Lưu trữ cho từ khóa: vi chất

Trẻ bị hạn chế phát triển chiều cao vì thừa canxi

Bổ sung quá nhiều canxi có thể khiến cơ thể trẻ dư thừa và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao.

Vì cả hai vợ chồng chị Loan (Hà Nội) đều có chiều cao khá khiêm tốn nên khi mới sinh cháu đầu lòng, cả hai vợ chồng đều rất chú ý tới việc bổ sung các chất cho con, đặc biệt là canxi để cải thiện chiều cao cho bé. Bé Bin, con của chị càng lớn, chị lại càng tìm cách để con được hấp thụ nhiều canxi hơn. Thậm chí, chị còn mua thêm các loại thuốc bổ sung canxi trên thị trường để cho bé uống mỗi ngày.

chieu-cao-o-tre

Tuy nhiên, mặc dù được ăn uống đủ chất, vậy nhưng cu Bin vẫn còi và còn hay bị chứng táo bón. Lo lắng, chị Loan đưa con đi khám thì được bác sĩ cho biết rằng, con chị bị táo bón là do… thừa canxi. Không chỉ vậy, bác sĩ còn đưa ra lời cảnh báo rằng “Việc dư thừa canxi ở trẻ không những không tốt mà nó còn gây ra nhiều hậu quả khác như việc trẻ có thể bị sỏi thận và hạn chế phát triển chiều cao”…

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến chiều cao của trẻ như gene, hàm lượng vi chất (sắt, kẽm, vitamin A, canxi…). Do đó, để trẻ đạt chiều cao tốt, cần tăng cường chế độ ăn với thực phẩm nhiều vi chất, khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Cha mẹ tuyệt đối không nên tự mua thuốc tăng cường canxi cho trẻ mà nên đi khám để dùng theo tư vấn của bác sĩ. Dư thừa canxi sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Việc hấp thụ canxi còn phụ thuộc vào thể trạng của từng trẻ, bởi vậy việc người lớn tìm cách bổ sung canxi cho con sẽ không mấy tác dụng nếu thể trạng của trẻ bị yếu và khó khăn trong việc hấp thị canxi.

Cách bổ sung canxi an toàn, hiệu quả là qua đường thực phẩm, như sữa, ăn tôm, tép, ốc, cua, trứng và các loại rau, đậu… Khi trẻ có biểu hiện táo bón, đau bụng, đi tiểu ra sỏi, máu…, cần đưa đi khám để xác định có bị thừa canxi không và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Hàng ngày, cơ thể trẻ có thể hấp thụ canxi thông qua các thực phẩm. Tỷ lệ hấp thụ canxi của cơ thể không phải là vô hạn mà nó có mức độ.  Chính vì vậy mà việc cung cấp canxi quá nhiều sẽ chỉ dẫn đến dư thừa và lãng phí chứ không hề làm cho xương phát triển tốt.

Những trẻ em nào cần được bổ sung canxi

Thiếu hụt canxi ở trẻ sẽ dẫn đến chứng còi xương, tóc mọc chậm và lâu biết đi. Thông thường, các bậc cha mẹ thường khó nhận biết rằng con đang bị thiếu hụt canxi. Khi thấy con có những triệu chứng đó thì dễ nhầm với các bệnh khác.

Để biết con đang bị thiếu hụt canx hay không, các mẹ hãy quan sát tới giấc ngủ của con qua những biểu hiện, con khó ngủ, thường hay giật mình tỉnh giấc. Ngoài ra, còn có những biểu hiện khác như trẻ mọc răng muộn. Tuy nhiên, ngay cả khi biết con đang bị thiếu canxi, các bậc cha mẹ cũng nên đưa con tới các bác sĩ để xin tư vấn chứ không nên tự ý bổ sung canxi cho con.

Vitamin D chính là cách bổ sung canxi tốt nhất cho con

Vitamin D có hiệu quả thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể, vì thế nó được coi là chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa dẫn đến chuyển hóa canxi. Trẻ em cần bổ sung 400 đơn vị vitamin D mỗi ngày để trợ giúp sự hấp thụ canxi của cơ thể. Vitamin D trong cơ thể có thể tổng hợp dựa vào các chế phẩm canxi có chứa vitamin D hay qua việc phơi nắng hàng ngày.

 (Theo Afamily)

Những vi chất cần thiết cho cơ thể

Hiện nay đã có những viên chế phẩm bổ sung có thể chứa tất cả những vi chất cần thiết này.

