Lưu trữ cho từ khóa: vị thuốc

Nhục đậu khấu có tác dụng chữa bệnh gì?

Hỏi:

Xin cho hỏi nhục đậu khấu có tác dụng chữa bệnh gì?

(Nguyễn Lê Mai – Đồng Tháp)

Trả lời:

Nhục đậu khấu còn gọi là nhục quả, ngọc quả, muscade, noix de muscade.

Tên khoa học Myristica fragrans Hourt.

Thuộc họ Nhục đậu khấu Myristicaceae.

Cây nhục đậu khấu cho ta các vị thuốc sau đây:

- Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu.

- Ngọc quả hoa còn gọi là nhục đậu khấu y (Arillus Myristicae hay Macis) là áo của hạt nhục đậu khấu phơi hay sấy khô.

nhuc-dau-khau-co-tac-dung-chua-benh-gi

Nhục đậu khấu

Mô tả cây

Nhục đậu khấu là một cây to, cao 8 – 10m. Toàn thân nhẵn. Lá mọc so le, xanh tươi quanh năm, dai, phiến lá hình mác rộng, dài 5 – 15cm, rộng 3 – 7cm, mép nguyên, cuống lá dài 7 – 12mm. Hoa khác gốc mọc thành xim ở kẽ lá, có dáng tán. Màu hoa vàng trắng. Quả hạch, hình cầu hay quả lê, màu vàng, đường kính 5 – 8cm, khi chín nở theo chiều dọc thành 2 mảnh trong có một hạt có vỏ dày cũng bao bọc bởi một áo hạt bị rách màu hồng.

Phân bố thu hái và chế biến

Cây nhục đậu khấu được trồng ở miền Nam Việt Nam và Campuchia. Còn mọc ở Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, đã di thực được vào tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc giáp giới miền Bắc Việt Nam ta.

Trồng được 7 năm thì bắt đầu thu hoạch. Mỗi năm có thể thu hoạch 2 lần, một lần vào các tháng 11 – 12 và một lần vào các tháng 4 – 6. Khi đã bắt đầu thu hoạch thì có thể thu hoạch luôn trong vòng 60 – 70 năm. Mức thu hoạch cao nhất vào năm thứ 25. Từ năm thứ 10 đến năm thứ 25 hàng năm mỗi cây cho từ 1.500 – 2.000 quả, nghĩa là chừng 8 – 10kg quả. Sau khi hái quả, loại bỏ vỏ quả. Sau đó lấy riêng áo hạt, ngâm muối rồi phơi hay sấy khô. Hạch đem sấy ở lửa nhẹ (600) cho đến khi lắc lên thấy kêu lóc cóc (thường việc sấy này kéo dài tới 2 tháng) thì đem đập lấy nhân, phân loại to nhỏ rồi ngâm nước vôi này có mục đích để tránh bị sâu bọ mối mọt. Người ta phân loại nhục đậu khấu căn cứ vào to nhỏ.

Tác dụng dược lý

Nhục đậu khấu và ngọc quả hoa đều là những vị thuốc thơm, có tác dụng kích thích. Được dùng trong cả đông và tây y. Nhưng dùng với liều cao thì có thể gây độc. Dùng nguyên cả một hạt đã có hiện tượng độc. Sau một thời gian kích thích ngắn, có hiện tựơng mệt mỏi và ngủ gà. Purkinje đã cảm thấy hiện tượng tê mê sau khi dùng nhục đậu khấu. Theo Leclerc đã có nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra ở Anh và Mỹ, trong đó có một trường hợp chết người với hiện tượng dãn đồng tử như khi bị ngộ độc do benladon.

Dùng ít thì xúc tiến hai dịch vị, giúp sự tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, gây ăn ngon nhưng uống nhiều quá sẽ làm say tê, có khi tiểu tiện ra huyết rồi chết.

nhuc-dau-khau-co-tac-dung-chua-benh-gi

Công dụng và liều dùng

Nhục đậu khấu là một vị thuốc dùng để kích thích tiêu hóa, làm thuốc kích thích chung trong các trường hợp kém ăn, sốt rét.

