Lưu trữ cho từ khóa: viêm dạ dày

Tìm hiểu thêm về bệnh cúm dạ dày

Bệnh cúm dạ dày (viêm dạ dày do virus) xuất phát từ việc dạ dày bị virus tấn công và dưới đây là những điều bạn cần biết về cúm dạ dày.

Mặc dù thực tế đây là bệnh khá phổ biến, có ít nhất 20 triệu trường hợp bị bệnh cúm dạ dày mỗi năm ở Mỹ nhưng nhiều người vẫn không biết về bệnh này.

Cúm dạ dày là tên gọi nôm na của viêm đường tiêu hóa hay viêm dạ dày – ruột, một tình trạng bệnh lý mà khi đó lớp niêm mạc dạ dày hay đường ruột bị tấn công bởi một loại virus, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng nào đó.

- Đã chích ngừa cúm vẫn có thể bị bệnh

Khi người ta nói “bệnh cúm”, họ có nghĩa là do một loại virus tấn công vào mũi và họng gây ra. Đây là bệnh phổ biến và phát triển trên toàn thế giới. Tiêm phòng cúm giúp chống lại virus này nhưng lại không có tác dụng với các loại virus gây ra viêm dạ dày và ruột (còn gọi là bệnh cúm dạ dày).

Khi dạ dày gặp trục trặc, nó có thể dẫn đến nhiều triệu chứng gây nhầm lẫn, ví dụ như đau nhức cơ thể, buồn nôn và sốt nhẹ, Gary Rogg – Giáo sư nội khoa tại Trung tâm y tế Montefiore ở New York City nói. Chính vì vậy, những người bị cúm dạ dày có thể không biết là mình đang bị bệnh đó.

- Virus gây bệnh là norovirus

Có nhiều chủng khác nhau của norovirut, bao gồm norwalk virus, tất cả gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa, có những trải nghiệm đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi và sốt nhẹ.

Người lớn bị nhiễm rotavirus thường không có triệu chứng, nhưng vẫn có thể lây lan bệnh tật. Một số người có thể lây lan virus ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng của bệnh.

tim-hieu-them-ve-benh-cum-da-day

Ảnh minh họa

- Bệnh rất dễ lây lan

Cúm dạ dày lây lan rất nhanh và dễ dàng. Về cơ bản, virus bị nhiễm vào phân hoặc vật phẩm do bạn nôn ra. Và nếu không cẩn thận, virus từ đó sẽ xâm nhập trở lại qua đường miệng của bạn.

Viêm dạ dày ruột do virus có thể lây lan từ người sang người hoặc do chạm vào bề mặt bị ô nhiễm, nhưng bạn cũng có thể viêm dạ dày ruột do virus từ nước thải bị ô nhiễm , thức ăn hoặc nước hoặc từ các bữa ăn đã chế biến hoặc từ người bị nhiễm bệnh.

So với các virus khác, noroviruses có sức sống rất khỏe và sống qua nhiều ngày, do đó, nó càng dễ dàng làm cho bệnh lây lan, gây ra nhiễm trùng dạ dày.

Rửa tay là cách tốt nhất bảo vệ bạn, tiến sĩ Rogg cho biết. Bạn nên rửa tay với xà phòng và nước, tránh chuẩn bị thức ăn nếu bạn đang bị bệnh (bạn vẫn có thể lây bệnh cho người khác sau 3 ngày hoặc hơn dù các triệu chứng dù đã giảm dần) và rửa giặt ủi cẩn thận, sử dụng găng tay để xử lý quần áo bẩn và giường nếu bạn có thể.

Các triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng thường gặp của cúm dạ dày là đau bụng, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, sốt, rét run. Hầu hết những người bị bệnh đều có thể hồi phục tự nhiên, không cần điều trị. Tình trạng nguy hiểm nhất khi bị viêm dạ dày là mất nước do nôn và tiêu chảy. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu…

Mặc dù khi bị cúm dạ dày, tình trạng mất nước là rất quan trọng và bạn cần giữ cho cơ thể tránh mất nước nhưng không có nghĩa là bạn uống nhiều nước càng tốt. “Uống quá nhiều nước vào cơ thể sẽ làm giảm sự cân bằng điện giải trong cơ thể, điều này sẽ không có lợi cho cơ thể”, Tiến sĩ Rogg giải thích. Đặc biệt, bạn không nên uống nhiều nước ngọt vì tăng lượng đường mà không có muối vào cơ thể có thể làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Một số lưu ý khác:

– Nếu bạn thấy có máu trong phân hoặc nôn mửa, hãy đi khám sớm. Nếu tình trạng tiêu chảy diễn ra liên tục, ngày càng trầm trọng hơn thì bạn cũng cần đi khám sớm vì nó có thể là nguyên nhân khiến cho cơ thể mất nước nghiêm trọng.

Bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày ruột có khả năng sẽ dựa trên triệu chứng, khám và đôi khi về sự hiện diện của các trường hợp tương tự trong cộng đồng. Xét nghiệm phân có thể nhanh chóng phát hiện rotavirus hay norovirus, nhưng không có xét nghiệm nhanh virus khác gây viêm dạ dày ruột.

– Bất cứ ai bị bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, hen suyễn, ung thư, hoặc bệnh thận, những người đã nhiễm HIV hoặc là dùng thuốc ức chế miễn dịch… nên đề phòng với bệnh cúm dạ dày vì họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.

Theo Phapluatxahoi.vn

Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu chủ yếu do miễn dịch cơ thể kém.
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh về đường tiêu hóa, có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện bệnh

BS Lê Xuân Thắng (Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện 103) cho hay, gần đây khoa tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu.  Bệnh này làm tổn thương ở niêm mạc đại trực tràng và gây xuất huyết đại tràng biểu hiện bệnh nhân có đi ngoài ra máu. Phần lớn bệnh nhân vào viện khi đã ở tình trạng nặng, suy kiệt và có nhiều biến chứng. Giai đoạn đầu bị bệnh thường rất dễ nhầm là bị bệnh kiết lỵ nên nhiều người thường tự điều trị nhưng không có kết quả hoặc có giảm bớt triệu chứng nhưng để lâu bệnh ngày càng tăng dần và có triệu chứng nặng hơn.
viem-loet-dai-truc-trang-chay-mau
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu chủ yếu do miễn dịch cơ thể kém. Ảnh minh họa
Đối tượng hay gặp nhất là phụ nữ, tuổi từ 40 trở lên. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do miễn dịch cơ thể kém. Ngoài ra có thể do ký sinh trùng như sán, amid lỵ gây viêm loét đại trực tràng, chấm sốt xuất huyết khi chui vào đại trực tràng…
Theo BS Thắng, tùy theo từng mức độ tổn thương mà bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.Thông thường những trường hợp viêm loét đại trực tràng chảy máu sẽ có những triệu chứng như tiêu chảy nhiều lần trong ngày; Phân có nhiều nhầy máu, nếu nặng có khi chỉ toàn nhầy máu mà không có phân; Có cảm giác đau bụng, khi đau bụng muốn đi đại tiện ngay, mót rặn khi đại tiện.
Các xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu cho thấy hồng cầu, huyết sắc tố giảm. Thứ hai, soi đại tràng dọc theo trực tràng và đại tràng xuống có xuất hiện nhiều đám xuất huyết chảy máu, thậm chí có trường hợp máu chảy đầy trong lòng trực tràng. Nặng hơn có thể thiếu máu cấp tính, bệnh nhân phải vào viện cấp cứu ngay vì chảy máu tiêu hóa rất rõ rệt. Ngoài ra, người bệnh bị suy kiệt do mất ăn mất ngủ, thiếu máu, sốc do nhiễm độc, có thể thủng đại tràng nếu bệnh nặng. Bệnh nhân có những lúc hoa mắt chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống do thiếu máu, thậm chí có thể bị ngất.
“Việc điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu cơ bản là điều trị chảy máu tiêu hóa cấp, cầm máu và bù lại lượng máu đã mất bằng cách truyền máu. Ngoài ra có thể truyền dịch thêm, có trường hợp phải bù thêm corticoid và điều trị các triệu chứng kèm theo…” – BS Thắng cho hay.

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng bệnh

BS Thắng khuyến cáo, viêm loét đại trực tràng chảy máu chỉ có thể phát hiện được khi làm nội soi, sinh thiết. Khi phát hiện có rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân như lát, phân có máu, không khuôn, đau bụng nhiều thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh để ra tình trạng muộn như đi ngoài 2 – 3 ngày liền, mất máu thì việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém hơn. Mọi người cần được theo dõi thường xuyên 6 tháng 1 lần bằng soi đại tràng, sinh thiết đại tràng và đại tràng sigma để kịp thời phát hiện giai đoạn đầu của tiến triển ung thư.
Cùng với việc điều trị theo chỉ định của bác sỹ, theo các chuyên gia tiêu hóa những bệnh nhân vị viêm loét đại trực tràng cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Bệnh nhân nên ăn những thức ăn mềm, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống, bắp… Không chỉ thế, căng thẳng quá mức cũng làm tình trạng bệnh viêm loét đại tràng thêm trầm trọng. Nên thư giãn, tránh suy nghĩ quá mức, không dùng các chất kích thích, uống đủ nước và khám sức khỏe định kỳ. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh đối với người khỏe mạnh.
Theo Afamily.vn
The post Viêm loét đại trực tràng chảy máu appeared first on Tin Sức Khỏe.