Các chất chống oxi hóa, vitamin và khoáng chất thường có trong những thực phẩm lành mạnh mà chúng ta ăn uống hàng ngay. Tuy nhiên, hiện nay đã có những viên chế phẩm bổ sung có thể chứa tất cả những vi chất cần thiết này.

Vitamin E: Liều vitamin E khuyến nghị hàng ngày là 200 mcg. Bổ sung vitamin E, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, bệnh tim và bệnh mắt cũng như một số loại ung thư. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa.

nhung-vi-chat-can-thiet-cho-co-the

Omega-3: Acid béo omega-3 có tác dụng làm giảm nguy cơ đau tim, cải thiện trí nhớ và sự tỉnh táo. Liều khuyến nghị là nên hấp thu 1000mg mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bổ sung bởi mỗi người có một nhu cầu khác nhau.

Vitamin tổng hợp: Vitamin tổng hợp là một chế phẩm bổ sung cung cấp nhiều loại vitamin trong một viên. Chức năng của nó là phòng chống nhiều bệnh, trong đó có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên sử dụng quá liều vitamin tổng hợp.

Axít Folic: Các chế phẩm axít folic thường được khuyến nghị dùng cho phụ nữ mang thai nhằm giúp giảm nguy cơ con mắc dị tật bẩm sinh và sinh non. Tuy nhiên nam giới cũng nên bổ sung khoảng 500 mcg axít folic mỗi ngày. Tác dụng của nó là làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer do axít folic giúp lưu thông máu tới não tốt hơn.

Can-xi: Nếu bạn không thích sữa thì nên uống các chế phẩm bổ sung can-xi để giúp cải thiện sức khỏe của xương. Nhờ đó, bạn sẽ tránh được nguy cơ loãng xương.

Selen: Các tác dụng hiệu quả của selen là làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, đại tràng và ung thư phổi. Cách đơn giản để bổ sung selen hàng ngày là sử dụng các chế phẩm bổ sung.

Tuy nhiên, để sống khỏe và phòng bệnh tật thì bạn cũng nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và luyện tập đều đặn.

(Theo ANTĐ)

Bí quyết để “trị” chứng biếng ăn ở trẻ

Khởi động từ giữa tháng 10/2012, cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” trên website www.biengan.com.vn đang nhận được rất nhiều bài chia sẻ thú vị của mẹ về bí quyết giúp con vượt qua chứng biếng ăn. Hãy cùng tham khảo một vài bí quyết “trị” chứng biếng ăn của con đến từ 3 bà mẹ tham gia cuộc thi nhé!

Mẹ con mình cùng đút cơm cho nhau nhé!

Bé Nguyễn Hoàng Bảo Trâm

Nếu bé của mẹ đã bước vào giai đoạn ăn cơm cùng với gia đình, thường là sau 2 tuổi, thì các mẹ hãy thử phương pháp “đút cho nhau” của mẹ con mình nhé, hiệu quả lắm đấy các mẹ ơi! Việc đầu tiên là mình tìm mua một cái ghế cao có dây an toàn để cho bé có thể ngồi cùng bàn cơm với gia đình, mình cũng không quên mua cho bé một bộ bát, muỗng bằng nhựa để tránh trường hợp bé làm rơi vỡ. Đến bữa cơm mình sẽ múc vào bát nhựa của bé khoảng một muỗng cơm thôi còn mình thì chuẩn bị bát cơm với đầy đủ thức ăn cho bé, mình há miệng và bảo bé đút cơm cho mình xong mình nói với bé rằng mẹ ăn ngoan rồi giờ đến con há miệng để mẹ đút cơm cho con nhé, cứ thế 2 mẹ con mình đút cơm cho nhau hết muỗng này đến muỗng khác và bé nhanh chóng ăn hết bát cơm một cách ngon lành đấy các mẹ ơi.

Giờ đây bữa cơm gia đình mình không còn tiếng la khóc của bé, cũng không còn gương mặt cau có của mẹ nữa và thay vào đó là một không khí rất vui đôi khi xen lẫn tiếng cười của tất cả các thành viên trong gia đình. Chúc thành công!

Con hết biếng ăn nhờ PediaSure

Bé Vương Toàn Gia Huy

Nhím con của mẹ năm nay được 4 tuổi rồi, con thường hay ốm vặt ho, sổ mũi nên phải dùng kháng sinh kéo dài, chính vì vậy con rất biếng ăn chậm tăng cân, mẹ lo lắng lắm. Mẹ đã tìm hiểu mọi cách để giúp con phát triển tốt hơn; nhờ sự tư vấn của bác sĩ Viện Dinh dưỡng mà mẹ biết muốn con ngon miệng thì hãy bổ sung kẽm, vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn. Những sản phẩm có công thức dành riêng cho trẻ biếng ăn như PediaSure của Abbott luôn bổ sung đầy đủ những chất này. Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng của trẻ là chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động để bé thấy hào hứng với bữa ăn của mình.