Dùng dưới dạng bột hay dạng thuốc viên. Ngày uống 0,25 – 0,50g. Có khi có thể dùng 2 – 4g nhưng dùng liều quá cao có thể gây độc.

Bơ đậu khấu dùng để xoa bóp ngoài chữa tê thấp, đau người.

Ngọc quả hoa dùng như nhục đậu khấu.

Đơn thuốc có nhục đậu khấu

Chữa bệnh kém ăn ăn uống không tiêu:

Nhục đậu khấu 0,50g, nhục quế 0,50g, đinh hương 0,20g tất cả tán thành bột. Trộn với đường sữa 1g. chia làm 3 gói, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói.

Từ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. ĐỖ TẤT LỢI

Theo Suckhoedoisong.vn

Vị thuốc chữa bệnh từ quả trâm mốc

Cây trâm có tên khoa học là Syzygium cumini, là loại cây gỗ lớn, cao đến khoảng 10m, nhánh cây có màu trắng mốc nên có nơi còn gọi là trâm mốc.

vi-thuoc-chua-benh-tu-qua-tram-moc

Cây có lá đơn, mọc đối, phiến nguyên hình bầu dục, đầu tù, gân phụ nhiều cách nhau 4- 6mm. Hoa tạo thành chùm, kéo dài 5cm, ở nách lá rụng, đài hình đĩa không răng, 4 – 5 cánh hoa, dính thành chóp và cùng rụng, bầu nhụy 2 buồng, cọng có đốt ở đáy.

Trái phát triển vào tháng 6 hay tháng 7 và hình dáng là những quả nạc, trái trâm hình bầu dục, màu xanh lúc bắt đầu, trổ sang màu hồng và cuối cùng màu tím đen bóng khi trưởng thành, chín mùi có vị chua, chát, ngọt…

Theo các thầy thuốc, trái trâm có chứa nhiều chất anthocyanine, giàu chất vitamin A và giàu vitamin C, giúp tiêu hóa tốt, hạ thấp đường huyết, trị tiêu chảy, giảm kích thích thần kinh dạ dày và thần kinh trung ương, hạn chế tiết dịch vị, chữa ợ chua, viêm dạ dày…

Lá trâm mốc chứa nhiều tanin dễ tiêu và được dùng nấu nước uống như trà, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường…

Theo Nongnghiep.vn

Rau càng cua còn dùng làm vị thuốc

Rau càng cua còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo…

Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc. Theo đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.

Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt.

Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp… Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Ngoài ra, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.

Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.

Tuy nhiên, khi sử dụng rau càng cua để chữa bệnh bạn cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn.

raucangcua

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ rau càng cua:

- Viêm họng:

rau càng cua 50 – 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.

- Tiểu đường:

Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.

-Thiếu máu:

Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.

- Lợi tiểu:

Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.

- Chữa đau lưng cơ co rút

(nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 – 100g.

- Chín mé

(sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 – 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.

- Mụn nhọt:

Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.

– Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.

Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Theo Vnmedia.vn

Gà ác là vị thuốc quý cho chị em

Gà ác là một vị thuốc quí cho phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, có thể dùng riêng thịt gà ác hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Gà ác còn gọi gà chân chì, gà đen, gà ngũ trảo, ô kê. Thịt gà ác ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn các loại gà khác: ít lipid, rất giàu protid, các vitamin A, B1, B2,B6, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Mg, Mn, Cu… Gà ác cũng một vị thuốc quí cho phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, có thể dùng riêng thịt gà ác hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Gà ác hầm thảo quả bột nghệ hồ tiêu vỏ quýt

: Gà ác 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g (hoặc nghệ tươi), hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp sau đẻ suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu.

