Lưu trữ cho từ khóa: vị thuốc quý

Bài thuốc dân gian chữa khản tiếng, mất tiếng

Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản ảnh hưởng nhiều tới giao tiếp của người bệnh. Một giải pháp có khả năng mang lại hiệu quả cao đơn giản và an toàn là sử dụng các bài thuốc từ y học cổ truyền.

Viêm thanh quản thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…), người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi… Bệnh gây khản tiếng kéo dài khiến việc nói nhiều làm bạn chóng mệt, thậm chí mất tiếng.

(Ảnh do nhãn hàng Tiêu Khiết Thanh cung cấp)

Để điều trị bệnh viêm thanh quản và các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, bên cạnh những phương pháp hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc theo y học cổ truyền như:

- Lấy 100g giá đậu xanh sống, rửa sạch cho vào bát, bóp nát giá, sau đó đổ một lượng nước sôi vào bát, đậy nắp trong 15 phút rồi lọc lấy nước, uống từ 2 – 3 lần/ ngày.

- Lấy một lượng củ cải tươi vừa, bỏ vỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước, pha với một ít nước gừng tươi, uống hàng ngày.

Đặc biệt, vị thuốc quý từ thân rễ cây rẻ quạt (xạ can) cũng được dùng để chữa các bệnh về họng, ho nhiều đờm, khản tiếng. Người bệnh có thể dùng 3g – 6g rễ cây rẻ quạt mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc uống.

Ngày nay, để bệnh nhân có thể sử dụng thuận tiện hơn, rẻ quạt đã được dùng làm thành phần chính và phối hợp với các dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… và bào chế dưới dạng viên nén, tiện dụng mang tên thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm này giúp giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, ngăn chặn bệnh tái phát. Tiêu Khiết Khanh ra đời đã đi đầu trong sự lựa chọn cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, được đông đảo bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Để đạt được kết quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản tốt nhất, bên cạnh việc duy trì uống Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, bệnh nhân cần kiêng nói, không hút thuốc lá, nên uống đủ nước…

Tác dụng của Tiêu Khiết Thanh:

Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ 100% thảo dược, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như Viêm thanh quản, viêm amiđan, khản tiếng, mất tiếng; giảm sưng, giảm Viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói và không gây tác dụng phụ, kể cả khi dùng lâu dài. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên dùng Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày 2 lần, 2 – 3viên/lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 01 giờ, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 3 – 6 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

 
 
 

10 vị thuốc quý cho thai phụ

Trong kho tàng dược liệu quý giá của nước ta, nhiều vị thuốc có tác dụng rất tốt cho thai phụ, những dược liệu này được gọi là những thuốc an thai. Với mong muốn năm Nhâm Thìn có được những “rồng con” khỏe mạnh, xin giới thiệu một số vị thuốc quý thường dùng cho phụ nữ mang thai.

Trữ ma căn: Vị thuốc là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây gai, tên khoa học là Boehmeria nivea (L) Gaud, họ gai Urticaceae. Cây sống lâu năm, thuộc loại nửa bụi, có thể cao tới 1,5 – 2m, mọc khắp nơi trong nước, thường lấy sợi và lấy lá làm bánh. Rễ củ thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Trữ ma căn vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh phế, tỳ, can. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, thông lâm, an thai. Dùng trong các trường hợp đơn độc, sang lở, đái buốt, đái dắt, phụ nữ có thai đau bụng, ra huyết, xích bạch đới, viêm cổ tử cung. Liều dùng 10 – 20g.

Tô ngạnhlà cành đã phơi hay sấy khô của cây tử tô có tên khoa học là Perilla frutescens (L) Britt, họ Hoa môi Lamiaceae, là loại rau thơm phổ biến. Tô ngạnh vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế, tỳ. Tác dụng thuận khí, an thai. Dùng trong trường hợp khí nghịch lên gây đau bụng, động thai. Liều dùng 6 -12g.

Tô ngạnh tác dụng thuận khí, an thai.

