Lưu trữ cho từ khóa: vệ sinh an toàn thực phẩm

Chọn kem an toàn cho mùa hè

Không ít trường hợp học sinh bị ngộ độc hay đau bụng khi ăn phải kem kém chất lượng được bày bán trước cổng trường. Trong khi chưa thể khắc phục cũng như kiểm soát chặt chẽ tình trạng này thì cách tốt nhất là nhà trường cần phối hợp với các bậc phụ huynh hướng dẫn cho con em mình cách tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị ngộ độc.

Cảnh giác với kem kém chất lượng

Đã từ lâu, cộng đồng vẫn quen với khẩu hiệu “Cổng trường em sạch đẹp – an toàn” được treo trước các cổng trường mẫu giáo hay tiểu học. Tuy vậy, tình trạng bày bán la liệt các gánh hàng rong hay kem dạo trước các cổng trường vẫn diễn ra hàng ngày, nhất là thời điểm mới vào đầu năm học như hiện nay. Người bán vẫn ngang nhiên bán, người mua vẫn mua mặc cho chất lượng trôi nổi ra sao. Cô Nguyễn Thị Cẩm Thanh Trà – hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp (q. Tân Bình, TP.HCM) cho biết, mặc dù nhà trường đã phối hợp với các ban ngành liên quan xử lý và nghiêm cấm hoạt động buôn bán hàng rong trước cổng trường nhưng không mấy hiệu quả. Nguyên nhân vẫn xuất phát từ thói quen ăn quà vặt của học sinh và nhu cầu mưu sinh của người buôn bán. Rất nhiều phụ huynh vì chiều con nên cũng “tát nước theo mưa”. Ít ai biết được bên trong những cây kem xanh, đỏ “hấp dẫn” ấy là mầm mống gây bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con em mình. Chưa tính đến những chất phụ gia, phẩm màu bị cấm có trong các loại thực phẩm này.

Trong khi đó, theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, các bệnh đường tiêu hóa ở lứa tuổi học trò (như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…) có liên quan chủ yếu đến các món ăn vặt ngoài đường, mà kem là một trong những món phổ biến nhất. Đó là chưa kể đến các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải kem kém chất lượng.

Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân

Trong khi chưa thể khắc phục triệt để được tình trạng này thì các trường học cần phối hợp với phụ huynh rèn luyện cho con em mình ý thức tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cô Thanh Trà – hiệu trường trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp cho biết, trong thời gian tới nhà trường sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các em học sinh về tác hại của việc ăn quà vặt không rõ nguồn gốc, lồng ghép nhắc nhở các em qua các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm… Đồng thời, nhà trường cũng sẽ khuyến khích các em mua hàng tại căn-tin trường. Vì nhà trường đã kí cam kết chỉ cho bán các loại hàng hóa có nhãn mác, thương hiệu rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với túi tiền của phụ huynh, học sinh. Cụ thể, với những món ăn mà trẻ ưa là kem thì nhà trường khuyến khích mua những thương hiệu có uy tín để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, nhà trường còn treo biển cấm buôn bán hàng rong trước cổng trường và sẽ cho đội bảo vệ chốt, chặn vào những giờ cao điểm để xử lý triệt để tình trạng này.

Anh Đỗ Hữu Sơn – hội phụ huynh học sinh trường Tiểu học Lê Văn Sỹ (q. Tân Bình, TPHCM) chia sẻ: “Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học lần này chúng tôi sẽ đề xuất với nhà trường kiểm tra chất lượng hàng hóa được bán trong căn-tin trường và đưa ra biện pháp xử lý triệt để với những người buôn bán quanh cổng trường. Bên cạnh đó, với tư cách là phụ huynh, chúng tôi cũng giáo dục các cháu ở nhà nên tránh xa các thực phẩm không rõ nguồn gôc, sử dụng các sản phẩm có thương hiệu để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.”

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết thêm: “Để bảo vệ mình trước tiên người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Với trẻ em, kem là món khoái khẩu nên phụ huynh càng phải quan tâm nhiều hơn. Có thể ngăn ngừa bằng cách mua sẵn các sản phẩm kem có uy tín như ở nhà hoặc giáo dục các em cách chọn loại kem nào an toàn cho mình. Có như vậy mới tránh được các vấn đề về ngộ độc thực phẩm cho các em.”

Sản phẩm Merino Cutie Bear (Ảnh do nhãn hàng Merino cung cấp)

Đại diện đơn vị sản xuất kem Merino cho biết để có được những kem đúng chất lượng, công ty KIDO đã phải đầu tư trang thiết bị sản xuất từ châu Âu đến con số triệu đô, thực hiện đúng các nguyên tắc sản xuất kem sạch đạt chuẩn ISO 22000:2005

Sốt cao kèm rối loạn tiêu hóa

Khoảng vài ba ngày nay, em bỗng nhiên bị sốt cao kèm theo rối loạn tiêu hóa, đau bụng và đi ngoài phân lỏng, có lẫn dịch nhầy nhiều lần. Em nghĩ mình bị bệnh đường ruột nên đã mua thuốc về uống nhưng bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm mà lại xuất hiện thêm triệu chứng trướng bụng, buồn nôn và nôn. Mong bác sĩ giảp đáp liệu em bị bệnh gì và phải chữa trị như thế nào ạ? Em xin cảm ơn!