Gà ác hấp hoàng kỳ

: Gà ác 1 con, hoàng kỳ 60g. Gà làm sạch, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung, kinh nguyệt không đều

Gà ác hầm sâm quy:

Gà ác 1 con; nhân sâm, đương quy, muối ăn mỗi thứ đều 15g, muối ăn vừa ăn. Hầm chín nhừ. Ăn hết trong một vài lần. Dùng cho bệnh nhân nôn ói ra thức ăn, ăn vào nôn ra; viêm gan; phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ.

gaac

Gà ác hầm sâm quy

Gà ác hầm bách hợp:

Gà ác 1 con, gạo trắng 100g, và bách hợp 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm gạo, nước, gia vị. Hầm nhừ, cho ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ.

Gà ác hầm sâm hồi xuyên tiêu

: Gà ác 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Gà làm sạch, cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi.

Gà ác hầm thảo quả

: Gà ác 1 con, xích tiểu đậu 30g, thảo quả 3g. Gà làm sạch, tất cả cho vào nồi; đun to lửa cho sôi sau đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần. Dùng cho các trường hợp thiểu dưỡng gây phù mặt và chân tay.

Gà ác hầm ngũ vị

: Gà ác 1 con, sinh địa 15g, đương quy 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g, đổ thêm nửa cốc rượu. Hầm nhừ. Ăn hết trong ngày. Chữa thiếu máu.

Lưu ý:

Làm chết gà, không cắt tiết, làm sạch lông, mổ bỏ ruột và phổi, để lại tim, gan, cật và mề đã làm sạch. Xương gà ác là loại thuốc quý nên các món ăn có gà ác thường được hầm nhừ.

Theo Suckhoevadoisong.net

Vị thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Cây đinh lăng, còn được gọi với tên quen thuộc là cây gỏi cá vì hay được dùng như một loại rau ghém ăn chung với cá.

Tác dụng

Khi dùng rễ, có thể để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Đinh lăng có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, giúp mau lên cân.

Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều Saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. Ngoài ra, rễ cây còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể nhờ đó mà đinh lăng còn giúp cho tăng trí nhớ nên rất tốt cho người lao động bằng trí óc hoặc các sĩ tử trong mùa thi.

Ngoài công dụng trên, rễ đinh lăng thường được dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy. Tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, ban sởi, chữa ho ra máu, kiết lỵ.

vi-thuoc-chua-benh-tu-cay-dinh-lang

Bài thuốc

Chữa đau nhức lưng, gối, hoặc tê nhức chân tay, phong thấp: 20 – 30g thân cành sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp chung với lá lốt, cúc tần, bưởi bung, rễ mắc cở, mỗi loại 10g, sắc trong 600ml, cô còn khoảng 300ml uống 2 – 3 lần trong ngày, uống vài lần là bớt đau.

Hoặc bài thuốc gồm rễ đinh lăng 12g; cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ xước, thiên niên kiện tất cả 8g, vỏ quít, quế chi 4g, cho vào 600ml nước sắc còn 250ml, khi sắp nhắc khỏi bếp thì hãy cho vị quế chi vào. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

Ho suyễn lâu năm: Lấy rễ đinh lăng, bác bộ, đậu săn, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá tất cả đều 8g, xương bồ 6g, gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa

Theo Kienthuc.net.vn

Vị thuốc chữa bệnh từ bạch quả

Các kết quả nghiên cứu cho biết: lá bạch quả có nhiều tác dụng khác nhau khi dùng điều trị bệnh ở người.