Bạch truật: Vị thuốc là rễ cây bạch truật, tên khoa học Astractyloides macrocephala, Koidz, họ cúc Asteraceae. Cây mọc lâu năm cao khoảng 70 – 80cm. Rễ phát triển thành củ to và mầm. Rễ cây thu hái vào mùa đông khi lá ngả vàng. Cây được di thực về trồng ở một số nơi kể cả vùng núi và đồng bằng. Thuốc có vị ngọt, đắng, quy kinh tỳ, vị. Tác dụng kiện tỳ vị, tiêu thực, lợi thủy, ráo thấp, cố biểu, liễm hãn, an thai, chỉ huyết. Trường hợp động thai, ra huyết có thể dùng bạch truật. Liều dùng 6 -12g.

Tục đoạn

dùng rễ của cây tục đoạn, tên khoa học là Dipsacus japonicus, Mig, họ tục đoạn Dipsacaceae. Là loại cây thảo, cao chừng 1,5 – 2m, rễ củ không phân nhánh, thân đứng có khía dọc, có gai thưa. Vị thuốc còn có tên tiếp cốt thảo. Cây có ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, nhất là ở Sa Pa (Lào Cai). Tục đoạn có vị đắng, tính hơi hàn, quy hai kinh can, thận. Tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, thông điều huyết mạch, chỉ thống, trị phong thấp, chấn thương, xương khớp sưng đau, an thai, chỉ huyết. Dùng tốt trong các trường hợp động thai, đau bụng, ra huyết. Liều dùng 6 -12g

Tục đoạn bổ can thận, thông điều huyết mạch.

Tang ký sinh

: là toàn thân của cây tầm gửi cây dâu, tên khoa học Loranthus parasiticus (L), Merr, họ tầm gửi Loranthaceae. Thuốc có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can, thận. Tác dụng trừ phong thấp, kiện cân, cường cốt, hạ huyết áp, dưỡng huyết, an thai. Dùng cho thai phụ huyết hư dẫn đến động thai, ra huyết. Liều dùng 8 -12g.

Sa nhân: Vị thuốc là hạt của cây sa nhân Amomum (wall ex Bak) vilosum, Lour.Var Xanthioides A, Longiligulare T.L Wu, họ Gừng Zingiberaceae. Cây thảo sống lâu năm, cao chừng 1,5m, phổ biến ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Quả được thu hái vào tháng 8 dương lịch. Thuốc có vị cay, tính ấm, quy vào kinh tỳ, thận, vị. Tác dụng lý khí hóa thấp, trừ thấp, giảm đau. Làm an thai trong trường hợp thai động không yên, ra máu. Liều dùng 2 – 4g.

Ngải diệp là lá của cây ngải cứu tên khoa học Artemisia vulgaris L. Họ cúc Asteraceae. Loại cây thảo, dùng làm rau ăn. Thành phần hóa học chủ yếu là tinh dầu. Ngải diệp vị đắng, cay, tính ấm, quy kinh can, vị. Tác dụng điều hòa khí huyết, ôn kinh, tán hàn, giải cảm, giảm đau, an thần, kiện vị, an thai. Liều dùng 6 -12g.

Đỗ trọng: Vị thuốc là vỏ phơi hay sấy khô của cây đỗ trọng, tên khoa học Eucommia ulmoides olive. Là loại cây gỗ cao 10-20m, được di thực về Việt Nam nhưng chưa nhiều. Trên thị trường chủ yếu là nhập từ Trung Quốc. Đỗ trọng vị cay, tính ấm, quy kinh can, thận. Tác dụng bổ can thận, mạnh cân cốt, bình can, hạ áp, dưỡng huyết, an thai. Dùng trong trường hợp thai động, ra huyết. Liều dùng 8 – 16g.

