốc lá, có tiền sử đẻ con nặng trên 4kg... là các yếu tố nguy cơ cao mắc ĐTĐ có thể phòng tránh được. TS Tiến cho biết, những người mang các yếu tố nguy cơ này cần được giáo dục, tuyên truyền để hiểu đúng về nguy cơ mắc bệnh, từ đó thay đổi thói quen, tập quán ăn uống, sinh hoạt có hại như trên và hoàn toàn có thể tránh khỏi mắc bệnh ĐTĐ. Mặt khác, những người bị bệnh nếu được phát hiện sớm, được hướng dẫn về chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc để quản lý điều trị tích cực thì sẽ có cuộc sống gần như người bình thường và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây nên.                  

Theo Nguyễn Phan (Anninhthudo)

Các dấu hiệu ung thư phổi

Đa số bệnh nhân ung thư phổi lúc đầu đều ho khan hoặc ho có đờm, thường vào buổi sáng. Ho kéo dài, các thuốc chống viêm, trị ho không có tác dụng. Một nửa số người bệnh ho ra ít máu lẫn đờm.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Bệnh nhân ung thư cũng thường bị đau ngực. Thường không có điểm đau rõ rệt, đau bên có tổn thương giống viêm dây thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay.

Hiện tượng khó thở chỉ gặp khi khối u chèn ép hoặc làm tắc khí phế quản, gây xẹp phổi, hoặc ung thư đã di căn màng phổi gây tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị khó nói hoặc nói giọng khàn do khối u chèn ép vào dây thần kinh, khó nuốt do thực quản bị chèn ép, gầy sút, sốt nhẹ...

Việc chụp phổi bằng kỹ thuật X-quang thông thường, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ có thể cho thấy khối u ở vị trí nào của phổi, kích thước bao nhiêu. Để chẩn đoán đúng và phân loại ung thư, góp phần quyết định phương pháp điều trị, cần xét nghiệm mô bệnh học và tế bào học.

Để phát hiện sớm ung thư phổi, nam giới từ 40 tuổi trở lên nếu nghiện thuốc lá kèm ho khan hoặc có đờm kéo dài nên đến bệnh viện 4 tháng một lần để chiếu chụp phổi, lấy đờm, dịch phế quản làm xét nghiệm tế bào học (5-8% số người đi khám được phát hiện ung thư phổi sớm). Ở cả hai giới từ 40 tuổi trở lên, nếu có các dấu hiệu sút cân, ho kéo dài hoặc ho ra máu, đau ngực, khó thở, khó nói hoặc khó nuốt thì cần đi khám và làm các xét nghiệm.

Về điều trị, tùy theo từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật (cắt phân thùy phổi, thùy phổi, thậm chí toàn bộ lá phổi có khối u, lấy bỏ hạch di căn nếu có) hoặc điều trị tia xạ (đơn thuần hay phối hợp) và dùng thuốc.

Cách phòng ngừa ung thư phổi là tạo môi trường sống sạch đẹp, bầu không khí trong lành; không hút thuốc lá, điều trị khỏi những bệnh của phế quản, phổi như viêm phế quản mạn, lao phổi. Ở tuổi 40 trở lên, nên đi khám bệnh, chụp X-quang phổi định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.

BS Nguyễn Phương, Sức Khỏe & Đời Sống

Vitamin B2 và tầm quan trọng với cơ thể

Vitamin B2 (còn có tên là riboflavin) là một vitamin nhóm B. Về cơ chế tác dụng, riboflavin được biến đổi thành thành 2 co-enzym là FMN (flavin mononucleotid) và FAD (flavin adenin dinuclrotid). Đây là các dạng co-enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hóa pyridoxin (vitamin B6), sự chuyển tryptophan thành niacin và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu.

Riboflavin ở dạng flavin nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi thiếu riboflavin sẽ gây sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng. Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Một số triệu chứng này thực ra là biểu hiện của thiếu các vitamin khác như vitamin B6 (khi thiếu hụt có thể dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, khô nứt môi...), hoặc acid nicotinic do các vitamin này không thực hiện được đúng chức năng của chúng khi thiếu vitamin B2.