Cây bạch quả có tên khoa học là ginkgo biloba, là một loại cây đã có hàng triệu năm nay, được coi là loài xưa nhất còn sống sót trên trái đất và hiện nay được trồng nhiều nơi trên thế giới. Bạch quả đã được ghi trong sách thuốc cổ truyền Trung Hoa từ 2.800 năm trước Công nguyên. Hiện nay, ginkgo biloba được bào chế dưới dạng uống, viên nén và thuốc tiêm.

vi-thuoc-chua-benh-tu-bach-qua

Cây bạch quả (ginkgo biloba)

Kết quả nghiên cứu cho biết lá bạch quả có nhiều tác dụng khác nhau khi dùng điều trị bệnh ở người. Cao ginkgo biloba có tác dụng điều hòa mạch máu, giảm nhớt máu và ngưng kết hồng cầu, ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, ngăn chặn các gốc tự do và ổn định màng tế bào trong bệnh mạch máu não, sa sút trí tuệ, bồi bổ trí nhớ. Ginkgo biloba được dùng để điều trị giai đoạn sớm của bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, ù tai do mạch gây nên.

Nhiều nghiên cứu thử nghiệm ginkgo để điều trị bệnh mạch não, và sa sút trí tuệ đã cho biết sản phẫm làm từ ginkgo có thể làm khả quan hơn những triệu chứng của sa sút trí tuệ. Y học cổ truyền phương Đông còn dùng quả bạch quả làm thuốc tiêu đờm, chữa hen, trị khí hư, tiêu độc, sát trùng.

Các nhà khoa học châu Âu khi nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng của lá bạch quả cũng đã phát hiện được các hoạt chất có tác dụng bổ não, chống lão hóa, giúp cho người cao tuổi khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gật, kém trí nhớ, hay cáu gắt của người cao tuổi.

Hai hoạt chất ginkgolide B và sesquiterpene bilobalide trong chiết suất ginkgo biloba làm tăng tuần hoàn trong não, cùng làm tăng chịu đựng của mô khi thiếu oxy được coi như là một chất bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống gốc tự do, ổn định màng và ngăn cản yếu tố kích hoạt tiểu cầu.

Những tác dụng dược học khác gồm làm thư giãn nội mô qua sự ngăn chặn phosphodiesterase, ngăn chặn bớt mất độ nhầy của thụ thể choline gây nhầy, thụ thể gây tiết adrenaline, kích thích tái hấp thu choline, ngăn cản sự đóng tụ mảng beta amyloid.
Ngoài công dụng của gingko trong bệnh mạch não, sa sút trí tuệ, bồi bổ trí nhớ, ginkgo còn được dùng trong chỉ định chống ù tai và có hiệu nghiệm cho bệnh rối loạn tình dục vì dùng thuốc, trị khó chịu khi leo núi cao, giảm phản ứng dễ bị lạnh, giúp khá hơn bệnh thoái hóa điểm vàng trong mắt, suyễn và thiếu giảm oxy trong máu, trong mô.

Với số dân đến tuổi già mỗi lúc một nhiều hơn, số người bị sa sút trí tuệ và có vấn đề với đi lại ngày càng nhiều, ginkgo biloba được coi là một dược thảo khá an toàn, rẻ tiền. Thuốc này có thể hỗ trợ cho bệnh nhân bị bệnh Alzheimer, các rối loạn tâm thần tập tính của người cao tuổi như: rối loạn trí nhớ, giảm khả năng trí tuệ, lú lẫn và rối loạn trong hành vi của cư xử.

Ginkgo biloba là thuốc được lựa chọn để điều trị chóng mặt và ù tai, tổn thương võng mạc do căn nguyên thiếu máu, tắc nghẽn động mạch chi dưới mãn tính. Nó làm chậm tiến triển của bệnh và nhẹ bớt triệu chứng để giảm bớt tình trạng sa sút trí tuệ. Điều quan trọng là người bệnh phải chọn lựa kỹ lưỡng loại ginkgo muốn dùng, sản phẩm cần hội đủ tiêu chuẩn lượng an toàn của terpene lactone và ginkgolic acid.

Lưu ý: cao ginkgo biloba không phải là thuốc hạ áp, không dùng để thay thế cho các thuốc hạ áp. Chưa rõ tác dụng trên phụ nữ có thai, do vậy không nên dùng cho phụ nữ có thai. Không dùng dạng thuốc chích quá 25mg cho những trường hợp say rượu, nhiễm toan hay kém dung nạp fructose sorbitol, hoặc người thiếu men fructose 1,6 – diphosphatase.