A giao là cao da lừa. Thành phần hóa học chứa collagen, khi thủy phân cho các amino acid, ngoài ra có chất vô cơ. A giao vị ngọt, tính bình vào 3 kinh phế, can, thận. Tác dụng tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết, an thai. Dùng cho phụ nữ rong huyết, có thai ra huyết, đau bụng hoặc sau sảy thai vẫn rong huyết. Liều dùng 6 -12g

Ban long còn gọi làlộc giác giao là chế phẩm cao được bào chế từ gạc hươu, nai. Thành phần hoạt chất chủ yếu gồm gelatine, các acid amin, calci phosphat, calcicarbonat, các chất nội tiết kích thích sinh trưởng. Ban long vị ngọt, tính ấm, quy kinh can, tỳ, thận là thuốc ôn bổ hạ nguyên, bồi bổ dương đạo, sinh tinh tủy, mạnh gân cốt, bổ huyết, chỉ huyết, điều hòa chức năng nội tiết, thuốc có tác dụng an thai, cầm máu. Ngày dùng 10g ăn với cháo nóng, hoặc ngâm rượu uống.

DSCKI. Phạm Hinh

Bí quyết trị tàn nhang hiệu quả

Tàn nhang là những dát màu nâu hoặc nâu đen có kích thước nhỏ, thường xuất hiện ở những vùng cơ thể phơi bày ra ánh sáng như mặt, cổ, ngực, phần lưng của cẳng tay, bàn tay. Tàn nhang không gây hại cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, nhất là ở phái nữ.


Nguyên nhân gây tàn nhang

Tàn nhang xuất hiện do sự gia tăng sản xuất sắc tố melanin của các tế bào hắc tố ở lớp đáy bì và lớp trung bì của da. Tàn nhang rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Khi tiếp xúc thường xuyên với nắng, các nốt tàn nhang này sẽ đậm màu và xuất hiện nhiều hơn. Tàn nhang thường gặp ở những người có làn da trắng, mỏng, mịn; và có tính di truyền.

Tuổi càng cao, các nốt tàn nhang càng sẫm màu hơn. Nốt tàn nhang thường nổi rõ khi cơ thể gầy yếu và mờ đi khi cơ thể khỏe mạnh. Do đó, để tàn nhang đỡ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, vấn đề chủ yếu là phải tăng cường sức khỏe toàn thân. Vì khi cơ thể khỏe mạnh, da hồng hào căng mịn, các nốt tàn nhang sẽ không hiện rõ.

Các phương pháp trị tàn nhang

Phương pháp đốt điện, dùng tia laser hoặc đốt lạnh bằng ni-tơ lỏng có thể xóa các nốt tàn nhang, nhưng nếu làm không cẩn thận sẽ rất dễ để lại trên da những vết sẹo thâm hoặc sẹo giảm sắc tố, làm giảm thẩm mỹ.

Các loại kem dùng để điều trị tàn nhang cũng như các hóa chất như acid trichloracetic, tretinoin chỉ có thể làm nhạt bớt màu, chứ không thể ngăn chặn sự xuất hiện các nốt tàn nhang mới. Vì gốc tàn nhang nằm trong da mà kem, hóa chất thì chỉ tác dụng bên ngoài, nên khi ngừng sử dụng thì tàn nhang sẽ nhanh chóng đậm đen trở lại.

Theo Đông y, nguyên nhân dẫn tới tàn nhang chủ yếu là nhân tố di truyền cộng với tác động của phong tà bên ngoài, khiến hỏa khí bị uất kết, đọng lại trong các đường mạch nhỏ (tiểu mạch lạc) ở bì phu (da thịt) mà thành các nốt tàn nhang. Để điều trị tàn nhang hiệu quả, cần phải sử dụng các biện pháp tác động vào bên trong, phối hợp với việc ngăn chặn các yếu tố bên ngoài. Để tác động bên trong cơ thể, các thầy thuốc thường giới thiệu các viên uống thảo dược có tác dụng dưỡng huyết, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và tăng thải loại độc tố, từ đó làm giảm được các nguyên nhân sinh tàn nhang một cách triệt để như viên uống Nam Dược Dưỡng Nhan.

Vì sao Nam Dược Dưỡng Nhan trị tàn nhang hiệu quả?