Ngay sau khi nghe tư vấn mẹ đã về áp dụng cho Nhím con ngay, 1 ngày con uống 2 bữa sữa PediaSure, sữa rất thơm và ngon nên con uống nhanh lắm, với các món ăn mẹ cũng thay đổi hàng ngày cho con, dần dần con đã lấy lại cân bằng trở lại, không còn biếng ăn, chậm tăng cân nữa. Đặc biệt, những lần bị ho hay sổ mũi con cũng khỏi rất nhanh, sữa PediaSure giúp con tăng sức đề kháng tốt hơn, mẹ thật sự yên tâm khi đã lựa chọn đúng sản phẩm cho con. Nhìn con ngày một lớn hơn và phát triển đúng tiêu chuẩn mẹ vui lắm.

Còn rất nhiều câu chuyện thú vị về hành trình vượt qua biếng ăn của mẹ và bé được chia sẻ trong cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” trên website www.biengan.com.vn. Mẹ hãy nhanh chóng truy cập vào trang web để học hỏi thêm nhiều bí quyết chăm sóc cho bé biếng ăn nhà mình, và hãy cùng chia sẻ về bí quyết của mẹ nào. Rất nhiều quà tặng hấp dẫn của nhà tài trợ – nhãn hàng PediaSure BA (Abbott, Hoa Kỳ) đang chờ mẹ rinh về đầy. Cuộc thi kéo dài từ ngày 11/10/2012 đến hết ngày 19/12/2012. Nhanh chân tham gia nào mẹ ơi!

 

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ vẫn rất phổ biến

Theo công bố của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, hiện Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp vào nhóm nước có tỉ lệ suy dinh dưỡng (SDD) cấp giảm tốt trong những năm gần đây, từ 36,7% năm 1999 giảm còn 18,9% năm 2010. Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng vi chất (vitamin và khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, ma-giê, canxi, vitamin A, B, C, D…) vẫn rất phổ biến, xảy ra ở cả trẻ thừa cân, béo phì. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2 khẳng định: “Thiếu các vi chất cần thiết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ không kém các chất dinh dưỡng cơ bản khác”.

Chế độ ăn uống không hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. (Ảnh: Nutroplex)

1. Bác sĩ đánh giá như thế nào về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi?

Ngoại trừ ở những thành phố lớn có tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp tính tương đương các nước đã phát triển thì ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tỉ lệ này còn rất cao. Song song đó, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm, i-ốt, vitamin A, B, D…) đều rất phổ biến, cả ở trẻ thừa cân và béo phì. Tuy tỉ lệ SDD cấp giảm tốt nhưng Việt Nam vẫn là một trong 36 nước có tỉ lệ SDD thấp còi (SDD chiều cao) cao nhất thế giới. Điều này chứng tỏ tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn phổ biến và gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của trẻ.

2.
Nguyên nhân của việc thiếu vi chất là gì thưa bác sĩ?

Tình trạng thiếu vi chât dinh dưỡng không chỉ ở trẻ suy dinh dưỡng mà còn xảy ra ở cả trẻ thừa cân, béo phì. Nguyên nhân là do chế độ ăn không hợp lý, có thể do thiếu ăn nhưng cũng có thể do người nuôi không có đủ kiến thức chăm sóc trẻ hay do trẻ biếng ăn, hoặc do việc chế biến bữa ăn không đúng cách làm mất đi lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, tình trạng nhiễm giun sán và các bệnh lý nhiễm trùng khác cũng làm tăng nguy cơ thiếu sắt, kẽm ở trẻ em. Còi xương thiếu vitamin D chủ yếu do không phơi nắng đầy đủ hoặc phơi không đúng cách. Trẻ béo phì vẫn có thể thiếu vi chất, thường nhất là thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin C do ít ăn rau mà chủ yếu ăn dư chất bột đường, chất béo và thiếu vitamin D do ít vận động ngoài trời…

3. Những biểu hiện cụ thể của việc thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ?

- Vitamin A là thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc. Thiếu vitamin A dẫn đến quáng gà, khô loét giác mạc và mù lòa. Vitamin A còn có vai trò trong quá trình tăng trưởng và miễn dịch của cơ thể nên thiếu vitamin A trẻ thường giảm tốc độ tăng trưởng, trẻ chậm lớn, gây suy dinh dưỡng.

