Lưu trữ cho từ khóa: viêm cầu thận cấp

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm cầu thận cấp

Bệnh viêm cầu thận cấp thường xuất hiện 1 đến 3 tuần sau khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc ngoài da. Bệnh khởi phát có thể nhẹ không nhận biết được hoặc chỉ được phát hiện nhờ phân tích nước tiểu.

Nhưng có trường hợp khởi phát đột ngột và nặng: sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đái máu đại thể, thiểu niệu hoặc vô niệu, tăng huyết áp kèm theo bệnh lý ở não hoặc hệ tuần hoàn và có thể gây tử vong trong đợt cấp.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm cầu thận cấp

Các trường hợp điển hình của bệnh viêm cầu thận cấp thường biểu hiện với tam chứng cổ điển là: phù, cao huyết áp và đái ra máu.

Phù:

Ban đầu xuất hiện ở mặt như nặng mi mắt thoáng qua rồi hết, nhưng cũng có thể lan ra toàn thân kèm cổ chướng. Phù thường nhẹ, ít khi phù nhiều. Đặc điểm của phù là phù trắng, mềm, ấn lõm, phù bắt đầu từ mặt, rồi lan dần xuống chân.

dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-viem-cau-than-cap

Cao huyết áp:

Xuất hiện trong tuần lễ đầu, nhưng nếu không điều trị mà vẫn ăn mặn và bị nhiễm lạnh, huyết áp có thể tăng cao đột ngột gây ra các biến chứng nặng nề như: mạch chậm, tim to, khó thở, ho, tức ngực, chóng mặt, hoa mắt, nôn, co giật, nặng hơn có thể xuất hiện bệnh cảnh của cơn hen cấp tính, phù phổi cấp do suy tim,..

Tiểu máu:

Trẻ mắc bệnh viêm cầu thận cấp thường đi tiểu màu đỏ hay màu trà đậm, bởi trong nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu, trụ hồng cầu, trụ hạt. Mỗi ngày đi tiểu ra máu 1 – 2 lần trong tuần đầu, sau đó thưa dần 3 – 4 ngày đi một lần rồi hết hẳn. Nếu đưa trẻ tới khám ở các cơ sở y tế bạn sẽ thấy lượng bạch cầu trong máu tăng nhẹ, đa nhân trung tính tăng.

2. Biến chứng của bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp là một bệnh lành tính nhưng nếu để lâu bệnh có thể phát triển thành những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất là cao huyết áp và suy thận cấp.

dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-viem-cau-than-cap

Đặc biệt trong số này, các bệnh nhân mắc phải viêm cầu thận cấp thường nhập viện trong tình trạng nguy hiểm do cao huyết áp xảy ra đột ngột. Viêm cầu thận cấp là do các vi khuẩn, vi trùng gây ra viêm nhiễm do đó bệnh thường dẫn tới hậu nhiễm trùng và tiến triển nhanh dẫn đến suy tim cấp.

Do những thay đổi của đường tiết niệu cũng như thận kéo theo những thay đổi của những cơ quan khác trong cơ thể trẻ mắc bệnh. Vậy nên bệnh viêm cầu thận cấp còn có thể gây ra bệnh phù phổi cấp.

Đa số các bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như viêm cầu phổi cấp cũng được chữa trị. Dần dần các triệu chứng như phù nề, tiểu ít, huyết áp cao thường mất trong 1 – 2 tuần, huyết áp trở lại bình thường. Đi tiểu ra đạm hết trong vòng 3 đến 6 tháng và đi tiểu máu vi thể hết trong một năm.

Bệnh viêm cầu thận cấp thường lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khó điều trị. Do đó bạn nên hết sức để phòng, tránh cho trẻ mắc phải bệnh này nhé.

Theo Nhatkybe.vn

Bệnh viêm cầu thận cấp có nguy hiểm không?