Viên uống Nam Dược Dưỡng Nhan được bào chế từ các vị thuốc quý như Lô Hội, Ích Mẫu, Sinh Địa, Bạch Thược, Xuyên Khung,… tạo thành bài thuốc dưỡng duyết, tăng sức đề kháng, tăng thải loại độc tố, chống lại các yếu tố oxy hóa bên trong và bên ngoài, từ đó giúp giảm sự tăng sinh melanin là thành phần cấu tạo nốt tàn nhang, đồng thời giúp cho melanin nhanh chóng bị phá vỡ cấu trúc và thải loại ra ngoài trả lại cho chị em một làn da trắng sáng không tỳ vết. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc và đã được sự tin dùng của rất nhiều phụ nữ trong nhiều năm nay.

Tàn nhang luôn là kẻ thù của phụ nữ nhưng không phải ai cũng biết sử dụng đúng phương pháp để loại bỏ nó. Và Nam Dược Dưỡng Nhan là sự lựa chọn hoàn hảo giúp chị em xua đi những đốm tàn nhang xấu xí.

Dược sĩ Thanh Vân.

ĐT tư vấn: 0466756717 - 0838685508 Web: www.anphupharma.vn

 

Meo.vn

Gừng giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng

Gừng có tác dụng điều trị bệnh tiêu hóa, phòng ngừa ung thư đại tràng, là một vị thuốc quý của Đông y được Tây y xác nhận.

Gừng chẳng những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Gừng vốn là vị thuốc quý trong Đông y. Người Ấn Độ, Trung Quốc rất coi trọng gừng.

Các lương y dùng gừng làm vị thuốc chữa các bệnh: ăn không tiêu, nôn mửa, đi ngoài, cảm mạo, phong hàn, làm thuốc uống cho ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, đi lị ra máu, người chửa ốm nghén…

 

GS. TS. Suzanna M. Zich, thuộc Đại học Y Michigan, Mỹ và đồng nghiệp đã nghiên cứu 30 bệnh nhân, một nhóm dùng 2g gừng mỗi ngày và một nhóm dùng giả dược trong 28 ngày liên tục. Sau đó họ xác định mức độ viêm ruột kết và thấy giảm đáng kể ở những người dùng gừng.

Bà Suzanna M. Zich nhận định: “Chúng ta cần áp dụng gừng trong nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng. Gừng chỉ tăng khả năng ngăn ngừa ung thư mà không độc hại, chắc chắn cải thiện sức khoẻ, mà chi phí không đáng kể”.

Người ta đã thấy rõ đặc tính tiềm năng chữa bệnh của gừng. Trong gừng có chứa zingibain, một loại chất có đặc tính kháng viêm mạnh. Khả năng làm giảm tình trạng viêm của gừng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng. Chất này mang đến cho gừng tác dụng giảm viêm khớp, giảm đau cho người bệnh.

Cho đến nay Trung tâm Y học bổ sung thay thế Quốc gia Hoa Kỳ (NCCAM) đã kết luận, gừng có thể làm giảm bớt buồn nôn sau phẫu thuật và giảm gây nôn bởi hóa trị liệu, ốm nghén khi mang thai và người say tàu xe.

Nếu bị lạnh, khi bị dầm ngoài mưa bão, hay mùa đông, nên làm cho cơ thể nóng lên thì gừng là vị thuốc nâng nhiệt độ cơ thể an toàn nhất.

Meo.vn (Theo Vietnamnet)

Rắn hổ mang – Từ món ăn đến vị thuốc quý

Trong những năm gần đây rắn hổ mang đã trở thành một món ăn đặc sản của những thực khách sành ăn. Rắn được dùng dưới nhiều dạng, từ ngâm rượu, nấu cháo đến uống rượu pha máu rắn, ăn mật rắn.

Thịt rắn món ăn cao cấp và bổ dưỡng

Trong những năm gần đây rắn hổ mang đã trở thành một món ăn đặc sản của những thực khách sành ăn. Rắn được dùng dưới nhiều dạng, từ ngâm rượu, nấu cháo đến uống rượu pha máu rắn, ăn mật rắn.

Thú ăn thịt rắn cuốn hút cả hai phái vì những công dụng còn chưa được khám phá. Với phái nữ mong thưởng thức món mới, ngon, bổ dưỡng. Còn phái nam thì thích thú với ý nghĩ rượu rắn giúp họ chắc khỏe xương cốt, chức năng sinh lý cũng được cải thiện.