5 dấu hiệu của bệnh đau dạ dày

5 dấu hiệu của bệnh lý đau dạ dày bao gồm: Đau thượng vị, kém ăn, ợ, nôn và buồn nôn, chảy máu tiêu hóa.

1. Ợ

Ợ không phải là một dấu hiệu bệnh lý quan trọng nhưng lại gây nhiều khó chịu và phiền phức cho người bệnh. Người bệnh có các biểu hiện của ợ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường này có thể do: rối loạn vận động dạ dày (lỗ tâm vị đóng không kín) hay do thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu bị lên men và sinh hơi. Bệnh nhân có thể ợ hơi hoặc ợ chua hay ợ ra chất đắng như mật. Thức ăn hoặc hơi có thể lên tân trên họng làm cho người bệnh cảm thấy được vị đắng hay chua, nhưng cũng có khi không lên tận trên mà chỉ lên nửa chừng, người bệnh chỉ cảm thấy đau sau mũi ức hay đau sau xương ức.

5-dau-hieu-cua-benh-dau-da-day

Nguyên nhân của hiện tượng ợ bao gồm: bệnh lý dạ dày: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị; các bệnh lý ngoai dạ dày như các bệnh lý về gan gây chức nang gan kém hay các tổn thương gây tắc ruột.

2. Đau thượng vị:

Đây là dấu hiệu quan trọng và thường có ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày tá tràng.

Bệnh nhân thường cảm giác đau ngay ở thượng vị, ngay dưới mũi ức hoặc cách xa mũi ức lệch về bên phải hoặc bên trái. Cảm giác đau tùy thuộc vào người bệnh, có người cảm giác đau tức, có người cảm giác đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ, tuy nhiên người bệnh không có cảm giác đau quặn. Cơn đau có thể lên ngực hay lan ra sau lưng hoặc không lan. Thời gian đau tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh của người bệnh, trong giai đoạn đầu người bệnh thường có cơn đau kéo dài một đến hai tuần, đau thường tái đi tái lại và bệnh nhân thường dự báo được đợt đau tiếp theo (khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa..). Lâu hơn bệnh nhân trở nên đau liên miên.

5-dau-hieu-cua-benh-dau-da-day

Một điều cần chú ý đối với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tá tràng là cơn đau thượng vị thường có tính chất chu kỳ và có liên quan đến bữa ăn. Đau thượng vị có tính chất chu kỳ thường gặp ở bệnh loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên đối với các bệnh lý như viêm dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh nhân thường đau bụng không có tính chất chu kỳ nữa mà đau liên miên suốt cả ngày. Bữa ăn có ảnh hưởng rõ rết đến cơn đau thượng vị, bữa đau có thể làm tăng cơn đau hoặc khi ăn vào bệnh nhân lại cảm giác cơn đau đỡ đi, ví dụ như bệnh nhân bị loét hành tá tràng: cơn đau thường xảy ra lúc đói, ăn một chút thức ăn (bánh quy, hay một ít cơm) bệnh nhân cảm giác hết đau. Ngược lại với bệnh nhân bị đau dạ dày, loét dạ dày, lúc đói bệnh nhân không cảm giác đau thượng vị, nhưng khi ăn vào cơn đau thượng vị lại tăng lên.

3. Kém ăn

Kém ăn là một dấu hiệu mang tính chất chủ quan của người bệnh,  không đặc hiệu cho một bệnh lý ở một cơ quan  nào. Khi bệnh nhân có dấu hiệu kém ăn có thể biểu hiện bởi ăn kém ngon hay giảm khối lượng thức ăn

Người ta chia ra 2 loại kém ăn:

+Kém ăn giảm lực- người bệnh có cảm giác tiêu hoá chậm, sau khi ăn, bụng chướng căn, cảm giác nặng nề ấm ách sau khi ăn.

+Kém ăn tăng lực: người bệnh sau khi ăn có cảm giác đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị lan lên xương ức, nôn.

Nguyên nhân của kém ăn trước tiên phải nghĩ đến là bệnh lý dạ dày ngoài ra các bệnh lý ngoài bộ máy tiêu hoá như bệnh nhân, bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần. Một trường hợp đặc biệt của kém ăn nữa chứng kém ăn vô căn và lâu dài bệnh nhân có thể chết do suy mòn.