- Vitamin B: Được chia thành nhiều loại B1, B2, B3… B12 hỗ trợ cho sự hình thành, phát triển và duy trì hoạt động của cơ thể. Thiếu vitamin nhóm B làm giảm khả năng chuyển hóa các chất, nhất là nhóm tinh bột, có thể gây chán ăn, khó ngủ, dị cảm thần kinh, tổn thương ở lưỡi, niêm mạc miệng và da quanh miệng…

- Sắt: Là thành phần của hồng cầu, thiếu sắt dẫn tới thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng lao động. Đối với trẻ em, thiếu máu làm giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy và học tập.

- Vitamin D: Giúp điều hòa chuyển hóa canxi và phốt-pho, tăng hấp thu và sử dụng canxi. Thiếu hụt vitamin D trẻ bị khó ngủ, chậm lớn, còi xương, biến dạng xương ảnh hưởng tới chiều cao sau này.

4. Các bậc phụ huynh cần lưu ý gì trong việc bổ sung các vitamin và khoáng chất cho trẻ nhỏ, thưa bác sĩ?

Như đã nói, vitamin và khoáng chất rất cần thiết để cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ sau giai đoạn bệnh (nhiễm khuẩn, ho hen, tiêu chảy…) thì đương nhiên phải được bổ sung vitamin và khoáng chất. Cũng cần lưu ý, việc chế biến, lưu trữ thực phẩm không đúng cách cũng làm mất đi lượng lớn vitamin và khoáng chất: rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C, gạo càng trắng càng ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C sẽ không còn… Ngoài việc lựa chọn thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng thì nên bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu sử dụng vitamin tổng hợp thì phải dùng đúng hướng dẫn sử dụng. Với trẻ nhỏ thì nên sử dụng dạng dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu.

Chương trình Trắc Nghiệm Nutroplex 4T là chương trình tư vấn toàn diện về Dinh Dưỡng, Thể Lực, Trí Tuệ & Tâm Lý cho trẻ từ 2-5 tuổi. Tham gia chương trình Mẹ có thể hiểu nhiều hơn về tình trạng phát triển của Bé trên từng khía cạnh và đặc biệt các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ các cách bổ sung vi chất hàng ngày cho bé để giúp bé phát triển toàn diện hơn.  

Trẻ thiếu kẽm dễ mắc tự kỷ

Khẩu phần ăn không đủ kẽm khiến trẻ có nguy cơ cao mắc hội chứng tự kỷ, một nghiên cứu của Nhật Bản vừa cho biết, sau khi tìm thấy số lớn các trẻ mắc tự kỷ và những bệnh liên quan như hội chứng Asperger đều thiếu vi chất này.

 

Kẽm là một vi chất quan trọng vốn có nhiều trong thịt, bánh mỳ và các sản phẩm sữa.

Theo madeformums, tự kỷ và các hội chứng liên quan ngày càng được biết đến nhiều hơn. Chỉ riêng tại Anh, số trẻ mắc hội chứng này lên đến hơn 1% (cao gấp 10 lần so với 30 năm trước), tuy vậy, căn nguyên bệnh vẫn còn rất mơ hồ với các nhà khoa học.

Trong nghiên cứu mới đây nhất, nhóm nghiên cứu ở Tokyo đo hàm lượng kẽm trong tóc của gần 2.000 trẻ mắc tự kỷ và các chứng bệnh liên quan.

Kết quả cho thấy có "mối liên hệ đáng kể" giữa hội chứng này với tình trạng thiếu kẽm, đặc biệt trong nhóm trẻ ít tuổi nhất.

Hàm lượng kẽm đo được là thấp nhất trong nhóm trẻ ít tuổi nhất, với gần một nửa số bé trai và hơn nửa số bé gái chưa đầy 3 tuổi được đánh giá thiếu kẽm.

Một số trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn bé trai 2 tuổi chỉ có lượng kẽm chưa đầy 1/12 mức yêu cầu.

Nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện mở ra hy vọng cho việc điều trị và ngăn ngừa hội chứng này.

Họ cho rằng dường như trẻ sơ sinh cần nhiều kẽm hơn để tăng trưởng và phát triển so với các trẻ lớn tuổi hơn, và việc thiếu kẽm ở giai đoạn đầu đời có thể liên quan đến chứng tự kỷ.

Tuy nhiên, các chuyên gia Anh cho rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa, và rằng việc tìm ra mối liên hệ giữa một thứ gì đó với bệnh tật không nhất thiết nghĩa là việc đó gây ra bệnh. Họ cũng cho rằng chưa thể rút ra bất kỳ kết luận nào từ nghiên cứu này, và mọi người không nên chạy ngay ra cửa hàng mua thực phẩm bổ sung kẽm.