Nhu cầu về vitamin B2 liên quan đến năng lượng được đưa vào cơ thể, nhưng nó liên quan chặt chẽ hơn tới yêu cầu chuyển hóa khi nghỉ ngơi. Bình thường khoảng 0,6mg/1.000kcal. Như vậy thì cần 1,6mg vitamin B2 trong một ngày đối với nam và 1,2mg trong một ngày đối với nữ. Với người cao tuổi thì không ít hơn 1,2mg trong một ngày, thậm chí khi cả lượng calo đưa vào ít hơn 2.000kcal. Cụ thể, lượng vitamin B2 cần trong một ngày có thể như sau: sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4mg; 6 tháng - 1 năm: 0,5mg; từ 1-3 tuổi: 0,8mg; từ 4-6 tuổi: 1,1mg; 7-10 tuổi: 1,2mg; 11-14 tuổi: 1,5mg; 15-18 tuổi: 1,8mg; 19-50 tuổi: 1,7mg và từ 51 tuổi trở lên nhu cầu cần trong một ngày là 1,2mg.

Ở những người khỏe mạnh bình thường, ăn uống hợp lý thì không thiếu chất này. Thiếu vitamin B2 có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc bị kém hấp thu do nhiều nguyên nhân. Thường gặp nhất ở người nghiện rượu (rượu có thể cản trở hấp thu vitamin B2 ở ruột), người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu ngày, sốt, tiêu chảy, bỏng, chấn thương nạng, cắt bỏ dạ dày, trẻ em có lượng bilirubin huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt vitamin B2 (clopromazin, imipramin, amitriptylin). Probenecid khi sử dụng cùng vitamin B2 gây giảm hấp thu vitamin B2 ở dạ dày, ruột. Sự thiếu vitamin B2 cũng thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác.

Sau khi uống hoặc tiêm bắp vitamin B2, khoảng 60% FAD và FMN gắn vào protein huyết tương. Vitamin B2 là một vitamin tan trong nước, đào thải qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Thuốc còn thải theo phân. Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo thuốc cũng được đào thải, nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình thường. Thuốc có đi qua nhau thai và đào thải theo sữa mẹ. Tuy nhiên, ở liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày không gây tác dụng có hại trên thai nhi cũng như cho trẻ bú mẹ.

Trong lâm sàng chưa thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng vitamin B2. Nhưng khi dùng liều cao thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.

DS. Hoàng Thu

(suckhoe&doisong)

Ethambuton điều trị lao: Những tác dụng không mong muốn

Đối với bệnh nhân lao thì ethambuton là thuốc rất quen thuộc, bởi nó có mặt trong hầu hết các công thức chống lao. Đây là thuốc được chỉ định để điều trị cả lao mới và lao tái phát và bao giờ cũng được dùng phối hợp với các thuốc chống lao khác như isoniazid, rifampicin, streptomycin và pyrazinamid để ngăn chặn phát triển lao kháng thuốc.

Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế acid mycolic thâm nhập vào trong thành tế bào vi khuẩn, kìm hãm sự nhân lên của vi khuẩn lao. Thuốc được uống 1 lần duy nhất (vào 1 giờ nhất định trong ngày) để đạt được nồng độ tối đa của thuốc trong huyết thanh (nếu người bệnh chia thuốc làm nhiều lần để uống trong ngày sẽ không đạt nồng độ điều trị trong huyết thanh, hiệu quả điều trị sẽ kém đi). Thuốc có thể uống cùng với thức ăn nếu người bệnh bị kích ứng đường tiêu hóa.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Hướng dẫn bệnh nhân lao sử dụng thuốc tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương. Ảnh: Trần Minh

Trong quá trình dùng ethambuton, người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra như: tăng acid uric máu (nhất là trong hai tuần đầu), có thể có sốt, đau khớp; viêm dây thần kinh thị giác, giảm thị lực và không phân biệt được màu đỏ với màu xanh lá cây (hiện tượng này ít gặp hơn). Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu thường phụ thuộc liều, hay gặp khi người bệnh dùng liều trên 25mg/kg thể trọng sau hai tháng điều trị. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể gặp chỉ sau vài ngày điều trị. Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng: đau đầu, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng... Cần báo cho bác sĩ biết những tác dụng không mong muốn này để có cách xử trí hợp lý.

Nói chung các tác dụng phụ do thuốc gây ra thường mất đi khi ngừng thuốc, nhưng ngoại lệ cũng có một số rất ít trường hợp kéo dài đến một năm hoặc hơn, thậm chí có những trường hợp không hồi phục.

Không dùng thuốc cho người bị viêm dây thần kinh thị giác và người có tiền sử quá mẫn với ethambuton. Đối với người bệnh giảm chức năng thận phải giảm liều dùng. Thận trọng dùng với người có bệnh ở mắt (như  đục thủy tinh thể, các tình trạng tái phát viêm mắt, bệnh lý võng mạc do đái tháo đường), người già và trẻ em (nhất là trẻ em dưới 6 tuổi vì khó phát hiện các biến đổi về chức năng của thị giác).          

Bác sĩ  Ngọc San

(suckhoe&doisong)