(apple…@yahoo.com)

roi-loan-tieu-hoa

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng em đã bị nhiễm bệnh lỵ.

Đây là bệnh đường ruột liên quan mật thiết đến vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh chia làm 2 loại: lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amíp. Chúng đều có thể lây lan thành dịch nhưng đặc biệt với lỵ trực trùng mà không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Vi khuẩn lỵ có thể sống và phát triển trong nước ngọt, rau sống, thức ăn tối thiểu từ 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn nữa. Ở các loại quần áo, đồ dùng trong ăn uống của người bệnh lỵ trực khuẩn hoặc trong đất có khi chúng tồn tại tới từ 6 – 7 tuần lễ.

1. Lỵ trực khuẩn:

Người ta chia lỵ trực khuẩn thành 4 nhóm: S. Dysentriae, S. Flexnerie, S. Boydii và S. Sonnei. Trong đó, nhóm lỵ trực khuẩn gây bệnh nặng nhất là nhóm 1, rất dễ đưa đến tử vong nếu không phát hiện, điều trị kịp thời bởi vì chúng vừa gây bệnh bằng nội độc tố và ngoại độc tố.

Mọi người có thể mắc bệnh lỵ trực khuẩn đặc biệt là những người chưa có miễn dịch chống lại trực khuẩn lỵ.

Giai đoạn đầu còn biết số lần đi ngoài trong ngày nhưng vài ba ngày sau thì không thể đếm được số lần đi ngoài do phân cứ tự chảy ra ở hậu môn. Đồng thời thể trạng suy sụp do nhiễm độc độc tố nặng. Song song với nhiễm độc độc tố là hiện tượng mất nước và chất điện giải trầm trọng.

2. Lỵ amíp:

Với bệnh lỵ amíp thì tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng amíp (Entamoeba histolitica), chúng thuộc loại đơn bào, khả năng tồn tại trong môi trường tự nhiên tuy có ngắn ngày hơn so với trực khuẩn lỵ nhưng vai trò gây bệnh của chúng thì không thể xem thường.

Bệnh chủ yếu là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già. Khi bị bệnh thường có 2 loại: cấp tính và mãn tính:

- Thể cấp tính thường gặp với những triệu chứng như đau bụng, mót rặn và đi ngoài phân có máu lẫn với chất nhầy. Đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi không có nhiều phân. Nếu ở thể nhẹ thì sức khỏe ít bị ảnh hưởng nhưng khi bệnh nặng thì bệnh nhân có thể bị suy kiệt (đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày), rối loạn chất điện giải, bụng trướng.

- Thể mãn tính là khi lỵ amíp chui vào trong niêm mạc ruột tạo thành các kén amíp, từng đợt chúng lại xuất hiện gây đau bụng, đi ngoài ra máu tươi nhất là khi ăn các loại thức ăn lạ, nhiều mỡ… Hậu quả của lỵ amíp mãn tính là gây nên viêm đại tràng làm cho người bệnh dễ bị suy kiệt do rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Hơn nữa, mắc bệnh lỵ amíp còn có một nguy cơ lan truyền ngược dòng gây nên hiện tượng ápxe gan.

Vì vậy bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chẩn đoán cũng như chỉ định điều trị thích hợp cho tình trạng của mình.

Ngoài ra, em cần chú ý thực hiện những điều sau để việc chữa trị đạt hiệu quả tối đa:

- Tuyệt đối không ăn rau sống không hợp vệ sinh, không uống nước chưa được đun sôi, không ăn tiết canh, gỏi, nem chạo, nem chua…

- Luôn luôn rửa tay sạch bằng xà phòng có chất diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

- Cách ly các dụng cụ ăn uống và đồ dùng trong sinh hoạt: Các dụng cụ ăn uống cần luộc bằng nước đun sôi.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

 (Theo Kenh14)

“Phù phép” nước mắm hết hạn thành đặc sản

10h30 ngày 10-1, Đội 2 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp với Đội QLTT số 6 - Chi cục QLTT Hà Nội, tiến hành kiểm tra ATVSTP tại cơ sở chế biến, kinh doanh nước mắm Đông Hải (đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, Cầu Giấy) do bà Trần Thị Hồng làm chủ.

nuoc-mam
Nước mắm thu mua không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng

Làm việc với đoàn kiểm tra, chủ cơ sở cho biết thường xuyên thu mua 2 loại nước mắm giá 15.000 đồng/lít và loại giá rẻ 5.000 đồng/lít, để pha chế thành các loại nước mắm “đặc sản” của cơ sở, tỷ lệ tùy theo giá thành. Các loại nước mắm thu mua trôi nổi trên thị trường đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Kiểm tra thực tế tại cơ sở này, tổ công tác phát hiện 2 loại nước mắm Nhĩ Nha Trang và Đông Hải ghi hạn sử dụng tới 12-2013 và 12-2014 có dấu hiệu bị “làm mới”. Bóc phần tem nhãn in hạn sử dụng, lực lượng chức năng phát hiện các chai nước mắm này đều quá “đát” từ tháng 12-2011 và 12-2012.