Cũng đừng pha loãng với các dung dịch khác. Tác dụng phụ hiếm có như rối loạn tiêu hóa, nổi mụn, nhức đầu. Ginkgo thường được dung nạp tốt, nhưng có thể tăng nguy cơ chảy máu nếu dùng chung với warfarin, thuốc chống tiểu cầu và khi dùng chung với một số dược thảo khác.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Những lưu ý khi dùng tâm sen làm thuốc

Trong lĩnh vực thảo dược, có lẽ ít loài cây nào mà hầu như tất cả các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen. Dưới đây xin chỉ nói đến tâm sen.

Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Nó có thể chịu được rét tới khu vực 5 theo phân loại của Mỹ. Loài cây này có thể trồng bằng hạt hay thân rễ.

Tâm sen là tim của hạt sen còn gọi là Liên tử tâm. Tên khoa học Embryo Nelumbinis. Tên vị thuốc là Liên tâm. Bộ phận dùng làm thuốc là Tâm của hạt sen. Tâm sen nằm trong các hạt sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt.

nhung-luu-y-khi-dung-tam-sen-lam-thuoc

Đông y dùng tâm sen chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp, hoảng hốt, mất ngủ, mỗi ngày dùng 1 – 3g.

Tuy vậy trong tim sen lại có chứa độc tính vì vậy muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc có trong nó rồi mới dùng vào thang thuốc, có nghĩa là người ta phải sao tâm sen, nếu không sao sẽ không khử được độc tố có trong tim sen.

Do đó khi tim sen phối hợp với lạc tiên thì kết quả lại tăng cao nhưng chỉ nên dùng với người lớn không nên sử dụng cho trẻ. Bởi vì tim sen có độc tính, mặt khác ngay cả người lớn khi dùng tâm sen có vị đắng, tính lạnh nên những người thực nhiệt uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ được.

Ngược lại, trường hợp người hư nhiệt uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng tâm sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục. Do hàm lượng alkaloid cao nên tâm sen cho tác động dược lực mạnh và ảnh hưởng trên tim, do đó cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài.

Những người bị âm hư (không nên dùng) uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý (Dysfonction Érectille), nữ thì kinh nguyệt xáo trộn. Ngoài ra tim sennếu không sao đúng sẽ có độc tố. Độc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận và tim.

Còn việc dùng tim sen sao vàng nghĩa là sao để không còn màu xanh và không cháy đen (sao tồn tính) hoặc không sao thì như người ta dùng dao 2 lưỡi (bởi không sao sẽ không khử độc tố trong có trong tim sen).

Y học cổ truyền cũng như dân gian có những món ăn bài thuốc chữa mất ngủ rất đơn giản, không độc, dễ làm như ăn canh bí đỏ khoai lang, chè hạt sen long nhãn, lá vông nem hoặc lá dâu tằm non xào với trứng, nước sắc dây nhãn lồng, mắc cỡ cũng giúp giảm các chứng mất ngủ, tim hồi hộp, suy nhược thần kinh, lo âu, căng thẳng do lao tâm lao lực làm việc quá sức, suy nhược cơ thể.

Dưới đây là một số phương thuốc trị bệnh từ tâm sen.

* Thanh tâmtrừ phiền, chỉ huyết sáp tinh,dùng để an thần, trị sốt cao mêsảng, hồi hộp tim đập nhanh,huyết áp cao gồm tâm sen, cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng, mỗi thứ đều có lượng bằng nhau cho vào trộn đều, mỗi lần lấy 1,5 – 3g cho vào hãm trà uống trong ngày.

* Trị huyết áp cao, hay mờ mắt, đầu ong ong khó chịu: Tâm sen 4g, hòe hoa 10g, cúc hoa 8g. Ba vị sao vàng, pha như pha trà uống hàng ngày.