4. Chảy máu tiêu hoá:

Bình thường trong ống tiêu hoá không có máu, khi máu thoát ra khỏi thành mạch, chảy vào trong lòng ống tiêu hoá, lúc đó gọi là chảy máu tiêu hoá. Đây là một dấu hiệu rất quan trọng do nhiều nguyên nhân gây ra, nó có thể đe doạ tính mạng người bệnh trong một thời gian rất ngắn một vài giờ thậm chí vài phút do đó người bệnh phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời và tìm nguyên nhân gây ra chảy máu tiêu hoá.

Những dấu hiệu của chảy máu tiêu hoá:

-Nôn ra máu đỏ tươi, máu đen

-Iả ra máu đỏ tươi hay máu đen

-Các dấu hiệu cho thấy người bệnh đang trong tình trạng mất máu cấp: choáng váng, hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh huyết áp tụt.

Khi bệnh nhân bị chảy máu tiêu hoá, một trong những nguyên nhân phải nghĩ đến là bệnh lý ở dạ dày: viêm dạ dày cấp do thuốc, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hội chứng Malory Weiss, vỡ tĩnh mạch thưc quản do bị bệnh gan.

Một số bệnh lý ngoài ống tiêu hoá có thể gây nên chảy máu tiêu hoá: bệnh lý về máu, xơ gan hay viêm gan, do dùng một số thuốc: thuốc chống đông, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc chữa huyết áp cao.

5-dau-hieu-cua-benh-dau-da-day

5. Nôn và buồn nôn

Nôn là hiện tượng người bệnh tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài đường mồm. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một dấu hiệu xảy ra đơn độc.

Nôn nhiều sẽ dẫn đến hậu quả

-Rách thực quản

-Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss)

-Tình trạng mất nước và điện giải do trong dịch dạ dày có chứa các điện giải Na, K và Ca, ngoài điện giải còn có các ion H+, Cl+ do đó còn dẫn đến tính tràng kiềm hoá máu.

Hậu quả nặng hơn của tình trạng này là hạ huyết áp và truỵ tim mạch

-Tình trạng toàn thân gầy và sút cân nhanh chóng dần dần dẫn đến suy mòn, thiếu máu, phù nề

Các bệnh ở dạ dày góp phần quan trọng nhất trong nguyên nhân gây ra nôn: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.

Theo Thuocbaotu.com

Dùng viên nghệ mật ong có chữa được bệnh viêm hang vị dạ dày?

Tôi được chẩn đoán là bị viêm hang vị dạ dày, thường bị đau bụng sau khi ăn xong, đã điều trị và uống nhiều thuốc nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn. Hiện giờ tôi trở nên ốm và hốc hác. Mẹ tôi khuyên dùng viên nghệ mật ong, như vậy có được không? – (Vũ Ngọc Hùng)

dung-vien-nghe-mat-ong-co-chua-duoc-benh-viem-hang-vi-da-day

Ảnh minh họa – Internet

Đối với dạ dày, nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh khá nhiều và phức tạp, có liên quan chủ yếu đến vai trò của nhiễm xoắn khuẩn H.Pylori.

Các triệu chứng thường gặp là đau vùng thượng vị và hội chứng khó tiêu. Điều trị viêm dạ dày mãn tính cần theo phương pháp toàn diện, bao gồm: chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, dùng thuốc đúng, tránh các yếu tố nguy cơ và dự phòng tái phát.

- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi: không nên ăn quá no, quá nhiều một lần; hạn chế các đồ ăn khó tiêu như chiên, rán, chua cay; nên chia thành nhiều bữa trong ngày; trong giai đoạn điều trị nên ăn thức ăn mềm; tránh làm việc quá sức hay để mình rơi vào tình trạng căng thẳng, stress…

- Ngăn chặn các yếu tố nguy cơ: không hút thuốc lá, uống rượu bia và thức uống có cồn; dừng uống các thuốc giảm đau như Aspirin, AINS…

- Điều trị thuốc: chủ yếu vẫn là các thuốc kháng acid, giảm tiết, kháng sinh diệt khuẩn H.P; sau đó điều trị duy trì bằng các thuốc giảm tiết từ 6-8 tuần, kèm theo men tiêu hóa, thuốc bổ máu, sinh tố nhóm B. Điều trị kháng sinh để diệt trừ H.P có ý nghĩa quan trọng, nó cho phép giảm tái phát và biến chứng. Nếu kháng thuốc cần điều trị lại thông qua kháng sinh đồ.

Quá trình điều trị nếu thất bại, cần tự kiểm tra lại các nguyên nhân thất bại: Theo dõi điều trị không tốt; vi khuẩn kháng thuốc; không loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây viêm; chế độ ăn uống không phù hợp; không điều trị duy trì đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Trường hợp của bạn, nên khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, đồng thời cần được theo dõi trong một thời gian dài cho đến khi khỏi bệnh. Viên nghệ mật ong cũng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm loét nhưng kết quả không cao và thường được dùng sau khi đã điều trị ổn định.