Lấp liếm hành vi làm mới “đát” của mình, bà Hồng cho hay do đặt in quá nhiều nhãn mác, kèm hạn sử dụng trước đó nhưng không dùng hết. Để tận dụng số nhãn mác này, cơ sở đã dán đè “đát” mới. Tại khu vực đóng chai, lực lượng chức năng còn phát hiện một lượng lớn nhãn 2 loại nước mắm Nhĩ Nha Trang và Đông Hải chưa sử dụng, in hạn sử dụng 12-2012; và một loại nhãn của Doanh nghiệp tư nhân Đại Dương (địa chỉ tại khu công nghiệp Đồng Văn, tỉnh Hà Nam). Theo bà Trần Thị Hồng, để tiết kiệm chi phí, cơ sở đã mua lại số nhãn không dùng đến của Doanh nghiệp tư nhân Đại dương để dán vào sản phẩm nước mắm của cơ sở mình. Được biết, các loại nước mắm của cơ sở này tiêu thụ chủ yếu tại địa bàn các huyện Từ Liêm và Đan Phượng.

Kết thúc buổi kiểm tra, lực lượng chức năng đã lập biên bản niêm phong 16 thùng nước mắm (240 chai loại 1 lít) để xác minh, làm rõ chất lượng của các sản phẩm.

(Theo An ninh Thủ đô)

“Công nghệ” tái chế dầu thải thành dầu “xịn”

Thứ dầu ấy là dầu thải, dầu đã qua sử dụng được người dân thu gom về rồi tái chế đóng chai, bình, can và “phù phép” thành loại dầu có thương hiệu, uy tín trên thị trường.

Theo chân “đầu nậu” gom dầu thải

Một nguồn tin mà chúng tôi có được từ một người chuyên đi bỏ mối dầu ăn tại các khu chợ quê, các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ và các điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, lại còn giật mình hơn khi biết được thứ dầu ăn này gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người đến mức nào mà lâu nay nó vẫn được bán trôi nổi trên thị trường.

Lân la hỏi chuyện, người phụ nữ nọ nói với chúng tôi rằng: “Đừng có tham rẻ mà mua phải thứ dầu ăn bẩn, độc đến chết người. Chỗ thân quen thì tôi mới nói thật vậy”. Thứ dầu ấy là dầu thải, dầu đã qua sử dụng được người dân thu gom về rồi tái chế đóng chai, bình, can và “phù phép” thành loại dầu có thương hiệu, uy tín trên thị trường.

Tìm về xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội), nơi đây từ lâu được người dân tứ phương mệnh danh là “xã công nghệ cao”. Nói như vậy bởi cả xã này có đến hơn 90% hộ dân chuyên sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa tiêu dùng nhưng hầu hết các mặt hàng tiêu dùng ở đây đều do từng hộ gia đình tự sản xuất, làm nhái, làm giả, kém chất lượng.

Thứ dầu ăn “siêu bẩn, siêu rẻ và siêu độc” ấy qua bàn tay của những con người vốn ít học nhưng lại nghiên cứu ra những “công nghệ”, chiêu trò ma mãnh để sản xuất dầu ăn bẩn. Sau nhiều lần liên hệ với gã “đầu nậu” tên Dân ở thôn 7 xã Dương Liễu – người chuyên đi thu gom, mua dầu ăn đã qua sử dụng, chúng tôi mới biết được đường đi, “vòng đời” của loại dầu ăn bẩn này.

dau-thai

Lò tái chế dầu ăn siêu bẩn

Dân năm nay ngoài 40 tuổi, đã có 3 năm chuyên đi thu gom dầu đã qua sử dụng trên một số địa bàn của thành phố Hà Nội rồi về bán cho xưởng chế biến dầu ăn tư nhân ở xã Dương Liễu. Phải cải trang là “thương nhân” kinh doanh đang chuẩn bị mở đại lý để cung cấp dầu ăn, chúng tôi mới được Dân cho theo chân hành trình một ngày đi thu mua dầu ăn thải cùng gã.

Chiếc xe ba gác có gắn mác thương binh lăn bánh, trên xe xếp đầy các can nhựa, thùng phuy nhựa, Dân phóng theo Quốc lộ 32 về hướng trung tâm thành phố. Trong câu chuyện với chúng tôi, Dân tiết lộ, mỗi ngày anh thu gom khoảng 500 lít dầu ăn đã qua sử dụng từ các nhà hàng lớn rồi về giao cho lò chế biến dầu ăn của bà T ở Hoài Đức. Nhìn bộ dạng từ đầu đến chân, không cần giới thiệu cũng đủ biết anh ta làm nghề gì. Dân cao hứng nói: “Anh vừa làm, vừa chơi mỗi ngày trừ đi chi phí, trung bình cũng kiếm được tiền triệu chú em à”.

Dân ngược xuôi qua nhiều khu phố, nơi có các nhà hàng, quán nhậu, quán ăn lớn trên đường Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo, phố Nguyễn Phong Sắc… là mối quen mà Dân hay lui tới để gom dầu thải. Đến mỗi địa điểm, chiếc xe ba gác dừng lại thì ngay lập tức, nhân viên nhà hàng, quán nhậu khiêng những thùng dầu ăn đã qua sử dụng, đổ vào những bình chứa của Dân trên xe. Những can dầu thải với đủ các loại mùi, màu đến buồn nôn được chắt rót vào thùng lớn. Những chiếc thùng phuy nhựa, can nhựa hoen ố, đen kịt bởi những lớp dầu ăn và chất bẩn bám, tích tụ lại lâu ngày không được cọ rửa.

