Lưu trữ cho từ khóa: vi khuẩn gây bệnh

Giải pháp mới cho sức khỏe răng miệng người Việt

Theo thống kê trong năm 2011 của Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, Việt Nam là một trong nhóm các nước có tỷ lệ người mắc các bệnh về răng miệng cao trên thế giới với trên 90% dân số có vấn đề về sức khỏe răng miệng. Đây chính là hệ quả từ thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Hậu quả từ những thói quen không đúng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe răng miệng của người Việt Nam kém nhưng phổ biến nhất là từ 3 thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách sau đây:

Thứ nhất, chải răng không đúng cách. Chải răng là một hoạt động vệ sinh răng miệng phổ biến hàng ngày mà hầu hết ai cũng biết và thực hiện. Nhưng do thói quen chưa đúng từ nhỏ nên nhiều người vẫn đang chải răng sai cách. Rất nhiều người chỉ chải răng 1 ngày/1 lần vào buổi sáng, hoặc chải răng qua loa không đủ thời gian 3 phút theo yêu cầu của nha sĩ, chải răng theo chiều ngang thay vì cần chải theo chiều dọc. Ít nguời biết rằng chải răng không đúng cách sau một thời gian dài sẽ dẫn đến mòn men răng, ngà răng, viêm nướu, tụt nướu và dễ mắc các bệnh nha chu. Hậu quả của những bệnh này có thể trầm trọng hơn, thậm chí có thể mất răng nếu để quá lâu.

Thứ hai, sử dụng tăm xỉa răng thay cho chỉ nha khoa. Việc dùng tăm hay các vật nhọn xỉa răng lâu ngày làm cho các răng bị hở, làm trầy nướu răng và gây tụt nướu ở các kẽ răng. Ngoài ra, dùng tăm xỉa răng cũng không bảo đảm an toàn về vệ sinh. Khái niệm về chỉ nha khoa không còn xa lạ với người Việt Nam, nhưng do không có thói quen dùng chỉ nha khoa và chi phí cho chỉ nha khoa khá cao nên đa số người dân ngại sử dụng.

Thứ ba, không dùng nước súc miệng. Việc không dùng nước súc miệng cũng hạn chế hiệu quả chăm sóc răng miệng, cụ thể là khoang miệng chưa sạch hoàn toàn, vẫn còn tồn tại nhiều vi khuẩn và mảng bám. Việc chải răng thông thường là chưa đủ vì chỉ có thể chải sạch một số bề mặt răng (chủ yếu là mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai) vi khuẩn gây bệnh răng miệng vẫn còn tồn tại ở những nơi khác như kẽ răng, lưỡi và vòm miệng. Hiện tại, chỉ một bộ phận nhỏ người dân ở thành thị với điều kiện kinh tế khá và ý thức cao mới sử dụng nuớc súc miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

Ngoài ra, do không có thói quen khám răng định kì 6 tháng một lần nên người Việt Nam khi tìm đến nha sĩ để chữa các bệnh lý răng miệng thì tình trạng sức khỏe răng miệng thường đã nghiêm trọng, khó chữa hoặc để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

Giải pháp toàn diện “Sạch kẽ răng, ngăn vi khuẩn” cho sức khỏe răng miệng

Đứng trước thực trạng sức khỏe răng miệng của người Việt kém cùng mong muốn mang lại một phương pháp chăm sóc răng miệng mang tính hiệu quả cao và phù hợp với thói quen của người Việt, nhãn hàng P/S thuộc Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời một giải pháp mới mang tên P/S Chuyên Gia.

(Ảnh do nhãn hàng PS cung cấp)

Đây là sản phẩm kem đánh răng cao cấp, lần đầu tiên lấy cảm hứng từ hiệu quả của chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp làm sạch kẽ răng và ngăn vi khuẩn hiệu quả.

(Ảnh do nhãn hàng PS cung cấp)

Các hạt siêu nhỏ trong P/S Chuyên Gia sẽ len lỏi vào kẽ răng giúp làm sạch mảng bám thức ăn trên răng hơn 94% so với kem đánh răng không có chứa các hạt này. Hợp chất Kẽm giúp ngăn vi khuẩn suốt 24 giờ, giúp nướu khỏe mạnh và mang lại hơi thở thơm mát. Hơn nữa, P/S Chuyên Gia giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian trong sinh hoạt hàng ngày.

Trong bối cảnh hiện đại ngày nay, có thể nói, P/S Chuyên Gia sẽ là giải pháp mới cho những thói quen cũ của người tiêu dùng Việt; một giải pháp chăm sóc răng miệng khoa học, hiệu quả và kinh tế.