Rắn được chế biến thành trên dưới 10 món ăn khác nhau :


- Rắn xúc bánh đa: Vàng giòn màu nghệ, thơm lừng mùi tỏi, sả, ớt. Rắn được bằm hoặc xay nhuyễn, tỏi khử, xào rắn trên lửa lớn đều. Lá chanh và lá điều non thái mỏng, rải đều trên mặt. Ăn kèm với món này có bánh đa hoặc bánh phồng tôm chiên. Đây là món đủ những “cay, đắng, ngọt, bùi, chua, chát…”.

– Rắn hầm sả: Rắn được hầm mềm chung với sả cây đập dập và củ cải trắng, gừng xắt lát. Sau đó rút xương rắn và nêm thêm đường, ớt khô, mỡ, tỏi. Nước chấm với món này là mắm sả. Rắn hầm sả thơm ngon hơn các loại thịt thường ăn hằng ngày rất nhiều.

– Chả rắn chiên hột gà: Rắn xay nhuyễn, ướp tiêu hột, bột ngọt, đường, muối, trộn đều. Hột gà đánh đều, nhúng viên thịt rắn đã chiên vào trứng, nhúng tiếp vào chảo dầu đang sôi để tạo độ dính. Ăn… chấm với muối tiêu chanh, rất “tuyệt vời”.

Mỗi loại rắn có vị hơi khác nhau nhưng chúng đều là bài thuốc chống đau nhức khớp, chữa bệnh phong thấp và tăng cường sức khỏe.

Loài rắn hổ mang hiện đang được xem là "món ăn ưa chuộng nhất". Thịt rắn hổ mang được coi là vị thuốc công dụng tốt nhất để chữa những bệnh xương khớp đau nhức, tê mỏi, gai cột sống, thoái hoá khớp.

Cơ chế khoa học

Khoa học ngày nay có nhiều cách lý giải về công dụng của con rắn làm thuốc:

Theo thuyết thự danh Théorie des Signatures bắt nguồn vào sự quan sát thiên nhiên bản chất sự vật thế nào thì hình hài của nó hiện ra thế ấy, rắn di chuyển sở dĩ thoăn thoắt uyển chuyển chính là nhờ khớp xương lưng mềm mại và dẻo dai.

Theo Đông y cao rắn Hổ mang có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm, là vị thuốc bổ mạnh gân cốt, giúp giảm đau do cứng khớp, đau dây thần kinh, trị nhức mỏi tê liệt, bán thân bất toại (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

Theo PGS.TS Dương Trọng Hiếu, Nguyên cán bộ Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương: “Rắn hổ mang hay còn được gọi là Bạch hoa xà có tác dụng rất tốt đối với người bị bệnh xương khớp. Cao rắn hổ mang được chế biến từ xương và thịt rắn giúp tăng cường sinh lực phục hồi sức khỏe giảm đau nhức xương khớp”.

Theo y học hiện đại, rắn là nguồn cung cấp chất đạm rất tốt, thịt rắn tương đối nạc, ít mỡ do vận động nhiều, cao rắn hổ mang chứa nhiều acid amin và dinh dưỡng thiết yếu giúp nuôi dưỡng và bền vững các dây chằng, tăng cường hoạt dịch cho khớp và tái tạo sụn khớp.

Dạng viên nang tiện dùng và hiệu quả

Rắn Hổ mang là loài quý hiếm, không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng cao rắn hay ăn thịt rắn hàng ngày để chữa bệnh. Trong điều trị, ngoài cao rắn hổ mang cần bổ sung thêm cao xương dê và các vị thuốc nam quý có tác dụng giảm đau, hoạt huyết giúp khuếch tán dược chất từ rắn thì sẽ tạo nên một công thức hoàn thiện cho bệnh thoái hoá khớp.

Sau nhiều năm nghiên cứu, vừa qua đã có một đề tài nghiên cứu thành công và Bộ y tế đã cấp phép cho ứng dụng vào điều trị bệnh thoái hóa cột sống sản phẩm viên nang Bách Xà có số đăng ký 3214/2011/YT-CNTC do công ty Nam Dược sản xuất và phân phối.