Để có được lượng dầu thải đáp ứng đủ cho lò tái chế dầu ăn, ngoài Dân ra còn có rất nhiều “đầu nậu” chuyên đi thu gom. Hầu khắp các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố Hà Nội là mối quen nên nguồn dầu của họ không bao giờ thiếu. Ngoài ra, các “đầu nậu” thu gom dầu thải còn tìm đến các đám cưới để đặt mua thông qua những người thường xuyên đi tổ chức đám cưới. Khi “cháy” hàng thì ngay cả những mối nhỏ dầu thải của các bà rán bánh, bán hàng ăn tại các vỉa hè, cổng trường cũng được đội quân thu gom dầu vét cho bằng sạch.

Tôi ngỏ ý muốn làm ăn lớn, muốn lấy nguồn hàng dầu nhiều thì mới có lãi được, chúng tôi được Dân giới thiệu sang mối Giang “còi”. Giang là ông chủ thu gom dầu với số lượng lớn hơn, gã có hẳn hai chiếc xe bán tải chuyên dùng vào việc thu gom dầu thải và chở dầu từ lò tái chế để đi giao hàng cho các mối cần cung cấp dầu ăn với giá rẻ nhất ở Hà Nội này.

“Công nghệ” tái chế dầu thải thành dầu “xịn”

Khoảng hơn 12h, chiếc xe ba gác của Dân chuyển bánh chậm, lắc lư bởi những thùng phuy dầu ăn thải đã đầy. Phải thuyết phục mãi, Dân mới cho chúng tôi theo sát đến lò tái chế dầu ăn của bà T nằm lọt thỏm trong khu vực chợ Sấu của xã Dương Liễu.

Từ xa, để ý sẽ thấy một ống thông khói bằng sắt cao ngút lúc nào cũng nghi ngút khói bốc lên khét lẹt, khó thở bởi mùi chất đốt bằng cao su. Con đường nhỏ sâu hun hút chỉ đủ lối đi cho một chiếc xe tải nhỏ dẫn vào lò tái chế.

Tiếp cận với lò tái chế dầu ăn này, tận mắt thấy ngổn ngang những rác rưởi và mùi hôi thối xộc vào sống mũi đến buồn nôn. Vào giữa trưa, lò này có đến 7 công nhân đa phần là thanh niên, đang thay nhau vừa ăn cơm vừa gẩy lò nấu dầu. Bên trong, phía cuối góc xưởng, những đống can nhựa với đủ các loại tem mác của một số hãng, công ty dầu ăn có thương hiệu ở trong nước và cả ngoài nước được nhiều người chuyên dùng và biết đến.

Những chồng bao tải đựng bột màu trắng được chất cao cạnh bể pha chế dầu ăn. Bên ngoài bao bì có chứa chất bột màu trắng ấy là những hàng chữ Trung Quốc được in không rõ ràng. Ngay bên cạnh, những đống mỡ lợn, da lợn còn dính rất nhiều lông được đựng bằng những tấm bạt sơ sài để trên nền đất cát. Có lẽ, những thứ phụ phẩm của lợn kia cũng không nằm ngoài mục đích là sử dụng chúng góp phần vào việc tái chế, sản xuất ra thứ dầu ăn siêu bẩn này.

Thấy người lạ, đám nhân công nhìn chúng tôi với vẻ nghi ngờ, dè chừng. Những ánh mắt liên láo như muốn tấn công, đuổi chúng tôi ra khỏi lò nấu dầu. Quá trình tái chế dầu ăn nơi đây thật đơn giản. Các “đầu nậu” sau khi mang dầu về lò, dầu được để nguyên trong thùng phuy và các can nhựa.

Tại đây, dầu được đổ vào một bể chứa bằng inox chừng 500 lít, sau đó được đun sôi. Sau khi được đun sôi, gã thanh niên kéo chiếc ống dẫn bằng nhựa lấm lem bùn đất thọc vào chiếc bình chứa dầu và bơm dầu ra một bể chứa lộ thiên bên cạnh.

Tiếp đó, một thanh niên vác những tải bột màu trắng đổ vào bể chứa dầu, một thanh niên khác cầm cây tre dài chừng 5m khuấy đều trong bể chứa dầu nóng có màu vàng đục đang sôi sùng sục và bốc hơi ngùn ngụt để lượng bột đổ vào được tan đi. Trung bình, một bể chứa dầu dung tích 500 lít sẽ được pha chế với 2 bao tải chất bột màu trắng (mỗi bao 50kg).

Xong công đoạn ấy, họ lại đổ dầu thải vào bình inox gắn cố định trên bếp và bắt đầu nấu. Đợi chừng 30 phút sau, quan sát kỹ thì thấy màu sắc của dầu thay đổi nhanh chóng. Màu dầu từ vàng đục đã đổi sang màu vàng sánh, đặc và trong suốt như thứ dầu nguyên chất.

Trầm trồ thán phục thì được một nhân công nơi đây giải thích: “Chất bột trắng chính là chất tạo màu và làm sạch dầu thải, hàng được lấy từ Quảng Ninh là chủ yếu và xuất xứ từ Trung Quốc. Cặn bã, chất bẩn của dầu được “đánh” và lắng xuống phía dưới đáy bể”. Hoàn thành công đoạn pha chế, 4 thanh niên dùng gáo nhựa múc dầu từ bể chứa vào các can nhựa.