(Ảnh do nhãn hàng PS cung cấp)

 

Nấm miệng Candida ở trẻ em

Nấm miệng Candida là bệnh thường gặp khiến trẻ phải đến khám tại phòng khám Nhi, cũng như phải mua thuốc tại hiệu thuốc tây. Bệnh phát hiện tình cờ qua khám, hay do triệu chứng khó chịu cho bé mà bà mẹ mang bé đến khám.

1. Nấm Candida có đặc điểm gì ?

  • Bình thường nấm Candida thường trú trên cơ thể và không xâm lấn gây bệnh;
  • Có 40% – 60% dân số là người lành mang Candida trên cơ thể;
  • Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ… và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là chủng Candida albicans chiếm 70%;
  • Trẻ thường nhiễm Candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm Candida âm đạo lúc mang thai;
  •  Nấm Candida có ở 0,5% – 20% nhũ nhi khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.

2. Yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển?

  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành;
  • Vệ sinh miệng kém, đặc biệt bé mang dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng;
  • Trẻ bị nhiễm HIV- AIDS, ung thư, tiểu đường, suy dinh dưỡng…
  • Dùng corticoid, kháng sinh kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị ung thư…
  • Chấn thương tại chỗ.

3. Nấm Candida miệng gây triệu chứng gì?

  • Không triệu chứng, hoặc tình cờ phát hiện thấy mảng trắng trên niêm mạc má hay lưỡi;
  • Trẻ biếng ăn;
  • Đau rát họng, nôn ói.

4. Khám miệng bé bị nấm miệng Candida thấy gì?

  • Các mảng trắng như sữa, hay kem, phủ trên nền hồng ban dính chặt niêm mạc lưỡi, má… khó bóc tách;
  • Đa số dạng giả mạc trắng, một số dạng bạch sản, tăng sản lưỡi, hay dạng viêm lưỡi có dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Trẻ dùng corticoid hít trong dự phòng suyễn mà không súc miệng sau xịt có thể bị nấm miệng dưới dạng hồng ban thường thấy ở vòm họng.

Hồng ban ở vòm họng và viêm lưỡi dạng hình thoi giữa lưỡi

5. Điều trị nấm miệng ở trẻ nhũ nhi khỏe mạnh như thế nào?

  • Tăng cường vệ sinh răng miệng và loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển;
  • Nystatin tại chỗ là chọn lựa an toàn;
  • Miconazole oral gel rơ miệng hiệu quả hơn nystatin và mùi vị được trẻ chấp nhận tốt hơn. Hơn nữa dạng gel thuận tiện cho bà mẹ trong sử dụng;
  • Tuyệt đối không dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi nhỏ hơn 1 tuổi vì trong mật ong có thể chứa bào tử clostradium botulinum, có thể chuyển dạng thành vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị đẹn (tưa lưỡi) do nấm Candida albican gây ra (Nguồn hình: Công Ty Janssen Cilag VN)

6. Rơ miệng thế nào cho hiệu quả và dễ chịu cho bé ?

Vì rơ miệng có thể kích thích khiến trẻ dễ nôn ói, nên việc này thực hiện tốt nhất là lúc bụng bé đói hay trống thức ăn, và nên theo các trình tự sau:

  • Vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ;
  • Lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón chọn để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé), nhúng miếng gạc rơ miệng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc, nhằm tránh ma sát làm đau bé;
  • Dùng miệng gạc thấm thuốc chống nấm nystatin đã được nghiền nát hay Miconazole oral gel với lớp mỏng, vừa đủ;
  • Nếu trẻ bị nấm miệng nhiều nơi, thì nên rơ theo thứ tự: hai bên má trước, sau đó đến vùng khẩu cái trên miệng, và lưỡi rơ sau cùng. Mẹ nên rơ từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.

Món ngon đường phố “vừa ăn vừa run”

Những món ngon trên đường phố như ngô luộc, xúc xích… từ lâu đã quen thuộc với nhiều người. Nhưng theo các chuyên gia, đây lại là những món ngon tiềm ẩn nhiều căn bệnh vào người.


xuc-xich
Đồ ăn vặt đường phố tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh

1. Nem chua rán:

Chỉ 2.000 đồng, mọi người đã được thưởng thức một chiếc nem chua rán nóng. Địa bàn hoạt động chính của những “gánh hàng nem” chính là những nơi tập trung nhiều học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đây lại là loại thực phẩm rất mất vệ sinh.