Meo.vn (Theo VNE)

3 yếu tố phát triển chiều cao

Nhiều người lầm tưởng cha mẹ cao lớn, ắt con sinh ra cũng có dáng vóc to cao. Tuy nhiên, yếu tố di truyền chỉ đóng góp một phần, còn lại là do những yếu tố khác như: Dinh dưỡng, môi trường và luyện tập…

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển chiều cao của trẻ.

1.Yếu tố về dinh dưỡng

Vai trò của Protein (chất đạm): Chất đạm đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, đặc biệt là các chất đạm từ động vật với đầy đủ các axit amin cần thiết.

Vai trò của Canxi: Canxi là chất dinh dưỡng chính tham gia vào cấu trúc hệ xương, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sức lớn và sự vững chắc của xương. Vai trò của Lipid (chất béo): Chất béo rất quan trọng trong sự phát triển các xương dài của trẻ khi còn nhỏ. Đồng thời, chất béo còn giúp tăng cường hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D... giúp hệ xương phát triển tốt.

Vai trò của vi chất dinh dưỡng: Các nghiên cứu tiến hành gần đây cho thấy ảnh hưởng thiếu vi chất dinh dưỡng đến suy dinh dưỡng thể thấp còi, đặc biệt đáng chú ý là ảnh hưởng do thiếu kẽm, sắt, vitamin A và thiếu i-ốt.


2. Yếu tố về môi trường - xã hội

Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.

3. Luyện tập thể dục thể thao

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. Nhiều môn thể thao hỗ trợ tốt cho phát triển chiều cao như: Bơi, nhảy cao, chạy...

Như vậy, mọi can thiệp nhằm cải thiện chiều cao của con người cần phải thực hiện sớm, càng sớm càng tốt ngay từ những tuần đầu tiên của thai nhi. Quá trình chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cần được tiếp tục thực hiện đồng bộ trong suốt quá trình tiếp theo, từ khi trẻ ra đời, thời kỳ bú mẹ, tuổi nhà trẻ mẫu giáo, tuổi học sinh, tuổi vị thành niên.

Gần đây người ta đã thừa nhận cách tiếp cận mới là cần thực hiện chăm sóc dinh dưỡng sớm cho các bé gái từ học sinh, từ tuổi vị thành niên cho đến trước khi có thai. Đồng thời trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần đặc biệt quan tâm đến những giai đoạn trọng điểm của phát triển chiều cao, đó là thời kỳ bào thai, năm đầu tiên của cuộc đời và thời kỳ tiền dậy thì. Trong những giai đoạn này, tác động của yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chiều cao.

Trẻ lớn nhanh lúc tiền dậy thì

Sau khi ra đời, trong năm đầu tiên chiều cao trẻ phát triển nhanh, khi trẻ 1 tuổi, trẻ sẽ có chiều cao gấp rưỡi lúc mới đẻ. Từ 1 tuổi đến 10 tuổi trẻ ở giai đoạn lớn đều mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm. Khi đến thời kỳ tiền dậy thì trẻ lớn rất nhanh. Hiện tuổi tiền dậy thì của trẻ em Việt Nam là 9 - 11 tuổi đối với nữ và 12 - 14 tuổi đối với nam. Lứa tuổi này, chiều cao của trẻ nữ tăng mỗi năm khoảng 6cm và trẻ nam là 7cm. Khi đến tuổi dậy thì, sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1-2cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi lớn với nữ là khoảng 23 tuổi và nam là 25 tuổi.

PGS.TS Đỗ Thị Kim Liên
Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Meo.vn (Theo Giadinh)

Bổ sung vitamin C cho bé: Chuyện nhỏ mà không nhỏ

Hầu như cha mẹ nào nuôi con nhỏ cũng “nhẵn mặt” với các kiến thức dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C. Tuy nhiên, bổ sung vitamin C cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi thế nào cho đúng cách và hiệu quả không phải ai cũng biết.


PGS-TS Nguyễn Thị Lâm sẽ cấp một số thông tin thú vị xung quanh vấn đề này:

Thưa PGS, xin bà cho biết vai trò của Vitamin C đối với sự phát triển và sức đề kháng của trẻ em?

Vitamin C rất quan trọng với sự phát triển của trẻ em. Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể bé khỏi chứng cảm lạnh thông thường; không những thế, đó là còn là một chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như ung thư, tim mạch và viêm khớp. Đồng thời, Vitamin C giúp cơ thể bé sử dụng hiệu quả các vi chất như sắt, canci và acid folic.