Cứ như thế, quy trình tái chế dầu ăn là thứ dầu thải được nấu lên, đem trộn lẫn với thứ hóa chất độc hại sẽ cho ra lò một loại dầu ăn mới mà chỉ có những người làm ra nó mới biết được đích xác. Số lượng dầu này sẽ được các lái buôn như anh Dân, Giang “còi” mua lại. Vậy số dầu bẩn đã qua tái chế cùng với thứ chất bột không rõ tác dụng và nguồn gốc, sau khi được xuất xưởng sẽ đi về đâu? Ai là người sử dụng chúng?

Dầu gì cũng có

Đang lúc chuyện trò mua bán thì bà T chủ lò xuất hiện. Nhìn qua, bà T không có dáng dấp của dân lưu manh lừa đảo, bởi bà xuất thân từ con nhà nông. Trải qua nhiều thứ nghề nên bà T dày dặn kinh nghiệm trong việc kinh doanh. Có lẽ chính vì thế mà bà chọn cái nghề tái chế dầu thải – nghề hốt bạc của thiên hạ mà “quên” đi đạo đức, lương tâm của một con người “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Thấy khách đến hỏi mua dầu, bà T mặt mừng như bắt được vàng. “Các chú thích lấy loại dầu nào cũng có, loại 1, loại 2, loại 3 và loại rẻ tiền nhất. Loại rẻ tiền nhất thì không đảm bảo chất lượng, loại này người ta ít dùng hơn” – bà T nhanh miệng. Chúng tôi phân vân loại 1, loại 2, loại 3 là như thế nào thì được bà T giải thích cặn kẽ. Loại 1 là dầu tốt nhất, “xịn” nhất. Loại này chẳng khác gì dầu bán trên thị trường hiện nay. Còn các loại khác thì chất lượng giảm dần.

Nói rồi bà T chỉ vào chỗ loại 3 và loại rẻ nhất “loại này mùa lạnh sẽ nhanh bị đông cứng, không nên lấy”. Lấy lý do đang đi tham khảo giá cả và tìm mối lái, chúng tôi rời khỏi lò tái chế dầu của bà T.

Một công nhân đang pha chế dầu tại lò tái chế dầu ăn

Theo người dân giới thiệu, chúng tôi tìm đến khu chợ Sấu tại một cửa hàng có gắn biển là Công ty Sản xuất & Thương mại TT. Đây là đại lý chuyên phân phối một số mặt hàng gia dụng lớn nhất có giá rẻ ở khu vực này, trong đó có dầu ăn không rõ nguồn gốc.

Bước vào đại lý, hàng chục can dầu ăn xếp ngay ngắn, hàng chục bịch dầu ăn được đựng trong túi bóng dày và đóng trong các thùng bìa các-tông, in nhãn hiệu của một công ty dầu ăn có tiếng ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên các thùng các-tông không rõ chữ, không có ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng và trụ sở của công ty sản xuất nó.

Phía trong góc tối, những can dầu ăn nhỏ hơn được xếp chồng lên nhau. Hỏi kỹ thì được chị kế toán tại đây giải thích mù mờ, kém hiểu biết nguồn gốc bởi thứ dầu ăn tái chế này “khoác áo” thương hiệu loại dầu ăn khác.

Mỗi can dầu ăn nhựa to 20kg tại đây được chị ta hét giá bán 430.000đồng. Tính ra một lít dầu ăn chỉ mới hơn 20.000đồng. Vậy có loại dầu nào nguyên chất có thương hiệu hiện nay đang bày bán trên thị trường, tại các chợ, siêu thị mà có giá rẻ đến như thế? Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số loại dầu ăn thường có giá từ 45.000 – 50.000đồng/1lít.

Cũng theo chị này, đại lý của chị chỉ nhập loại dầu tốt nhất, còn loại kém chất lượng thì không nhập bởi ít người sử dụng. Dầu ăn được nhập, phân phối cho nhiều đại lý bán buôn bán lẻ trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và xuất với số lượng nhiều nhất là vào Nghệ An, Thanh Hóa…

Không chỉ có những loại dầu ăn đó, chúng tôi còn được chủ đại lý này giới thiệu một loại dầu ăn mang tên là “dầu cọ”, có xuất xứ từ Indonesia với bao bì và nhãn mác của sản phẩm không rõ ràng. Loại dầu này có màu vàng, sánh, bằng mắt thường không thể phát hiện được đâu là dầu thật, đâu là giả. Dầu này được ra giá cao hơn so với giá của loại dầu ăn đựng trong can và trong bịch bóng. Chị ta khuyên, nếu buôn bán thì nên mua loại dầu đựng ở can vì như thế sẽ lãi nhiều hơn.

Dầu bẩn “đầu độc” chúng ta như thế nào?

Dạo qua một số cổng trường như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm cho đến các trường THCS, THPT… kể cả các trường mầm non đâu đâu cũng thấy mùi thơm hấp dẫn của món bánh khoai vàng rộm, xúc xích rán… Nhưng ít ai nghĩ rằng, những món ăn khoái khẩu kia lại được rán bởi loại dầu ăn tái chế không rõ nguồn gốc, siêu bẩn và cực kỳ độc hại.