Trong nem chua tồn tại các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán. Thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có tới 88% nem chua, giò chả chứa vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

PGS.TS Phan Thị Sửu (Hội Khoa học kỹ thuật ATTP) cho biết: Đồ chiên rán như nem chua rán thường dùng dầu, mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần gây biến chất vì tạo thành axit béo dạng xấu (trans fat) không có lợi cho sức khỏe, gây  đầy bụng, khó tiêu, nguy hiểm cho người béo phì và bị bệnh tim mạch.

Ngoài ra, nem chua rán thường có độ mặn cao, nếu ăn thường xuyên sẽ tạo thành thói quen ăn mặn gây thừa muối, tạo ra nguy cơ tăng huyết áp. Nguy cơ tăng huyết áp càng cao ở những trẻ thừa cân, béo phì. Trẻ bình thường ăn mặn về lâu dài cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp khi lớn. Ngoài ra ăn cay, nóng quá cũng không tốt cho dạ dày, đường ruột.

2. Xúc xích:

Ở khắp các vỉa hè, khu chợ, bên cạnh trường học thì xúc xích là món được nhiều giới trẻ ưa chuộng. Nhiều em nhỏ trở thành “tín đồ” của món ăn này. Xúc xích khi đã qua lò nướng hoặc đem rán thì dù là hàng “xịn” hay hàng nhái đều rất khó phân biệt được.

Vì thế, hầu hết các quầy xúc xích vỉa hè đều lấy hàng đã qua sơ chế. Khách đến mua, nếu yêu cầu làm nóng, sẽ được chủ quán đảo qua lò nướng nên khó có thể nhận biết được đây là xúc xích của hãng nào và có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, rất nhiều xúc xích được bán rong có nguồn gốc không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu trong những cơ sở tư nhân thiếu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xúc xích thường phải sử dụng chất bảo quản tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh. Các chất bảo quản sử dụng phổ biến trong xúc xích là kali sorbate và nitrit. Chất này vừa bảo quản thực phẩm lâu vừa làm xúc xích tươi, đỏ màu. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu hóa, chất này sẽ phản ứng với axit amin có trong thịt để tạo thành chất gây ung thư nitrosamine ở ruột của chúng ta.

Ăn nhiều xúc xích, trẻ có thể lâm vào 3 tình trạng: Thừa năng lượng dẫn đến béo phì, dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…Chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. Trẻ có thể rối loạn tiêu hóa kéo dài, rối loạn hệ thần kinh, gây ra trạng thái kích động, cười đùa ngoài tầm kiểm soát.

3. Ngô luộc:

Ngô vốn là một loại ngũ cốc rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người bán hàng dùng những “mánh khóe” làm cho cho ngô vừa ngon, ngọt lại vừa tiết kiệm được nhiên liệu. Họ thường cho thêm một lượng đường hóa học nhất định, thậm chí là dùng cả pin và muối diêm để luộc ngô.

Các chuyên gia cho biết, việc luộc ngô với pin sẽ khiến ngô nhiễm chì. Ngộ nhiễm độc chì làm suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tư duy. Muối diêm chỉ được sử dụng trong một số thực phẩm nhất định như trong thịt lạp sường để tiêu diệt vi sinh vật trong thịt chứ không thể dùng cho ngô.

Đặc biệt, khi dùng muối diêm, cũng phải dùng với 1 liều lượng cho phép để tránh độc hại. Vì muối diêm có chứa nhiều nitrit nếu không tuân thủ về liều lượng thì sẽ gây bệnh ung thư.

4. Hoa quả dầm

Các loại hoa quả dầm cũng là món ăn đường phố được nhiều người ưa thích bán nhan nhản tại các cổng trường học, cổng chợ. Đáng lo ngại là các loại xoài dầm, cóc dầm, dứa dầm… màu đỏ choét, ngọt lịm được phơi bày giữa đường không có che đậy.

PGS.TS Phan Thị Sửu cho biết, các loại hoa quả xanh có vị chua như xoài, cóc, dứa, ômai… có lượng axit lớn, khi ăn quá nhiều trong thời gian dài dễ dẫn đến thừa axit trong dạ dày. Khi các loại quả trộn với bột ớt không rõ nguồn gốc, mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quầy hàng rong không cao nguy cơ ngộ độc thực phẩm là khó tránh khỏi.

Hơn nữa, để làm hoa quả dầm người bán hàng thường sử dụng đường hóa học. Đường hóa học không tạo năng lượng, không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất nguy hại nếu là đường hóa học cyclamate. Đây là loại đường bị cấm sử dụng trong thực phẩm, không tốt cho gan, thận.