Một trong những vai trò quan trọng của vitamin C đối với lứa tuổi từ 1 đến 6 là giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật như: dễ xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng, thiếu máu, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus…

Vì sao sức đề kháng ở lứa tuổi này là rất quan trọng, thưa PGS?

Giai đoạn 1 – 5 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, cũng là giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển nhanh nhất. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở giai đoạn này sẽ để lại những di chứng lâu dài tới tuổi trưởng thành, ảnh hưởng tới tầm vóc và khả năng học tập của trẻ.

Giai đoạn này nhiều trẻ không còn được bú mẹ thì khả năng truyền miễn dịch từ mẹ sang con không còn. Vì vậy trẻ cần tự tạo kháng thể để chống lại sự nhiểm khuẩn. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng và khả năng miễn dịch cũng suy giảm theo.


Xin bà cho biết các nguồn bổ sung Vitamin C cho trẻ?

Có 2 cách bổ sung vitamin C cho trẻ: một là từ dinh dưỡng – vitamin tự nhiên, hai là dưới dạng thuốc - viên nén hoặc siro - vitamin tổng hợp

Vitamin tự nhiên có trong các loại rau quả tươi với ưu điểm nổi bật là ở dạng phức hợp với các pectin và flavonoid, là những hợp chất vừa có tác dụng bảo vệ vừa ổn định được hoạt tính của vitamin C. Trong phức hợp với pectin do có khối lượng phân tử rất cao nên vitamin C được thải trừ qua nước tiểu chẩm (sau khi ăn uống 12 giờ chỉ thải bằng 1/7 vitamin C tổng hợp). Mặt khác, do sự có mặt của flavonoid trong rau quả nên vitamin C được cơ thể dự trữ lâu, nhất là ở tuyến thượng thận. Song cần lưu ý: vitamin C rất dễ bị phá hủy. Rau úa héo coi như mất hết vitamin C. Khi luộc, nấu rau quả cũng cần lưu ý nếu nấu không đúng cách – cho rau vào ngay từ lúc nước lạnh, hoặc nấu xong để lâu và hâm đi hâm lại cũng làm mất gần hết vitamin C. Với quả ngọt thì cần ăn tươi. Nói chung các loại rau quả đều có vitamin C, đặc biệt có nhiều là bưởi, cam chanh, quít, nhãn, vải, đu đủ…

Có nên cho trẻ bổ sung vitamin C hằng ngày, thưa PGS?

Vitamin C là loại hợp chất mà cơ thể người không thể tự tổng hợp, cần được bổ sung. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ cũng không thể “để dành” vitamin C nên sẽ hao hụt nhanh. Vì vậy, cần bổ sung vitamin C cho trẻ thường xuyên trong các trường hợp sau:

- Khi trẻ không ăn đủ lượng rau xanh, quả chín để cung cấp đủ vitamin C thì nên bổ sung thêm vitamin C.

- Khi trẻ nhiễm khuẩn, nhiễm virut thì nên bổ sung vitamin C để giúp nâng cao miễn dịch cho trẻ, chống lại tác nhân gây bệnh.

- Khi trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt, nên bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thu sắt

Xin PGS cho biết, thời gian nào trẻ uống vitamin là tốt nhất?

Nên cho trẻ uống vitamin C vào buổi sáng thì cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn vào buổi tối, và nếu uống vào buổi tối sẽ làm cho trẻ khó ngủ. Không cho trẻ uống vitamin C ngay trước bữa ăn, dễ đau dạ dạy. Cũng không uống ngay sau bữa ăn vì khiến sự hấp thụ thức ăn của trẻ bị kém đi.

Cảm ơn PGS!

Meo.vn (Theo Giadinh)

10 mẹo giúp tăng cường sức đề kháng cho bé

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bên cạnh việc sử dụng, bổ sung dưỡng chất dinh dưỡng, bạn còn cần phải thiết lập các thói quen tốt, vuốt ve trẻ...

10 cách đơn giản dưới đây giúp bé nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật.

1. Cho trẻ bú sữa mẹ

Khi ra đời, trẻ cần được cho bú mẹ ngay vì những giọt sữa đầu tiên (sữa non) có nhiều chất giúp nâng cao hệ miễn dịch. Trẻ bú sữa mẹ sẽ có sức đề kháng tốt.