Trở lại câu chuyện với những “đầu nậu” thu mua dầu thải, thì mới thấy rùng mình khi biết đường đi, “vòng đời luẩn quẩn” của dầu ăn. Nơi nào thu mua chúng, qua tái chế rồi sẽ bán chúng về chỗ cũ. Cứ như thế, họ sẽ tận dụng được tối đa công dụng cũng như khả năng tái chế của dầu ăn.

Dầu được thu gom ở các nhà hàng, quán nhậu, sau khi được tái chế, dầu sẽ được các thương lái bỏ mối cho các nhà hàng có nhu cầu. Điều dễ thấy nhất là dầu ăn được những người bán hàng ăn có quy mô bé như bán bánh khoai, bánh xèo, xúc xích, bán mỳ trứng… sử dụng.

Một người quen chuyên bán bánh khoai tại cổng Trường đại học Thương mại tiết lộ với tôi: Gần đây, trên thị trường xuất hiện loại dầu ăn bán rất chạy nó có thể chiên đi chiên lại nhiều lần mà vẫn không bị ngả màu hay bốc mùi hôi thối.

Làm như thế người kinh doanh có lãi được nhiều hơn. Trong vai một khách hàng đi mua dầu rẻ về kinh doanh quán ăn, dạo qua khu chợ Đồng Xuân, chợ Cầu Diễn hỏi thăm mua dầu ăn “siêu” rẻ không hề khó khăn. Dầu ăn được các chủ ki-ốt đóng vào các can nhựa nhỏ để bán cho người dân. Tại chợ Đồng Xuân, một can dầu ăn nhựa 1,5 lít nhưng bà chủ quán chỉ bán với giá 35.000 đồng. Còn tại chợ Cầu Diễn chỉ với 30.000đồng vẫn với can dầu ăn đó.

Dầu ăn tái chế không chỉ được sử dụng quay vòng mà khi đã quá đát không thể tái chế thêm được nữa thì cũng được người ta dùng để sản xuất trong thực phẩm. Quá trình điều tra quy trình tái chế dầu ăn bẩn, chúng tôi lạc vào một cơ sở sản xuất bánh kem xốp tư nhân ở xã Dương Liễu nên vô tình biết thêm được nhiều điều bí mật kinh hoàng nữa khi sử dụng loại dầu ăn này.

Anh G chủ hộ sản xuất bánh kem cho biết: Quá trình sản xuất bánh kem xốp cũng phải sử dụng đến một lượng dầu ăn lớn. Một gói bánh kem xốp gia đình anh G làm ra bán tại nhà chỉ với 5.000đồng. Ít ai biết rằng, những gói bánh kem xốp cũng được người ta sử dụng dầu ăn tái chế. G phân trần, làm bánh kem xốp mà sử dụng dầu ăn tốt, đắt tiền thì lấy đâu ra lãi.

Tại nhà anh G có hàng chục vỏ can đựng dầu tái chế dán nhãn mác của thương hiệu dầu ăn khác. Đấy là số lượng dầu ăn siêu bẩn qua tái chế được khách hàng ở Quảng Ninh nhờ anh G lấy trực tiếp từ lò tái chế dầu bà T.

Anh G tiết lộ thêm, không riêng gì bánh kem xốp mà ngay đến làm kem, làm bắp rang bơ… cũng phải sử dụng dầu ăn.

Dầu ăn bẩn, độc bán trôi nổi trên thị trường hiện nay đang khiến người dân vô cùng hoang mang và lo lắng bởi họ có thể bị đầu độc bất cứ lúc nào nếu ai không may mắn mua phải. Khi được hỏi về vấn đề sức khỏe có liên quan đến dầu ăn tái chế không rõ nguồn gốc.

Trao đổi với PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Thịnh khuyến cáo: Người dân không nên sử dụng dầu ăn tái chế đã qua sử dụng nhiều lần. Vì dầu ăn đã qua sử dụng được thương lái tái chế bằng cách lọc các chất cặn bã đi rồi tiếp tục đóng vào bình, chai và tuồn ra thị trường.

Người ta có thể dùng than hoạt tính để lọc, làm sạch dầu hoặc dùng một số hóa chất. Trong quá trình đun nấu, tinh chế dầu ăn rất dễ bị ôxy hóa các axít không no. Nếu đun ở nhiệt độ cao nhiều lần sẽ xảy ra các phản ứng tạo ra những chất như phosphor, lưu huỳnh và chất acorolein…sẽ rất độc hại khi chúng ta ăn phải. Những chất này cực độc, đặc biệt rất nguy hiểm và có khả năng gây ung thư.

Hiện nay, trên thị trường những chất này có mì ăn liền nếu chiên đi chiên lại nhiều lần thì nó càng sản sinh ra nhiều hơn. Ở các vùng nông thôn xuất hiện rất nhiều dầu tái chế được bán với giá giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của người dân. Ông Thịnh còn khuyến cáo người dân cảnh giác với các món chiên, rán được bán ở các vỉa hè, chợ quê, chợ nhỏ vì rất dễ gặp các thực phẩm rẻ tiền chế biến từ dầu ăn tái chế.

Người ta còn pha chế cả các loại dầu nguyên liệu vốn không được dùng trong thực phẩm như dầu lanh, dầu cọ… (thường chỉ dùng trong công nghiệp sản xuất sơn) có giá thành rẻ hơn nhiều so với dầu thực vật. Khi pha những loại dầu này vào dầu ăn sẽ làm hạn chế sự đổi màu của dầu khi sử dụng. Loại này có tác hại đối với sức khỏe con người. Như vậy, xã hội đang dấy lên một hồi chuông cảnh báo hiện nay trên thị trường đã và đang xuất hiện, tồn tại thứ dầu thải qua tái chế có thể tiềm ẩn những mầm mống bệnh tật.