Theo Khamchuabenh.com

Nghệ, mật ong chữa viêm dạ dày

Tôi bị viêm dạ dày đang trong quá trình điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Buổi sáng tôi thường xuyên uống thêm tinh nghệ với mật ong và cảm thấy bệnh đỡ rất nhiều. Xin hỏi có phải nghệ mật ong có tác dụng rất tốt cho bệnh dạ dày? Nếu uống thường xuyên có được không.

Hà Hùng(Vũng Tàu)

nghe

Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống nhiễm khuẩn vừa mau lành lại không để sẹo xấu. Tinh chất nghệ (curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày nhiều người hay dùng nghệ tươi hay tinh nghệ đều tốt cả. Ngoài ra, nghệ còn ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày và các nơi khác.

Mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn. Mật ong chứa đường glucoza, đường hoa quả… và rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E,… Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axít nên các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng mất đi.

Chính vì thế nên người ta thường dùng nghệ và mật ong làm thuốc chữa đau dạ dày. Thường mỗi ngày dùng 12g nghệ trộn với 6g mật ong làm thành viên uống, kết quả rất tốt.Nếu bạn uống nghệ và mật ong thường xuyên thì vừa bổ dưỡng, an thần lại lành vết loét dạ dày. Đây là vị thuốc rất lành vì thế bạn không phải lo lắng khi phải dùng lâu dài.

(Theo Afamily)

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) – thủ phạm gây bệnh dạ dày

Đau dạ dày là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người và nó có thể là dấu hiệu cho biết chúng ta đã bị viêm loét dạ dày. Căn bệnh này rất dai dẳng, gây khó chịu trong nhiều năm liền và có thể gây nên những những đợt cấp tính rất nguy hiểm, thậm chí có thể phát triển thành ung thư dạ dày.

Ảnh: Imagine

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày nhưng nhìn chung có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là do dùng các thuốc giảm giảm đau, chống viêm không chứa steroid, aspirin và một số loại thuốc khác. Thứ hai là do stress tâm lý, thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như trà, cà phê, ớt, tiêu, chanh, giấm… dẫn tới việc dạ dày tiết nhiều axít. Thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, là sự xuất hiện của một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter Pylori trong dạ dày.

Phần lớn các ca viêm dạ dày – tá tràng đều do vi khuẩn HP gây ra và có thể tiến triển thành ung thư. Chúng có mặt trong cơ thể của một nửa dân số thế giới.

HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, dài khoảng 2,5 mm và rộng 0,5 mm, có 4-6 roi nên dễ di chuyển trong lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày và đây cũng là môi trường trú ngụ của chúng. Chính lớp chất nhầy dạ dày đã bảo vệ cho vi khuẩn khỏi sự tác động của axit có trong dịch vị. HP có nhiều men để giúp chúng tồn tại, phát triển và gây bệnh tại dạ dày như men urease, một loại men thủy phân ure (chất có sẵn trong dạ dày) thành ammoniac và từ đó tạo ra môi trường acid thích hợp cho vi khuẩn phát triển, nhưng lại gây tổn thương loét cho niêm mạc dạ dày.

Khoảng 65 – 85% bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm HP và khi dùng thuốc diệt HP thì phần lớn khỏi viêm loét. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy HP là thủ phạm chính gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định, HP không chỉ gây viêm loét mà còn có vai trò trong nhiều bệnh lý khác ở dạ dày – hành tá tràng như rối loạn tiêu hóa không loét, u lympho ác tính, ung thư…

Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng. Khi bệnh đã tiến xa, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng sau ăn, buồn nôn và ói mửa, sụt cân nhanh. Các dấu hiệu này không phải là triệu chứng đặc hiệu của ung thư nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở dạ dày như viêm loét dạ dày hay rối loạn tiêu hóa nên khi bệnh được phát hiện thì ung thư đã di căn xa. Vì thế khi có các triệu chứng trên kéo dài, người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.

Để phát hiện sớm ung thư dạ dày

Phải tầm soát bằng chụp X-quang dạ dày hoặc nội soi dạ dày thì mới có thể phát hiện được ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Nội soi phát hiện thương tổn thương sớm tốt hơn X-quang. Người có yếu tố nguy cơ cần phải tầm soát ung thư dạ dày là các đối tượng: bị viêm teo dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, loét khổng lồ, nhiễm HP mạn tính, đã cắt bán phần dạ dày, polyp dạ dày, trong gia đình có người bị ung thư đường tiêu hoá, có triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường xuyên… Nếu có điều kiện thì mọi người trên 40 tuổi đều nên nội soi dạ dày tầm soát ít nhất 1 lần trong đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm.