2. Thường xuyên vuốt ve trẻ

Việc thường xuyên được vuốt ve, trò chuyện khiến thai nhi cảm nhận tốt thế giới bên ngoài. Điều này giúp kích thích phát triển hệ thần kinh của trẻ. Bé sinh trưởng nhanh hơn và có cảm giác an toàn. Sự vuốt ve có thể cải thiện hệ tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp trẻ hấp thụ tốt, bớt quấy khóc, mất ngủ.


3. Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ

Các bà mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng để phòng chống một số bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm gan siêu vi, bạch hầu, uốn ván, ho gà…

4. Thiết lập các thói quen tốt

Bạn nên hỗ trợ, giúp trẻ sớm hình thành thói quen tốt cho bản thân như ngủ đủ giấc, năng vận động...

5. Dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường vi chất

Khi thay đổi thức ăn cho trẻ, nếu không chú ý giữ vững cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng của bé sẽ bị yếu. Bạn nên cho con ăn nhiều trứng, thịt, các loại rau, hoa quả tươi. Đây là những thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt, kẽm, canxi…) giúp chống lại bệnh tật. Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt không tốt cho sức khỏe của trẻ.

6. Sử dụng Probiotic đúng cách

Vi khuẩn có ích - Probiotic giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất khoáng trong thức ăn như canxi, sắt, kẽm… đồng thời ức chế các vi sinh vật có hại. Các bà mẹ cần cho trẻ dùng thường xuyên các loại “men vi sinh”. Môi trường ruột được bảo vệ trước các tác nhân gây hại giúp trẻ ít phải chịu bệnh viêm nhiễm như tiêu chảy, viêm hô hấp...

Tuy nhiên, để được gọi là probiotic, chúng phải là chủng probiotic mạnh, số lượng đủ lớn để có thể đi qua phần trên hệ tiêu hóa đặc biệt là dạ dày mà không mất hoạt tính.

7. Uống nhiều nước

Việc thường xuyên uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ đường tiêu hóa.

8. Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh

Khi đó, trẻ sẽ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây hại (nếu có) trong môi trường. Đây là cách tập luyện hệ miễn dịch đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện.

9. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Bạn nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và rửa tay sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước khi ăn cơm. Bé sẽ hình thành thói quen, tránh đưa vi khuẩn vào người.

10. Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh

Hệ thống miễn dịch của cơ thể quen với một vài loại vi khuẩn tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng "nhờn" thuốc. Điều này khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.

Meo.vn (Theo VnExpress)

Để vợ chồng lúc nào cũng hừng hực lửa ‘yêu’

Rất nhiều cặp vợ chồng đã phải chia tay nhau chỉ vì một trong hai "đối tác" không đáp ứng được nhu cầu của phía bên kia.

Do đó, hưng phấn trong tình dục trở thành vấn đề "cao siêu" của các cặp vợ chồng. Thế nhưng, tạo hưng phấn và duy trì hưng phấn ấy không phải là chuyện quá cao siêu như nhiều người vẫn nghĩ, miễn sao bạn biết cách.

Các nhà tình dục học đã bật mí các yếu tố sau giúp các đôi tình nhân luôn ở trên đỉnh của hạnh phúc.

Ăn uống không đủ chất, không đúng giờ... không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, mà nó còn làm cho cuộc sống chốn phòng the trở nên bức bối, ngột ngạt. Đơn giản là vì lúc nào cơ thể bạn cũng rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản, dễ cáu giận (đó là chưa kể đến những cơn đau đầu, đau cơ do thiếu vi chất gây ra). Trong tình trạng sức khỏe ấy thì làm sao có thể hưng phấn được!

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên ăn uống điều độ, đúng giờ, đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt chú ý nhiều hơn đến các vi chất "yêu đương" như vitamin E (có nhiều trong mầm lúa, giá đỗ, lòng đỏ trứng...). Hạn chế tối đa các chất có hại cho cuộc sống phòng the như rượu, bia, thuốc lá.

Ăn uống đủ chất giúp bạn luôn sẵn sàng cho chuyện 'yêu' (Ảnh minh họa)

Thường xuyên tập thể dục

Thể dục được xem là nguồn viagra tự nhiên lành mạnh và không bao giờ cạn kiệt. Ở cả hai giới, việc thường xuyên tập luyện sẽ cải thiện đáng kể mức độ ham muốn, tăng cường khả năng đạt đến đỉnh điểm và thỏa mãn.