(Theo GĐXH)

Ba mẹo để “đánh bật” chứng viêm nướu

Đã bao giờ trong lúc đánh răng, bạn giật mình khi thấy nướu bị chảy máu? Nếu câu trả lời là “Có”, bạn nằm trong số hơn 90% dân số Việt Nam mắc phải chứng viêm nướu, hay còn gọi là nha chu.

Viêm nướu là triệu chứng rất phổ biến và là giai đoạn khởi đầu của bệnh nha chu viêm. Nếu không được ngăn ngừa, điều trị, nha chu viêm tiến triển có thể làm tiêu xương ở răng, gây áp xe, sưng mủ, răng lung lay, cuối cùng là mất răng và có thể ảnh hưởng đến một số bệnh toàn thân nghiêm trọng khác. Nguyên nhân chính gây viêm nướu là mảng bám răng, thường xuất hiện ở kẽ và nướu răng, nơi bàn chải thông thường không chải tới.

Tuy nhiên, chỉ với vài lưu ý đơn giản sau đây là bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải chứng viêm nướu:

Thứ nhất: Cần chọn cho bạn một chiếc bàn chải phù hợp. Với rất nhiều kiểu dáng, kích cỡ và chủng loại trên thị trường thì việc lựa chọn loại bàn chải để mua là điều khiến cho nhiều người băn khoăn. Lời khuyên của các nha sĩ là bàn chải lông mềm giúp loại trừ mảng bám, chải sạch kẽ răng và không gây tổn thương nướu.

Thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, Colgate Palmolive giới thiệu bàn chải Colgate SlimSoft với lông chải siêu mềm và đầu lông siêu mảnh 0,01mm. Những lông chải này linh hoạt và mềm hơn so với lông chải bằng sợi nylon mềm thông thường, sẽ giúp chải sạch các mảng bám một cách nhẹ nhàng, cho miệng cảm giác thoải mái và không gây tổn thương nướu.

Thiết kế đặc biệt với cấu trúc đầu lông chải mảnh và dày đặc của Colgate SlimSoft tăng khả năng tiếp cận dưới nướu gấp 6 lần và đồng thời tiếp cận kẽ răng nhiều hơn để làm sạch mặt trước và mặt sau của răng hiệu quả hơn so với bàn chải thông thường. Ngoài ra, đầu bàn chải dễ dàng chuyển động linh hoạt để chải sạch những vị trí khó tiếp cận.

Thứ hai: Hãy chải răng đúng cách. Hầu hết chúng ta đều chưa chải răng đúng cách và điều này là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh về nha chu. Bạn hãy ghi nhớ 5 bước chải răng cơ bản sau đây để có một hàm răng khỏe mạnh nhé:

• Đặt bàn chải nghiêng một góc 450 so với đường viền nướu và chải mặt ngoài của răng, chải rung nhẹ lên xuống một cách nhẹ nhàng.

• Tiếp đó, chải mặt trong của răng

• Chải sạch mặt nhai

• Chải mặt trong của răng cửa ở hàm trên và hàm dưới

• Để có hơi thở thơm tho, hãy nhớ chải cả lưỡi của bạn nữa.

Thứ ba: Không dùng chung bàn chải với người khác và thay bàn chải định kỳ. Một lời khuyên của nha sĩ bạn nên biết đó là sau khi ốm dậy bạn nên lập tức thay bàn chải đánh răng, để các vi khuẩn gây bệnh không còn cơ hội “xâm nhập” vào cơ thể và gây tái phát bệnh. Ngoài ra, thay bàn chải đình kỳ mỗi ba tháng. Tuyệt đối tránh dùng chung bàn chải đánh răng với người khác bởi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao nếu dùng chung bàn chải đánh răng.

Chỉ với vài lưu ý đơn giản mà hữu ích, bạn đã có thể hoàn toàn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nướu. Giờ đây, việc chải răng hàng ngày sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết, và bạn sẽ luôn tận hưởng những giây phút nhẹ nhàng, sảng khoái trong cuộc sống khi bệnh viêm nướu không còn là mối lo.

Bàn chải Colgate Slim Soft

  • Lông chải siêu mềm mảnh 0,01mm cho phép chải sạch sâu từng kẽ răng, bờ nướu và nhẹ nhàng giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả;
  • Đầu bàn chải thon gọn dễ dàng chuyển động linh hoạt để chải sạch những vị trí khó tiếp cận;
  • Thân bàn chải được thiết kế cong độc đáo, dễ cầm nắm và nâng cao hiệu quả chải răng.

Những “sát thủ” trong ngôi nhà của bạn

Những vật dụng thường dùng trong gia đình sẽ dễ dàng biến thành ổ vi khuẩn gây bệnh nếu không được chú ý làm sạch thường xuyên...