Sử dụng sản phẩm Trung tướng Đỗ Xuân Thọ cho biết: “Tôi bị thoái hoá cột sống đã 5 năm nay, sự ra đời của sản phẩm viên nang bách xà quả là một tin vui đối với nguời bị thoái hoá xương khớp. Sử dụng viên nang Bách xà rất tiện dùng và an toàn không phải cầu kì ngâm rượu giúp tránh được mùi tanh của rắn cũng như nguy cơ ngộ độc khi chế biến không đúng, dùng quá liều khi sử dụng cao rắn hổ mang”.

Bách xà với thành phần từ cao rắn hổ mang, cao xương dê và các vị thuốc Nam, dùng hiệu quả cho người đau nhức xương khớp, đau vai gáy, đau cổ, cột sống, gai cột sống đau thần kinh tọa, chân tay tê nhức, người mệt mỏi.

Meo.vn (Theo Tin180)

Bào ngư – món ăn và vị thuốc quý

Cùng với yến sào và vi cá mập, bào ngư cũng được xem là món ăn quý trong các bữa tiệc sang trọng. Nó còn là vị thuốc độc đáo trong cả Đông và Tây y, giúp sáng mắt, trị ho và tăng cường sinh lực cho nam giới.

Thành phần dinh dưỡng của bào ngư:

Do có hình dạng giống cái tai, bào ngư còn được gọi là hải nhĩ. Tuy có lượng cholesterol khá cao, song bào ngư lại không gây ảnh hưởng cho người bị chứng cholesterol cao, do có sự cân bằng trong thành phần.

Trong 100 g bào ngư chứa: chất đạm 17,05 g; đường (carbonhydrat) 5,89 g; chất béo 0,75 g; cholesterol 84,7 mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Trong chất đạm cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở lượng mức tương đối cao như Threonin 0,73 mg; Isoleucin 0,75 mg; Valin 0,7 mg; và axit glutamic 2,31 mg.

Theo y lý Trung Quốc, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu.

Người ta còn tìm thấy trong bào ngư các hợp chất có tác dụng diệt khuẩn có tên là Paolin I và Paolin II. Cả hai đều có tính chịu nhiệt cao, 95 độ C trong vòng 45 phút. Trong đó, Paolin I là protein có phân tử lượng cao, từ 5.000 đến 10.000.

Một hợp chất khác của bào ngư cũng có tác dụng kháng khuẩn được gọi là "Phần C tan trong nước". Kết hợp giữa Paolin I và "Phần C" có thể làm giảm tử vong ở chuột thí nghiệm bị nhiễm khuẩn Streptococcus pyogenesStraphylococcus aureus kháng Penicillin. Còn kết hợp Paolin II và "Phần C" có thể ngăn ngăn được 99% số virus PolioInfluenza A trong các thử nghiệm trên tế bào thận khỉ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ bào ngư có chứa canxi carbonat, magiê, sắt, silic, photphat và clorua. Vì vậy, Đông y thường dùng vỏ bào ngư để làm thuốc, được gọi là Thạch quyết minh, có vị mặn, tính hàn, tác động vào kinh mạch thuộc thận và can, giúp hạ hỏa, trị nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt..

Bác sĩ Nguyễn Văn Thông

Meo.vn (Khoa Học & Đời Sống)

Quả sung giúp chữa bong gân, sai khớp

Do quả sung chứa một số axit và dung môi thủy phân nên vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh.

Theo Đông y, quả sung vị ngọt, tính bình, là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.

Viêm họng cấp mạn, khô khản tiếng, ho khan: Quả sung xanh tươi 30g thái nhỏ ngâm đường 15g, ngậm nuốt hoặc thêm gạo nấu cháo ăn. Sung chín tươi 50 - 100g gọt bỏ vỏ, nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày (có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn). Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một ít bột này thổi vào họng; Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hằng ngày.

a

Sung vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh.