Con tôi gần đây có biểu hiện chán ăn, ít đi tiểu, chân bị phù nhẹ… có người nói rằng có thể con tôi bị viêm cầu thận cấp. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm? – Nguyễn Thị Thanh
benh-viem-cau-than-cap-co-nguy-hiem-khong
Ảnh minh họa – Internet
Viêm cầu thận cấp liên quan đến cơ chế miễn dịch có thể xảy ra sau một đợt viêm họng hoặc nhiễm khuẩn da do một loại vi khuẩn (được gọi là liên cầu khuẩn) gây ra. Nếu trẻ mắc bệnh viêm họng và nhiễm khuẩn da (dạng ghẻ nốt có mủ) do tác nhân gây bệnh là loại vi khuẩn gây độc thận mà không được điều trị dứt điểm thì khoảng 2 – 3 tuần sau bệnh nhân sẽ có biểu hiện của viêm cầu thận cấp.
Viêm cầu thận cấp thường khởi phát đột ngột với hiện tượng phù (tăng cân đột ngột), đầu tiên thường phù ở mi mắt sau đó lan ra toàn thân. Ngoài ra, trẻ còn bị các triệu chứng tiểu ít, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ như máu. Không được điều trị sớm, trẻ sẽ có các biến chứng nặng như: tăng huyết áp, suy tim, phù phổi cấp, suy thận… nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong.
Trong một số trường hợp đặc biệt như suy thận cấp kéo dài, suy thận cấp diễn tiến nhanh hoặc tiểu ra máu kéo dài hơn 3 tuần, bệnh nhân cần được làm sinh thiết thận để bác sĩ tiên lượng bệnh và có hướng điều trị. Do đó, ngay cả khi bệnh nhân ổn định, được xuất viện vẫn cần phải duy trì chế độ tái khám định kỳ ít nhất trong 12 tháng để bác sĩ theo dõi.
Vì vậy, nếu bé có biểu hiện nghi ngờ mắc viêm cầu thận, chị cần đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa thận nhi để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS Nguyễn Hải

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Bệnh viêm cầu thận cấp có nguy hiểm không? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bệnh ghẻ có thể gây biến chứng viêm cầu thận cấp

Bệnh ghẻ do ngứa gãi có thể gây viêm da, nhiễm khuẩn thứ phát hoặc nặng hơn nữa là biến chứng viêm cầu thận cấp.

benh-ghe-co-the-gay-bien-chung-viem-cau-than-cap

Ảnh minh họa.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng đắn, bệnh kéo dài, ngứa gãi gây mất ngủ, suy nhược thần kinh. Ở Việt Nam, bệnh ghẻ thường chiếm khoảng 5% bệnh ngoài da. Ở những đối tượng nghiện chích ma tuý, bệnh ghẻ chiếm hàng đầu trong các bệnh ngoài da, có thể ghẻ đặc biệt được xem như một dấu hiệu chỉ điểm ở bệnh nhân nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS.

Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp. Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu nên dễ lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung. Lây qua tiếp xúc da khi quan hệ tình dục. Thời gian ủ bệnh 10 – 15 ngày, bệnh toàn phát với các triệu chứng sau: Lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân, đặc biệt nam giới hầu như 100% có tổn thương ở quy đầu, thân dương vật.

Phát hiện sớm, điều trị sớm để tránh những biến chứng. Bôi thuốc đúng phương pháp và bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bôi kiểu quang dầu một lớp mỏng từ cổ đến chân, bao vây, bôi 2 – 3 đêm liên tục mới tắm. Bôi liên tục 10 – 15 ngày; theo dõi sau 10 – 15 ngày vì có thể có đợt trứng mới nở. Tránh kỳ cọ cạo gãi vì gây viêm da, nhiễm khuẩn. Cách ly người bệnh, giặt luộc, là, phơi nắng quần áo, chăn màn, đồ dùng… Không dùng chung quần áo, ngủ chung…

ThS Vũ Văn Tiến

(Phó Chủ nhiệm Khoa Da liễu, Bệnh viện 103)

Theo Kienthuc.net.vn

Biến chứng nguy hiểm của viêm họng

Viêm họng cấp là một bệnh hay gặp ở nước ta. Bệnh tuy thông thường, nhưng có thể gây ra các biến chứng phức tạp, nhất là ở trẻ em.

Những biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra viêm họng cấp có nhiều, trong đó có liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Liên cầu khuẩn xâm nhập vào niêm mạc họng gây viêm họng. Phần kháng nguyên của vi khuẩn lưu hành trong máu, đến lắng đọng ở cầu thận, van tim, màng khớp và gây biến chứng ở các cơ quan này. Ở trẻ em, nhất là trẻ từ 5-15 tuổi, viêm họng cấp có thể gây ra một số biến chứng cần lưu ý như: viêm cầu thận cấp - là tình trạng viêm lan tỏa không nung mủ ở tất cả các cầu thận của hai thận. Bệnh diễn biến cấp tính với biểu hiện: phù, tăng huyết áp, đái máu và protein niệu.