1. Dép

Dép trong gia đình, đặc biệt là dép dành cho khách được sử dụng qua nhiều đôi chân. Do đó nó gián tiếp là phương tiện truyền nhiễm vi khuẩn nếu đôi chân của ai đó mang bệnh. Hơn nữa, dép di chuyển tới nhiều không gian khác nhau cũng dễ “dính” phải những mầm bệnh ở những nơi nó đến. Vì thế cần chú ý thường xuyên làm sạch, đánh dép định kỳ để hạn chế vi khuẩn lây nhiễm.

2. Khăn

Khăn thường được đặt trong phòng tắm. Không khí ở đây không được lưu thông đầy đủ nên khăn lưu trữ trong đó khó khô hoàn toàn. Trong khi đó môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản dễ dàng. Do đó, khăn tắm cần phải được giặt sạch thường xuyên và phơi nắng ngoài trời để khử trùng.

3. Giẻ lau

Giẻ thường xuyên tiếp xúc với nhiều bề mặt cũng như bụi bẩn, lâu ngày tích lũy lượng lớn các vi khuẩn. Nếu không được khử trùng nó sẽ nhanh chóng biến thành ổ bệnh. Giẻ lau cần được giặt sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp để loại bỏ vi khuẩn. Ngoài ra, chúng cũng cần được thay đổi thường xuyên.

4. Gối

Đầu tóc mùa hè dễ toát mồ hôi, nhất là khi ngủ trong môi trường oi nóng khiến cho gối dễ dàng trở thành nơi ẩn náu và "chuyển giao" vi khuẩn. Gối sau khi được phơi khô không chỉ mềm mại, thơm tho giúp giấc ngủ thoải mái hơn mà còn có thể cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

5. Xô, chậu, thùng

Bồn tắm, chậu rửa nhà bếp, thùng giặt... trong nhà sau một thời gian dài cũng tích tụ nhiều bụi bẩn. Do đó chúng cũng cần được chú ý đánh rửa và để khô tự nhiên dưới ánh nắng trực tiếp.

6. Túi, làn mua sắm

Túi hay làn đi chợ, mua sắm sau một thời gian sử dụng bị bao phủ bởi nhiều mạnh vụn thức ăn, bụi bẩn và vi khuẩn... Những thứ đó tạo ra môi trường tốt cho sự sinh sôi của vi khuẩn có hại. Vì thế chúng cũng cần được làm sạch thường xuyên và khử trùng bằng ánh nắng mặt trời.

(Theo AF)

“Yêu cửa sau” và những mối nguy hiểm

Dưới đây là một số mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu bạn “yêu cửa sau”.

Dưới đây là một số mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu bạn “yêu” cửa sau.

1. Đau và khó chịu ở hậu môn

So với âm đạo thì cấu trúc của hậu môn chặt hơn nhiều. Nếu nam giới ấn 1 lực mạnh trong quá trình giao hợp ở hậu môn thì sau đó có thể gây đau, không thoải mái hay thậm chí là giộp da gây đau khi phụ nữ đi đại tiện .

2. Không có sự bôi trơn ở hậu môn

Không giống như các cơ quan sinh sản (âm đạo) của phụ nữ nơi mà có thể tự bôi trơn khi được kích thích, hậu môn không thể tiết chất bôi trơn do đó có thể gây đau đớn hơn khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

 

3. Dễ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Phần lớn mọi người đều không tự giác sử dụng bao cao su khi “yêu” cửa sau. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Khi “thám hiểm” bằng cửa sau mà không dùnng “áo mưa”, các cặp đôi có nguy cơ nhiễm virus HIV, HPV (virus gây mụn cóc sinh dục), ung thư hậu môn, viêm gan A và C, nấm chlamydia, bệnh lậu, bệnh herper sinh dục.

4. Nhiễm virus và vi khuẩn gây bệnh

Việc không bôi trơn khi quan hệ tình dục “cửa sau”có thể gây giộp da ở dương vật và niêm mạc trực tràng vì thế rất dễ lây truyền virus. Ngoài các bệnh lây truyền qua đường tình dục, “yêu cửa sau” cũng có thể lây truyền một số virus và vi khuẩn gây bệnh như E. coli.

Lây truyền những loại vi khuẩn này có thể gây ra viêm dạ dày ruột từ mức vừa tới nặng. Một số chủng E. coli (E. coli uropathic) có thể gây nhiễm trùng đường niệu từ viêm bàng quang tới nhiễm trùng thận nguy hiểm.

(Theo ANTD)