BS Hoàng Xuân Đại

(Theo Nông Nghiệp)

Tác dụng chữa bệnh của hoa oải hương

Sau hoa hồng, oải hương là loại hoa phổ biến được nhắc đến nhiều nhất trong thế giới hương liệu và trị liệu.

Cây oải hương (Lavandula) có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, được người La Mã dùng làm thơm quần áo và nước tắm. Người vùng Provence, miền nam nước Pháp, thời Trung cổ thì dùng hoa oải hương trong các công thức nước hoa và thuốc trị liệu. Nhưng phải đến tận thế kỷ thứ 19 thì cây oải hương mới được trồng trọt một cách rộng rãi. Ngày nay, người ta sử dụng oải hương cho sức khỏe dưới dạng nước hãm, tinh dầu hay viên mềm để phòng chống cúm, mụn, xoa dịu và giúp liền sẹo.

tac-dung-chua-benh-cua-hoa-oai-huong

Cây được thu hoạch khi đang trổ hoa, phơi khô và cho vào túi chân không để bảo quản lâu dài. Được mệnh danh là loài hoa của sự êm ái và tinh khiết như ánh nắng mặt trời, oải hương trong tiếng cổ có nghĩa là “rửa”, mang lại hiệu quả rõ rệt đối với sức khỏe. Mật ong từ hoa oải hương rất thơm ngon và tốt cho hệ thần kinh, phổ biến trong điều trị các bệnh như mất ngủ, lo lắng, stress… Để ngủ ngon hơn, người ta nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương lên gối hoặc nhét túi hoa oải hương khô vào áo gối. Hơi ấm của cơ thể và giường ngủ sẽ giúp phân tán các phân tử xoa dịu của hoa. Thoa một chút tinh dầu oải hương lên màng tang và massage nhẹ sẽ giảm được cơn đau nửa đầu và cơn chóng mặt.

Nước hãm hoa oải hương giúp loại bỏ chướng hơi và giảm quá trình lên men trong ruột. Xông tinh dầu oải hương có thể sát trùng, kháng khuẩn không gian phòng ốc; phòng chống các rối loạn đường hô hấp như cảm, ho, viêm xoang, hạ sốt, xoa dịu viêm họng và hen suyễn. Dùng tinh dầu để massage hoặc pha loãng để đắp trong các trường hợp đau khớp, phong thấp hay vọp bẻ là rất tốt. Đối với vết phỏng, vết cắn côn trùng, phỏng nắng, eczema, vết thương nhỏ hay mụn thì có thể thoa trực tiếp nước giấm oải hương (ngâm 100 gr hoa oải hương với một lít giấm trong 8 ngày) pha với nước hoa hồng lên da.

Tinh dầu oải hương còn được sử dụng trong các món bánh, kem, mứt. Riêng các món mặn thì người ta cho một nhánh oải hương tươi để làm dậy mùi thức ăn thay thế cho ngò.

(Theo Thanh Niên)

Bài thuốc dân gian chữa khản tiếng, mất tiếng

Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản ảnh hưởng nhiều tới giao tiếp của người bệnh. Một giải pháp có khả năng mang lại hiệu quả cao đơn giản và an toàn là sử dụng các bài thuốc từ y học cổ truyền.

Viêm thanh quản thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…), người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi… Bệnh gây khản tiếng kéo dài khiến việc nói nhiều làm bạn chóng mệt, thậm chí mất tiếng.

(Ảnh do nhãn hàng Tiêu Khiết Thanh cung cấp)

Để điều trị bệnh viêm thanh quản và các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, bên cạnh những phương pháp hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc theo y học cổ truyền như:

- Lấy 100g giá đậu xanh sống, rửa sạch cho vào bát, bóp nát giá, sau đó đổ một lượng nước sôi vào bát, đậy nắp trong 15 phút rồi lọc lấy nước, uống từ 2 – 3 lần/ ngày.