(Theo Petrotimes)

Dùng thuốc sâu để bắt cua đồng

 

 Ước tính mỗi ngày có hàng chục tấn cua đồng được các thương lái ở Quảng Bình thu gom và chuyển lên xe ôtô đưa đi Hà Nội tiêu thụ. Trong số cua đồng này phần lớn đều được đánh bắt bằng thuốc trừ sâu…

Như đã đề cập ở bài trước, sau một đêm trắng đánh bắt cua đồng trên vùng đầm phá Hạc Hải, những người bắt cua đồng đều đổ dồn về các điểm như chợ Thùi (An Thuỷ), chợ Hôm (Lộc Thuỷ), chợ Mỹ Đức (Sơn Thuỷ)…

Tại đây, hàng chục thương lái đã chực sẵn để thu gom cua đồng. Cua đồng ở đây được các thương lái thu mua với giá dao động từ 30.000 đến 50.000 đồng/kg. Có bao nhiêu cua đồng, thương lái đều thu mua hết, “tiền trao cháo múc” rất sòng phẳng. Sau đó, cua đồng được những thương lái này dùng xe máy đưa về các đại lý lớn để bán lại. Tại các đại lý lớn, sau khi đã gom đủ cua đồng, thì dùng xe ôtô (dạng xe giống xe đông lạnh nhưng không làm lạnh) chở đi khắp nơi, trong đó có Hà Nội để tiêu thụ.

Chủ đại lý thu gom cua đồng K.L ở xã Lộc Thuỷ (Lệ Thuỷ) cho biết, trước đây mỗi ngày đại lý thu mua trên 5 tấn cua đồng nhưng hiện tại chỉ còn hơn 1 tấn. “Lượng cua đồng ngày càng khan hiếm, không đủ hàng để đóng xe đi Hà Nội nên đành phải nhập hàng lại cho một đại lý lớn hơn ở thị trấn Kiến Giang” – chủ đại lý cho biết.

Chúng tôi tiếp cận một đại lý thu mua cua đồng ở xã Gia Ninh (Quảng Ninh). Hàng chục bao cua đồng đã được đại lý này thu gom từ sáng sớm, chuẩn bị để chuyển lên xe ôtô đưa đi Hà Nội. Chủ đại lý khá dè dặt khi chúng tôi có mặt. Hỏi ông chủ, giá mỗi kg cua đồng ở đây mua bao nhiêu, ông này cho biết khoảng 40.000 đồng nhưng khi hỏi cua đồng được nhập đưa ra Hà Nội như thế nào thì ông chỉ cười không nói. Còn khi chúng tôi hỏi người dân đánh bắt cua bằng cách gì mà nhiều như thế, ông nói bằng nhiều cách lắm: Thả lưới, bắt tay, đặt nò, lờ… Ông này tỏ ra rất ngạc nhiên khi chúng tôi cho biết, nhiều người dân đã dùng thuốc sâu để bắt cua đồng(!?).


Một địa điểm thu gom cua đồng bắt bằng thuốc sâu ở xã
An Thủy, Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

Đại lý H.H ở thị trấn Kiến Giang được xem là nơi thu gom cua đồng lớn nhất Quảng Bình. Ở đây ngày nào cũng có một chuyến xe ôtô chở cua đồng đi Hà Nội… Bà chủ đại lý ở đây cho biết, trước đây khi cua đồng còn nhiều, mỗi ngày đại lý của bà phải chở 2 đến 3 xe đi mới hết. Hiện tại, cua đồng ngày một khan hiếm, mỗi ngày cho 1 xe đi thôi, nhiều lúc không đủ cua, bà phải mua lại từ các đại lý nhỏ khác…

Hệ lụy từ “cua thuốc sâu”

Theo các bác sĩ, trước mắt người tiêu dùng ăn phải những con cua được đánh bắt bằng thuốc sâu sẽ không sao vì với dư lượng thuốc sâu thấp chưa đủ để gây ngộ độc cấp cho người ăn. Tuy nhiên về lâu dài thì đây là một tác hại khó lường. Các loại thuốc trừ sâu độc tố cao, có thể gây ung thư, vô sinh hoặc biến đổi gen. Nếu hấp thụ hoặc tiếp xúc với sản phẩm có chứa thuốc trừ sâu dạng này, người dùng có thể gặp rối loạn về da, mắt và đường hô hấp…

Trong quá trình tìm hiểu thông tin cho bài viết này, chúng tôi được biết đã có nhiều trường hợp ở Quảng Bình ngộ độc thức ăn vì ăn phải cua đồng đánh bắt bằng thuốc trừ sâu. Bà Hà ở thôn Mỹ Đức, xã Sơn Thuỷ (Lệ Thuỷ) cho biết, cách đây 10 hôm, bà đi chợ mua cua đồng về nấu canh. Khi ăn xong, cả nhà 5 người đều bị ngộ độc, đau bụng dữ dội phải đi cấp cứu ở bệnh viện.