Bong gân, sai khớp: Lá sung, lá mua, lá cỏ xước, lá bông ổi (cây cứt lợn) giã nhỏ chế rượu bó vào chỗ đau và lấy nhựa sung hòa rượu uống.
Mụn cơm (mụn cóc): Lấy nhựa sung bôi lên mụn ngày vài lần trong nhiều ngày.
Kiết lỵ: Sung vài quả (nhiều, ít tùy theo tuổi), sắc kỹ lấy nước, chế thêm một chút đường rồi uống. Nếu không có quả sung thì có thể dùng lá sung tươi sắc uống.
Táo bón: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày; Sung chín ăn mỗi ngày 3 - 5 quả; Sung tươi 10 quả rửa sạch, bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Sung tươi 2 - 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

Meo.vn (Theo Bee)

Linh chi – Vị thuốc quý

Nấm linh chi là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền. Ở nước ta, trong những năm gần đây, linh chi đã được người ta biết đến và sử dụng ngày càng nhiều. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có dùng linh chi.

Bổ khí hoạt huyết dùng ở trường hợp đau tim do khí hư, huyết tụ: Linh chi 60g, nhân sâm 30g, đan sâm 90g. Tất cả tán bột. Mỗi lần 3g. Ngày 2 lần hoà nước nóng hoặc sữa, nước cơm (đau ê ẩm vùng ngực trước tim, hồi hộp, tim khó thở).

Dưỡng khí bổ âm hoạt huyết, trị bệnh đau tim do khí âm hư và tụ máu:

tây dương sâm 30g, linh chi 60-90g, tam thất 30g, đan sâm 45. Đem 4 vị thuốc trên rửa sạch, sao khô, nghiền thành bột, bỏ vào lọ đậy kín để dùng dần. Mỗi lần uống với nước ấm.

Bệnh viêm gan do can thận đều hư: Linh chi 10-12g, nữ trinh tử 15g, màng mề gà 9g. Cho nước vào sắc, nước sôi 60 phút, gạn lấy nước uống. Ngày 1 thang chia 2 lần (sáng, chiều), uống nóng.

Viêm gan cấp, mạn: Nấm linh chi rang sấy khô tán bột. Mỗi lần uống 3g, chiêu với nước trà hoa cúc.

Suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém: Linh chi 100g thái nhỏ ngâm vào 500ml rượu trắng sau 7 ngày uống được. Ngày uống vào 2 bữa cơm, mỗi lần 15-20ml.

Viêm khí phế quản, ho gà, hen suyễn: Linh chi 10g, bách hợp 10g, trần bì 8g. Sắc kỹ uống thay nước trong ngày.

Bổ khí huyết tỳ vị, tiêu viêm giảm đau, chữa ung bướu: Linh chi 30g, tây dương sâm 30g, thạch hộc 30g, hoài sơn 30g, mộc nhĩ trắng 30g, nấm hương 30g. Tất cả tán thành bột. Mỗi lần uống 2 – 3g. Ngày uống 1-2 lần hoà với nước nóng, hoặc sữa, hoặc nước cơm đủ nhuyễn để dễ nuốt.

Theo SK$DS

Hoa hướng dương chữa đau gan, tăng huyết áp

Từ lá, hoa, thân, cành, rễ của cây hướng dương đều được nhân dân ta ứng dụng, chế thành các vị thuốc quý trị nhiều bệnh thông dụng.1. Lá hướng dương: dùng 20-40g lá hướng dương, sắc uống để chữa sốt và ức chế tụ khuẩn vàng.

Dùng 30g lá hướng dương khô hoặc 60g lá hướng dương tươi, 30g thổ ngưu tất sắc nước uống thay trà để chữa chứng cao huyết áp.

2. Lõi thân và cành cây hướng dương: dùng 15-30g lõi thân và cành cây hướng dương giã nát hãm nước sôi, thêm đường trắng uống trong ngày để chữa ho gà.

Dùng khoảng 1 mét lõi thân cây hướng dương cắt khúc, sắc nước uống ngày 1 thang để chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, dùng liên tục trong 1 tuần.

Dùng khoảng 60cm lõi thân và cành hướng dương, 60g rễ rau cần cạn, sắc uống ngày 1 thang, liên tục trong nhiều ngày.