Gói khám tầm soát ung thư dạ dày & đại tràng

Các gói tầm soát ung thư dạ dày & đại tràng bao gồm: tư vấn & nội soi với bác sĩ chuyên gia, xét nghiệm máu, xét nghiệm tìm vi trùng HP, bữa ăn nhẹ hồi sức, tìm hiểu tiền sử & báo cáo bệnh án.

  • Gói tầm soát Ung thư dạ dày: 1.400.000 VNĐ
  • Gói tầm soát Ung thư đại tràng: 2.000.000 VNĐ
  • Gói tầm soát Ung thư dạ dày & đại tràng: 3.000.000 VNĐ

Đồng thời phòng khám dành tặng tất cả khách hàng “Phiếu khám bệnh trị giá 250.000 VNĐ”, phiếu có thể sử dụng được tất cả các dịch vụ tại phòng khám.

Các bạn quan tâm vui lòng liên hệ (08) 3925 9772 để đặt lịch hẹn và được hướng dẫn chi tiết.

Phòng khám chuyên khoa Á Châu (Gan – Nội tiêu hóa) đã đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để đảm bảo bệnh nhân nội soi luôn an toàn và khâu tiệt trùng máy luôn được chú trọng, máy nội soi luôn được ngâm thuốc đủ thời gian và sấy khô để tiệt trùng sau mỗi ca nội soi. Mô hình phòng nội soi và giường nằm bệnh lưu trú trong ngày được đầu tư với chất lượng tương đương như phòng khám Singapore và thực hiện nội soi cũng do chính bác sĩ người Singapore phụ trách nhưng chi phí phù hợp với người Việt.

Phòng khám chuyên khoa Á Châu (Gan – Nội tiêu hóa)

Địa chỉ: 201 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM.

Điện thoại: (08) 3925 9772 – Website: www.alc.vn

 

3 điều cấm kỵ với người đau bụng cấp

Đau bụng cấp chủ yếu liên quan tới bất thường ở các bộ phận trong khoang bụng, vì vậy cần tránh cho bệnh nhân ăn uống. Nếu không, dạ dày và ruột không hoàn thành được nhiệm vụ tiêu hóa sẽ làm gia tăng chứng viêm; thất thoát dịch thể; thậm chí gây nôn mửa nặng; ách tắc hoặc chướng khí sau khi mổ.

Các nguyên nhân chính dẫn tới đau bụng cấp gồm: viêm ruột thừa, viêm dạ dày hoặc viêm tụy cấp, tắc ruột, viêm túi mật cấp, xuất huyết đường tiêu hóa… Việc chẩn đoán chậm hoặc xử lý không đúng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Sau đây là 3 điều cấm kỵ khác đối với các bệnh nhân thuộc nhóm này:

1. Không dùng thuốc giảm đau

Khi chưa có chẩn đoán rõ ràng, tuyệt đối không cho người bệnh dùng thuốc giảm đau. Triệu chứng bệnh bị lu mờ sẽ khiến bác sĩ khó phát hiện bệnh hoặc đưa ra chẩn đoán sai, làm mất cơ hội cứu sống người bệnh.

2. Không dùng các thuốc tẩy

Những thuốc này kích thích trực tiếp vào thành ruột, gây tăng nhu động ruột. Kết quả là áp lực ở khoang ruột tăng cao, có thể gây vỡ ruột hoặc làm tình trạng viêm lan rộng, dẫn tới viêm màng bụng cấp.

3. Không chườm nóng

Chườm nóng có thể giúp giảm cơn đau nhưng lại khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Hơn nữa, với những bệnh nhân xuất huyết nội tạng, chườm nóng rất nguy hiểm vì có thể gây giãn mạch, làm gia tăng tình trạng xuất huyết.

Nông Nghiệp Việt Nam

Mỗi mùa đông về là đằng sau lưng và gáy em rất nóng rát, vậy là sao ạ?

Chào bác sĩ,

Hôm nay em có câu hỏi như sau, mong bác sĩ giải đáp cho em:

Em năm nay 26 tuổi, chưa lập gia đình. Em có tiền sử viêm xoang dạ dày. Hiện tại cứ mỗi mùa đông về là đằng sau lưng và gáy em rất nóng rát, mà đặc biệt chỉ khi vào mùa đông mới bị còn các mùa khác không thấy.

Em bị bắt đầu từ năm ngoái, lắm lúc tự dưng gáy và cổ em nóng rát phải dùng khăn lạnh đắp lên mới dễ chịu.