- Lấy một lượng củ cải tươi vừa, bỏ vỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước, pha với một ít nước gừng tươi, uống hàng ngày.

Đặc biệt, vị thuốc quý từ thân rễ cây rẻ quạt (xạ can) cũng được dùng để chữa các bệnh về họng, ho nhiều đờm, khản tiếng. Người bệnh có thể dùng 3g – 6g rễ cây rẻ quạt mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc uống.

Ngày nay, để bệnh nhân có thể sử dụng thuận tiện hơn, rẻ quạt đã được dùng làm thành phần chính và phối hợp với các dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… và bào chế dưới dạng viên nén, tiện dụng mang tên thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm này giúp giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, ngăn chặn bệnh tái phát. Tiêu Khiết Khanh ra đời đã đi đầu trong sự lựa chọn cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, được đông đảo bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Để đạt được kết quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản tốt nhất, bên cạnh việc duy trì uống Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, bệnh nhân cần kiêng nói, không hút thuốc lá, nên uống đủ nước…

Tác dụng của Tiêu Khiết Thanh:

Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ 100% thảo dược, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như Viêm thanh quản, viêm amiđan, khản tiếng, mất tiếng; giảm sưng, giảm Viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói và không gây tác dụng phụ, kể cả khi dùng lâu dài. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên dùng Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày 2 lần, 2 – 3viên/lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 01 giờ, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 3 – 6 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

 
 
 

Nghiên cứu mới về điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau bụng kinh (còn gọi là thống kinh) rất phổ biến, chiếm tới trên 50% phụ nữ trong độ tuổi có kinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt, học tập và lao động. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định tác dụng điều trị chứng đau bụng kinh của một số loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên.

Nổi bật gần đây là nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ” do bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Trang – trường đại học Y Hà Nội thực hiện. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng đau bụng kinh và những kết quả mà công trình nghiên cứu mang lại, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Thị Hiền – nguyên phó Trưởng khoa Y học cổ truyền, đại học Y Hà Nội, người hướng dẫn đề tài nghiên cứu này.

(Ảnh do Phụ Lạc Cao cung cấp)

- Xin PGS cho biết nguyên nhân và những ảnh hưởng của chứng đau bụng kinh cũng như phương pháp điều trị chứng bệnh này?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh và có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…). Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ. Nhiều trường hợp phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh.

Để điều trị đau bụng kinh, chị em có thể dùng các thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau và thuốc nội tiết… Trong y học cổ truyền, người bệnh thường được dùng các vị thuốc có tính chất hành khí, hoạt huyết, tiêu ứ giúp giảm đau với ưu điểm ít gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

- Được biết PGS phụ trách hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ”. Vậy PGS có thể chia sẻ một số kết quả của đề tài này ?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 60 sinh viên nữ trong độ tuổi 18-25, có đau bụng kinh, được dùng thuốc Phụ Lạc Cao điều trị trong 3 kỳ kinh liên tiếp. Kết quả cho thấy: 90% trường hợp giảm đau bụng kinh; 100% đối tượng sau điều trị có lượng kinh nhiều hơn, màu đỏ sẫm, không có cục và duy trì cả khi đã ngừng sử dụng thuốc 2 tháng. Phụ Lạc Cao không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu. Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng điều trị đau bụng kinh của thuốc Phụ Lạc Cao. Những thông tin này cần được phổ cập để các chị em bị đau bụng kinh có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả cho mình.

- Xin PGS cho một vài lời khuyên đối với chị em phụ nữ khi bị đau bụng kinh?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Khi có đau bụng kinh (trong 3 chu kỳ kinh liên tiếp), chị em nên đến bệnh viện khám để kiểm tra, chẩn đoán tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Chị em có thể dùng thuốc giảm đau của y học hiện đại hoặc các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên như Phụ Lạc Cao để điều trị. Ngoài dùng thuốc thì châm cứu cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh.

- Xin cảm ơn PGS!