Ảnh minh họa.

Các triệu chứng này diễn ra điển hình, rầm rộ. Biến chứng này có thể khắc phục hoàn toàn sau 6 tuần nếu được điều trị; thứ hai là biến chứng thấp khớp cấp - là tình trạng viêm cấp tính các khớp lớn xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn. Các khớp bị viêm có biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau. Thường hay bị ở khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay. Các khớp bị viêm có hiện tượng di chuyển, khớp này bị sau đó khớp kia bị. Sau khi di chuyển thì khớp cũ không còn biểu hiện viêm. Biến chứng này nếu không được điều trị sẽ gây hỏng màng khớp và ảnh hưởng tới chức năng vận động sau này.


Viêm họng có thể dẫn đến biến chứng thấp tim và để lại những hậu quả nặng nề. - Ảnh minh họa.

Tiếp theo là biến chứng thấp tim - là tình trạng viêm tim do nhiễm liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Viêm tim có thể xảy ra ở màng trong tim, cơ tim, màng ngoài tim hoặc viêm tim toàn bộ. Đây là biến chứng để lại hậu quả nặng nề nhất vì nó gây tổn thương van tim, màng ngoài tim. Nó là “tiền đề” cho hàng loạt các bệnh tim mạch về sau như: hẹp van tim, hở van tim, viêm màng trong tim...

Phòng các biến chứng

Cần giữ gìn sức khỏe cho trẻ, nhất là những đợt thời tiết chuyển mùa. Việc giữ ấm cổ trẻ em là cần nhất, mặc dù đây không phải là biện pháp có thể loại bỏ tuyệt đối viêm họng, nhưng nó làm giảm phần lớn nguy cơ bị viêm họng cấp ở trẻ em; khi trẻ bị viêm họng cấp, cần phải được đi khám, không được tự ý điều trị theo người bán thuốc. Đi khám để bác sĩ biết được cụ thể mức độ bệnh và có hướng điều trị, và để xác định xem viêm họng cấp đã có biến chứng hay chưa; điều trị triệt để viêm họng cấp ở trẻ em - khi trẻ bị viêm họng cấp, không điều trị giữa quãng, điều trị một vài ngày rồi bỏ. Cần điều trị đủ liều thuốc, đủ thời gian theo hướng dẫn của người có chuyên môn là để khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

BS Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y)

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Lúc nào cần dùng kháng sinh khi bị viêm họng?

Viêm họng là một bệnh thông thường. Phần lớn viêm họng là do siêu vi và là một phần của bệnh cảm thông thường, một số viêm họng là do vi khuẩn, trong đó thường gặp nhất là liên cầu khuẩn (streptococcus) tán huyết bêta nhóm A.

Rất khó phân biệt viêm họng do siêu vi hay do liên cầu khuẩn bằng khám thông thường vì triệu chứng giữa 2 loại viêm họng gần như giống nhau. Để phân biệt người ta làm xét nghiệm nhanh phết họng tìm streptoccocus (sau 15 phút có kết quả).

Thông thường, viêm họng do siêu vi thường sẽ tự khỏi, triệu chứng đau họng sẽ hết trong vòng 5 – 7 ngày, còn ho và sổ mũi có thể kéo dài 2 – 3 tuần. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dinh dưỡng đầy đủ, tránh khói thuốc lá, tránh bụi. Đôi khi bác sĩ sẽ dùng thêm một số thuốc hỗ trợ như thuốc giảm đau, hạ sốt, nước muối xịt rửa mũi để giảm nhẹ triệu chứng.

Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh trong viêm họng do siêu vi vì không những không có tác dụng điều trị bệnh, mà còn có thể có một số tác dụng phụ khi dùng kháng sinh như dị ứng thuốc, tiêu chảy và quan trọng nhất là có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này.

Khi xét nghiệm nhanh phết họng tìm liên cầu khuẩn (streptococcus) tán huyết beta nhóm A dương tính thì bác sĩ sẽ có chỉ định dùng kháng sinh để giảm nhanh triệu chứng, đồng thời phòng ngừa các biến chứng hậu nhiễm liên cầu khuẩn như thấp tim, viêm cầu thận cấp.

Theo bee.net.vn