Mong bác sĩ tư vấn giải đáp cho em! (Ngoc Thao - [email protected])

BS Châu Thị Kiều Oanh:

Chào em,

Rất tiếc là BS không thể khám cho em trực tiếp qua mạng, kết hợp những triệu chứng em mô tả trong thư còn rất mơ hồ và cần làm thêm những xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán bệnh cho em chính xác.

Em có tiền sử viêm xoang và viêm dạ dày nhưng đã điều trị dứt điểm chưa, em có nội soi dạ dày không, có nhiễm vi trùng Helicobacter pylori (Hp) không…?

Liệu những triệu chứng em mô tả trong thư có liên quan đến 2 bệnh của em chăng? Em có những triệu chứng trên một năm rồi nhưng có khám và điều trị thuốc gì không…?

Vì còn thiếu nhiều thông tin và với những triệu chứng em mô tả trên thì BS chưa thể chẩn đoán em mắc bệnh gì, khi khám, bác sĩ sẽ xác định lại vị trí điểm đau (nóng rát cổ - họng hay nóng rát cổ - gáy? Nóng rát sau lưng và sau xương ức hay nóng rát lưng – gáy?).

Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng kết hợp nội tổng quát để tìm rõ nguyên nhân. Từ đó, BS sẽ tư vấn và có hướng điều trị triệt để cho em.

Chúc em sớm tìm ra bệnh và điều trị dứt điểm!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Màu phân và sức khỏe của trẻ

Thức ăn dặm ảnh hưởng tới màu sắc và kết cấu phân ở bé. Nếu bạn cho bé ăn carrot xay nhuyễn, phân của bé có thể mang màu cam sáng.

Bạn cũng có thể tìm thấy các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như nho khô hay hạt đậu có lẫn trong phân của bé. Điều này sẽ thay đổi khi bé lớn lên – giai đoạn bé có thể tiêu hóa chất xơ hiệu quả hơn.Khi bé ăn được nhiều loại thực phẩm, phân của bé sẽ trở nên dày hơn, đen hơn và nhiều mùi hơn.

Những điểm bất thưởng ở “chất thải”

1. Em bé của bạn có thể bị tiêu chảy, nếu:

- Phân nhầy như nước mũi.

- Bé đi tiêu thường xuyên hoặc tiêu với số lượng lớn hơn bình thường.

- Phân “vọt” ra theo dòng hoặc “tóe loe”.

Màu phân và sức khỏe của trẻ, Làm mẹ, mau phan va suc khoe cua be, suc khoe cua be, lam me, tre bi tao bon, mau phan va suc khoe
Em bé của bạn có thể bị tiêu chảy nếu đi tiêu thường xuyên hoặc tiêu với số lượng lớn hơn bình thường. (Ảnh minh họa).

Nguyên nhân có thể là:

- Bị nhiễm trùng, chẳng hạn viêm dạ dày ruột.

- Ăn quá nhiều hoa quả hoặc uống quá nhiều nước quả.

- Phản ứng với thuốc.

- Dị ứng với thực phẩm.

- Nhiều bé bị tiêu chảy có thể do phản ứng xấu với loại sữa công thức đang sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi muốn đổi sữa cho con.

- Nếu bé đang mọc răng, phân có thể lỏng hơn bình thường nhưng không dẫn tới tiêu chảy. Nhiều khả năng, tiêu chảy là do bé bị nhiễm trùng.

- Ở một số bé, tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của táo bón nghiêm trọng. Phân lỏng có thể “vọt” ra ngoài sau khi phân bị nghẽn cứng nghiêm trọng.

2. Táo bón:

Đôi khi, phân của bé chuyển sang màu đỏ sáng và khó khăn hơn khi “rặn”. Điều này là bình thường nhưng bé có thể mắc táo bón khi:

- Phân nhỏ và khô, giống như phân thỏ. Ngoài ra, phân có thể lớn và cứng.

- Bé cáu kỉnh, căng thẳng và khóc khi đi tiêu.

- Bụng căng khi chạm vào.

- Đi tiêu có lẫn vệt máu. Điều này có thể do các vết nứt trên da, như nứt hậu môn khi bé “rặn”.

Màu phân và sức khỏe của trẻ, Làm mẹ, mau phan va suc khoe cua be, suc khoe cua be, lam me, tre bi tao bon, mau phan va suc khoe
Bé bị táo bón thường cáu kỉnh, căng thẳng hơn mức bình thường khi đi tiêu. (Ảnh minh họa).

Nguyên nhân có thể là:

- Pha sữa công thức quá đặc có thể dẫn tới táo bón. Do đó, luôn tuân theo các hướng dẫn khi pha sữa cho bé. Nên đong nước ở mức tương đương rồi mới thêm sữa bột vào bình.