3. Rễ cây hướng dương: dùng rễ cây hoa hướng dương, tiểu hồi hương, hạt mùi, mỗi vị 6-10g, sắc nước uống chữa chứng thượng vị đau tức, ăn không tiêu.

Dùng rễ cây hoa hướng dưỡng giã nát, lọc lấy nước cốt, hòa với mật o­ng. Mỗi lần uống 15-30g, ngày uống 2-3 lần để chữa chứng táo bón.

Dùng 30g rễ cây hoa hướng dương sắc với đường đỏ uống để chữa chứng tinh hoàn sưng đau.

4. Hạt hướng dương: hạt hướng dương 30g, đem bóc bỏ vỏ, hãm nước sôi trong 1 tiếng, pha với đường phèn uống trong ngày, chữa chứng đi lỵ xuất huyết, chán ăn, mệt mỏi.

5. Hoa hướng dương: hoa và lá hướng dương sấy khô, tán bột mịn, trộn với dầu thực vật bôi lên vùng da bị bỏng lửa rất tốt.

Dùng 60g hoa hướng dương khô sắc lấy nước ngâm, rửa âm đạo hàng ngày để chữa chứng viêm loét âm đạo.

Dùng 30-90g cụm hoa hướng dương sắc uống để trị chứng đau đầu, ù tai, đau răng, đau gan, đau bụng, đau khớp, viêm vú và chứng tăng huyết áp.

Dùng lượng hoa hướng dương vừa đủ sắc lấy nước, để nguội bớt rồi lấy khăn tẩm chườm suốt dọc cột sống và vùng bụng ngực cho đến khi ban sởi nổi đều thì thôi. Bài này dùng cho bệnh nhân mắc sởi nhưng mọc chậm

Theo kinhte&dothi

4 vị thuốc chữa bệnh phụ nữ

Đan sâm có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, ích mẫu trị đau bụng và khí hư, đương quy hạn chế đau lưng, nhức mỏi chân tay… Đây là những vị thuốc quý trong điều trị các bệnh phụ nữ.

Đan sâm: còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn. Thuốc dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, con gái chưa lấy chồng mà da mặt xanh nhợt, ăn uống thất thường, tinh thần suy nhược, thiếu máu, phá hòn khối trong bụng. Đan sâm còn trị sưng đau khớp xương, ung nhọt, mẩn ngứa. Dùng rễ khô, sắc uống ngày 6 -12g. Lưu ý không dùng khi không ứ huyết.

Đương quy: còn có tên tần quy, tây quy, vân quy, xuyên quy, đương quy. Thuốc chữa huyết hư, đau nhức lưng, chân, tay và lạnh, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, đại tiện táo. Bộ phận dùng gồm rễ khô, tính ấm vị ngọt, cay hơi đắng vào tâm, can, tỳ. Dùng dạng sắc hay ngâm rượu. Ngày 12 – 16g. Không dùng khi tỳ thấp, đầy trướng, tiêu chảy.

Hoài sơn: còn gọi là khoai mài, củ mài, sơn dược. Chữa khí hư nhiều, cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, tả, lỵ, ho suyễn, yếu mệt, đái tháo, miệng khát, đái dắt… Dùng củ khô đã chế biến có tính bình, vị ngọt vào tỳ, vị đi vào kinh phế, thận. Sắc uống ngày 20 – 30g, bột 5 – 10g/ngày. Không dùng cho người thấp nhiệt, đại tiện táo.

Ích mẫu: còn gọi là chói đèn, sung úy, ích minh. Vị này có tác dụng trị chậm kinh, ít kinh, không đều, đau bụng, khí hư, bạch đới, khó đẻ, thai chết lưu, đẻ sót rau, xây xẩm chóng mặt sau đẻ, chảy máu, ra nhiều máu hôi. Dùng thân, cây, cành có nhiều lá chưa có hoa hoặc hoa mới nở. Vị này tính hơi lạnh, cay đắng vào tâm bào, can. Sắc uống hay dùng cao ngày 10 – 30g. Không dùng ích mẫu cho người huyết hư không ứ. Phụ nữ đang mang thai uống quá liều có thể gây tai biến chảy máu nhiều.

(theo suckhoedoisong)