Ở nam giới, thể thao sẽ làm cơ thể săn chắc, vòng bụng thon thả, đồng nghĩa với việc tăng cường khả năng và thời gian lâm trận. Những người có vòng bụng càng lớn thì nguy cơ thất bại trong chuyện phòng the càng cao, thậm chí còn rơi vào tình trạng "trên bảo dưới không nghe". Một nguyên nhân nữa gây ra chứng rối loạn cương là sự thiếu máu tới "thằng nhỏ". Việc luyện tập đều đặn giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, và bạn không còn phải lo lắng đến “cục cưng” của bạn giở chứng khó bảo nữa.

Còn với phái đẹp, theo nhiều nghiên cứu, những người chăm vận động sẽ có lượng máu tới âm đạo lớn hơn người trì trệ là 160%. Vận động còn kích thích cơ thể sản sinh nhiều hormon chịu trách nhiệm khuấy động tình dục, làm vững chắc cơ và cải thiện hình ảnh của bản thân trước bạn tình.

Ngủ đủ

Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày thường mệt mỏi, căng thẳng, buồn chán và dễ cáu giận hơn những người ngủ trên 8 tiếng. Nếu tình trạng này kéo dài triền miên, cơ thể sẽ mất hứng thú đối với chuyện chăn gối.

Không những thế, những người thiếu ngủ còn dễ bị rối loạn chuyển hóa và hormon - những yếu tố dẫn đến bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim - tai họa đối với cuộc sống tình dục.

Trong khi đó, những người ngủ đủ giấc luôn cảm thấy tràn trề sinh lực, thư giãn, hạnh phúc và do đó luôn sẵn sàng cho "chuyện ấy".

Quên đi những lo âu

Bộ não được coi là cơ quan điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, kể cả chuyện phòng the, làm cho con người cảm thấy tràn trề sinh lực và sảng khoái. Song cũng chính bộ não có thể khiến con người khó tập trung vào những khoái cảm tình dục.

Để có được cuộc sống chốn phòng the như mong muốn, bạn cần rũ bỏ hoàn toàn công việc hằng ngày, hãy chỉ thư giãn và từ từ thưởng thức khoái cảm. Cả hai người phải tạm thời quên những lo lắng, thậm chí cần phải quên đi bệnh tật, có như thế mới đạt được hưng phấn cao nhất.

Hãy tập thư giãn bằng cách san sẻ công việc với những người xung quanh, đi bộ từ 15 - 30 phút, tắm nước nóng, tập yoga... Những hoạt động này sẽ giúp bạn chuyển đổi từ cuộc sống căng thẳng sang thế giới diệu kỳ của tình dục.         

Theo TS. Trần Khánh Toàn

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

“Thai phụ nước ta thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở mức báo động”

Tại Hội thảo “Dinh dưỡng thai kỳ và những ảnh hưởng lên nhận thức của trẻ” do Abbott Nutrion tổ chức và cuối tháng 10.2011, các báo cáo từ chuyên gia dinh dưỡng đã cho thấy những con số đáng sợ về tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thai phụ trên toàn thế giới.

Dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ vi chất rất quan trọng trong quá trình mang thai. Ảnh: Gettyimages.

Theo đó, khoảng 42% thai phụ bị thiếu máu do thiếu sắt, và  thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ là nguyên nhân gây ra 115.000 ca tử vong mẹ mỗi năm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc cung cấp không đủ dưỡng chất dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như: thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em là nguyên nhân gây ra 3,5 triệu ca tử vong và 35% số ca bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tại Việt Nam, thực trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai hiện rất đáng báo động. Thiếu máu là nghiêm trọng nhất ở khu vực Tây Bắc và Nam Trung Bộ. Một cuộc khảo sát được tiến hành gần đây của Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có đến 72,8% phụ nữ mang thai tại thành phố Hồ Chí Minh bị thiếu iốt. Kết quả khảo sát trên còn cho thấy phần lớn các phụ nữ không nắm rõ về kiến thức dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ cũng như tầm quan trọng của những dưỡng chất đó đối với sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Theo bác sĩ CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, bà mẹ mang thai cần có một chế độ ăn đầy đủ bao gồm các nhóm thực phẩm đa dạng (gạo, ngũ cốc; thịt, cá, trứng; rau xanh, trái cây; sữa, bơ, dầu), bổ sung vi chất đường uống theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng muối i-ốt; ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung vi chất được khuyến cáo.

Thông tin tham khảo:

Similac Mom bổ sung hệ dưỡng chất IQ là sản phẩm ưu việt cung cấp cho các phụ nữ mang thai và cho con bú một  bổ sung dinh dưỡng rất phù hợp để hỗ trợ sự phát triển của trẻ và sức khỏe của mẹ.  Similac Mom chứa 24 vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp hoàn thiện chế độ ăn và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong giai đoạn này.