- Sốt, mất nước; thay đổi lượng nước uống; thay đổi trong chế độ ăn uống; một số thuốc.

- Đôi khi, táo bón là do bé ngại đi tiêu vì sợ đau. Ví dụ, bé có một vết rách (nứt) ở hậu môn. Điều này có thể trở thành một vòng tròn luẩn quẩn: sợ đi tiêu vì bị đau – bị táo bón – đi tiêu càng đau hơn.

Giải pháp: Hãy đưa bé đi khám nếu bé bị táo hoặc thấy có máu trong phân của bé. Nên tăng cường nước uống cũng như chất xơ, nếu bé đã ăn dặm. Cho mận khô xay nhuyễn hoặc mơ tươi xay nhuyễn vào chế độ ăn của bé.3. Phân màu xanh lá cây:

Có thể do em bé của bạn hấp thu quá nhiều lactose (đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa). Điều này là do bé được bú quá thường xuyên nhưng lại không bú đến lớp sữa sau. Do đó, hãy chắc chắn bé đã bú cạn một bầu vú mẹ rồi mới đổi sang bầu bên kia.Nếu triệu chứng này kéo dài hơn 1 ngày, hãy đưa bé đi khám.Nguyên nhân có thể là:

- Loại sữa công thức bé đang dùng. Một số sữa có thể làm phân có màu xanh đậm.

- Nhạy cảm với thực phẩm; do tác dụng phụ của thuốc; bệnh ở dạ dày...

 

Meo.vn (Theo M&B)

Lợi ích từ quả ổi


Ảnh: Thái Nguyên

 

Ngoài hương vị độc đáo “pha trộn” giữa hương đào và dâu tây, ổi là một trong những loại trái cây nhiệt đới giàu vitamin C nhất.

Ổi (Psidium guajava) là loài cây ăn quả cao từ 3-6m, thường xanh lâu năm, thuộc họ đào kim nương, có nguồn gốc từ Brazil. Có nhiều giống ổi khác nhau: ổi trâu, ổi bo, ổi xá lị có quả to nhưng kém thơm ngọt; ổi mỡ, ổi găng, ổi đào, ổi nghệ tuy quả nhỏ nhưng ngọt và rất thơm.

Thành phần dinh dưỡng

Ổi được đưa vào danh sách ăn kiêng bởi chỉ có 33 kcal/100g. Giàu khoáng chất như can xi, ma giê, sắt và nhiều nhất là potassium nên có tác dụng lợi niệu. Chất xơ của ổi được hấp thụ rất tốt bởi đường ruột yếu và là thành phần kích thích chuyển hóa ruột nên tốt cho quá trình bài tiết chất thải. Ổi là thực phẩm giàu chất thô, không có cholesterol và ít carbohydrate khiến bạn có cảm giác ngon miệng và no lâu, rất hữu hiệu trong việc ăn kiêng.

Không phải là trái cây chua nhưng ổi chín có hàm lượng vitamin C cao, trung bình từ 243 mg/100g, đôi khi lên đến 900 mg/100g. Như vậy, chỉ với một miếng ổi khoảng 40g, chúng ta đã tạm đủ nhu cầu vitamin C hằng ngày được khuyên. Song song đó ổi còn chứa nhiều vitamin: A, B1, B2, B3, PP.

Tính năng trị liệu

Theo dân gian, nhai lá ổi hoặc ăn ổi sống có thể làm nướu răng chắc khỏe hơn và răng sáng hơn. Ngoài ra ổi còn có khả năng khử trùng, chống vi khuẩn, giúp chữa bệnh kiết lỵ và loại bỏ chất nhờn thừa từ ruột. Ổi có thể được dùng trong điều trị viêm dạ dày và ruột; chống táo bón; nhuận tràng (nước ép ổi giúp làm sạch đường ruột và hệ thống bài tiết hoàn toàn).

Ngoài ra, nước ép ổi tự nhiên hoặc lá ổi sắc còn rất hữu ích trong việc chống ho, cảm lạnh bằng cách làm thưa các cơn ho, giảm chất nhờn, khử trùng đường hô hấp, ức chế hoạt động của vi sinh vật trong họng và phổi. Ổi cũng góp vai trò quan trọng làm giảm huyết áp; kiểm soát bệnh tiểu đường. Về phương diện thẩm mỹ, nước quả ổi giúp tươi mới làn da, chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn và các rối loạn khác về da.

Chọn quả ổi có vỏ bóng láng, mềm mại nhưng không nhũn, vỏ càng ít tì vết càng tốt. Bảo quản ổi trong tủ lạnh không quá 2 ngày vì nếu để lâu hơn, ổi sẽ trở nên chát và cứng.

Meo.vn (Theo Thanhnien)