Bản thân những người trực tiếp đánh bắt cua đồng bằng thuốc sâu cũng đã chịu đựng những tác hại nguy hiểm từ thuốc sâu. Ông T (người cho PV cùng đi bắt cua) cho biết, nhiều đêm khi đang dùng thuốc sâu để bắt cua, không may những cơn gió bất ngờ quật lớn, chiếc đò chao nghiêng hất cả chai thuốc vào người bỏng rát. Mỗi đêm đều tiếp xúc với thuốc sâu, mùi thuốc cứ thế xông vào mũi, dần dần lỗ mũi cũng không còn tác dụng. Cũng theo ông T, có nhiều khi đêm đánh bắt cua đồng, ngày về mệt nằm li bì, bụng bị trướng đau dữ dội…

Trước thông tin cua đồng được đánh bắt bằng thuốc trừ sâu, hiện tại các chợ ở huyện Lệ Thuỷ, người dân đã tẩy chay cua đồng. Tuy nhiên, số lượng bán ở các chợ này chỉ là số lượng rất nhỏ. Phần lớn cua đồng đều được đưa đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tiêu thụ. Trong khi mối nguy hại từ thuốc sâu tiềm ẩn trong những con cua đồng (được xem là thực phẩm sạch) chắc chắn người tiêu dùng không phải ai cũng biết.

(Theo Dân Việt)

 

Hà Nội: Bánh mì ‘tẩm’… khói bụi

Không nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng... những “ki-ốt” bánh mì bày bán tràn lan trên các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô Hà Hà Nội đang tiềm ẩn những nguy cơ về ATVSTP và hiểm họa giao thông.

Trên địa bàn Hà Nội, hàng bánh mì rong, bánh mì lề đường hoạt động khá nhộn nhịp, đặc biệt là các đoạn đường nối liền với các con đường quốc lộ: cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ hướng đi quốc lộ 1B, đoạn Văn Điển hướng đi quốc lộ 1A, đoạn chân cầu Thăng Long (phía đường Phạm Văn Đồng), đoạn đầu đại lộ Thăng Long (nút giao cắt Phạm Hùng - Trần Duy Hưng); một điểm gây chú ý trong khu vực nội thành Hà Nội chân cầu Ngã Tư Sở (phía đường Nguyễn Trãi - Hà Đông)…


Tràn lan những "ki-ốt" bánh mỳ di động trên đường phố Hà Nội

Trong khi dòng phương tiện đi lại đông lúc thì các hàng bánh mì di động cứ hồn nhiên án ngữ ra giữa đường, bất chấp những hiểm nguy giao thông. Những chiếc bánh mì cũng không cần được giữ sạch sẽ, được bày tràn lên, hứng đủ loại khói bụi, nhưng người mua vẫn khá tấp nập.

Theo quan sát của PV, trên các tuyến lộ đặc quánh toàn khói xe và bụi, bánh mì được “phơi” ra bán vô tư, không cần chú ý nhiều đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thùng xốp đựng bánh cũng bám đen bụi, những chiếc khăn đậy bánh nhìn tựa như những chiếc "giẻ", có lẽ đã lâu không được giặt sạch.

Ở khu vực ngã Tư Sở, những hàng bánh mì ở đây thường tụ tập thành những tốp nhỏ khoảng 2- 3 hàng một để tránh sự chú ý của lực lượng an ninh - trật tự.

Chị Lan chủ ki-ốt bánh mì( Ngã Tư Sở) cho biết: “Khách hàng ở đây thường là những người mua về quê mua làm quà, họ mua cả 10 chiếc, có khi là số lượng nhiều hơn nếu mình bán hạ giá đi một chút. Người dân ở đây mua cũng nhiều, họ mua ăn sáng hoặc buổi đêm nhưng với số lượng ít hơn, giá mỗi chiếc bánh mỳ là 3.000 đồng”.

Khi được hỏi về cơ sở sản xuất ra loại bánh mì này thì chị trả lời qua loa là "gần đây".

Những chiếc bánh mì "phơi mưa, phơi nắng", được "tẩm" thêm khói xe và bụi đường rồi được bán đến tay hành khách

Đến một địa điểm khác là điểm giao cắt nối liền đường Trần Duy Hưng và Đại lộ Thăng Long. Do có vị trí “đắc địa” với khổ đường rộng, lượng người đi lại lớn, có nhiều khách đi ô tô nên các hàng bánh mì tại đây cũng rất đông, xếp thành hàng dài.

Bánh mì ở đây được quảng cáo và mang túi của bánh mì Bakery Pháp của siêu thị Big C, có giá cao hơn nhiều so với giá trong siêu thị, nhưng chất lượng thì không ai có thể đảm bảo.


Vẫy khách mua bánh mì ở Ngã Tư Sở - Hà Nộ

Khảo sát giá cho thấy, nếu như trong siêu thị Big C các loại bánh mì này chỉ bán với giá là 3.900 đồng/chiếc nhỏ và 6.900 đồng/chiếc lớn, thì những ki-ốt này bánn với giá gấp đôi là 8.000 và 12.000 đồng/chiếc.

Chị Thu An (ở Vĩnh Phúc) chia sẻ: “Cũng nghĩ là không đảm bảo vệ sinh, nhưng đi xa về chẳng biết mua gì nên mua bánh mì về làm quà cho bọn trẻ con vui thôi, ăn mấy khi đâu, chắc cũng không sao...”.

(Theo VTC)